Phần 1 - Chương 1Khái Luận Về Xã Hội Việt Nam Xưa và Nay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


 - Địa lý thiên nhiên Việt Nam 

- Người Việt Nam 

- Gốc tích của người Việt Nam 

1- Địa Lý Thiên Nhiên Việt Nam 

Việt Nam ngày nay là một nước trên bán đảo Đông Dương ở vào khoảng giữa Ấn Độvà Trung Hoa thuộc Châu Á hướng về phía Nam. Bắc, Việt Nam giáp Trung Hoa (giápgiới ba tỉnh miền Nam Trung Quốc: Vân Nam, Quảng Đông và Quảng Tây), Tây giáp AiLao, Cao Mên, Đông giáp bờ bể Nam Hải. Một đằng khác, ở Đông Nam Châu Á, bánđảo Đông Dương trong đó có Việt Nam nhìn qua quần đảo Phi Luật Tân và duỗi chânvề phía Nam như đạp xuống quần đảo Mã Lai mà vị trí cùng mối liên hệ đối với bán đảoĐông Dương có thể ví với Địa Trung Hải ở Âu Châu. 

Nước Việt Nam giống hình chữ S hẹp ở giữa, rộng hai đầu. Chiều cong vòng theo bờbiển bắt đầu từ vịnh Bắc Việt, lượn vào đến đầu Trung Việt dần dần ưỡn ra, xuống đếnNam Việt thì chiều cong lại dần dần ăn vòng vào theo một đường rất êm dịu. 

Diện tích rộng chừng 312.000 cây số vuông trong đó: 

Bắc Việt: 105.000 cây số vuông 

Trung Việt: 150.000 cây số vuông 

Nam Việt: 57.000 cây số vuông 

Bắc Việt chia ra làm ba miền: Thượng du có nhiều rừng núi chạy vòng cánh cungtheo hình thể xứ Bắc, như chiếc quạt xòe ra từ nơi giáp miền Thượng Lào chạy sát cácvùng biên giới Việt Hoa. Ngọn núi cao nhất là Hoàng Liên Sơn (3.141 thước). Trung dulà miền ở giữa trung châu và thượng du, sát các khu rừng núi. Trung châu đáng chú ývì có nhiều đồng bằng, sẵn ruộng đất để cầy cấy và sông ngòi thuận tiện cho mọi việcgiao thông (sông Hồng Hà phát nguyên từ Tây Tạng có nhiều chi nhánh tản mác khắpTrung Châu, sông thường không rộng lắm) - dân cư rất đông đúc, thóc lúa, ngô, khoaicó nhiều. 

Trung Việt là một giải đất hẹp, có giẫy Trường Sơn giống như cái xương sống chạydọc từ Bắc Việt vào Nam Việt, có thể ví là cái bình phong ngăn cách hai xứ Việt Lào, ở đây ruộng đất hiếm hoi, khô khan, vì vị trí sát bể và núi nên sự sinh sống của dânchúng trông vào lâm sản và hải sản hay ngư lợi (nghề đánh cá). Kinh tế nông nghiệp ởđây không được phong phú như ở miền Bắc Việt và Nam Việt có thể coi là hai vựa thóccủa Việt Nam. 

Nam Việt ở vào khúc dưới sông Cửu Long có sông Tiền Giang, Hậu Giang, Vàm Cỏ vàĐồng Nai chạy dài trên toàn cõi, lại có nhiều đất ruộng nên rất thịnh đạt về nôngnghiệp. Nhân dân ở đây không đông đúc mấy, tương đối với tổng số diện tích đất đai,vừa sống với biển, vừa sống với ruộng vườn nên không chật vật, vất vả như dân BắcViệt bị nạn nhân mãn từ bao nhiêu đời. (Mật độ dân cư trung bình lên tới 800 ngườitrên một cây số vuông, có chỗ lên tới 2.000 người, điều ít thấy ở một nơi nào trên thếgiới ngày nay.) 

Việt Nam là một xứ thuộc nhiệt đới, nhưng khí hậu có khác nhau từ Nam ra Bắc,thường nóng và ẩm thấp. Bắc Việt giáp giới Trung Quốc là một miền ôn đới, có bốnmùa rõ rệt, mùa xuân đầm ấm, có nhiều ngày lất phất mưa, cũng có khi lạnh. Trongmùa này, cây cỏ mọc mạnh. Mùa hè nóng bức, có khi rất oi ả, khó chịu, nhưng cũng làmùa để thảo mộc sinh sôi nảy nở, thuận tiện cho nông nghiệp. Các bệnh dịch tả nhất làđối với con trẻ hay phát sinh trong vụ hè. Vào khoảng tháng sáu hay tháng bảy, thườngcó nước lớn do những trận mưa rào như trút nước từ các vùng thượng du về đồngbằng dễ sinh ra nạn nước lụt, xưa kia hay phá vỡ đê điều, gây nên nhiều sự thiệt hại vềtài sản và tính mệnh cho dân chúng vùng Trung Châu. Cuộc chống chọi với nước lũhằng năm đe dọa đê điều, đáng kể là một công cuộc vĩ đại của dân tộc Việt Nam trảiqua bao nhiêu thế kỷ trong khi khoa học chưa được áp dụng. Đây là một cuộc chiếnđấu giữa Người và Thiên Nhiên, có lẽ đã hun đúc cho dân tộc chúng ta cái đức tính kiênnhẫn và một tinh thần chiến đấu đáng kể. Trái lại vì lụt mà ruộng đất thêm mầu mỡ,nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long. Mùa thu có những ngày nắng dịu nhưng về nhữngngày chót, đời sống của cỏ cây bắt đầu ngưng trệ cho đến mùa đông thì rõ rệt là mùathu, nắng hanh thường hay phát sinh các bệnh lặt vặt và gió bấc lạnh thổi buốt kèm vớimưa phùn, lại có những sự thay đổi thời tiết rất đột ngột, đang nóng đổi ngay ra lạnh. 

Từ cửa Hàn trở vào Nam Việt khí hậu hình như riêng biệt. Ở đây có rõ rệt hai mùamưa, nắng, nhất là ở Nam Việt, nghĩa là có 6 tháng nắng. Trong một ngày có nhiềutrận mưa rào đổ xuống trong chốc lát rồi trời lại nắng ráo như thường. Buổi tối thườngcó gió mát. Ở địa phương này vấn đề thực phẩm, khí hậu và nông nghiệp chịu ảnhhưởng của biển rất nhiều. 

Sống trên đất Việt Nam, ngoài dân tộc Việt Nam còn có nhiều giống khác nữa tại cácvùng sơn cước mà người Việt ngày nay gọi là các đồng bào Thượng, vì trải qua baonhiêu thế hệ đã cùng sinh sống với nhau tuy không trực tiếp nhiều, nhưng đã cùngchung lưng đấu cật những biến cố lớn lao của lịch sử và không hề có sự mâu thuẫn gìvề quyền lợi tinh thần hay vật chất. 

Ở miền thượng du Bắc Việt có dân Thái, Thổ, Mường, Mán, Mèo, Nùng, Yao, LôLô...Ở các miền rừng núi Trung Việt có giống Mọi và Chàm. Ở Nam Việt trong các vùngsơn lâm cũng có dân Mọi, Chàm, các thành thị có Chà Và, Hoa Kiều, cùng người Thổ nguồn gốc Cao Mên, lâu đời sinh sống ở đây vui vẻ êm ấm như người Việt và không bịmột đố kỵ nào hết.

Nhân dân Việt Nam ở Bắc Việt có vào khoảng 9 triệu người, Trung Việt có độ 6 triệu,Nam Việt có chừng 5 triệu, đó là con số ước lượng 30 năm về trước. Giờ đây có thể consố đó đã vượt quá rồi. Còn dân miền núi cũng tới trên dưới một triệu. 

2- Người Việt Nam 

Người Việt Nam thuộc giống da vàng. Kẻ làm nghề lao động dầm mưa dãi nắng dangăm ngăm đen. Người làm các nghề nhàn nhã ít ra ngoài trời thì da trắng mầu ngà.Về chiều cao, người Việt Nam phần nhiều tầm thước (không cao không thấp), nhỏ hơnngười Tầu chút ít -- mặt phần nhiều xương xương, trán cao rộng, mắt đen và hơi xếchvề phía bên, gò má cao, mũi hơi tẹt, môi hơi dầy, răng to thường khểnh, râu thưa, tócđen và nhiều, cắt ngắn. Dáng đi lanh lẹ, vẻ mặt lanh lợi, thân hình mảnh dẻ nhưngcứng cát và vững chắc. 

Y phục của người đàn ông Việt Nam thường dài, rộng trong áo hẹp. Người lao độngvận quần áo ngắn, ở nơi tỉnh thành dùng mầu trắng, chốn thôn quê dùng mầu nâuhoặc đen, đi ra ngoài thăm bè bạn, dự lễ nghi thường mặc thêm chiếc áo thâm dài quágối. Ở chốn thôn quê thì thêm chiếc khăn đen hay quấn ngang đầu làm cho vẻ mặtthêm phần nghiêm trang. Ngày nay, ở các thành thị, những người tân tiến như cáccông chức, trí thức, sinh viên là những phần tử có tiếp xúc với văn hóa Tây phươngthường vận Âu phục do lẽ thuận tiện và mỹ thuật. 

Phụ nữ Việt Nam ở các đô thị Bắc Việt và Trung Việt thường mặc quần trắng hayđen, nhưng áo dài thì thay đổi nhiều mầu, chít khăn đen, cuộn tròn ngang đầu. Ở thônquê thì mặc váy, có yếm che ngực, lại cũng có nhiều người mặc quần như đàn bà thànhthị. Ở Nam Việt, đàn bà ưa mặc quần đen, áo ngắn và búi tóc. 

Người đàn bà Việt Nam có nhiều đức tốt hơn là thói xấu. Phần lớn từ thành thị đếnthôn quê, người đàn bà lo buôn bán, cầy cấy, biết tần tảo, chịu thương khó và rất hysinh cho chồng con. Sự kiện tốt đẹp nầy là do ảnh hưởng của giáo lý Khổng Mạnh đã đisâu vào đời sống tinh thần của dân tộc chúng ta từ ngót hai ngàn năm nay. 

Gần một thế kỷ trở về đây, Việt Nam lại xúc tiếp với Tây phương, phụ nữ Việt Namhấp thụ văn hóa Âu Mỹ đã tỏ ra có nhiều khả năng trên trường học vấn và đã có nhữngsự tranh đấu về quyền lợi gia đình, xã hội với nam giới. 

Bàn về các điều tốt xấu trong con người Việt Nam, ta thấy đồng bào ta thông minh,nhớ dai, có óc nghệ thuật, khéo tay chân, giàu trực giác hơn là luận lý, ưa điều đạođức, ham chuộng văn chương. (Có người nói người Việt ta thích văn chương phù hoahơn là thực học, thiết tưởng không đúng, chẳng qua chúng ta trong mười thế kỷ mấtđộc lập, chịu ảnh hưởng văn hóa nô dịch nên không được hướng dẫn phải đường, phảilối mà thôi, chớ không phải là ta không biết trọng thực học). Chúng ta lại còn đức tínhlễ phép và biết ơn, chuộng hòa bình và giàu óc hy sinh. 

Người lao động rất cần cù và nhẫn nại, có sức chịu đựng những việc nặng nhọc rấtbền bỉ, nhất là các đồng bào miền Bắc.  

  Người đi lính ra trận rất trọng kỷ luật và can đảm. Nói đến người lính đây tức là lớpnông dân của chúng ta trong vai trò tranh đấu cho Tự do và Độc lập của xứ sở từ bốnngàn năm lập quốc đến giờ rất đáng phục.Tinh thần dân tộc được như vậy là nhờ ở hoàn cảnh kinh tế, địa lý, văn hóa và chínhtrị cấu tạo nên bởi:1) Bắc giáp Trung Quốc, Nam giáp Chiêm Thành là hai gọng kìm ghê gớm, luôn luônxiết chặt vào dân tộc chúng ta.2) Rừng núi Bắc Việt hoang vu và nhiều thú dữ.3) Đồng bằng Bắc Việt hay bị lụt lội và hạn hán.4) Miền duyên hải Trung Việt hay nổi giông tố.5) Vì hai vụ gió mùa đổi thay luân chuyển, khí hậu thường hay khô ráo và ẩm thấp.Đó là những yếu tố đã hun đúc cho chúng ta nhiều năng lực tranh đấu, sức chịuđựng với thiên nhiên và các cường bang ngoại địch.Chúng ta cũng có nhiều tính xấu như các dân tộc khác:Người dân trung lưu và hạ lưu hay nông nổi, háo danh, thích phô trương, mê cờ bạc,tin ma quỷ, sùng việc cúng bái, không nhiệt tín tôn giáo nào cả, ham kiện cáo, tinh vặtvà quỷ quyệt.Tiếng nói của người Việt có thể cho là đồng nhất, mặc dầu có sự phân biệt TrungNam-Bắc,giọng nói hơi nặng nhẹ ở một vài nơi, nhưng người Việt đi đến đâu cũng hiểunhau. Tính tình, phong tục, tôn giáo cũng không có gì khác biệt lắm từ Nam ra Bắc.Xã hội Việt Nam gồm 4 giai cấp: Sĩ, Nông, Công, Thương, cùng sống dưới chế độphong kiến lâu đời, nhưng không có nhiều chia rẽ quá đáng như ở nhiều dân tộc khác.Tóm lại, Việt Nam, nếu đem so sánh với nhiều dân tộc khác thì rõ rệt có rất nhiềuđức tính thuần nhất nhờ đó mà có đủ sức mạnh vật chất, tinh thần để giải quyết nhiềuviệc khó khăn nội ngoại, qua nhiều thế hệ.Tiếng nói của người Việt có thể cho là đồng nhất vì mặc dầu có sự phân chia TrungNam-Bắc,giọng nói có hơi nặng nhẹ ít nhiều, nhưng người Việt đi đến đâu cũng hiểunhau. Tính tình, phong tục, tôn giáo cũng không có gì khác biệt từ Nam ra Bắc.Đây là sự trình bày đại khái về vị trí, tính tình, phong tục của người Việt Nam. Chúngtôi xin nghiên cứu kỹ lưỡng thành từng vấn đề ở những trang dưới đây tùy theo sựthuận tiện của việc biên khảo.3- Gốc Tích Của Người Việt NamBàn về gốc tích dân tộc Việt Nam, những nhà làm sử của chúng ta và các học giảngoại quốc thường không đồng ý kiến. Nguyên do dân tộc Việt Nam là một dân tộc rấtcố cựu, ra đời trong khi khoa học, nhân chủng học, địa dư học và sử học chưa khaitriển. Thêm vào đó, dân tộc Việt Nam từ bốn ngàn năm lập quốc, trải qua bao nhiêu cuộc biến chuyển của Lịch sử, sống một cuộc đời bất định từ lưu vực sông Nhị Hà, sôngMã cho tới ngày nay mới ngừng hẳn bên bờ biển Tiêm La.Nhiều nhà khảo cổ Pháp cho rằng người Việt Nam phát tích ở miền núi Tây Tạngcũng như người Thái, qua các triều đại di cư dần xuống Bắc Việt, lần xuống phía ĐôngNam và lập ra nước Việt Nam ngày nay. Còn người Thái lần theo sông Cửu Long(Mêkong) tạo ra nước Tiêm La và Mên, Lào. Như vậy dân tộc Việt Nam là một trongnhiều dân tộc đã do các miền Tây Bắc Trung Hoa là nguồn gốc. Đồng thời, một vài dântộc khác ở các quần đảo Đông Nam di cư lên như dân Mã Lai, dân Phù Nam, ChiêmThành cũng tập hợp trên bán đảo Đông Dương.Có thuyết cho rằng người Việt thuộc giống Anh-đô-nê-diêng (Indonésien) bị giống Ari-ăng(Aryens) đánh bạt ra khỏi Ấn Độ phải chạy qua bán đảo Hoa Ấn. Tới đây ta chiara làm hai ngành, một ở lại bán đảo Hoa Ấn tiêu diệt đám thổ dân ở đây là người Mê-la-nê-diêng (Mélanésien), một thiên xuống Nam Dương quần đảo -- Ở mạn Bắc, ta hòagiống với người Mông Cổ, chịu ảnh hưởng văn minh Trung Quốc. Ở mạn Nam giốngAnh-đô-nê-diêng hợp thành giống Cao Mên và Chiêm Thành, chịu văn hóa Ấn Độ. Ngayngành ở mạn Bắc cũng chia ra hai chi phái: một sinh tụ ở Trung Châu sông Nhị Hà vàcác miền duyên hải, nhờ có đất cát phì nhiêu lại chịu nhiều cuộc biến chuyển lịch sử màxúc tiếp được với văn hóa Trung Quốc nên tiến bộ mau lẹ. Còn chi phái kia lần lên cácvùng cao nguyên, sống với rừng núi -- chịu ảnh hưởng của giống Thái ở lân cận tuy vẫngiữ được nền nếp cũ là các tổ chức và thể chế phong kiến. Các người Mường hiện cưtrú tại Hòa Bình và Nghệ An ngày nay là di duệ của chi phái này.Ông Léonard Aurousseau, căn cứ vào sách Tàu, cho rằng người Việt Nam thuộc dòngdõi người nước Việt đời Xuân Thu tức là thuộc quyền Quốc vương Câu Tiễn thời đó(cuối thế kỷ thứ 6 trước Công Lịch), đóng kinh đô ở thành Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giangngày nay. Năm 333 trước Công Lịch), nước Sở đánh bại nước Việt, người Việt chạy lùithêm xuống miền Nam chia ra làm phái:1) Đông Âu hay là Việt Đông Hải thuộc miền Ôn Châu (phía Nam tỉnh Chiết Giang).2) Mân Việt tụ tập tại Phúc Châu tức Phúc Kiến.3) Nam Việt thuộc Quảng Đông và phía Bắc Quảng Tây.4) Lạc Việt hay là Tây Âu Lạc ở phía Nam Quảng Tây. Và miền Bắc Việt của chúng tabây giờ.Chúng ta thuộc thị tộc nào?Tác giả cuốn "Nguồn gốc dân tộc Việt Nam" như chúng tôi xét, cũng không đứngngoài thuyết này.Giao Chỉ và Việt ThườngTheo sự khảo cứu của ông Đào Duy Anh, ở đời thái cổ từ Nghiêu, Thuấn, Hạ,Thương trong lịch sử Trung Hoa, trong khi người Hán tộc đương quanh quẩn ở lưu vựcsông Hoàng Hà và sông Vị Thủy thì ở miền Nam trong khoảng lưu vực sông Dương Tử,sông Hán và sông Hoài có những giống người văn hóa khác hẳn với văn hóa ngườiphương Bắc. Trong thư tịch của người Trung Hoa, bọn người đó gọi là Man Di sống ởbên các bờ sông, bờ biển, các đầm hồ và trong các rừng hoang. Họ sinh hoạt bằngnghề chài lưới, săn bắn. Họ có tục đặc biệt là xâm mình và cắt tóc ngắn; để giải thíchphong tục đó người ta nói rằng người Man Di hằng ngày lặn lội dưới sông, biển thườngbị giống Giao Long làm hại nên xâm mình thành hình trạng Giao Long để Giao Longtưởng là vật cùng giống mà không giết hại.Từ đời Nghiêu Thuấn, một dân tộc khai hóa rất sớm là người Giao Chỉ đã giao thiệpvới người Hán tộc. Đem đối chiếu những điều trong thư tịch thì Giao Chỉ ở về miền HồNam ngày nay, gần hồ Động Đình và núi Nam Lĩnh.Người Hán tộc gọi nhóm Man Di đó là Giao Chỉ. Ban đầu người Giao Chỉ xâm mình đểthành hình trạng Giao Long rồi dần dần chính họ phát sinh mối tin tưởng mình là đồngchủng của giống Giao Long. Quan niệm "Tô Tem" bắt nguồn từ chỗ này. Người Hánthấy họ có hình trạng Giao Long, thờ Giao Long làm tổ nên gọi nơi họ ở là Giao Chỉ tứclà miền đất của giống người Giao Long.Một thuyết khác cho rằng người Giao Chỉ có tên này do hai ngón chân cái giao nhau.Theo hai Bác sĩ P. Huard và Bigot trong Bulletin de la Société Médico-chirurgicale del'Indochine quyển XV, số 5 tháng 5, năm 1937 trang 489-506, dưới tiêu đề: "Les GiaoChỉ " thì việc người Giao Chỉ có hai ngón chân cái giao nhau không đáng coi là một điềuđặc biệt, tức là nhiều dân tộc khác ở Á Đông cũng có hình tích này.Bộ Từ Nguyên (quyển Tí, trang 141) chép: Theo nghĩa cũ bảo hai ngón chân cái giaonhau là Giao Chỉ, nhưng xét đời cổ bên Hy Lạp có tiếng đối trụ, lân trụ để gọi loài ngườitrên thế giới (đối trụ là phía Nam phía Bắc đối nhau, lân trụ là phía Đông phía Tây liềnnhau). Sở dĩ có tên Giao Chỉ là hợp với nghĩa đối trụ vì dân tộc phương Bắc gọi dân tộcphương Nam đối nhau, không phải thực là chân người giao nhau. (Chữ Giao Chỉ chép ởSử Tầu trước nhất vào đời Thần Nông).-- Ngoài nghề đánh cá là nghề căn bản, người Giao Chỉ ở nơi đầm lầy hay đất bồi đãbiết trồng trọt và làm ruộng. Trong lúc này, ở khoảng giữa hồ Động Đình và hồ PhiênDương từ đời Nghiêu Thuấn đã có giống người Tam Miêu biết nghề canh nông rồi; vàngười Giao Chỉ đã ở trên một phần đất của người tam Miêu. Căn cứ vào nghề đánh cá,nghề nông cùng chế độ vật tổ là đặc tính của xã hội thị tộc, người ta cho rằng ngườiGiao Chỉ bấy giờ ít nhất cũng là ở cuối đời đá cũ và đầu đá mới (đá đẽo với đá mài) tuychưa tìm được di tích sinh hoạt gì của họ ở dưới đất. Còn về thời Nghiêu Thuấn, nhữngđồ làm ruộng toàn bằng đá cả, xét vào các di vật đào được ở Ngưỡng Thiều tỉnh HàNam và ở lưu vực sông Hoàng Hà.Họ làm nhà bằng cây, bằng tre hay nứa, có lẽ như nhà sàn của người thượng dungày nay, trên các đầm hồ hay khe núi. (Theo thiên Vũ Cống ở miền đất châu Kinh cónhiều tre).Sách xưa chép ở phía Nam đất Giao Chỉ, cuối đời Chu nước Việt Thường đã có phenthông sứ với Chu Thành vương và có cống một con bạch trĩ. Nước Việt Thường xuấthiện có lẽ đã lâu lắm từ đầu đời nhà Chu ở trên địa bàn cũ của nước Tam Miêu (ở giữahồ Động Đình và hồ Phiên Dương), trung tâm điểm của nước ấy là xứ Việt Chương. VuaSở Hùng Cừ (thế kỷ thứ 9) phong cho con út là Chấp Tỳ ở đây. Nước Việt Thường bắtđầu suy từ khi có Sở thành lập ở miền Hồ Nam, Hồ Bắc sau những cuộc lấn đất về phíaTây (của Việt Thường qua đến đời Hùng Cừ đất Việt Chương ở miền hồ Phiên Dươngthời hết). Người Việt Thường cũng sinh hoạt bằng nghề đánh cá như người Giao Chỉ, cólẽ cũng có tục xâm mình nhưng họ thông thạo nghề nông hơn. Theo thiên Vũ Cống thìmiền châu Kinh và châu Dương có những sản vật như vàng, bạc, gỗ quý để làm nhà,các thứ trúc để làm nỏ, lông chim, da bò, ngà voi, da tê ngưu, vải gai v...v... Dân ViệtThường còn biết chế đồ đồng đỏ. Trình độ kỹ thuật đã tới trình độ đá mới. Họ cũngsống theo chế độ thị tộc và cũng có tín ngưỡng "Tô Tem" như người Giao Chỉ.Mối quan hệ giữa người Giao Chỉ và Việt Thường thế nào đến nay vẫn chưa được rõrệt chỉ biết rằng khi Việt Thường xuất hiện thì tên Giao Chỉ không còn nữa. Và địa bànức đoán của Việt Thường choán một phần Đông Nam của Địa bàn ức đoán của ngườiGiao Chỉ.Ngoài ra Việt Thường với Giao Chỉ đều là người Man Di thuộc về Việt tộc là giốngngười đã sinh tụ ở khắp lưu vực sông Dương Tử, từ miền Vạn Huyện (đời Chu là nướcQuí Việt) tỉnh Tứ Xuyên ra tới biển, nghĩa là suốt châu Kinh, châu Dương trong VũCống.Cứ những điều chúng ta biết về đặc tính văn hóa thì Việt tộc vào thời đó có lẽ khôngthuộc ảnh hưởng chủng tộc Mông Gô Lích một phần nào như người Hán, tuy chưa thểnói thấy tục xâm mình là tục đặc biệt của các dân tộc thuộc giống Anh-đô-nê-diêng ởmiền Nam và Tây Nam Á Châu, (từ người Miêu Tử, Lô Lô, Mán, Lái, Lê, Dao, Xa, Đản,Đông cho đến người Dayak ở đảo Bornéo đều là di duệ của người Man Di). Đám ngườinày, theo các nhà nhân chủng học chia ra hai giống Tạng Miến (Tibéto-birman) và Anh-đô nê-diêng. Nhưng họ không khác biệt nhau mấy, ngay cả về đặc tính kỹ thuật. Theocác nhà bác học Leroy, Gourhan về nhân loại học, người Anh-đô-nê-diêng và giốngTạng Miến gần nhau quá, nếu có khác nhau thì sự khác biệt đó cũng hết sức mỏngmanh, có lẽ vì sự pha trộn tức là sự lai giống. Hai đám dân tộc này phải chăng đã sốnggần gũi nhau nên có sự trạng này hay là đã cùng thoát thai ở một gốc? Và chúng tôinghĩ rằng cái gốc người ta đề cập đó có lẽ là Việt tộc. Các nhà tiền sử học và ngôn ngữhọc phát biểu rằng suốt từ miền A-Xam ở phía Bắc Ấn Độ trải qua Nam Bộ Trung Hoaxuống tới Nam Dương quần đảo có một thứ văn hóa hiện nay còn di tích trong các dântộc Anh-đô-nê-diêng. Chúng ta có thể ngờ rằng người Việt tộc xưa có lẽ là một nhánhcủa chủng tộc Anh-đô-nê-diêng. Chủng tộc này trong thời thái cổ đã có mặt hầu khắpmiền Đông Nam Á Châu.Bách ViệtCăn cứ vào các sử sách của Tàu trong đời nhà Chu, ta thấy Bách Việt có mặt ở lưuvực sông Dương Tử rồi sau này tản mác khắp miền Nam bộ Trung Hoa. Nói là BáchViệt, người ta căn cứ vào thuyết truyền kỳ về Lạc Long Quân kết duyên cùng Bà Âu Cơsinh ra trăm con trai. Sự thực, về thời thượng cổ giống Bách Việt có nhiều nhóm, nhiềubộ lạc sinh sống rời rạc như các dân tộc thiểu số ngày nay tại miền Thượng du. Đến đờinhà Chu, các bộ lạc này đi dần đến chỗ thống nhất do những biến thiên của Lịch sửcác bộ lạc nhỏ dần bị các bộ lạc lớn kiêm tính và họp lại thành năm nhóm lớn sau đâyđã đạt đến hình thức quốc gia là: Đông Việt hay Đông Âu, Mân Việt, Nam Việt, Tây Việthay Tây Âu và Lạc Việt. Sau này ba nhóm trên bị đồng hóa theo Hán tộc, còn lại trênlịch sử đến ngày nay là nhóm Tây Âu và Lạc Việt.Vào thế kỷ thứ 9, một số thị tộc người Việt ở Chiết Giang có lẽ có quan hệ với nhữngphần tử Việt tộc ở Nam bộ Trung Hoa và đối với Lịch sử của chúng ta là người Việt Namngày nay nữa. Họ lập thành nước Việt do một nhà quý tộc họ Mị thuộc về thị tộc Mịcùng họ với vua nước Sở. Buổi đầu tiên trên bốn thế kỷ trước đời Câu Tiễn, nước Việtchỉ là một nước phụ dung của nước Ngô, một nước lớn ở lưu vực sông Giang và sôngHoài. Cuối thế kỷ thứ 6 vua nước Ngô là Hạp Lư giận vua nước Việt là Doãn Thườngkhông theo mình đi đánh nước Sở nên đem binh đánh nước Việt, thắng Doãn Thường ởTuy Lý (phủ Gia Hưng). Doãn Thường chết, con là Câu Tiễn đem quân quyết tử trả thùgiết được Hạp Lư. Cháu Hạp Lư là Phù Sai, cũng trả thù cho ông, diệt được nước Việt.Sau này Câu Tiễn nhờ được bề tôi giỏi là Văn Chủng và Phạm Lãi khôi phục được nướcViệt, phá được Ngô, xưng bá miền Giang Hoài (năm 402). Ngôi bá chủ này, con cháuCâu Tiễn còn giữ được ba đời nữa, đến đời thứ 4 thì thất bại ở Giang Đông. Bốn mươitám năm sau đời Câu Tiễn thì nước Việt suy. Bốn mươi sáu năm sau nữa, nước Việt bịSở thôn tính.Trong lịch sử 600 năm của nước Việt, Câu Tiễn đã là người anh hùng làm nước Việtnhỏ bé bán khai ở miền Giang Nam nổi lên thành một nước mạnh tung hoành non mộtthế kỷ ở một phương, mở rộng cương vực choán một phần lớn tỉnh Chiết Giang về phíaNam, và một phần lớn tỉnh Giang Tây về phía Bắc, tuy miền Giang Tây chỉ là phạm vithế lực.Trạng thái sinh hoạt vật chất của nước Việt đại khái như sau đây: cũng như ngườinước Ngô, người Việt vẫn sinh nhai bằng nghề đánh cá là nghề chính. Nông nghiệp củahọ chưa phát đạt vì đất xấu, kỹ thuật canh tác còn thô sơ, lại chưa biết dùng cầy bừavà trâu bò. Có lẽ người Việt chỉ trồng được lúa nếp ở trên các khoảng đất cao và ăntrọng yếu là tôm cá, sò hến.Về y phục, người Việt dệt bằng sợi gai hay đay, và biết dệt vải hoa như ngườiMường, Thổ là một thứ sản phẩm rất được người Hán ham chuộng. Người Việt biết phađồng và thiếc để làm binh khí. Người ta đào được ở Chiết Giang những đồ đồng nhưđinh ba chân, đao, thương, dao găm, mũi giáo, chuông nhỏ, chuông lớn, nhất là thứkiếm đồng hai lưỡi là vật quý báu ở đời Xuân Thu.Họ sinh hoạt dưới nước nhiều hơn là ở trên cạn nên bơi lội rất giỏi, biết làm các thứthuyền nhỏ là Linh và thứ thuyền nhỏ dài là Đĩnh, thuyền lớn gọi là Tụ lự, thuyền có lầutức là Lâu thuyền và thứ thuyền có gắn mũi qua tức là Qua thuyền. Ba thứ thuyền saulà thuyền chiến. Các sách chép: người Việt rất sở trường về thủy chiến (Điều này làm tanhận thấy dân tộc Việt Nam quả có tài chiến đấu đặc biệt về mặt thủy trong các cuộcxung đột với Trung quốc từ 20 thế kỷ nay).Về kiến trúc, hình như họ ở nhà sàn bằng tre và gỗ, tuy họ biết xây mộ và thànhbằng đá và gạch. Việt Tuyệt Thư chép: nước Việt có rất nhiều thành và lăng mộ, còn ditích đến đời Hậu Hán. 

Về văn hóa, tinh thần của người Việt chúng ta chưa được nhiều tài liệu để xét đoán,về ngôn ngữ chẳng hạn. Ta chỉ biết rằng tiếng nói của người Việt khác với tiếng nói củangười Hán nhiều, thường một tiếng Việt phải phiên âm bằng hai ba tiếng Hán.Về phong tục thì có tục xâm mình, cắt tóc là đặc tục của toàn thể Việt tộc. Họ còntục khắc cánh tay để ăn thề, khác với tục xâm mình có ý nghĩa "Tô Tem" . Họ thờ quỷthần, tin điều họa phúc, chuộng phù pháp, thờ người chết rất thành kính. Các nhà quýtộc xây mộ bằng đá và bằng gạch lớn, bỏ đồ binh khí bằng đá, đất hay đồng, vào áoquan để người chết có các thức dùng.Xét các đồ đồng và đồ gốm khai quật được ở Chiết Giang, các nhà khảo cổ buộc cácnghệ thuật của các đồ ấy vào một nghệ thuật lớn gọi là nghệ thuật Đông Sơn, có nhiềuđặc điểm tương tự với nghệ thuật đời chiến quốc ở miền sông Hoài. Những đặc điểm ấylà hình trôn ốc cập đôi và hình giây bện. Ông Đào Duy Anh cho rằng nghệ thuật ấychính ở miền Ngô Việt lúc thịnh thời đã có rồi. Sau đó sự xúc tiếp với người Hán ở miềnBắc, nghệ thuật đó có ảnh hưởng đến nghệ thuật Chu Mạt hay Chiến Quốc và do sự dicư của Việt Tộc xuống miền Nam thành nghệ thuật Đông Sơn.Về tính tình, người Hán cho người Man Di (Việt) có tính khinh bạc, hiếu chiến, sắcsảo về việc binh, không sợ chết. Việt Tuyệt Thư viết: Họ ở núi mà đi đường thủy lấythuyền làm xe, lấy chèo làm ngựa, đến thì như gió thoảng, đi thì khó đuổi theo. Sử kýchép: Vì dễ kiếm ăn, họ không lo xa, dành dụm, bon chen. Tóm lại người Hán có ý ghêsợ tinh thần quật cường của Việt tộc, luôn luôn chống trả kịch liệt các cuộc xâm lăngcủa họ, ngoài ra người Việt lại thường hoài vọng phát triển về miền Bắc nữa. Đáng chúý là cái tinh thần bất úy tử của người Việt mà Câu Tiễn trong khi đánh Ngô, đã có dịpphô trương. (Câu Tiễn sai quân đến trước quân Ngô khiêu chiến, la ó om sòm, rồi tựcắt cổ mà chết. Giữa khi quân Ngô ngạc nhiên ngắm cái trò tự sát này, thì quân chủ lựccủa Việt ập đến).Về chính trị, nước Việt dưới đời Câu Tiễn đã vượt qua chế độ bộ lạc và thành mộtquốc gia theo chế độ quân chủ phong kiến. Sau khi đánh được Ngô thì Việt vẫn xưngthần với nhà Chu. Sau một trăm năm cường thịnh, nước Việt lại suy vi. Bao nhiêu chếđộ kinh tế, chính trị phỏng theo người Hán lại xụp đổ và người Việt lại trở về chế độ bộlạc, một phần phiêu lưu về miền Lĩnh Nam, một phần bị đồng hóa với người Hán tộc.Các nhóm khác là Đông Việt, Mân Việt và Nam Việt là thế nào, ngoài Ư Việt hay VuViệt mà di chủng hiện còn lưu trên lịch sử là dân tộc Việt Nam do những quan hệ xagần? Các nhóm này có từ bao giờ, chưa sử gia nào có thể trả lời một cách thỏa đáng,chỉ biết rằng họ đã có mặt ở các miền Nam bộ Trung Quốc đã lâu đời, trước khi nhàTần đem quân vượt núi Ngũ Lĩnh xuống chinh phục họ. Bấy giờ họ đã thành các quốcgia tuy tổ chức về mọi phương diện chưa được quy củ lắm.Đây số phận của họ từ triều đại nhà Tần qua triều đại nhà Đông Hán! Năm 218, nămđạo quân Tần gồm những người lưu vong, những rể thừa và lái buôn mở cuộc Namchinh. Đạo quân thứ năm ngừng lại trên sông Dư Can trong tỉnh Quảng Tây ở phíaNam hồ Phiên Dương phụ trách việc đánh Đông Việt và Mân Việt khi đó còn là nhữngquốc gia mới chớm nở. Hai nhóm này xưa kia thần phục Sở. Sau Trung Quốc rối loạn,họ nhân đó mà giành lấy độc lập. 

   

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro