LUẬN ĐIỂM (argument)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Sự khác biệt về kĩ thuật viết trong môi trường hàn lâm nói chung với các bậc học thấp hơn

- Giúp quá trình giao tiếp học thuật trở nên dễ dàng, hiệu quả và chính xác

- Đưa ra câu trả lời, sự giải quyết cho vấn đề xuyên suốt quá trình nghiên cứu vì thế nếu không có luận điểm văn bản sẽ không có giá trị

Mình đi xem phim Tiệc trăng máu đi, phim hay lắm, nhiều người đi xem về khen lắm


1.1. Nhận định (claim) / luận đề (thesis): một khẳng định cần được củng cố (Bạn muốn tôi tin điều gì? Quan điểm của bạn là gì?)

- Quan điểm cá nhân về một vấn đề thực tế, nhưng khác với một thực tế / sự thật (fact) và nếu có thể đồng ý với phát biểu đó thì nó là một nhận định

Thực tế: nhiều trường học ở Hà Nội là trường song ngữ

Nhận định: học sinh trưởng thành trong môi trường song ngữ ở Hà Nội thường có kết quả học tập tốt hơn những học sinh trong môi trường đơn ngữ

- Không phải là một chủ đề (topic) vì có quan điểm cá nhân

Chủ đề: sự phát triển của kinh tế dân chủ ở Malawi những năm 1990 làm sáng tỏ những giao tranh mà các chính quyền phải đối mặt trong quá trình dân chủ hoá khi một phần đáng kể dân số còn mù chữ

Nhận định: việc nghiên cứu về những cuộc bầu cử thập niên 1990 ở Malawi làm lộ rõ ràng tình trạng mù chữ là một rào cản lớn cho quá trình dân chủ hoá

- Yêu cầu: phải cụ thể (specific), phải gây chú ý / đáng kể (significant) và đáng tin cậy

+ được đánh giá dựa trên mức độ tác động làm thay đổi nhận thức của người đọc và sẽ trở nên đáng tin cậy hơn nếu ta biết thừa nhận những hạn chế về phạm vi và độ chắc chắn

+ logic: mặc dù tôi xác nhận X, nhưng tôi đưa ra nhận định Y, bởi vì lý do Z (mặc dù / dù rằng, bởi vì / do)

+ ngôn ngữ chính xác không mơ hồ và có chừng mực

không nên: từ ngữ tuyệt đối "chắc chắn", "tất cả", "không có", "không bao giờ", "mọi", "luôn luôn"...

nên: từ ngữ khiêm tốn "đề xuất", "theo quan điểm của chúng tôi", "chúng tôi cho rằng", "một vài", "dường như"...

1.2. Lý do (reasons): một khẳng định củng cố cho một nhận định và là một quan điểm có thể tranh cãi (Tại sao bạn cho là vậy? Tại sao tôi phải đồng tình?)

1.3. Bằng chứng (evidence): dữ liệu được sử dụng để củng cố một lý do, mọi lý do dựa trên bằng chứng (Làm sao bạn biết? Bạn có chứng minh được không?)

- Thực tế hay dữ liệu không gây tranh cãi, bằng không sẽ bị coi là lý do chứ không phải là những điểm tựa cuối cùng của một luận điểm

- Không có thực tế hoàn toàn khách quan và trung tính, các bằng chứng gần như không bao giờ được đưa ra một cách trực tiếp mà đều được báo cáo lại (envidence and report of envidence), thậm chí ngay cả khi bằng chứng đã "vặn vẹo"

- Các " thực tế" bị định hình bởi người thu thập chúng và một lần nữa bởi mục đích của những người sử dụng chúng và cần cẩn thận với các "case study"

- Bằng chứng phải trung thực có phản biện, phải chính xác về mặt con số, phải đầy đủ và tiêu biểu về dữ liệu, phải được lấy từ nguồn có thẩm quyền (wikipedia không phải là nguồn có thẩm quyền)

1.4. Xác nhận và hồi đáp (ackowledgement and response) (còn điều này thì sao?)

- Xác nhận và hồi đáp lại câu hỏi, phản đối và quan điểm khác biệt tạo nên cuộc đối thoại làm luận điểm trở nên thuyết phục hơn về độ hoàn thiện và chắc chắn (mở đầu bằng việc trình bày các nhận định và triển khai bằng cách rào đón, xác nhận và hồi đáp mà người đọc có thể đưa ra)

- 2 dạng câu hỏi mà người đọc có thể nêu lên cho người viết

+ câu hỏi nội tại (intrinsic): tính hợp lý nội tại của luận điểm bằng cách chất vấn về sự rõ ràng của nhận định, sự liên quan của các lý do, chất lượng của các bằng chứng

+ câu hỏi ngoại tại (extrinsic): tính hợp lý ngoại tại của luận điểm bằng cách yêu cầu người viết nhìn nhận những quan điểm khác biệt về những cách thức hình dung khác về vấn đề, những bằng chứng bị bỏ qua, những gì người khác đã viết về chủ đề

- Các câu hỏi có thể đặt ra khi "nhìn nhận luận điểm của mình từ góc độ của người muốn rằng mình sai"

+ về vấn đề: đây có thực sự là một vấn đề không? vấn đề có đáng kể không?

+ về lời giải: nhận định có phải thái quá không? có thể tìm ra các ngoại lệ và hạn chế? lời giải có thể tốt hơn những gì đã có không?

+ về sự củng cố: những số liệu chắc chắn, không phải giai thoại (người thật việc thật, con số vô hồn) nên thêm các bằng chứng trích dẫn, số liệu, câu chuyện (Số liệu có trung thực? Chính xác nhiều là bao nhiêu? Nghiên cứu có được cập nhật? Dữ liệu có tiêu biểu không lan man? Vấn đề này có được lấy từ chuyên gia có thẩm quyền?...)

+ về sự liên quan giữa lý do và nhận định: người đọc không thấy lý do củng cố nhận định, hay nhận định theo sau lý do

- Ngoài việc thừa nhận những hạn chế trong luận điểm của mình có thể làm tăng tính khả tín hơn nữa, bằng cách thể hiện rằng mình có thể hiểu biết và suy nghĩ về những quan điểm khác biệt (xem xét sự khác biệt trong khai thác, tiếp cận, phương diện, nguồn này bất đồng với nguồn khác rồi ghi chú lại)

- Xác nhận và hồi đáp quá nhiều thì sẽ làm loãng sự chú ý vào phần cốt lõi của luận điểm, còn xác nhận và hồi đáp quá ít sẽ khiến người đọc cảm thấy ta hờ hững hay không biết đến những ý kiến khác, nên cần biết cách xác nhận và hồi đáp sao cho "vừa đủ" và trung thực

+ thứ tự ưu tiên sau: những quy kết về khiếm khuyết mà ta có thể phản bác, những luận điểm khác biệt quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu, những kết luận khác biệt mà người đọc muốn xem là đúng, những bằng chứng khác biệt mà người đọc biết đến, những phần ví dụ quan trọng mà ta phải đưa ra

+ mục đích cuối cùng không phải là đưa ra một luận điểm không thể phản bác mà là để đưa ra những câu hỏi mới mà ta chưa từng nghĩ đến, vì không có luận điểm nào là không thể phản bác và mọi chân lý đều phức tạp, có thể tranh luận

- Thừa nhận những yếu điểm trong quan điểm sẽ làm tăng sự tin cậy và duy trì một cộng đồng nghiên cứu lành mạnh, tốt nhất chúng nên được dao động từ việc chỉ điểm qua và phủ định nó cho đến trình bày nó một cách dày dặn

- Xác nhận sự phản đối hay quan điềm khác biệt

+ có thể xem nhẹ tầm quan trọng của nó bằng các từ như dù / mặc dù, tuy / tuy rằng

Dù / mặc dù Quốc hội thể hiện rằng họ muốn giảm nhiều loại thuế (xác nhận), bảng báo cáo ngân sách mới nhất cho thấy... (hồi đáp)

Tuy / tuy rằng Hong Kong đang gặp phải những vấn đề kinh tế (xác nhận), Đông Nam Á vẫn phát triển mạnh... (hồi đáp)

+ có thể báo hiệu sự xác nhận một cách gián tiếp bằng các từ như có vẻ, dường như, có thể...

Trong thư tín, Lincoin có vẻ như thổ lộ mình bị trầm cảm (xác nhận), nhưng những người quan sát ông... (hồi đáp)

+ có thể quy một sự phản đối hay một quan điểm khác biệt cho một nguồn không tên, nhờ đó mà cấp cho nó một chút trọng lượng

Thật dễ dàng khi [nghĩ rằng / tưởng rằng / nói rằng / cho rằng / tin rằng] các loại thuế nên được... (xác nhận). Nhưng có [cách giải thích / luận điểm / khả năng] [khác / khác biệt / khả dĩ]... (hồi đáp)

+ có thể xác nhận một sự phản đối hay một quan điểm khác biệt bằng chính giọng của mình, dùng các từ như tôi, chúng tôi

Chúng tôi [cho rằng / nghĩ rằng / tin rằng] các chương trình ý tế công cộng khuyến khích... (xác nhận), nhưng những tác dụng đó bị che lấp bởi... (hồi đáp)

+ nguỵ biện tấn công cá nhân là khi hành vi nói xấu người khác kết hợp với việc gạt đi những ý kiến họ đưa ra chỉ dựa vào ấn tượng cá nhân, nếu chúng xuất hiện trong khi đang xác nhận và hồi đáp thì nó sẽ tự làm yếu đi quan điểm của chính mình – 161,165 bktmlđ

- Hồi đáp sự phản đối hay quan điểm khác biệt

+ bắt đầu phần hồi đáp bằng những từ ngữ thể hiện sự bất đồng quan điểm như nhưng, tuy nhiên, trái lại và nếu người đọc chưa rõ cơ sở của người hồi đáp hãy củng cố nó bằng ít nhất một lý do hay bằng cả một luận điểm phụ hoàn thiện

+ có thể nói rằng không phải nguồn không rõ mà do người viết không hoàn toàn hiểu

+ có thể chỉ ra đây là những vấn đề chưa ngã ngũ

+ có thể hồi đáp mạnh mẽ hơn, khẳng định rằng quan điểm được xác nhận là không liên quan hoặc không đáng tin cậy như nhưng [bằng chứng / lý lẽ][không đáng tin cậy / không chắc chắn] (hồi đáp); nhưng luận điểm [không đứng vững / yếu / nhập nhằng / đơn giản] (hồi đáp); những luận điểm [bỏ qua / bỏ sót] những nhân tố quan trọng (hồi đáp); nhưng mặc dù có vẻ sâu sắc (xác nhận), quan điểm này [không đề cập tới / không liên quan tới / không liên hệ tới] vấn đề được quan tâm (hồi đáp)

ð [bí kíp] 3 kiểu bất đồng quan điểm có thể đoán trước:

+ có những nguyên nhân khác bên cạnh những gì người viết khẳng định

+ còn những phần ví dụ này thì sao?

+ người đọc không định nghĩa X như người viết mà đối với người đọc thì X là...

1.5. Logic đảm bảo / bảo chứng (warrant): những nguyên lý chung kết nối các lý do và nhận định "không có lửa làm sao có khói"

(Logic của bạn là gì? Bạn có thể giải thích lập luận của mình không?)

- Mô tả một tình huống (situation) với hai phần riêng biệt là hoàn cảnh (circumstance) và hệ quả (consequence), nếu mối liên hệ giữa hoàn cảnh và hệ quả là đúng hoặc hợp lý một cách phổ biến thì nó cũng đúng hoặc hợp lý trong những trường hợp cụ thể

- Logic đảm bảo trong luận điểm học thuật khó nắm bắt bởi 3 lý do

+ thứ nhất, các loại logic đảm bảo học thuật không phải những điều thường thức chúng ta đều biết nên có thể nói rằng những nguyên lý lập luận chuyên biệt với từng cộng đồng nghiên cứu và chúng rất nhiều

+ thứ hai, việc nói lại các logic đảm bảo có thể khiến các độc giả chuyên sâu bị coi thường bởi vì đối với họ đây là những điều đã được ngầm nhận định rằng đã biết rõ chúng rồi

+ thứ ba, các logic đảm bảo thường được trình bày dưới dạng thu gộp các hoàn cảnh và hệ quả, nhưng dù cô đọng cỡ nào thì mọi logic đảm bảo đều có thể tách thành hai phần: khi X thì Y

1.6. Sử dụng trật tự logic: phụ thuộc chủ đề và mục đích hướng tới

- Trật tự thời gian (chronological order) bàn luận về các sự kiện trong một tự sự và các bước trong một quá trình theo thứ tự xuất hiện của chúng, dùng những dấu hiệu chuyển tiếp để trình bày chuỗi sự kiện hoặc các bước: các từ ngữ chuyển tiếp (đầu tiên, thứ hai, sau đó, bây giờ, khi đó, trước tiên, sau đó, cuối cùng... ngay sau đó, dần dần, trong khi...), các từ phụ trợ (sau, ngay khi, vào lúc, trước đó... từ khi, đến khi, trong khi...), khác (bước đầu tiên, trong bước thứ hai...)

- Trật tự chia theo các khối ý (logical division of ideas): gộp các ý tưởng có liên quan thành từng nhóm và bàn luận về chúng, có nhiều cách để phân chia các sự vật hay hiện tượng tuỳ theo tầm quan trọng mà bàn luận nhưng phải có sự thống nhất

- Trật tự so sánh (tương tự, cũng như vậy...; và, cả... và, không những... mà cả..., giống như...; giống như, tương tự, so sánh với...) / đối lập (tuy nhiên, mặt khác, ngược lại...; nhưng, tuy vậy, trong khi...; khác biệt, khác với, so với...): phân tích các điểm tương đồng và so sánh tuỳ trường hợp mà đoạn văn có thể bàn luận về điểm tương đồng, điểm khác biệt và

1.7. Các củng cố chắc chắn

- Bài viết thường quá nhiều các ý kiến và khái quát chung chung, thiếu những chi tiết thực tế (factual details) để củng cố, khi không có các chi tiết chắc chắn

- Củng cố câu chủ đề bằng cách sử dụng những chi tiết cụ thể và thực tế, ngoài ra cần phân biệt giữa thực tế (facts) và ý kiến (opinions)

+ thực tế là phát biểu khách quan về sự thật

Phụ nữ sống lâu hơn nam giới

+ ý kiến là phát biểu chủ quan dựa trên niềm tin hay thái độ của một người

Sinh viên các ngành công nghệ không cần phải học nhiều về văn học

1.8. Các ví dụ và ví dụ mở rộng: cần chắc chắn sẽ thực sự chứng minh cho quan điểm của bản thân và không nên dùng các ví dụ cá nhân vì nó củng cố cho yêu cầu hạn chế sử dụng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro