Lời Giới Thiệu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  Kính dâng hương hồn song thân đã sớm hun đúc cho con một tấmlòng thiết tha với đất nước để viết nên những trang sử oai hùng của dântộc. 

 Phạm Văn Sơn 

Lời Giới Thiệu 

"Chim Việt làm tổ cành nam (Việt điểu sào nam chi)", một câu nói ngắn gọn nhưnghàm chứa một ý nghĩa thật sâu: người Việt Nam không bao giờ quên được cội nguồncủa mình! Nhờ tinh thần đó mà trên trường quốc tế, dù phải chịu một ngàn năm đô hộgiặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây. 

Nhưng hiện nay, với chính sách hủy diệt văn hóa truyền thống dân tộc trong nước,và sức lôi cuốn mãnh liệt của nền văn minh vật chất Âu Mỹ ngoài nước, dân tộc chúngta đang phải đối đầu với một hiểm họa diệt vong mới, có mức độ trầm trọng hơn tất cảcác hiểm họa đã gặp phải trong quá khứ. 

Chỉ có lòng yêu nước nồng nàn, phát xuất từ đáy lòng của mọi người Việt mới giúpchúng ta vượt qua được hiểm họa này. Chỉ có lòng yêu quê hương thiết tha mới làđộng cơ bắt chúng ta chung góp tâm trí vào việc bảo tồn và phát huy nền văn hóa caoquý của cha ông để lại. 

Với mục tiêu duy nhất là nuôi dưỡng lòng yêu nước cần thiết trong lòng mọi ngườiViệt tại Nhật, sinh thành những tâm hồn thiết tha với quê hương, dân tộc, chúng tôi đãmạn phép in lại 600 bộ Việt Sử Toàn Thư này của Sử Gia Phạm Văn Sơn để phân phốitrong cộng đồng người Việt tại Nhật. 

Với công trình khảo cứu sâu rộng của Sử gia yêu nước Phạm Văn Sơn và tính chấtkhách quan, dân tộc, khoa học, phong phú, giản dị ... của bộ sách này, chúng tôi mongmuốn mỗi gia đình Việt Nam tại Nhật sẽ có ít nhất một bộ, lúc nào cũng có trong nhà,để dễ dàng chỉ dạy con em về lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc Việt. 

Chúng tôi cũng chân thành cảm tạ Hiệp Hội Liên Đới Người Tỵ Nạn Đông Dương đãyểm trợ toàn thể chi phí để in lại bộ sách này. 

Hiệp Hội Người Việt Tại Nhật Bản 

Nhật Bản, 1983 

Nam Nghệ Xã  

Cùng Bạn Đọc Thân Mến 

Từ mười hai năm nay, bước chân vào làng sử học, chúng tôi đã được hân hạnh giớithiệu các bạn văn gia trí thức và học sinh một tổ tác phẩm nhỏ như Việt Nam TranhĐấu Sử, Việt Nam Hiện Đại Sử Yếu, Vĩ Tuyến 17, Việt Sử Tân Biên quyển I, II, III. 

Những cuốn sách này được tái bản nhiều lần và trước những sự đóng góp của chúngtôi đối với văn hóa nước nhà, các bạn đọc đã tỏ có nhiều cảm tình và tin cậy, do đó đểtạ lòng tri kỷ bốn phương hàng năm chúng tôi tiếp tục gửi đến tay các bạn những tácphẩm về sử học. 

Gần đây, Việt sử tân biên được các bạn trí thức trong nước và ngoài nước đặc biệtlưu ý và tán thưởng trên các báo Bách Khoa, Thế Giới Tự Do, Tân Dân, Chỉ Đạo, NgônLuận, Tự Do, v.v... nhưng bộ sử này còn tới 4 cuốn nữa mới hết, tức là phải xuất bảnđều đặn luôn bốn năm mới hoàn thành. 

Trong lúc này, nhiều bạn giáo sư và học sinh thường gửi thư đến chúng tôi yêu cầunên gấp rút soạn một cuốn Việt sử tân biên thâu hẹp gồm đủ chi tiết từ Thượng cổ thờiđại đến hết thời Pháp thuộc để tiện dụng hơn trong các trường học. Theo ý các bạn,Việt Sử Tân Biên gồm 7 cuốn chỉ lợi ích nhiều cho các giáo sư sử địa, các văn gia tríthức cần biên khảo rộng rãi và cho một số sinh viên nặng tình đặc biệt với sử học. Quảvậy, chúng tôi đã đọc khá nhiều sách, chuyện ký để viết một bộ sách có mục đích giúpcác bạn kể trên khỏi mất nhiều thời giờ tìm tòi sử liệu và nghĩ ngợi về sự bình giải, mặcdầu công việc của chúng tôi vẫn có thể còn nhiều khuyết điểm. 

Ngoài ra, từ trên 30 năm nay, tuy trong các thư viện của chúng ta đã có một sách vềlịch sử, nhưng các sách này vẫn còn mang nặng ảnh hưởng của tư tưởng thời phongkiến, đế quốc. Nếu cần tiến bộ, tất nhiên ta phải có những cuốn sử mới viết theo quanniệm rộng rãi và tinh thần phóng khoáng của trào lưu dân chủ ngày nay cùng gồm thâuđược nhiều điều mới lạ do sự khám phá hay sưu tầm của các học giả cận đại, hiện đại. 

Hôm nay, Việt Sử Toàn Thư ra mắt các bạn. Chúng tôi hy vọng tác phẩm này sẽhợp với nhu cầu của tình thế một phần nào, góp được ít nhiều công quả cần thiết chosự phát triển và xây dựng văn học của nước nhà trong giai đoạn mới của lịch sử. Tuynhiên do sử học nước nhà chưa hết phôi thai, ấu trĩ, sử liệu lại thất đắc khá nhiều quacác quốc biến, sách này không khỏi có điều lỗi lầm, sơ sót. Trong khi chờ đợi một hoànthiện, chúng tôi xin sẵn sàng chào đón sự uốn nắn và chỉ bảo của các bạn trí thức gầnxa. 

Sài gòn ngày 14 tháng 3 năm Canh Tý - Phạm Văn Sơn  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro