TÂY TIẾN ( Quang Dũng)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MB: Vào mùa xuân 1947 lần đầu tiên đoàn binh Tây tiến ra đời.Quang Dũng một người con Hà thành ông cũng tham gia cùng những người bạn cùng lứa.Năm 1948 binh đoàn Tây tiến tan rã trở thành trung đoàn 52.Quang Dũng bị thuyên chuyển sang đơn vị khác nhưng nỗi nhớ với đoàn binh Tây Tiến vẫn khắc khoải trong ông.Ngay năm 1948 tại Phù Lưu Chanh dưới một mái nhà hay một tán cây nào đó ông đã chắp bút cho những áng thơ của mình.Qua khổ.....ta thấy được.....(tùy đề bài yêu cầu)
TB: Đoạn 1
Nhắc tới Tây Tiến ta không thể không nhắc đến sông Mã.Con sông xuất phát từ Điện Biên đến Sơn La chảy qua Thanh Hoá và một phần đất Lào.Nó như một chứng nhân lịch sử cho quân vào dân ta.Có thể nói từng bước hành quân của đoàn binh Tây Tiến đâu đâu cũng có hình dáng con sông Mã đồng hành chảy qua.
"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"
Nay đã xa đoàn binh Tây Tiến không còn nữa chỉ còn sông Mã,rừng núi Tây Bắc vẫn ở đó vẫn lưu giữ kỷ niệm ngày xưa.Câu cảm thán sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Làm ta như nghẹn lòng mình lại,bồi hồi có,nhớ nhung có như là nói với cố nhân như là nói với người bạn đã từng đồng hành.Rồi nhớ về rừng núi nơi anh em,đồng chí ,đồng đội cùng nhau kề vai sát cánh,"Đêm ngày hành quân nung nấu".Tác giả người cựu chiến sĩ trong đoàn binh Tây Tiến mô tả nỗi nhớ của mình bằng từ chơi vơi.Nhớ chơi vơi nhớ mà không nắm bắt được,vô định hình,lạc lõng như trong câu"Gió sương mờ mịt nhớ chơi vơi" của Hàn Mạc Tử.Nhớ về rừng núi nhớ về sông không thể nào quên nỗi nhọc nhằn.Những ngày xưa cũ gian khổ ấy lại thành kỷ niệm khó mà phai.
"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi."
Sài Khao và Mường Lát đều là những địa bàn hành quân của đoàn binh Tây Tiến năm nào.Sương lấp đoàn quân vì sương quá dày,màn sương những ngày đông ngày xuân ở miền bắc nhất là khu vực núi cao càng mịt mùng hơn bao giờ hết.Tưởng tượng sương ấy dày đến mức không thấy được người đằng trước giơ bàn tay lên cũng chỉ thấy mờ mờ.Sương thì che lấp còn đoàn binh thì chìm vào trong đó tuy sương dày dễ bị lạc đoàn,trượt chân và chống chọi với cái lạnh song nó cũng là một lớp lá chắn tầm mắt kẻ thù cho người lính. Hoa về trong đêm hơi,hoa này không phải bông hoa rừng nào cả mà là hoa từ hiện tượng sương muối đặc trưng của miền Tây tạo thành."Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới" trong bài Đồng Chí cũng đề cập đến thời tiết này.Dường như nó là trở ngại mà bất cứ người lính nào cũng gặp phải.Kiểu thời tiết kết tủa những bông hoa sương trắng nhìn rất đẹp song ngập tràn chết chóc làm cây cỏ không thể phát triển được.Nhưng sự gian khổ bởi thời tiết miền núi lạnh giá đã là gì khi nó được tăng lên gấp bội khó khăn,hiểm nguy khi kết hợp với địa hình đồi núi hiểm trở nơi đây.
"Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống"
Vâng đó là những con dốc trên núi đá khúc khuỷu,thăm thẳm,bên cạnh đó là độ cao khủng khiếp tính bằng ngàn thước lên rồi xuống.Trước mặt các anh là núi cao vạn trượng sau lưng là vực sâu hun hút như một hố sâu đen ngòm sẵn sàng chực chờ xé xác bất cứ con mồi nào sơ sảy ngã xuống.Đến đây ta thấy càng nể phục các chiến sĩ và càng kinh sợ trước những hiểm nguy người lính ngày ngày từng giờ đối mặt.Tác giả đã tỉ mỉ,khéo léo diễn tả chân thực nhất địa hình nơi đây bằng cách sử dụng nghệ thuật thanh sắc.Các thanh âm diễn tả độ cao độ sâu đối lập bổ trợ cho nhau "khúc khuỷu, thăm thẳm,lên cao,xuống" tạo nên độ dốc cho bài thơ.Thêm đó là những thanh trắc lên xuống đan xen nhau ghép lại như hình ảnh của một ngọn núi ,vực sâu thực thụ.Dấu phẩy ở hai câu "Heo hút cồn mây-ngàn thước xuống" như gập đôi câu thơ lại nhấn mạnh sự khúc khuỷu của địa hình nơi đây.Tuy khó khăn nối tiếp khó khăn,rập rình là mối nguy nan không lường trước nhưng lại không thể làm chùn bước chân người lính Tây Tiến."Họ sống lạc quan và chiến đấu dũng cảm" nên mới có câu thơ đầy hóm hỉnh" Heo hút cồn mây,súng ngửi trời".Trên độ cao ngút ngàn nơi đỉnh núi hoang vu,hẻo lánh xung quanh bao bọc bởi mây lẫn sương hoà vào nhau tưởng chừng như các anh đang đứng xuyên qua tầng mây.Và những khẩu súng các anh đeo trên vai trong tư thế sẵn sàng đầu súng hướng lên trong cái nhìn hài hước của người lính đầu súng được nhân hoá nom như đang ngửi trời.Thế ta mới thấy chặng đường hành quân,chiến đấu của người lính Tây Bắc vốn xuất thân từ vùng đồng bằng nay lên đường bảo vệ tổ quốc mà bước lên rừng núi vượt thác xuống ghềnh,leo núi cheo leo bên kề vực thẳm vất vả ,gian truân, nguy hiểm như thế nào.Đó là việc ta khó lòng mường tượng sương muối,giá rét,núi cao,rừng hoang tất cả tạo nên một đoàn binh Tây Tiến tuy luôn sống trong gian khổ đối mặt với nó nhưng ngoan cường không khuất phục ngược lại trong cái khổ họ tự tìm cho mình niềm vui riêng.Nghỉ ngơi một chút ta tạm gác lại những gian khổ của cuộc hành quân,ta tìm đến khung cảnh thanh bình,có sự sống hơn mà không phải cảnh rừng núi đại ngàn hoang vắng nữa."Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" qua tìm hiểu ta mơ hồ biết về một bản làng nơi người dân vùng núi chọn những vùng đất tương đối bằng phẳng để dựng nhà dựng cửa.Các căn nhà dân bản xây nối tiếp nhau tạo nên khung cảnh ấm lòng làm vơi đi nỗi cực nhọc hành quân đêm ngày. Và trong nhiệm vụ của đoàn binh Tây Tiến ngoài phối hợp với bộ đội Lào,bảo vệ biên giới thì còn là thăm dò địa bàn cũng như làm quen với những người dân nơi đây.Vì chỉ khi lòng quân dân đồng làm một kháng chiến mới thành công.Sự thật là có những người thanh niên dân tộc cũng gia nhập vào đoàn binh Tây Tiến 1947-1948 năm nào.Vì vậy những mái nhà Pha Luông cũng là kỷ niệm thân thương người lính Tây Tiến không thể quên.Có chiến loạn ắt có hy sinh
"Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời".
Hai từ dãi dầu nói cho chúng ta biết
người lính ấy hẳn đã rất vất vả,chịu sương hứng gió trước khi anh mãi mãi trở về với đất mẹ.Đó là nỗi xót thương của người lính khi phải chứng kiến người đồng đội cùng mình chiến đấu cùng ăn cùng ngủ cùng trò chuyện nay không còn nữa.Nên ông mới không thể nói ra từ chết mà thay vào đó là không bước nữa một cách nói giảm nói tránh nhẹ nhàng hơn,dễ chấp nhận hơn thay vì từ chết thể hiện sự chấm dứt tất cả xoá bỏ tất cả thì bây giờ chỉ là người đồng đội ấy đã ở lại nơi đây không bước tiếp với ta được nữa nhưng mọi thứ về anh ấy vẫn còn tồn tại hiện diện với ta.Hình tượng người lính dù sống hay mất đi vẫn luôn trong tâm thế chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu đến từng giây phút có thể.Gục lên súng mũ là tư thế như vậy dù người lính đã ngã xuống nhưng tư thế vẫn như đang sống bởi đó là tư thế sẵn sàng chiến đấu trên tay luôn giữ chặt tay súng đầu súng hướng về phía kẻ thù.Một tư thế ta lấy làm cảm phục,bất giác muốn giơ tay làm động tác chào cờ để tiễn biệt họ bằng tất cả sự tôn trọng biết ơn.Hẳn như trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình cũng có đoạn nhân vậy Việt dù đang thoi thóp mà nhìn thấy người mẹ quá cố trong ảo giác nhưng anh cũng luôn giữ khẩu súng bên mình trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Một tinh thần "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh".Khó khăn của núi rừng,của thiên nhiên,khí hậu không nản lòng sự ra đi không khiến họ dừng bước chân đi.Đoàn binh Tây Tiến vẫn bước tiếp tới những chặng đường mới
"Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người"
Sau này kể lại chính tác giả của chúng ta cũng nói những ngày đầu anh em mới lên rừng,cứ chiều đến lại nghe thấy tiếng cọp gầm hãi hùng không ngủ nổi nhưng lâu dần mệt quá cũng lăn ra ngủ hết rồi quen luôn.Ta thấy là không phải vì những người lính của chúng ta không biết sợ mà là so với nỗi sợ từ những con cọp con hổ trong rừng ngày ngày gầm thét đe doạ thì sự mệt mỏi dài ngày trong điều kiện thiếu thốn cần sự nghỉ ngơi để có sức chiên đấu bảo vệ tổ quốc mới quan trọng hơn.Vì vậy thay vì cứ sợ đến không ngủ được người lính Tây Tiến quyết đương đầu với nó.Còn câu Mường Hịch cọp trêu người là do đoàn binh Tây Tiến trong một lần làm nhiệm vụ liền được người dân Mường Hịch nhờ giết con cọp hoành hành quấy nhiễu sự yên bình của người dân.Giết một con cọp không dễ nhưng với người lính can đảm cuối cùng còn cọp cũng bị hạ gục đổi lại là sự vui mừng,reo hò của người dân nơi đây không phải nơm nớp lo sợ đêm đêm nữa.Và đối với đoàn binh Tây Tiến năm đó trong ký ức của họ đó cũng là một chiến tích một sự tự hào mỗi lần kể với con cháu.Với sự lạc quan của mình các chiến sĩ chỉ xem tiếng cọp như oai linh như thác gầm chỉ là trêu người.Nhẹ nhàng mà bâng quơ như một trò trẻ con chứ không hề cảm thấy nặng nề hay làm các chiến sĩ nao lòng.Đúng như sứ mệnh các anh tâm niệm"đại diện cho danh dự người quân nhân trước con mắt nhận xét của dân chúng".Trong những giây phút vật lộn với gian khổ ta thấy một hình ảnh êm đềm khác lạ.
"Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"
Chiều chiều sớm sớm qua những mái nhà khi người dân thổi cơm.Tạo ra khung cảnh nghi ngút khói cơm bình dị nên thơ của miền Tây và bên cạnh đó là đặc sản mỗi mùa nếp xôi ở Mai Châu cũng là điều những người lính không quên được.Chúng như là những minh chứng cho một thời hào hùng đã qua.Là những ngày tháng dựng trại dã chiến, đối mặt với thú hoang,điều kiện thời tiết khắc nghiệt,sự sống và cái chết,địa hình hành quân hiểm trở.Dù các chiến sĩ luôn khắc phục vượt qua nó bằng tâm thế lạc quan nhất nhưng điều đó không có nghĩa những khó khăn ấy là nhẹ nhàng và dễ dàng.Có chăng là lòng yêu nước của đoàn binh Tây Tiến quá lớn nên khi họ vượt qua những hiểm trở như vậy ta thấy nhẹ nhàng mà thôi.Một lần nữa không thể phủ nhận sự hy sinh thầm lặng và bao hiểm cảnh các chiến sĩ đã đối mặt mà chúng ta không thể biết hết được.
Đoạn 2:
Đoàn binh Tây Tiến mang theo người lính"đi tới những miền chưa có bóng cờ của quân đội Việt Nam,gây cơ sở,gây cảm tình với nhân dân ở những nơi mà quân đội của khu chúng ta sắp phải hoạt động".Thế nên thật thiếu sót nếu không nhắc đến kỷ niệm quân dân nơi đất miền Tây từng gắn bó một thời.
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa"
Giữa thời cuộc nặng lòng người ,ngoài những kỷ niệm đau thương ngoài những hiểm nguy trập trùng ta đôi lần bắt gặp những giây phút hạnh phúc,nhộn nhịp hiếm hoi của họ.Đêm về khi sắc trời sầm xuống cũng là lúc ngọn lửa trại được thắp lên.Tác giả cho là đuốc hoa( loại đuốc được thắp trong đám cưới),tất nhiên ở đây không có hỷ sự nào cả mà đối với ông và các đồng đội những đêm liên hoan này vui như đám cưới mà không cần cô dâu hay chú rể. Quân và dân cùng quây quần bên ánh lửa trại bập bùng nhảy múa.Động từ mạnh"bừng" chèn vào câu thơ như pháo hoa ngày hội,bất ngờ,nở rộ,rộn ràng."Bừng"của lửa trại hay bừng cảm xúc,của tiếng khèn tiếng nhạc hoà âm vang đội.ù là gì thì đều mang đến cho ta cảm nhận rất sáng,dứt khoát,xáo động.Thậm chí nếu hiểu một cách xa hơn từ "bừng" ở đây cũng là một dấu hiệu cho thấy tình quân dân đã hình thành,người dân miền núi đã tin tưởng vào quân đội,vào Đảng.Nó làm gợi nhắc đến thơ Tố Hữu trong bài "Từ ấy" có câu"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim".Câu thơ đi qua để lại nét mực đầu tiên khai mở bức tranh sặc sỡ miền Tây Bắc có hơi thở truyền thống bản sắc,mê hoặc ngẩn ngơ trước vẻ đẹp con người nơi đây.Nhìn xem các cô gái người dân tộc diện trên mình bộ y phục truyền thống đầy sắc màu hoà làm một với giai điệu hân hoan.
"Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"
Các chiến sĩ Hà thành được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đặc trưng các cô gái dân tộc trong bộ váy áo thổ cẩm nhiều màu.Mỗi bước chân đi các cô như tiên nữ của rừng làn váy xòe ra uyển chuyển theo từng điệu múa.Điệu múa khèn mê hoặc của người Mông, điệu sạp diệu kỳ của người Mường,thướt tha dáng điệu người Thái múa xoè.Người chiến sĩ chợt nhận ra cái đẹp vốn có đầy lạ lẫm nơi đây xuất phát từ con người đến cảnh vật.Có thể nói họ tôn trọng và thưởng thức cái đẹp trong tâm thế của một khán giả khi đứng trước tác phẩm nghệ thuật.Mà trong bức tranh sinh động ấy chủ thể chính là điệu múa,sự duyên dáng của các cô gái dân tộc.Thơ Quang Dũng không chỉ đẹp về câu từ mà còn nhuốm màu hội hoạ xen lẫn thi ca nhạc điệu với tiếng khèn.Nét truyền thống của người Mông,gắn với Tây Bắc xứ sở:"Vang vọng núi rừng tiếng khèn gọi bạn
Điệu múa khèn nghiêng ngả tán ô đen".
"Khèn lên man điệu nàng e ấp" quả không sai nơi núi rừng đại ngàn,tiếng khèn vang lên truyền thống,cội nguồn,bản sắc đúng với cái chất con người bản làng ấy.Tiếng khèn là tiếng nhạc cũng là tiếng nói của họ.Các buổi hội họp,lễ lạc,chuyện trò lứa đôi, thâm nhập vào đời sống hàng ngày đâu đâu ta cũng nghe tiếng khèn."Nàng e ấp" làm duyên làm dáng ,chẳng phải vì đâu tuổi xuân hồng.Có chăng là sự thẹn thùng của các cô hoặc tác giả coi vẻ đẹp của các cô như hoa như nguyệt đang e ấp chờ ngày nở rộ.Nhạc về Viêng Chăn gợi lên sự giao hảo, đoàn kết giữa ta và Lào.Người anh em thân thiết với Việt Nam.Đoàn binh Tây Tiến năm đó cũng cùng những người anh em Lào kề vai chiến đấu."Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ" càng tăng thêm sự gắn kết này.Bởi âm nhạc như một ngôn ngữ chung của loài người.Dù không chung tiếng nói nhưng qua nhạc lý ta có thể cảm nhận vui buồn xúc cảm.Thể hiện mối quan hệ hữu nghị bền chặt của cả quân dân ta với quân đội Lào.Khổ thơ như một bài hát đa điệu tình quân dân.Nếu ở phần đầu ta đắm mình trong âm vang của núi rừng,tiếng khèn vang dội làm nền cho man điệu e ấp của các cô thì ở 4 câu cuối như nốt trầm của bài hát cân bằng lại cao độ và viết lên dấu chấm kết cho đoạn thơ này."Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa".
Chiều sương ấy trong hồi ức của Quang Dũng là khi nào tôi không biết nhưng chắc chắn với ông nó phải là một chiều khó phai.Chiều sương ắt là chiều có điều vui hay buồn lẫn lộn khó nói.Người đi hẳn nỗi chia ly, người đi nhớ chỉ một thôi riêng người ở lại nhớ sao cho đặng.Vì đâu cảnh mất người còn cảnh còn người mất nao nao lòng này.Điệp"Có thấy...có nhớ" tăng nhịp điệu trở nên dồn dập,gợi cảm,mang thi điệu khắc khoải,da diết,trữ tình.Ngọn lau bên đường cũng có hồn của riêng nó.Tác giả đang nhân hoá làm cỏ cây vô tri có cảm xúc hơn để bộc lộ được cảnh vật hoang vu, man man len lỏi vào tâm can người đi đường nỗi cô đơn,bâng khuâng bất định.Giả như đó không chỉ là nhân hoá không chỉ là tình cảm,cảnh vật đơn thuần.
"Rất chóng già kìa những cây lau
Cây một năm nở màu hoa ngàn tuổi
Tua tủa sức nảy chồi mê mải
Đã trả về cho đất vẹn nguyên xưa"
Đó là những người bạn đồng chiến đã ngã xuống giữa trận mạc oai hùng,để hồn ta hoá thành núi sông về cùng đất mẹ.Đó là chia ly đó là giã từ,lời tạm biệt có thể là mãi mãi. Nhớ dáng người trên độc mộc, hình ảnh con người với thiên nhiên hoà làm một."Những cột tường cheo leo mình rắn cuộn
Những chiếc mảng đầy hoa, những con thuyền độc mộc"
Chiếc thuyền độc mộc vốn làm từ một khúc gỗ nhưng con người ta vẫn có thể dùng nó để di chuyển trên mặt nước mênh mông.Dáng người trên độc mộc không chỉ tạo nên hình ảnh trữ tình nên thơ nên hoạ với quang cảnh giữa dòng mà còn mang đến hơi hướng "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận.Nói vậy bởi việc còn người bé nhỏ chỉ cần một chiếc thuyền độc mộc mà ra sông lớn.Đó là chinh phục thiên nhiên, thể hiện sức sống mạnh mẽ của con người nơi đây.Đồng thời thấy được gian lao của người lính.Những lần vượt sông vượt suối không thể thiếu chiếc thuyền độc mộc.Chúng đã in đậm trong ký ức của Quang Dũng và đồng đội của ông." Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa" khiến ta khó xác định làm sao.Hình ảnh đó trữ tình vì có hoa và nước,mang đến trải nghiệm về quảng cảnh đơn độc,cảnh vật man mác làm sao như câu"Hoa trôi man mác biết là về đâu".Bên cạnh đó gợi lên trong ta một cái gì hiểm nguy khi đó là dòng nước lũ mà cánh hoa trôi lại quá đỗi bé nhỏ mỏng manh,như con người ta trước bão lũ,đối mặt với sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên.Có thể đoàn binh Tây Tiến cũng đã trải qua những lúc khốn cùng,vật lộn giữa dòng nước lũ như thế.Dù là gì thì nó đều mang đến vẻ đẹp trữ tình,đầy màu sắc,con người và thiên nhiên như được tóm gọn thu nhỏ lại qua tài hoa,bút pháp của Quang Dũng.Việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật điêu luyện kết hợp dùng âm thanh,hình ảnh lồng ghép vào làm ta càng thêm cảm nhận chận thật về tình cảnh quân dân ta khi đó.Tình quân dân sâu đậm thiết tha nên khi chia xa ai cũng thật buồn.Bịn rịn tình cảm bao ngày, cỏ cây nhớ đấy nhớ hơn là người.Đêm lửa trại,hội đuốc hoa, vẻ đẹp độc đáo còn người nơi đây,điệu múa tiếng khèn âm vang mãi theo về người lính tới tận xuôi.Quang Dũng như muốn thu hết vào tầm mắt mình những gì Tây Bắc nhắc nhớ về Tây Tiến năm xưa.Tình quân dân,tình đồng chí tất thảy làm lên ký ức một thời.
KB: Với một tình yêu thiên nhiên to lớn,yêu đất nước con người mang trong mình tâm hồn lạc quan,chất lãng mạn nhiệt thành ông cùng các đồng đội vác súng trên vai bảo vệ nước nhà.Qua khổ thơ ta thấy đó là một đòng hồi tưởng,thấy tài hoa và con người ông trong đó.Cho ta thấy mặt rất đời của tình quân dân,thấy sự tương tác,thân thiết đối với nhau bằng tình cảm tấm lòng.Ta cảm hơi ấm tình người miền núi cũng bao la hào sảng như núi rừng rộng lớn.Ắt hẳn đây cũng là lý do tác giả viết lên bài thơ này.

Đoạn 3:
Nguyễn Thái Sơn viết trong "Ngả lưng"giữa hai cuộc chiến như sau:
"Những người lính Trung đoàn Thủ Đô,Đoàn quân Tây Tiến sung sức giữa thời trận mạc
Không để giặc ngoại xâm đổ bộ lên đất liền lần nữa".
Ta có nhớ đoàn binh Tây Tiến tung hoành ngang dọc đất trời Tây Bắc.Leo qua các dãy núi chọc trời,lúc lại ẩn hiện sau tàng cây vực thẳm.Làm bạn với trời,quen dần nếp sống miền cao,quân dân thêm gắn bó.Và rồi khi các anh rời đi để lại nơi đây một phần lịch sử.
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"
Phải nói rằng trận sốt rét rừng năm đó thật kinh hoàng,nó quét ngang qua đoàn binh Tây Tiến.Làm mất đi bao chiến sĩ của ta,tới nỗi người ta kể lại rằng hoàn cảnh khi ấy hoạn nạn đủ đường.Người dân bản thấy các anh bộ đội thương quá liền đem chăn nhà mình ra thay cho chiếu liệm mà cũng không đủ.Có thể tưởng tượng tình cảnh bấy giờ cùng cực đến mức nào.Bệnh dịch hoành hành cộng thêm điều kiện sống thiếu thốn gian khổ nên quân ta hao hụt rất nhiều.Sau đợt đó những chiến sĩ trụ lại được ai nấy đều có chung đặc điểm đó là một đoàn binh "không mọc tóc" và làn da xanh xao như màu lá.Phải nói tác giả đã tả một cách hiện thực về những nhọc nhằn mà đoàn binh trải qua trong suốt cuộc hành quân.Ông không giấu diếm không tô nó thành màu hồng như thi ca sử sách.Bằng chính những trải nghiệm thực tế trên da trên thịt để cho ta thấy toàn cảnh đoàn binh Tây Tiến,đoàn binh không mọc tóc,quân xanh đó đã từng hiện hữu như thế nào.Hai câu thơ nói về đoàn binh không tóc có thể trong đó một số cắt đi mái tóc để phục vụ thuận tiện hơn để đánh giáp lá cà với quân địch.Nhưng chắc chắn nó không nhiều và không ghê gớm bằng di chứng sau trận sốt rét để lại.Ta chợt nhớ đến căn bệnh sốt rét này cũng được nhắc đến trong bài Đồng Chí:
"Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"
Vâng và ta cũng thấy rõ cơn sốt rét đã hành hạ,bào mòn thể xác các anh dã man như thế nào.Làn da xanh giờ đây như tệp vào với màu xanh của núi rừng xung quanh,màu lá ngụy trang trên người,màu quân phục anh khoác lên mình.Tưởng chừng như khó khăn,bệnh dịch đã làm các anh hao gầy,xanh xao,yếu ớt đi nhưng không qua hai câu thơ tác giả đã khéo léo vận dụng âm luật của các thanh trắc,nhấn nhá,lên xuống nhất là ở các từ "mọc,dữ,hùm"tạo độ nặng cho câu và "tiến,tóc,lá" tạo độ cao mang đến cho ta một bài ca đầy bi tráng.Ta có thể cảm nhận qua hai câu thơ đó là một niềm tự hào,bất khuất của người lính Tây Tiến.Tự hào vì cái đầu trọc,màu da xanh sau sốt rét ấy là điểm nhận dạng của đoàn binh ấy.Sự xấu xí,đáng thương bên ngoài trái ngược với nỗi căm thù giặc,quyết tâm bảo vệ tổ quốc,tinh thần chiến đấu ngoan cường bên trong các anh.Đoàn binh Tây Tiến,đoàn binh đúng chất như trong tác phẩm "Anh đi" của Hoàng Anh Tuấn đã viết thế này
"Anh cười mịn môi giọng ấm chan hoà
Vẫn hóm hỉnh như chàng trai Hà Nội
Vẫn đơn sơ tâm hồn bộ đội
Mơ chiến công báng súng viết câu thơ
Mơ người yêu,mơ tóc mượt nhung tơ"
Đúng vậy chất hào hoa của người lính Tây Tiến nó không chỉ là sự lãng mạn đơn thuần về tình yêu mà còn là sự lạc quan luôn tìm thấy cái thi vị trong bất cứ hoàn cảnh nào dù là ngặt nghèo nhất.Trong tim các anh luôn cháy bỏng ngọn lửa muốn lập công,muốn là điểm tựa vững chãi cho mọi người trước kẻ thù.
"Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới"
Cụm"dữ oai hùm" và"mắt trừng " đều sử dụng câu từ mạnh,thể hiện sự quyết liệt,khí thế hùng hồn của ta trước kẻ thù.Không nao núng không sợ sệt mà còn thách thức,đe ngược lại bằng việc"gửi mộng qua biên giới".
Muốn kẻ thù khiếp sợ đến mức đêm về trong giấc mơ có các anh thì đó chính là ác mộng.Khát khao cống hiến,lập chiến công đầy nhiệt thành của đoàn binh Tây Tiến.Ấy thế mà có thời kỳ tác phẩm này bị chỉ trích là mang tư tưởng tiểu tư sản,bi lụy,làm nhụt chí của quân dân ta.Ở thời đó nó bị cấm vì Quang Dũng viết quá thực về khó khăn người lính phải chịu,bên cạnh đó họ cho rằng việc đi đánh trận mà còn tơ tưởng tình gái trai là suy đồi,vị kỷ.Nói sao chăng nữa người lính cũng là người,mà còn người thì cần có tình cảm chính vì cảm xúc trong họ mãnh liệt ấm nóng nên ta mới có những người lính trên chiến trường,hi sinh tất thảy để bảo vệ những gì trân quý nhất. "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" ngày nay được nhiều người cho rằng kiều ở đây là người con gái,phụ nữ Hà Nội là người thân của các anh.Hay như là nói các chiến sĩ nhiều người chưa một lần nắm tay con gái chưa một lần nếm trải tình yêu nên giải thích kiều ở đây là vẻ đẹp yêu kiều của Hà thành.Có điều Quang Dũng đã từng giải thích câu thơ này ra đời do ông mượn tên của bà Giáng Kiều một người tình trong mộng của bạn thân Quang Dũng.Điều này là hoàn toàn hợp lý vì người lính Tây Tiến vốn xuất thân từ sinh viên,học sinh có tuổi đời rất trẻ,đầy hơi thở của thanh xuân.Tuy ai nấy đều trong độ tuổi đôi mươi xuân sắc,còn bao hoài bão, lắm ước mơ,yêu đời,yêu người nhưng họ không tiếc đời mình.
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất"
Đó là thực trạng khốc liệt gây ra bởi chiến tranh.Những chành trai xung phong ra trận khi đi tràn đầy sức sống,mang theo thanh xuân và tuổi trẻ khi trở về nhiều người trở lại nhưng cũng có biết bao người lính mãi mãi ở lại nơi đất khách chẳng thể trở về.Rải rác cho ta thấy phạm vi hoạt động của các anh trải dài khắp biên cương theo đó mỗi đoạn đường là mỗi gian lao cứ thế lần lượt tiễn đưa từng người lính.Mồ viễn xứ,đau xót thay "những nắm đất mọc theo đường hành quân","câu nói đượm nhiều hơi sách vở khi nằm xuống".Những nấm mồ nơi đất khách không tên lẫn tuổi,chỉ biết rằng hồn người tử sĩ "Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn".Ta không hiếm cảnh hằng hà sa số ngôi mộ hoang của các chiến sĩ ta,chuyện mấy chục năm thân nhân mới tìm được mộ của các anh là bình thường.Bởi có nhiều người thậm chí chìm vào quên lãng trở thành mộ hoang vì chiến tranh oanh tạc san bằng cả nấm mồ,thân nhân nhiều khi mất hết hoặc tha phương tứ tán.Nhưng như bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm có câu"Họ đã sống và chết giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm ra đất nước".Chính xác là như thế người lính Tây Tiến cũng như thế.Khí thế đó, quyết tâm đó được khẳng định dõng dạc qua câu"Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh".Chữ chẳng thể hiện người lính dường như xem nhẹ đi tính mạng đời mình.Không ham sống sợ chết khuất nhục để kẻ thù có cơ hội giày xéo dân ta thêm lần nữa,các anh chấp nhận hy sinh dù tuổi đời còn rất trẻ vì bảo toàn hai chữ đất nước trọn vẹn nhất.
"Áo bào thay chiếu anh về đất"câu này một lần nước khiến ta nể phục người lính Tây Tiến nhiều hơn.Là thủ pháp nghệ thuật lãng mạn đưa đến ta cái nhìn sâu sắc nhất về người lính Tây Tiến vừa ngoan cường vừa đậm chất trữ tình.Giữa chiến trường hỗn loạn biết bao người ngã xuống chiếu liệm còn không có lấy đấu áo bào để thay.Áo bào vốn dĩ là áo giáp dành khi chiến đấu của tướng lĩnh ngày xưa được phủ kim loại bên ngoài.Cho nên nó gợi lên sự bi tráng của người lính đến cực độ.Nhớ đợt sốt rét ngay đến vải để liệm cũng không đủ thì làm sao trên chiến trường có đủ chưa kể vải rất khan hiếm vì nó còn dùng để băng bó vết thương,làm vào nhiều việc khác nữa.Thế nên áo bào ở đây phần nhiều để chỉ chung quân trang của các anh.Bộ trang phục một khi khoác lên mình là chấp nhận hy sinh,gánh vác trên vai trọng trách bảo vệ tổ quốc nặng nề mà kiêu hãnh.Áo bào một biểu tượng của người tướng lĩnh,người chiến sĩ oai hùng,gan dạ xông pha khói lửa chẳng từ nguy nan.Chiếc áo xanh quân đội là áo giáp chiến đấu của anh và theo anh về với đất.Đứng trước người lính Tây Tiến đầy bệ vệ,bất khuất,hy sinh và đôi phần lãng mạn,hào hoa vốn có sông Mã như gầm lên để tỏ lòng kính phục,thể hiện sự đau đớn trước mất mát của các anh.
"Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Sông Mã một chứng nhân lịch sử,là người bạn đồng hành,một kỷ niệm khó phai đối với mỗi người lính Tây Tiến.Không gì khái quát hơn,chân thành hơn,long trọng hơn khi dùng hình ảnh dòng sông Mã gầm lên khúc độc hành.Biện pháp nhân hoá được sử dụng một cách đầy nghệ thuật,tài ba giúp chủ thể sông Mã không chỉ là con sông lớn vùng Tây Bắc,một phần của thiên nhiên nơi đây.Mà xa hơn thế nữa ẩn ý bên trong chứa đựng hình tượng sông Mã hùng vĩ,đại diện cho mảnh đất các anh ngã xuống,cho tổ quốc đồng loạt tiễn đưa,nhớ ơn các anh bằng những gì trân trọng nhất."gầm lên khúc độc hành " tiễn đưa bằng khúc quân ca trang nghiêm xứng với những người lính bi tráng nằm lại vùng Tây Bắc.Qua đó ta thấy đoàn binh Tây Tiến nói chung, người lính Tây Tiến nói riêng đã dựng lên một bức tượng đài uy nghi về người lính bi tráng chứ không bi lụy,ngoan cường nhưng cũng thật lạc quan.
KB: Quang Dũng đã rất xuất sắc vận dụng tâm,tài của mình vào tác phẩm này.Cái tài tình của ông được thể hiện qua cách sử dụng và phối hợp các biện pháp nghệ thuật nhân hoá,phối hợp màu sắc,thanh âm tạo nên dòng thơ chan chứa tình cảm.Đem đến cho đọc giả cái nhìn cảm phục về người lính Tây Tiến bi tráng điểm xuyến nét đào hoa thi sĩ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vân