sông đà trữ tình, sông đà cố nhân.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

đà giang được NT quan sát ở nhiều góc độ, mỗi điểm nhìn sđ lại hiện lên với những đường nét riêng biệt, không trộn lẫn với bất cứ một dòng sông nào khác. từ trên tàu bay nhìn xuống, tác giả trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình về sđ "không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia chính là con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người tây bắc". ở góc nhìn này, sđ mất đi cái dáng vẻ dữ dằn, độc ác của tiếng sóng thác luồng sinh, giờ đây, dòng sông chỉ còn là sợi dây thừng mềm dẻo, khiến nhà văn vừa trân quý vừa ngạc nhiên đứng lại ngắm nhìn, bởi đà giang đã dần dà hiện lên bao vẻ đẹp sâu thẳm và đáng quý của mình.

xé toạc vẽ hùng vĩ giữa đại ngàn tây bắc sđ trút bỏ sự hung tợn ở thượng nguồn và trở thành người con gái kiều diễm đi vào trang văn NT bằng nét mềm mại uyển chuyển của dáng nét "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây bắc bùng nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói mèo đốt nương xuân. điệp ngữ "tuôn dài tuôn dài" liền mà không bị ngắt quảng bởi, khiến người đọc nghĩ ngay đến độ dài vô tận miên man của dòng sông, nước sông từ đó cũng chảy dài đến vô cùng, trùng điệp giữa núi rừng tây bắc hùng vĩ. phép so sánh "như một áng tóc trữ tình" khiến người ta xuýt xoa trước vẻ đẹp mĩ miều của con sông, nàng đẹp như thể là kiệt tác của đất trời ban tặng. thật lạ kì, khó ai tin được đây chính là "cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người tây bắc". chữ "áng" được bậc thầy ngôn ngữ NT sử dụng một cách thật hay, cụm từ thường gắn với "áng văn" hay "áng thơ", nay được cụ Nguyễn gắn với "tóc" thành "áng tóc trữ tình". sự tài tình ấy đã nói lên hết chất thơ, chất trẻ trung và thơ mộng của dòng sông. cảnh vì thế vừa thực lại vừa ảo, "thực" ở nét đẹp bởi vẻ đẹp vốn có của dòng sông, "ảo" vì "đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây bắc". hai chữ ẩn hiện càng tăng thêm sự bí ẩn và trữ tình cho dòng sông. mái tóc xoã dài của nàng đà giang đẹp đến nao lòng, trên đó còn được cài lên những đoá "hoa ban hoa gạo tháng hai" giữa "khói núi Mèo đốt nương xuân" khiến người lữ khách từ trên tàu bay nhìn xuống không thể nào không yêu nàng được! nàng thơ kiều diễm còn làm nhà văn họ Nguyễn "nhìn say sưa" bởi khi hoa ban trắng tinh, hoa ban đỏ rực cùng làn khói sương mờ ảo được nhấn mạnh qua động từ "bung nở" và từ láy "cuồn cuộn" càng làm nàng thiếu nữ trông tươi mới để đón chào mùa xuân Tây Bắc, sự nhân hoá đó làm đà giang gợi cảm biết bao!

nếu như HPNT nhìn sông hương có màu xanh thẫm và nước sông "sớm xanh, trưa vàng, chiều tím" do sự phản quang của mây trời làm đoá phù dung phải thay đổi màu sắc theo ngày, thì NT lại tinh ý phát hiện ra sông đà lại "đổi áo" theo mùa. trong những dòng tâm tình dành cho dòng sông xứ tây bắc, từng mùa khác nhau khiến con sông đẹp theo những sắc thái khác nhau. mùa xuân, đó là "dòng sông xanh ngọc bích" trong sáng, êm dịu. xanh ngọc bích là sắc xanh trong. xanh biếc, xanh sáng gợi cảm giác trong lành, gợi nên sắc màu của nước, của núi, của da trời, của tây bắc. và việc so sánh màu "xanh ngọc bích" của sông đà với "màu xanh canh hến" của sông gâm, sông lô không chỉ để thốt ra lời khen đến nét đẹp say đắm của sông đà mà còn là sự thiên vị ở một niềm yêu tài hoa, uyên bác! mùa thu, đó là nước sông đà "lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn độ thu về". câu văn chứa đựng phép so sánh khiến độc giả hình dung được màu sắc rất đặc trưng, rất đậm đà của mùa thu ở dòng sông đà mà còn thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của một dòng sông hung bạo "năm năm báo án, đời đời đánh ghen".

và trong niềm yêu của người lữ khách họ Nguyễn, sông đà gợi cảm như một cố nhân. cố nhân, ấy cũng giống như cố quốc cố hương, diệu vợi trong tâm thức, thường gọi khi có sự xa cách về không gian, thời gian và gợi tình cảm lưu luyến. phải chăng, do lâu ngày ở trong núi rừng đã thèm chỗ thoáng, thèm cảm giác yên ả khi ở cùng đà giang nên nhà văn đã rung động mà yêu? chỉ hai chữ "cố nhân" cũng đủ để ẩn chứa biết bao nỗi niềm nhung nhớ, yêu thương mà trái tim tác giả đã tích góp trong suốt những tháng ngày xa cách, để rồi nó tuôn trào ra với đầy cảm xúc nghẹn ngào trong giây phút trùng phùng.

trong tình huống đi rừng, lần này, sông đà không hiện lên qua âm thanh hung tàn, dữ dội nữa mà là qua một loáng chói mắt "như trẻ con chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy". đó là cái nhìn khi chưa ra đến cửa rừng, mới chỉ thấy cái miếng sáng của dòng sông lấp loá nắng, thấp thoáng ẩn hiện giữa những vạt cây. đó là cái nhìn của kẻ si tình trước tình yêu sét đánh, mới chỉ gặp mà đã háo hức, bồn chồn, khao khát! và trong phút chốc gặp lại bạn cũ, nhà văn đã thấy một màu năng tháng ba Đường thi đầy ấm áp khiến ông nhớ tới câu thơ của Lý Bạch: "Yên hoa tam nguyệt há dương châu" - một màu nắng giòn tan hạnh phúc khi đôi bạn tương phùng tương ngộ trên dải sông xanh ngọc bích. liên tưởng về thiên cổ lệ cú vừa đem đến cho dòng sông vẻ lãng mạn hoa khói, huyền ảo trong ánh nắng rực rỡ của mùa xuân, vừa làm xao xuyến những tâm hồn yêu quý phong vị đường thi cổ điển. để rồi, nỗi xao xuyến ấy mơ hồ lan toả trên đà giang gợi cảm, khiến dòng sông không chỉ chảy trong không gian rộng lớn của bạt ngàn tây bắc mà còn chảy trong dòng thời gian miên viễn, xa xăm của thế giới đường thi phồn thịnh, cổ kính, lung linh. qua đó, ta phải cảm phục trước tài năng hội hoạ và niềm am hiểu văn chương sâu rộng của NT.

trong niềm hân hoan lâu ngày mới gặp, ông nhìn kĩ từng cảnh vật thuộc về người cố nhân, từng "bờ sông đà, bãi sđ, chuồn chuồn bươm bướm trên sđ". câu văn chỉ nối tiếp các chủ ngữ cùng điệp từ "sđ" lặp lại ở cuối mỗi vế đã nói lên sự phấn khích, say mê của nhà văn khi lại được nhìn thấy sđ. những cảm xúc đó ùa về mãnh liệt đến nỗi khiến ông không còn bình tĩnh để quan sát bằng lý trí, để miêu tả bằng những vị ngữ cụ thể, tất cả đều bị cuốn đi theo những nhịp dồn dập, gấp gáp, cuốn đi theo những khao khát, say mê. và, hiển nhiên, tất cả nhớ thương ấy làm ông phải thốt lên tiếng "chao ôi" trước cảnh vật lâu nay luôn thường trực trong nỗi nhớ trằn trọc, nay đã xuất hiện ngay trước mắt mình. cảm xúc mãnh liệt ấy khi gặp lại sđ được NT cụ thể hoá trong một so sánh sinh động nhưng không kém phần lãng mạn: "vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng". nắng tuy hữu hình nhưng lại là vô thể, chỉ có thể nhìn mà không thể nắm bắt. giòn tan là tính từ dùng để chỉ đặc điểm của những vật thể mong manh và dễ vỡ. ẩn dụ nắng giòn tan gợi ra cái nắng thật trong thật sáng, thật mỏng vô cùng, trái ngược hoàn toàn với cái âm u nặng trĩu của những kỳ mưa dầm tầm tã. cách so sánh ấy đã giúp người đọc dễ dàng hình dung ra cảm giác trìu mến nâng niu cùng niềm vui lâng lâng sảng khoái của nhà văn khi gặp lại dòng sông, khiến ông thèm muốn được gặp, được gắn bó với sd mãi mãi. vị khách họ Nguyễn gặp lại sông đà ấy là gặp lại tâm hồn tương giao đồng điệu hiếm có với bản thân mình. hẳn là ông đã tìm được điểm tương đồng giữa cái tính hung bạo ương bướng của con sông miền tây bắc và cái tôi ngông độc nhất của bản thân. tìm được một nửa mảnh hồn mình là chuyện hiếm có và khó khăn biết bao, chẳng thế mà nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã từng hóa thân thành con sóng vượt qua rào cản chông gai để tìm mãi ra tận biển lớn và gặp được tâm hồn đồng điệu với chính mình. bởi vậy mà khi gặp lại sđ, niềm vui sướng trong nhà văn là không thể nào đong đếm nỗi.

sđ càng quý giá hơn với nhà văn khi ông so sánh niềm vui tái ngộ với dòng sông cố nhân như niềm vui nối lại chiêm bao đứt quãng - một việc gần như không thể có trong đời người. nhà văn của những khao khát xê dịch đã nhiều lần tới sđ, và bất cứ lúc nào, nếu muốn, ông cũng có thể tới với cố nhân của mình. vậy mà qua phép so sánh, ta có thể cảm thấy dòng sông lúc nào cũng tươi mới, kỳ diệu như được trở về với một cõi mơ huyền hoặc, như vừa được tận hưởng một niềm vui chưa từng có trong đời. có yêu thương, nhung nhớ thật da diết thì lần gặp nào cũng như là lần đầu tiên, lần cuối cùng, lần duy nhất. bởi lẽ sđ luôn để lại trong ông cảm giác "đằm đằm ấm ấm" với bao kỷ niệm gắn bó trong quá khứ, bao thương nhớ trong hiện tại, bao mong đợi trong tương lai.

và có lẽ nét chữ tình thi vị nhất của Sông Đà chính là ở sắc thái lặng tờ hoang dại của nó. mở đầu đoạn là một câu toàn thanh bằng: "thuyền tôi trôi trên sông đà". câu văn đã đưa người đọc ngồi trên con thuyền lạc vào thế giới cổ tích, xuôi ngược dòng thời gian về thế giới của tiền sử. phút chốc, ta nhớ lại trải nghiệm "ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh", nhưng giờ nào đâu còn những hồi hộp lo sợ nếu lỡ như khinh suất. tính từ lặng tờ lặp lại tới hai lần trong cùng một câu văn như mang ý nghĩa khẳng định: "hình như từ đời lý đời trần đời lê quãng sông này cũng lặng tờ như thế mà thôi" khiến cho sự êm đềm tĩnh lặng của dòng sông dày thêm không chỉ vì cái yên ả trong không gian mà còn vì cái thăm thẳm xa xa của dòng thời gian miên viễn. sự hướng về quá vãng ấy càng làm nổi bật vẻ đẹp nguyên sơ và hồng hoang của đôi bờ sông đà, đúng như tác giả đã so sánh "bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa". phép so sánh độc đáo dùng không gian để gợi mời thời gian, làm nổi bật vẻ đẹp hồn nhiên trong sáng của buổi sơ khai, của thế giới cổ tích kì diệu thời thơ ấu. sự yên ả êm đềm đến mức mơ hồ của Sông Đà khúc hạ nguồn càng được tô đậm hơn bởi không gian "tịnh không một bóng người", một không gian trong lành, thuần khiết với đàn hươu, "mấy lá ngô non đầu mùa mới nhú, "mấy nõn búp cỏ gianh đẫm sương" và âm thanh khẽ khàng, dịu nhẹ của "tiếng cá dầm xanh quẫy nước". đặc biệt nhất là hình ảnh "con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương" cất tiếng hỏi nhà văn bằng "cái tiếng nói riêng của con vật lành". chi tiết càng làm thêm ảo giác như nhà văn bước lạc trong cõi mơ trong trẻo, thuần hậu và không có thực của thế giới thần tiên. ảo ảnh mãnh liệt đến mức nhà văn bỗng thèm được "giật mình vì một tiếng còi xúp lê của chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ Yên Bái Lai Châu". niềm khao khát này không chỉ là âm thanh của cuộc sống hiện tại đánh thức ông trở về với thế giới thực mà còn là một ước mơ hiện đại hóa miền Tây Bắc hùng vĩ. không còn là nhà văn của những vẻ đẹp "vang bóng một thời", sau cách mạng tháng tám, NT đã trông mong sự gắn kết hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, muốn nhìn thấy dòng nước mát lành của đà giang hòa cũng từng mùa xuân của dân tộc, của đất nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nguvan12