copenhagen, năm 1933...

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đây không phải Bangtan fanfic.

Tên Đan Mạch "Mathias" của Yugyeom là do tác giả lựa chọn, không đặt dựa trên một yếu tố nào từ tên gốc. Chỉ là do tác giả thấy "Mathias" khá hợp với Yugyeom.

Theo từ điển, "Mathias" nghĩa là "món quà của Chúa trời".


--------------------------


Đan Mạch, cuối tháng 10 năm 1933.

           

Từ Hellerup đến Copenhagen đi mất cả nửa ngày đường, nếu quý vị đủ lề mề được như Im Jaebum. Nhưng Jaebum lại cho rằng như thế thì chẳng hề gì cả, miễn là anh còn bước được ra khỏi cửa khu nhà tập thể vào lúc bảy giờ sáng, trước khi những tiếng rao chợ ban sớm thưa dần rồi tắt hẳn. Dầu cho anh không phải một người đàn ông chải chuốt đến độ phải mất đến hàng giờ cho việc sửa sang ngoại hình, nhưng biết đấy, anh ấy sẽ không rời nhà cho đến khi khuôn mặt đủ bừng sáng như vầng dương, nước hoa đủ át đi mùi sơn mài và mùi dầu tỏi sực nức ám vào áo choàng, và mái tóc đủ gọn gàng sao cho những lọn tóc không xô đẩy nhau ra khỏi nếp vuốt ban đầu và dựng ngược lên như những cái gai hoa hồng dễ gây chướng mắt.

Những cánh buồm trắng nối nhauquay về từ những vùng biển khơi xa lạ, bến cảng nhấp nhô từng đợt trắng phaudần phủ kín màu sẫm xanh quánh đặc của lòng biển, giống như là khi ta đang cốxếp những cái vỏ sò đã được tẩy sạch lên một cái đĩa sứ sao cho lấp đầy khoảngtrống hoác. Tiếng chuông vọng đến từ những dàn dây chằng bên mạn tàu, tiếng laó và hò reo của những người thuỷ thủ - họ lao ùa lên thềm gỗ của bến cảng nhưmột bầy ngỗng, tiếng rôm rả của chợ búa ngay phía tây nhà thờ, cách bến cảngtầm ba chục bước chân. Jaebum đã từng vẽ khung cảnh này khi anh kê giá vẽ củamình ngay sát bên cửa sổ tầng sáu của một khu tập thể đã cũ rích nhưng cổ điểnvà đầy chất nghệ thuật, và bức tranh ấy hiện được đóng khung và treo trên hànhlang trải thảm của một tay lái buôn nào đó chẳng mấy tên tuổi - cảnh bến cảngMùa Đông với sức nặng dồn lên nó bởi những người thuỷ thủ; những con chim hảiâu bay thấp dưới mặt trời; những cánh buồm trắng và một vài người phụ nữ ở méchợ cũng có đầm trễ eo màu trắng như vậy. Nó đã được bán với giá vài ngànkrone, khi ấy, đồng tiền vẫn chưa mất giá.

           

Trời trở sang đông và chứng minh cho điều ấy bằng cách kéo dài một đợt lạnh đầu mùa, khi mà người ta vẫn chưa sẵn sàng để thức dậy trong cơn buốt giá hoặc nhóm lò sửa bằng củi. Dù vậy, Jaebum vẫn phớt lờ đi điều đó và bước nhanh dọc theo con đường đá bên bến cảng, mặc dù áo măng tô của anh vẫn còn hơi mỏng để giữ cho anh ấm áp và yên ổn so với những đợt gió mạnh. Anh giấu mái tóc đen bóng màu sáp bên dưới chiếc mũ phớt và vừa bước đi vừa mỉm cười, sống lưng vươn thẳng đầy kiêu hãnh. Bức tranh anh vừa vẽ vẫn chưa khô màu - anh đựng nó trong cái khung kính rộng như một cái bàn và đeo nó bên vai như một người khuân vác, vai còn lại, anh đựng những bức tranh bé nhỏ hơn được cuộn lại trong một cái ống màu đen. Không phải Jaebum vui vẻ không có lý do. Ở Copenhagen có người đàn ông giàu có, tạm gọi thật vắn tắt là ngài Ed bởi ông ta có một cái họ Thuỵ Sỹ rất dài và khó để nhớ. Ông Ed rất ưa chuộng hội hoạ Đan Mạch, và ông thường cố để tạo cơ hội cho những hoạ sỹ trẻ có tiềm năng được phép thể hiện màu sắc trường phái của mình. Jaebum nhớ rằng đã có hơn bảy mươi người được ông Ed bảo trợ, và hai mươi trong số đó trở nên thành công, cho nên, chẳng có lý do gì khiến anh phải phớt lờ cơ hội này, dù cho có phải mất cả thế kỷ để đi từ Hellerup đến Copenhagen bằng xe lửa chật ních ngai ngái những mùi nôn mửa khó ưa.

Bức tranh của Jaebum nặng đến nỗi xương trên bả vai anh tưởng chừng sẽ biến dạng và lằn dấu chiếc quai đeo của khung kính. Và cái cầu thang hẹp của ngài Ed được thiết kế theo kiểu xoắn trôn ốc, nên phải thật khó khăn làm sao để vác nổi bức tranh đó lên tầng hai của ngôi nhà, nơi có ông ta ở đó, ngồi giữa một căn phòng với hàng trăm bức tranh nghiệp dư nhưng hút mắt.

Jaebum rền rĩ và trễ người để bàn tay phải nắn bóp vùng xương vai trái sao cho cơn đau dịu bớt. Một phần anh làm thế vì anh muốn để ông Ed biết mình uất ức thế nào, uất ức bởi sao sàn tàu lại có mùi nôn mửa, uất ức bởi sao người ta lại thích những cái cầu thang xoắn trôn ốc, uất ức bởi sao anh vẽ bức tranh phô trương to ngần ấy. Jaebum uất ức đủ điều, ngay cả anh cũng nhận ra điều ấy khi nghe mình dựng bức tranh thô lỗ đến nỗi những tiếng lộp cộp phát ra, và anh cười trừ, nhưng ông Ed đang bận dán mắt vào một bức thư giới thiệu đến từ phía Nam của Copenhagen nên ông ấy sẽ chẳng bận tâm vì điều đó.

           

Đại để, Jaebum đứng đó, bên cạnh bức tranh của mình và bắt đầu nói về chuyến đi tới thảo nguyên hoa ở Grasse, cách những ý tưởng bung nở trong đầu sau chuyến đi ấy để rồi anh ngồi đây, kiêu hãnh với bức tranh rực rỡ đến nỗi sẽ giống như ta đang nhìn ra vùng Grasse bên ngoài cửa sổ hơn là đang nhìn một bức tranh trong khung kính. Thay vì niềm nở và hứa sẽ giới thiệu anh với một tay ký giả ẩn dật nào ấy có trời mới rõ, quý ngài Ed lăn lăn giữa hai ngón tay đỉnh của túm râu quăn tít thời thượng mà trông hệt như hai cái mỏ neo ở hai bên mép, rồi phì phò thở qua cái túm râu ấy, bối rối như đang cố tìm một lời khen ngợi phù hợp. Ông đã khen bức tranh khá nhiều, về màu sắc, về bố cục và về nét vẽ; thậm chí ông ta còn ngỏ lời muốn treo bức tranh đó lên ô cửa sổ để ông được ngắm đồng hoa xứ Grasse thay vì cứ phải nhìn mấy tay thuỷ thủ lởn vởn dọc con đường ven kênh hay những bà cô già nua tán đủ thứ chuyện trần đời suốt con đường từ nhà thờ trở về nhà.

"Nhưng Jaebum, tôi lại không cảm nhận được linh hồn của anh cũng như của những đoá hoa trong bức tranh. Những loại tranh thế này, tôi có thể ra tiệm tranh bên cạnh ga xe lửa và thuê họ vẽ với giá khoảng vài chục đồng krone."

"Như thế này là chưa đủ." Ngay cả khi đã xem thêm cả những bức tranh nhỏ cuộn trong chiếc ống, về những vùng lầy, về đàn chim hay về bãi cỏ, ngài Ed vẫn thẳng thừng từ chối bảo hộ cho Jaebum, và điều đó làm trái tim anh tan vỡ vì xấu hổ và thất vọng. Anh gần như đã vẽ với tất cả tấm lòng mình có, nhưng như thế là chưa đủ. Đến lúc ấy, chính anh cũng thất vọng về bản thân mình. Buông một lời cảm ơn suồng sã và gượng ép, Jaebum - với những bức tranh trên vai, sẵn sàng tiền lẻ trong túi áo ngực cho một tấm vé xe lửa quay về Hellerup - quay người bước xuống những bậc thang xoắn ốc với tâm trạng sầm sì như một ngày giông bão giày xéo trên mặt đại dương. Trước khi rầu rĩ bước qua cánh cổng và biến đi mất hút sau một góc phố khuất những dãy nhà, anh có thể nghe thấy tiếng vọng của người đàn ông giàu có khi ông ta nói qua bộ ria mỏ neo của mình.

"Hãy thay đổi và chọn cho mình một chủ đề khác, như là chân dung chẳng hạn, anh bạn trẻ. Hãy quay lại đây, tôi luôn có thể dành cho cậu một khoảng thời gian nho nhỏ để vẽ tôi hằng ngày."


. . .


           

Phớt lờ đi mùi nôn mửa quen thuộc ám trên sàn tàu, thậm chí phớt lờ cả bức vẽ thảo nguyên Grasse kéo dài cả tháng trời để hoàn thành, Jaebum - chân bắt chéo, chiếc mũ phớt đặt trong lòng và một vài lọn tóc xổ ra khỏi mái tóc đen vuốt sáp ngược về phía sau, rũ trên vầng trán như sự lượn lờ của những con ong khó chịu - đăm đăm vào tờ áp phích đã có ai đó bỏ lại trên băng ghế chờ ở ga tàu. Vở "Henry VIII" được tái công chiếu ở Copenhagen đến giờ đã được bốn lần, và cả ba lần trước đều dễ dàng khiến Jaebum thất vọng, nhất là đối với một tay nghiệp dư chỉ đến xem nhạc kịch cho đỡ buồn chán. Nhưng rồi khi tàu dừng lửng lơ giữa một trạm nào ấy cách vùng cảng không xa, anh bước theo đoàn người tới cửa toa sau và thoát khỏi mùi nôn mửa bí bách, mặc dù phải còn rất xa nữa, làn hơi nước tàu hoả mới đưa anh về đến nhà.

Nắm trong lòng bàn tay gồm tấm áp phích gấp làm tư và những đồng xu lẻ hai mươi lăm cent bé xíu, Jaebum tìm đến một bốt điện thoại trên con đường nằm bên sườn khu chợ đã vãn, lúng túng nhấn lấy một dãy số mà anh không chắc rằng anh có nhớ đúng nổi hay không.

"Magnus...", anh nói. "Anh bạn, cậu khoẻ chứ?"

"Không thể khá hơn." Magnus - một trong số những anh chàng bản xứ hiếm hoi mà anh quen được, với mái tóc màu thau đồng và cặp mắt xanh biển cả - cười nói bởi nhận ra giọng Đan Mạch lơ lớ ngọng nghịu của người bạn đến từ miền Đông. "Này, cậu đang ở đâu thế? Tiếng vang như một cái bốt điện thoại."

"Chính xác thì là cái bốt điện thoại bên rìa khu chợ tạm, ở đâu nhỉ, cách quảng trường có bức tượng Đức mẹ Đồng Trinh khoảng vài trăm bước chân."

"Nếu thế thì cậu đang ở gần chỗ tớ. Cậu đúng là đồ khốn với những cuộc ghé thăm chưa bao giờ báo trước."

"Nếu tớ biết vở 'Henry VIII' được tái chiếu ngày hôm nay, tớ đã đến nhà cậu vào cả tuần trước. Tớ sẽ loanh quanh trong quảng trường, cậu có thể đón tớ không?"

"Đương nhiên. Hãy đừng để bị lạc đường đấy."

Khoảng hơn hai mươi phút sau kể từ khi Jaebum ngồi dưới chân pho tượng Đức mẹ Đồng Trinh và nghĩ về những chủ đề anh sẽ vẽ vào ngày mai, anh chàng Magnus - với con xế Peugeot 203 đen bóng mua lại từ một tay buôn lậu nào đó với giá rẻ - tuýt còi inh ỏi, miệng gọi í ới người bạn gần như hoá đá bởi những suy nghĩ vẩn vơ.

"Vậy là cậu muốn đến nhà hát vào tối nay nhỉ, dù cậu đã xem vở này cả tá lần." Magnus vui vẻ hào hứng thay cho cả anh bạn mình - người tựa khuỷu tay vào bậu cửa sổ xe hơi và chằm chằm nhìn nam diễn viên gạo cội có bộ râu vàng phình ra như cái bị ở dưới cằm sao cho thật giống với hình tượng vị hoàng đế Henry VIII đã mất hàng thế kỷ, tự hỏi mình có nên mời anh ta cho bức chân dung sắp tới. "Lẽ ra tớ nên cản cậu, và chúng mình cùng đến một nhà hàng thật ngon, nhưng hôm nay tớ cũng muốn đến nhà hát."

"Tớ tưởng Magnus thú vị luôn không hào hứng gì với nhạc kịch?"

"Sẽ rất nhiều người giống như tớ xuất hiện vào ngày hôm nay, tớ cá đấy. Bởi tình nhân cũ của ông chủ nhà hát sẽ tới. Cậu biết đấy, một người rất đáng để sáng tác, viết thơ và ngợi ca về, họ nói người đó đẹp đến vậy, còn tớ thì rất tò mò."

Phải mất đến nửa ngày sau Jaebum mới hoàn hồn về những lời tâng bốc nửa vời mà Magnus nói về "tình nhân cũ của ông chủ nhà hát", "Tớ cũng tò mò như cậu.", và anh nói. Về những bức chân dung, anh nghĩ, một phần để tạo nên một bức chân dung đẹp là người trong bức chân dung ấy phải đẹp, và nếu như anh có thể mời được một ai đó có vẻ đẹp hiếm hoi ít sầu muộn giữa Copenhagen xám xịt và âm u, chắc chắn một trong số những bức tranh trong triển lãm giới thiệu của ngài Ed sẽ là do anh vẽ.

Trước khi chiếc Peugeot đưa Magnus và Jaebum đến nhà hát, họ đã có cả một buổi chiều tản bộ bên dòng Nyhavn xinh đẹp, có gió biển và mùi ngai ngái từ những con thuyền cá gần đó, để Magnus nghe anh bạn thân nói về những ngày vật lộn với ý tưởng, cọ vẽ và bay màu, rồi năm lần bảy lượt bị từ chối bảo trợ cho những bức vẽ chưa đủ hoàn hảo. Jaebum ngỏ ý muốn mời anh bạn Đan Mạch ngồi vài giờ mỗi ngày và để anh vẽ một bức, đấy là khi anh đã tuyệt vọng với mối quan hệ lỏng lẻo hạn hẹp của mình ở miền đất xa lạ, nhưng Magnus cho rằng bản thân mình có ý tưởng tuyệt vời hơn cả.

"Cậu có biết nhà chứa không?"

"Biết chứ, thế thì sao?"

"Cậu nên vẽ những người đến từ nơi ấy, bởi ngoài người thuộc hoàng gia, tất cả những cô gái hay chàng trai đủ đẹp và nóng bỏng đều đến từ nhà chứa."

"Tớ sẽ coi ấy là một lời nói đùa."

"Thôi nào, cậu có biết rằng Mathias Madsen - tình nhân cũ của ôngDaniel Madsen ,chủ nhà hát mà tớ nói ấy, dù chỉ là một cậu trai trẻ măng đến từ hàng trăm cái giường ở Copenhagen, cậu ta vẫn có thể có một cuộc sống không thua kém những ông hoàng khi quyến rũ và cặp kè với lão già đó và giờ đây cậu ta vẫn được dành hẳn cho một lô riêng trong nhà hát. Đến Công Nương nước Pháp còn chưa chắc đã được ưu ái nhường ấy!"

"Mathias Madsen à? Trông cậu chàng thế nào?"

"Tớ chưa từng thấy mặt, nhưng tớ biết kha khá thứ. Mathias là cái tên mà ngài Madsen tặng cho cậu ta, thậm chí đã được công chứng trên giấy mực đàng hoàng. Cậu ta đến từ một nước phương Đông, giống như cậu vậy, và nghe đồn cũng có một cái tên khó đọc y như cậu. Ngài Madsen đã hứa sẽ bảo trợ và chu cấp cho Mathias ngay cả khi cậu ta đã chán ngấy lão già này và đòi chia tay."

"Lạy Chúa, Magnus cậu nói như một tên nằm vùng vậy!"

"Đừng quên bạn cậu làm việc ở toà soạn báo nhé."

Khi Magnus và Jaebum lúng túng tìm kiếm cho đến khi họ yên vị trong ghế ngồi của mình ở một lô giữa cách sân khấu không quá xa, ở lô ghế đầu tiên không một bóng người, đồng nghĩa với việc Mathias vẫn chưa xuất hiện. Một nỗi thất vọng nho nhỏ nhen nhóm trong trái tim đã quá nhiều nỗi thất vọng của Jaebum, khiến nụ cười của anh trùng xuống hơn nữa khi trước ấy Magnus nói "Mathias thật nửa vời và ngạo mạn, cậu ta có thể đến và có thể không đến, miễn là cậu ta muốn."

Màn sân khấu chưa được kéo lên, lô ghế đầu tiên vẫn còn trống hoác, Jaebum nói với Magnus rằng mình không muốn lửng lơ giữa chừng chỉ vì anh mắc tiểu và vì thế anh sẽ đi tìm nhà vệ sinh. Lẽ ra từ đầu anh nên biết đó là một quyết định đúng đắn, bởi ở đó - nơi có những tấm gương viền bạc, Jaebum lần đầu gặp được Mathias.

Mathias - mái tóc bồng bềnh tung xoã bởi không có sự lèn ép của những chiếc mũ phớt hẹp vành, màu nâu kẹo quế thêm vàng vọt dưới một đôi các ngọn đèn hiu hắt - loay hoay và lúng túng bên chiếc bồn rửa men trắng với sống lưng gãy gập, ngả nghiêng và yếu ớt như một bông cúc dại nhỏ bé, rồi rền xiết trong cáu giận bởi chiếc ống nhòm opera cậu ta không thể sửa được. Ống tay thùng thình của chiếc sơ mi chiffon không có cổ cồn của cậu ta rung lên và gợn sóng khi đôi bàn tay trắng muốt cố vẩn vơ một cách vô ích trên chiếc ống nhòm đã hỏng, và có một sợi ruy băng lụa màu đen - thứ mà lẽ ra được thắt bên dưới cổ cồn của mỗi chiếc sơ mi, giờ đây ôm siết lấy hai mỏm xương hõm cổ trần trụi sắc lẻm và cần cổ trắng ngần khiến Jaebum nghĩ đến cổ của một con thiên nga trắng.

Khi Jaebum lờ mờ thấy cái cán cầm tay đã lìa ra khỏi mình chiếc kính và ngỏ lời muốn thử sửa lại nó, Mathias gần như đã hét toáng lên trong cơn thịnh nộ với đôi mắt hoe đỏ như màu của một cái bẹ hoa hồng non nớt. Khoảnh khắc ấy khi Mathias quay người và dúi vào tay Jaebum hai mảnh của chiếc ống nhòm, "Làm phiền ông quá, tôi sẽ rất biết ơn ông.", anh chợt nhận ra mình muốn quay trở về những ngày thơ ấu, nơi ngôi trường nằm bên dòng sông nhỏ, nơi người ta buộc anh viết những bài văn về người đẹp nhất anh từng gặp. Nếu được quay lại, thay vì viết về một người giáo viên nóng nảy và tung hô cô ta như tung hô một vị nữ thần, Jaebum sẽ viết về Mathias. Mathias đẹp hơn bất cứ một người đàn ông hay một người phụ nữ nào anh từng thấy - giống như hiện thân của một thứ tội lỗi đen tối đày đoạ hơn là của gã điếm hạng sang, tầng ánh sáng mỏng và mùi hương vanilla vây lấy cậu ta giống như một cơn xoáy lốc hút vào mọi thứ rồi nghiền cho chúng vỡ vụn, trong đó có cả những nhịp thở hụt hẫng mà Jaebum không chắc chúng còn là của anh nữa.

"Ông có thể nhanh lên không," Giọng Mathias thật nôn nóng và khó chịu ngay cả khi nó vốn trong vắt và lảnh lót như giọng một đứa trẻ không nói sõi tiếng Đan Mạch. "vì vở này sắp bắt đầu rồi."

Jaebum - tuy có phần rụt rè và lúng túng hơn nữa bởi thái độ thật thiếu chừng mực của một cậu trai trẻ hơn mình phải cả chục tuổi, nhưng rồi chân mày Mathias giãn ra khỏi cái cách những nếp gấp giữa trán xô vào nhau đầy vẻ thiếu nhẫn nại, và Jaebum cảm thấy nhẹ nhõm như thể đã trải qua một cơn nghẹt mũi khó ưa.

"Thưa ông," Mathias nói. "ông không phải người bản xứ. Tôi có thể hỏi tên của ông?"

Phút chốc, Jaebum và Mathias đều muốn phụt cười giễu cợt bởi giọng Đan Mạch ngọng líu vụng về như lũ trẻ học nói của cả đôi.

"Tên tôi là Im Jaebum." Jaebum ngượng nghịu vì cho rằng cái tên của mình đối với người bản xứ thật quá mắc cười và khó đọc, cho nên anh thì thầm nó như một cậu bé bẽn lẽn sợ sệt.

"Tôi cá rằng chúng mình là đồng hương." Mathias thỏ thẻ, đôi tay trắng ngần như thể những bông hoa trà trắng giăng giăng đường gân xanh nhạt màu - đỡ lấy chiếc kính opera tinh xảo sáng loáng như thau đồng từ lòng bàn tay chai sạn lẫn mùi dầu tỏi và màu vẽ của Jaebum. "Xin ông đừng nói cho ai biết. Tôi là Yugyeom, kim-yu-gyeom, ông có thể đọc nó dễ dàng mà phải không?"

kim-yu-gyeom? Lạy thánh thần, anh có thể đọc nó vanh vách và trơn tru như hát một lời ru bằng tiếng mẹ đẻ.

"Vâng, tôi..."

"Mathias!" Bên ngoài ngưỡng cửa, Jaebum có thể nghe thấy tiếng một người phụ nữ phàn nàn, và anh nhận ra nàng gái điếm bậc nhất Copenhagen khi nàng chen khuôn mặt qua cả tấm mành che để thấy cậu bạn Mathias còn đứng đó, dáng hình đẹp xinh hơn cả thảy. Đó là một cái tên thật quen thuộc biết mấy, Jaebum thầm nghĩ trước khi thẫn thờ bên chiếc bồn rửa như một pho tượng đất đá bởi những gì anh bạn Magnus đã nói và dõi theo cặp đùi nảy lửa bị lèn ép trong quần ôm sát đến nỗi những bó thịt da rung lên như muốn xổ tung ra ngoài, nét lượn cong từ dọc sống lưng cho đến cặp mông tròn lẳn khiến Jaebum nghĩ về những dải đồi chập chùng xứ Grasse nơi anh đã từng ghé đến.

Trước khi thiếu niên trẻ tuổi biến mất sau tấm mành nhung đỏ và "Hẹn gặp lại, thưa ông.", Jaebum vẫn có thể ngửi thấy bên anh có mùi hương của sữa và vanilla nồng đậm, hay đó là cái mùi của thứ dục tình yên ngủ, mùi của niềm ham muốn thịt xác, đến cuối cùng chỉ anh là người rõ nhất mà thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro