CHỦ ĐỀ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Chủ đề (topic) không phải là sự thu hẹp của môn học (subject) hay còn được gọi là lĩnh vực rộng mà là cách tiếp cận môn học, là nơi đặt ra một câu hỏi (question) mà câu trả lời giải quyết vấn đề (problem) được quan tâm và cần có những quan sát hay các góc nhìn mới trong nghiên cứu

- Chủ đề rộng thì ngắn gọn khái quát, còn chủ đề tập trung phải chi tiết cụ thể + các chủ đề rộng không hẳn là chủ đề vì chúng chẳng dẫn đến đâu, nhưng các chủ đề tập chung có thể đưa đến những nhận định thú vị tuy nhiên không nên thu hẹp chử đề quá mức

+ càng nghiên cứu lâu năm, càng nắm sâu vấn đề nghiên cứu thì hiểu biết càng tỉ mỉ, càng chi tiết còn những người mới nghiên cứu thường chỉ đưa ra những tri thức đại khái

không nên: khi có chủ đề tập trung rồi thì cố gắng tìm thật nhiều tài liệu và tới lúc tổng hợp lại mới biết bản thân bị lạc đường

nên: chọn chủ đề, đặt ra những câu hỏi hướng bản thân đến chỉ những thông tin có ích cho việc trả lời và tìm các dẫn chứng để trả lời (có thể chỉ một câu hỏi đích đáng hoặc tổng hợp nhiều câu hỏi thành một câu hỏi)

- Công thức 3 bước đánh giá khả năng trở thành vấn đề nghiên cứu từ câu hỏi nghiên cứu

+ chủ đề (topic) tôi đang nghiên cứu... phải đủ cụ thể để có thể tìm kiếm các thông tin về nó trong thời gian cho phép

+ câu hỏi (question) vì tôi đang muốn tìm ra cái gì? Tại sao? Như thế nào?... tìm kiếm những câu hỏi đáng chú ý xung quanh chủ đề đã lựa chọn

+ ý nghĩa (significance) để giúp người đọc hiểu biết về... văn bản học thuật là một "tiếng nói" góp vào một cuộc "đối thoại" chung của cộng đồng học thuật về một chủ đề nghiên cứu, khi đọc xong bài viết người đọc sẽ có thêm hiểu biết về một vấn đề nào đó và trong nghiên cứu một vấn đề trừu tượng xuất phát từ việc ta không hiểu rõ một điều gì đó trong thế giới hiện thực, chúng ta giải quyết một vấn đề trừu tượng không phải bằng việc làm gì đó mà bằng việc trả lời một câu hỏi giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn

+ bằng chứng (evidence) sẽ sử dụng trong bài luận để trả lời câu hỏi nghiên cứu là các dữ liệu (data) những gì có thể tìm thấy trong thực tế giúp cho việc trả lời câu hỏi nghiên cứu, chúng cố định và không tay đổi (tĩnh) cho đến khi ta sử dụng chúng để củng cố nhận định nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu, khi đó dữ liệu sẽ được cho là bằng chứng nên nếu không có đủ dữ liệu để làm bằng chứng, thì có nghĩa là ta đã không tìm đủ dữ liệu cần thiết

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro