NGUỒN TÀI LIỆU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


- Nguồn sơ cấp / nguyên cấp (primary sources) là những tư liệu "gốc", những "dữ liệu thô" (raw data) hoặc các dẫn chứng cụ thể được dùng để phát triển, kiểm tra và chứng minh các giả thiết hoặc khẳng định của nghiên cứu

Một người nghiên cứu nghiêm chỉnh luôn luôn xuất phát từ nguồn sơ cấp và mọi nghiên cứu nếu không xuất phát từ nguồn sơ cấp thì sẽ không có giá trị chắc chắn

- Nguồn thứ cấp (secondary sources) là các cuốn sách, bài báo, tường thuật được viết dựa trên nguồn sơ cấp và hướng đến cộng đồng học thuật hoặc chuyên gia

+ hệ thống các tài liệu thứ cấp này thường được gọi là "toàn văn" của lĩnh vực nghiên cứu (field's "literature"), chúng là tốt nhất khi là các cuốn sách được xuất bản bởi các đại học danh tiếng hoặc các bài báo khoa học trong các tạp chí chuyên nghành được phản biện kín (pre - reviewed)

+ có thể sử dụng các bằng chứng được lấy từ nguồn sơ cấp trong các tài liệu thứ cấp nếu không thể tiếp cận được các nguồn sơ cấp mà cần các dẫn chứng được lấy từ đó, chỉ nên làm điều này trong trường hợp bất khả dĩ nếu không muốn bị coi là bất cẩn hoặc lười biếng

- Nguồn tam cấp (tertiary sources) là các cuốn sách, các bài báo tổng hợp và tường thuật lại các nguồn thứ cấp cho độc giả đại chúng

+ trong những bước đầu của nghiên cứu có thể dùng nguồn tam cấp để hình dung được một chủ đề học thuật, nhưng khi viết một văn bản học thuật chỉ nên dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp vì các tài liệu này mới tạo thành "cuộc đối thoại" (conversation) mà người viết muốn tham dự vào

+ trong văn bản học thuật trích dẫn nguồn tam cấp thường sẽ bị cộng đồng học thuật xem như tay mơ hoặc kẻ ngoại đạo và bài viết sẽ không được xem trọng nên khi đọc các nguồn tam cấp cần chú ý đến danh mục tài liệu tham khảo, ở đó sẽ chỉ dẫn tới các tài liệu thứ cấp

Lưu ý: một tài liệu có thể được xếp vào nhiều nguồn khác nhau tuỳ theo nghiên cứu cụ thể

Sự chế nhạo các nhân vật nhà tư sản trong tiểu thuyết "số đỏ" của Vũ Trọng Phụng

- Nguồn tài liệu sơ cấp: văn bản "số đỏ"

- Nguồn tài liệu thứ cấp: các nghiên cứu, phê bình có liên quan về tác giả và tác phẩm

- Nguồn tài liệu tam cấp: các phần viết trong sách giáo khoa, giáo trình, từ điển, bách khoa thư về tác giả và tác phẩm

1.1. Tìm kiếm

- Lên kế hoạch tìm kiếm các nguồn tài liệu

- Cẩn thận khi sử dụng tài liệu bằng cách chọn lựa các nguồn tài liệu một cách có chọn lọc bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm google school và google book, nguồn tam cấp thì có thể lấy từ wikiperdia và các trang chuyên sâu khác, không nên sử dụng internet để tìm kiếm các nguồn thứ cấp

1.2. Đánh giá

- Sự liên quan: đọc các bản tóm tắt tài liệu, các từ khoá, đọc lướt, xem danh mục tham khảo...

- Tính khả tín

+ nguồn tài liệu có được xuất bản bởi các nhà xuất bản uy tín không?

+ sách hoặc bài báo có được phản biện kín hay không?

+ tác giả có phải học giả uy tín?

+ nếu là nguồn tài liệu online, thì có được bảo trợ bởi các tổ chức uy tín?

+ nguồn tài liệu có được cập nhật không? 3 năm đổ ngược lại

+ nguồn tài liệu có các chú thích và tài liệu tham khảo không?

+ nếu nguồn tài liệu là một website, nó có tích hợp các dữ liệu tham khảo không và nó có tiếp cận chủ đề bản luận một cách cẩn trọng không?

+ nếu nguồn tài liệu là một cuốn sách, nó có được đánh giá tốt không?

+ nguồn tài liệu có được trích dẫn nhiều không? chỉ số ảnh hưởng impact factor

1.3. Cách sử dụng

- Hình thức ghi chú

+ trích dẫn (quote): dẫn lại chính xác toàn bộ nhận định nhằm mục đích dựa vào, phê phán và độc đáo phục vụ cho lập luận

trực tiếp: lặp lại nguyên văn vào trong dấu "", viết hoa chữ đầu tiên, muốn bỏ một phần thì dùng dấu ... , có lý do chính đáng để thay đổi nguyên văn thì sử dụng dấu []

gián tiếp: không có dấu ""

chuyển tiếp: bỏ dấu "", thêm vào từ nối "rằng", thay đại từ nếu cần thiết

+ diễn đạt lại (paraphrase): khi ngôn từ nguyên văn của tài liệu không quan trọng bằng ý nghĩa của nó cần thay đổi hẳn các từ ngữ theo cách diễn đạt lại của bản thân (đọc đoạn văn gốc cho đến khi hiểu, tra cứu những từ khó hiểu và tìm các từ đồng nghĩa, ghi ra ý tưởng chính, viết lại theo trí nhớ của bản thân, đọc lại để kiểm tra sự chính xác và đầy đủ, ghi tên nguồn), tuy nhiên chúng lại thường kém thuyết phục hơn trích dẫn và rất dễ bị xem như đạo văn

+ tóm tắt (summarize): khi chỉ cần những ý chính được gói gọn, thường không được sử dụng như dẫn chứng mà chỉ cung cấp bối cảnh và các quan điểm có quan hệ nhưng không trực tiếp liên quan

- Đạo văn

+ xảy ra khi người viết dùng từ ngữ, ý tưởng của người khác mà không thừa nhận nguồn

+ thừa nhận lấy từ nguồn của người khác nhưng phần viết lại quá giống với bản gốc

ð cần phải học cách sử dụng từ ngữ, ý tưởng của người khác mà không đạo văn

- Ghi nhận các nguồn thông tin tham khảo

bước 1: đưa vào một tham chiếu cho mỗi nguồn được sử dụng

bước 2: lên danh sách, lập danh mục "tài liệu tham khảo" ở cuối bài viết, đánh số thứ tự họ tên các tác giả theo thứ tự trong bảng chữ cái, thêm [số tài liệu, số trang]

- Ghi chú lại các thông tin tài liệu

+ sách: tác giả, tên sách, người biên tập, dịch giả, lần tái bản, quyển tập, nơi xuất bản, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang số, chương mục số, chỉ số thư viện, ISBN, địa chỉ URL, tên cơ sở dữ liệu, thời điểm truy cập, bản sách điện tử

+ báo: tác giả, tên bài báo, tên tạp chí, quyển tập số, trang số, chỉ số thư viện, địa chỉ URL, tên cơ sở dữ liệu, thời điểm truy cập, người điều hành trang web

- Đọc các nguồn tài liệu một cách thường xuyên, nên đọc lần thứ nhất để tìm nội dung chính, những quan điểm gây hứng thú, những chỗ gây khó hiểu và lần thứ hai thì hãy cố gắng "đối thoại" với tài liệu, tóm tắt tài liệu

- Đọc mà không ghi chú thì coi như không đọc vì ghi chú sẽ giúp bản thân dễ dàng hơn trong việc trau dồi óc phản biện và lấy ý tưởng một cách nhanh chóng

- Kết luận cần được dựa trên những bằng chứng khách quan chứ không phải là phụ thuộc vào uy tín của người nói hoặc người viết, thêm nữa là bản thân cần kiểm tra lại sự nguyên ý của tác giả xem chúng có bị bóp méo hay không – 147,151 bktmlđ

- Các nhà báo khi đưa tin về một vấn đề nào đó cần phải tránh việc phớt lờ những thông tin trái chiều, các nhà khoa học khi chứng minh một giả thiết cần phải xây dựng những thí nghiệm chặt chẽ tránh tạo ra những yếu tố biến thiên có thể gây xáo động trong kết quả cuối cùng để không trở thành nạn nhân của thiên kiến xác nhận – 54,60 bktmlđ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro