Phần 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

24. Chuẩn bị câu cá

Hôm nay Vĩnh Phúc đi tiệm đồ sắt định mua một nồi sắt có nắp và thích hợp để ăn lẩu (hôm trước đi chợ mà quên mua giờ phải đi mua lại) them vào trong căn bếp của mình. Vào tiệm Vĩnh Phúc bắt đầu tìm xem nồi sắt trong tiệm có hợp với yêu cầu của mình không, nếu không hợp thì phải đặt làm. Đang chọn thì thấy trên kệ đồ có từng thanh sắt tròn nhỏ, đường kính khoảng 5 mm, Vĩnh Phúc hỏi chủ tiệm:

"Ông chủ, cho hỏi mấy thanh sắt nhỏ này bán như thế nào ?"

"Mấy cây sắt nhỏ này ta lúc rảnh tay làm ra, cũng không nhiều, vì còn dư một ít sắt vụn nên làm thử xem. Nếu nhóc thích ta sẽ bán rẻ cho nhóc, tổng cộng có 5 cây một cây 6 văn tiền, ngươi trả cho ta 25 văn là được."

" Được, vậy ông chủ lấy giúp cháu 1 khối đá mài dao và xem hộ cháu cái nồi sắt này nữa."

" Hảo, đá mài dao 5 văn một khối, nồi sắt này 70 văn, tổng cộng 100 văn tiền."

Trả tiền xong Vĩnh Phúc mang đồ về nhà. Vĩnh Phúc đến nơi này sau cảm thấy khí hậu ở nơi này không giống như phương bắc lạnh giá mà chỉ có vài trận tuyết phủ trên đất một tầng không dày lắm nhưng cũng làm cho người ta cảm thấy rét buốt.

Vĩnh Phúc cũng không ngoại lệ. Dù trên người mặc rất ấm nhưng gương mặt không có gì che chắn nên bị gió thổi đến lạnh buốt, Vĩnh Phúc chỉ muốn về nhà nhanh một chút nằm trên kháng ấm áp mà thôi.

Về đến nhà, cất đồ xong, lại nghĩ phải đi chặt vài cây trúc nhỏ về nhà để dành làm cần câu.

Chặt trúc xong, Vĩnh Phúc mang một chậu nước, một cục đá lớn, một cây búa sắt và khối đá mài dao vào phòng chuẩn bị làm lưỡi câu. Vĩnh Phúc không biết ở đây đã có lưỡi câu xuất hiện chưa, nhưng đến nơi này Vĩnh Phúc vẫn chưa thấy có người dùng qua biện pháp này bắt cá.

Có thể ở một nơi nào đó đã có lưỡi câu, nhưng ở vùng quê này có thể vẫn chưa truyền đến đi. Vĩnh Phúc chỉ là sớm một chút làm ra mà thôi, Vĩnh Phúc không nghĩ mình có thể độc chiếm được phương pháp này, chỉ là sớm một chút sử dụng, tiền có thể tích góp nhiều một chút mà thôi.

Vĩnh Phúc lấy một thanh sắt ra để làm lưỡi câu, lấy búa sắt đập cho đầu sắt cong lại thành hình lưỡi câu, sau đó bắt đầu đập phần lưỡi câu cho nó mòng một chút, dẹp một chút. Trong quá trình đập phải chú ý phần lưỡi câu chừa ra chút ít tạo thành ngạnh lưỡi câu, để tránh cá khi mắc câu sau vùng vẫy một chút là thoát ra được.

Đập xong thì cắt lưỡi câu ra khỏi thanh sắt, lúc này lưỡi câu đã có hình dạng rất giống lưỡi câu ở hiện đại chỉ thiếu chút sắc bén mà thôi. Lưỡi câu được cắt ra phải dùng búa đánh trên phần đầu tạo thành mắt câu, để dễ buộc dây vào lưỡi câu.

Đập xong mắt câu thì chỉ còn một bước cuối là mài lưỡi câu. Phần này Vĩnh Phúc giao cho Vĩnh Trung mài, lưỡi câu thấm nước và cho chút nước lên đá mài là có thể mài rồi.

Vĩnh Phúc lại bắt tay vào làm cái thứ hai, vì thanh sắt có đường kính khá to nên làm ra lưỡi câu cũng phải dài một chút, một thanh sắt dài khoảng 70 cm nên làm được 10 cái lưỡi câu. Thời gian làm cũng khá nha, chỉ mất thời gian ở mài lưỡi câu, cho nên khi Vĩnh Phúc đánh xong lưỡi câu thì Vĩnh Trung đang mài cái thứ hai mà thôi. Về vấn đề nàu Vĩnh Phúc không gấp thử nghiệm câu cá nên có thể từ từ làm được.

Không ai muốn trong ngày đông gió tuyết thổi mà cầm cần câu đi ngồi cả buổi đợi cá cắn câu cả. Phải đợi đến lúc mặt sông đóng băng thì có thể đào lỗ câu cá, lúc đó cá dễ mắc câu hơn.

Khi Vĩnh Trung mài xong cái thứ hai Vĩnh Phúc đã kêu nhóc đi ngủ sớm, mai vẫn còn mở tiệm sớm.

25.    Cận Năm Mới

Hôm sau, Vĩnh Phúc buổi sáng mở quán, buổi trưa dọn quán, nhân tiện nói với các lão khách hàng sang năm mới mùng 6 sẽ khai trương lại. Dọn quán xong, Vĩnh Phúc còn chạy đến chỗ bán thịt heo đặt trước ngày mùng năm đem thịt đến quán.

Khi Vĩnh Phúc an bài xong mọi thứ, Vĩnh Trung cũng đã sắp xếp mọi thứ lên xe kéo, đang chờ Vĩnh Phúc trở về. Vĩnh Phúc về đến quán, cả nhà cùng nhau đi về nhà.

Về nhà sau, Vĩnh Phúc cầm rổ trúc ra sau vườn nhổ hết củ cải và cà rốt vào nhà, chỉ để lại rau chân vịt và một số rau khác trong vườn để ăn.

Để lại một ít để nấu ăn, Vĩnh Phúc rửa sạch củ cải và cà rốt sau đó để ráo nước. Vĩnh Phúc lấy hai bình lớn rửa sạch để ráo, lại lấy một bình nhỏ rửa sạch. Vĩnh phúc định làm một chút củ cải muối nhỏ để trong thời gian ngắn có thể ăn được rồi.

Vĩnh Phúc lấy một chậu muối ra sân, lấy trước bình lớn, cho một lớp muối vào đáy bình sao đó sắp củ cải vào một lớp, sau đó lại rắc một lớp muối vào trên củ cải. Việc cứ lặp đi lặp lại cho đến khi củ cải còn hai cây. Sau đó rắc lớp muối cuối cùng vào bình, đậy nắp lại, để vào góc nhà. Bình lớn còn lại cũng làm tương tự như vậy, nhưng là với cà rốt mà thôi. Củ cải muối và cà rốt muối đã xong được hơn phân nữa, phân nữa còn lại phải chờ cho một tuần sau lấy ra phơi nắng là xong.

Còn hai cây cà rốt và hai cây củ cải thì Vĩnh Phúc lấy thớt gỗ và dao ra để cắt khúc. Một cây có thể cắt ra làm ba khúc ngắn sau đó cắt thành bề ngang có hai phân, bề dày có một đến hai phân là được.

Sau đó cho muối vào trộn đều, bỏ vào bình nhỏ đậy nắp để qua đêm, sáng mai là có thể lấy ra phơi nắng được rồi.

Ngày hôm sau, cả nhà Vĩnh Phúc cùng nhau quét dọn, dọn dẹp nhà để mừng năm mới. Vì nhà mới đắp nên công việc cũng nhẹ nhàng với cả nhà.

Làm xong, Vĩnh Phúc lấy bình củ cải muối và cà rốt muối ra, đổ nước, sau đó lấy sàn trúc ra, sắp chúng lên trên sau đó đem ra phơi nắng. Phơi khoảng một tuần là có thể ăn được, vì mùa đông nên củ cải muối không thể khô nhanh được.

Vĩnh Phúc chợt nhớ ra nếu trong bếp nấu ăn thì nhiệt độ sẽ nóng hơn ở ngoài, nên tranh thủ khi nấu cơm xong, Vĩnh Phúc sẽ mang sàn trúc vào để lên bên cạnh ống khói để cho củ cải nhanh khô hơn.

Buổi tối khi ăn cơm xong, Vĩnh Phúc đang bận việc suy nghĩ khi tết đến, hôm cuối năm sẽ nấu món gì. Vĩnh Phúc cũng lo lắng là không biết các phong tục ăn năm mới ở đây có gì khác.

Ở hiện đại, Vĩnh Phúc là trẻ mồ côi, nên năm mới đối với Vĩnh Phúc mà nói là chẳng có ấn tượng gì cả. Khi làm ở nông trường thì chỉ biết được sẽ nấu sủi cảo, cúng tổ tiên, đốt pháo mừng năm mới mà thôi. Nếu nói về ấn tượng thì Vĩnh Phúc cũng chỉ nhớ là mừng năm mới sẽ có được chút thịt cá thêm bữa cơm ngon hơn mà thôi.

Còn trong ấn tượng của Trần Vĩnh Phúc thì cũng chỉ có nấu sủi cảo, cúng tổ tiên, đốt pháo ăn mừng, nhận tiền lì xì, đến tết nguyên tiêu thì ăn chè trôi nước, đến tết thanh minh thì đi tảo mộ.

Vĩnh Phúc cảm thấy Trần Vĩnh Phúc ấn tượng cũng đã đầy đủ cho một năm mới đầy nghĩa. Cũng không cần phải đi hỏi các nhà trưởng bối nữa.

Nên Vĩnh Phúc cũng định làm ba món mặn, một món canh vài món xào là đủ. Hình thức có thể cho qua, vì Vĩnh Phúc chỉ biết nấu món ăn gia đình thôi nên không chú trọng lắm chỉ cần ăn ngon là được.

Từ trí nhớ của Trần Vĩnh Phúc thì trong gia đình nghèo không cần phải chú trọng quá nhiều hình thức. Chỉ cần làm đơn giản là được, ví dụ như bao sủi cảo, nhân sủi cảo có thể không cần làm từ thịt, nếu gia đình khá giả thì có chút thịt, nếu gia đình nghèo thì có thể bao rau dại cũng không sao.

Đốt pháo cũng vậy, nếu nghèo thì khỏi đốt hoặc đốt cây trúc là có thể làm thành pháo rồi. Gia đình Vĩnh Phúc cũng nghèo nên cũng chỉ đốt cây trúc thay thế pháo mà thôi. Vì thế khi mà Vĩnh Phúc lấy xâu pháo ra cả nhà đều vui mừng tranh nhau đòi đốt. Cuối cùng Vĩnh Phúc quyết định đưa việc đốt pháo cho Vĩnh Trung cùng Vĩnh Bình đốt, Như Quyên quá nhỏ nên Vĩnh Phúc không cho đi, bé chỉ được cùng anh đứng xa nhìn. Chuyện này cũng là nói sau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro