gỗ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MỤC LỤC

I.

Khái niệm gỗ công nghiệp

3

II.

Thành phần gỗ công nghiệp 4

a.

Thành phần lớp cốt

4

1.

Ván dăm

4

2.

Ván MDF 6

3.

Gỗ dán

11

4.

Ván ghép

14

5.

Gỗ MFC

17

b.

Thành phần lớp phủ mặt

19

6.

Lớp phủ mặt

V

19

7.

Lớp phủ mặt

L

aminate

20

8.

Lớp phủ mặt

M

elamine

25

III.

Ưu điểm nhược điểm của gỗ công nghiệp

26

IV.

Gỗ công nghiệp trên thế giới và Việt Nam

26

V.

Sàn gỗ công nghiệp

27

a.

Khái niệm sàn gỗ

27

b.

Các loại sàn gỗ

29

c.

Ưu điểm

,

nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp

30

d.

Kích thước và thi công của sàn gỗ

31

e.

Bảng báo giá của sàn gỗ

34

VI.

Sản phẩm tre ép

35

Với hiện trạng ngày nay lượng gỗ tự nhiên ngày càng suy giảm thì gỗ công nghiệp lại bắt đầu lên ngôi. Mọi người bắt đầu quan tâm đến chất lượng, mẫu mã, giá cả, và công dụng của gỗ công nghiệp. Với công nghệ ép dán khác nhau mà ngày nay vật liệu tấm gỗ công nghiệp rất đa dạng, từ đặc tính cơ học của vật liệu đến thẩm mỹ bề mặt … Có thể nói, gỗ công nghiệp về mặt thẩm mỹ đảm bảo yêu cầu sử dụng hiện giờ không có nhiều khác biệt, thậm chí có nhiều đặc tính vượt trội hơn so với gỗ tự nhiên.

I.

Khái niệm gỗ công nghiệp

.

Gỗ công nghiệp là loại gỗ mà sử dụng keo hoặc hóa chất để làm ra, hầu hết gỗ công nghiệp được làm từ nguyên liệu tận dụng, tái sinh hay cành ngọn của gỗ rừng trồng để sản xuất.

Gỗ công nghiệp không được như gỗ tự nhiên nhưng lại có nhiều ưu điểm như chịu nhiệt, chịu ẩm tốt, hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, mẫu mã, màu sắc phong phú… đặc biệt giá thành thấp nên được ưa chuộc và lựa chọn nhiều của những khách hàng tầm trung trở lên.

Hình 1: Một số mẫu gỗ công nghiệp.

II.

Thành phần gỗ công nghiệp.

a.

Thành phần lớp lót.

1.

Ván Dăm (PB: Particle board).

Khái niệm ván dăm

.

Là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng như bạch đàn, keo, cao su,… có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại.

Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau như melamine, veneer…

.

Hình 2: Ván dăm.

Quy trình sản xuất.

Nguyên liệu đầu vào -> Bóc vỏ -> Băm dăm -> Sàng dăm -> Ép sơ bộ -> Trải thảm -> Trộn keo -> Sấy dăm –> Ép nhiệt -> Cắt ván -> Chà nhám -> Thành phẩm

.

Ưu điểm, nhược điểm của ván dăm

.

Ưu điểm

:

·

Không quá lựa chọn nguyên liệu, giá thành rẻ hơn các loại ván nhân tạo khác.

·

Có thể tạo ra nhiều kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

·

Do màu sắc không được đẹp nên có thể dùng gỗ lạng, sơn màu, phủ melamine….

·

Cách âm, cách nhiệt tốt, chống được sâu, mối mọt.

Nhược điểm

:

·

Khả năng dán cạnh yếu, gia công theo chiều dày là khó khăn do bề mặt xù xì.

·

Là vật liệu hút ẩm cao, do vậy độ ẩm không khí cao thì tỉ lệ trương nở chiều dày càng tăng.

·

Ván dăm được kết dính bằng keo Urea – formaldehyde nên trong ván luôn có hàm lương formaldehyde tự do thải ra gây ảnh hưởng sức khỏe con người

.

Hình 3: Ván dăm chống ẩm và ván dăm phủ Melamine.

Ứng dụng

:

Làm đồ nội thất văn phòng, tủ quầy, ngăn tủ, ván sàn, cửa, vách ngăn, nội thất nhà cửa

.

Hình 4: ván dăm trong văn phòng và ngăn tủ.

Quy cách :

·

Bề mặt: 1.22m x 2.44m, bề dày: 1.2cm x 2.5cm.

·

Tỷ trọng: 650 – 750kg/m3.

·

Độ ẩm: 12 – 15% .

·

Sử dụng keo Urea formaldehyde (UF).

·

Độ cứng tĩnh 110 – 120 Mpa theo tiêu chuẩn ĐLCL của trung tâm kỹ thuật đo lường chất lượng 3

BẢNG GIÁ VÁN DĂM (OKAL)

(Áp dụng từ ngày 24/02/2009)

VÁN DĂM LOẠI A

ĐƠN GIÁ (VNĐ)

THUẾ VAT 5%

GIÁ CÓ THUẾ

12 x 1220 x 2440mm

93.333

4.667

98.000

15 x 1220 x 2440mm

100.000

5.000

105.000

18 x 1220 x 2440mm

109.524

5.476

115.000

18 x 1245 x 2465mm

115.238

5.762

121.000

18 x 950 x 2440mm

100.000

5.000

105.000

21 x 1200 x 2420mm

194.286

9.714

204.000

25 x 1200 x 2420mm

202.857

10.143

213.000

2.

Ván MDF

.

K

hái niệm ván MDF ( Medium Density Fiberboard).

Ván MDF được tạo thành từ các loại gỗ vụn được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm có khổ rộng và độ dày khác nhau.

Thành phần cơ bản gồm : bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ ( chất chống mối mọt, chống mốc), bột độn vô cơ.

Hình 5: Ván MDF.

Quy trình sản xuất ván MDF.

Quy trình khô:

·

Keo, phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn, sấy sơ bộ.

·

Bột gỗ đã áo keo sẽ được trải ra bằng máy rải thành 2 -3 tầng tùy theo khổ, cỡ dày của ván sau đó chuyển qua máy ép gia nhiệt.

·

Máy ép thực hiện ép nhiều lần để đuổi hơi nước và làm cho keo hóa rắn từ từ. Sau đó được cắt, chá nhám, và phân loại.

·

Keo được sử dụng ở đây là UF, PF, MF-UF, MF-PF.

Quy trình ướt:

·

Bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy (Mat formation).

·

Sau đó được cào ra và cho qua mâm ép.

·

Ép nhiệt tạo độ dày sơ bộ, s

au

đó cho qua cán hơi – nhiệt để nén chặt hai mặt và rút nước dư.

Ưu điểm, nhược điểm của ván MDF.

Ưu điểm:

·

Bề mặt đẹp (sử dụng veneer).

·

Giá thành rẻ, không bị nứt khi để khô.

·

Đa dạng sản phẩm tùy theo nhu cầu về tính chất cơ lý và kích thước.

·

Đa dạng kiểu dáng, dẻo có thể uốn cong.

Nhược điểm:

·

MDF tương đối nặng, màu thường sẫm.

·

Thành phần kết dính thường đi từ gốc formaldehyde nên độc hại.

·

Ngoài veneer thì tất cả các MDF còn lại thường có bề mặt lồi lõm không đẹp, quá trình xử lý bề mặt thật kĩ lưỡng.

·

Ngoài MDF dùng cho ngoại thất thì tất cả còn lại đều bị hút nước và dễ dàng tan rã.

Các loại MDF.

MDF mỏng:

Dùng để làm đồ trang trí nội thất , ngăn tủ, làm tường, tấm trần nhà, vách ngăn, bảng thông báo….

Hình 6:MDF áp dụng trong sản phẩm bàn Fami.

Hình 7: MDF áp dụng trong nội thất nhà.

MDF dày

:

Được dùng cho phần nổi trong kiến trúc xây dựng như cột và vòm cung, trang trí nội thất gia dụng như bàn, tủ quầy.

Nguyên liệu cơ bản của sản phẩm gỗ gia công dán hoặc phủ veneer dùng trong lót sàn hay vách tường.

Hình 8: Cấu tạo cánh cửa MDF-PVC.

Quy cách của ván MDF.

Quy cách: 1220mm x 2440mm , 1830mm x 24440mm.

Độ dày: 6mm, 12mm, 15mm, 17mm, 25mm.

Tỷ trọng: 650kg/m3 – 850kg/m3.

Lực liên kết: >= 0.05N/mm2.

Tiêu Chuẩn

Tiêu chuẩn E2

Tiêu chuẩn P2

Số tấm

Dày

Rộng

Dài

VNĐ/m3

VND/tấm

VNĐ/m3

VND/tấm

/ Kiện

6

1.830

2.440

7,700,000

       206,292

   8,475,000

       227,055

150

9

1.830

2.440

6,359,000

       255,548

   7,098,000

       285,246

100

12

1.830

2.440

5,852,000

       313,564

   6,624,000

       354,930

75

15

1.830

2.440

5,852,000

       391,955

   6,624,000

       443,662

60

17

1.830

2.440

5,852,000

       444,216

   6,624,000

       502,817

53

18

1.830

2.440

5,852,000

       470,346

   6,624,000

     532,395

50

21

1.830

2.440

6,065,000

       568,710

   6,895,000

       646,539

43

25

1.830

2.440

6,065,000

       677,036

   6,895,000

       769,689

36

Độ ẩm: 4% - 15%.

Hàm lượng Formaldehyde: E2 9mg/ 100mg – 30m

Bảng báo giá ván MDF Gia Lai

3.

Gỗ dán (

PlyWood

.

Khái niệm.

PlyWood là một loại gỗ tự nhiên được ép sớ ngang, sớ dọc trên một bề mặt có diện tích tùy vào kích cở, Plywood không giống các loại HDF hay MDF (hai loại này là dùng bột gỗ được ép dưới áp lực cao)

Ván ép (gỗ dán) là sự sáng tạo của ngành gỗ kỹ thuật. Ván này làm từ nhiều lớp gỗ lạng sắp xếp vuông góc liên tục lẫn nhau theo hướng vân gỗ của mỗi lớp. Các lớp này dán với nhau bằng keo như phenol formaldehyde dưới tác dụng của nhiệt và lực ép.

Hình 9: Gỗ dán.

Ưu điểm

Ván ép được cấu tạo từ các lớp gỗ dán lại với nhau ở góc bên phải tăng độ chịu lực của gỗ. Lớp này có khả năng chống cong vênh, nứt và xoắn, lý tưởng để sử dụng trong xây dựng.Ván ép ít tốn kém hơn so với gỗ thông thường có thể làm nhiều diện tích khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng.

Nhược điểm

. Ván ép trở nên nặng khi bị ướt và cần có lớp bảo vệ để làm giảm nguy cơ hút nước của ván ép.

Tùy theo nhu cầu sử dụng, có thể phân thành nhiều loại ván ép. Ván ép gỗ mềm làm từ loại gỗ như gỗ thông radiata và bạch dương.Ván ép gỗ cứng thường làm từ những lọai gỗ như meranti (còn được gọi là cây dái ngựa Philippine hay cây lauan) hay gỗ bulo (birch).

Các loại keo sử dụng:

Ván ép sử dụng cho đồ ngoại thất thường làm bằng keo phenol formaldehyde hay keo melamin urea formaldehyde, trong khi đó ván ép dùng cho hàng nội thất thường dùng keo có giá thành thấp hơn như keo urea formaldehyde.

Đặc điểm của ván ép ở chỗ tính bền, độ sáng, độ cứng, tính chịu lực kéo, tính ổn định vật lí chống lại trạng thái vênh, co rút và xoắn.

Kích thước thông dụng

1000 x 2000 x dày từ 3mm tới 70mm

1220 x 2440 x dày từ 3mm tới 70mm

Bảng giá:

Qui Cách sản phẩm(mm)

Phẩm cấp mặt ván

    AB

AC

BB

BC

3X1220X2440MM

136.000

120.000

102.000

100.000

4X1220X2440MM

170.000

150.000

130.000

122.000

5X1220X2440MM

185.000

168.000

152.000

150.000

6X1220X2440MM

210.000

195.000

190.000

175.000

8X1220X2440MM

253.000

233.000

228.000

223.000

10X1220X2440MM

310.000

300.000

290.000

283.000

12X1220X2440MM

351.000

337.000

328.000

312.000

14X1220X2440MM

416.000

392.000

382.000

375.000

16X1220X2440MM

457.000

440.000

433.000

424.000

18X1220X2440MM

523.000

512.000

500.000

492.000

20X1220X2440MM

613.000

603.000

570.000

554.000

4X1000X2000MM

131.000

115.000

96.000

88.000

5X1000X2000MM

147.000

133.000

118.000

110.000

6X1000X2000MM

166.000

152.000

137.000

125.000

8X1000X2000MM

206.000

189.000

170.000

157.000

10X1000X2000MM

233.000

221.000

201.000

188.000

12X1000X2000MM

262.000

249.000

231.000

218.000

14X1000X2000MM

310.000

293.000

278.000

262.000

16X1000X2000MM

358.000

342.000

326.000

307.000

18X1000X2000MM

370.000

350.000

332.000

316.000

20X1000X2000MM

410.000

386.000

366.000

350.000

2.

Ván ghép thanh

Khái niệm:

Là những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy, trên dây chuyền công nghệ tiên tiến được ghép nối với nhau theo các kiểu như song song, mặt, cạnh, giác.

Hình 10: Ván ghép thanh

.

Nguyên liệu để sản xuất ván ghép thanh, chủ yếu là việc tận dụng từ các loại gỗ phi tiêu chuẩn như bìa bắp của phân xưởng xẻ, lõi gỗ bóc,

gỗ có đường kính nhỏ và một số loại gỗ tận dụng khác.

Yêu cầu nguyên liệu sản xuất không được mục nát, mọt, phải giới hạn các khuyết tật như: mắt sống, mắt chết, phải phân biệt gỗ chính phẩm riêng, bìa bắp và lỏi gỗ riêng khi đưa vào sản xuất.

Để đảm bảo yêu cầu nguyên liệu ta cần quan tâm đến các chỉ tiêu về chất lượng thanh như sau:

·

Các thanh ghép thành phần phải cùng một loại cây hoặc các cây có tính chất gần giống nhau, không cho phép ghép gỗ mềm với gỗ cứng

·

Các thanh ghép thành phần phải được sấy đến độ ẩm từ 6 – 12%

·

Vết nứt trên thanh ghép thành phần phải nhỏ hơn 200mm, không cho phép mục mọt

·

Nếu thanh ghép có đường kính mắt lớn hơn 10mm phải được cắt bỏ

·

Hai thanh ghép liền kề nhau không được trùng mạch ghép, khoảng cách các mạch ghép theo chiều dài lớn hơn 50mm

·

Khe hở giữa các thanh ghép thành phần trên mặt chính nhỏ hơn 1mm, mặt cạnh nhỏ hơn 3mm.

Sản phẩm

Sản phẩm ván ghép thanh có rất nhiều dạng

với nhiều tên gọi khác nhau,

nếu định nghĩa theo tiêu chuẩn BS 6100- 1984 ván ghép thanh chia thành một số dạng chủ yếu sau:

Ván ghép thanh lõi đặc không phủ mặt (laminated board)

Ván ghép thanh khung rỗng (Veneer spaced lumber)

Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt( Core plywood/Block

broad/Lamin broad)

Ván ghép thanh lõi đặc không phủ mặt.

Là loại sản phẩm thu được bằng cách ghép các thanh gỗ có kích thước nhỏ, ngắn lại với nhau nhờ chất kết dính trong điều kiện nhất định. Loại sản phẩm này yêu cầu nguyên liệu có chất lượng tương đối cao, màu sắc đồng đều. Ở việt Nam hiện nay thường sản xuất từ gỗ thông, cao su, vạng trứng, pơ mu.

Ván ghép thanh khung rỗng

.

Là loại sản phẩm thu đươc bằng cách dán ép các tấm ván mỏng hoặc tấm ván dán có chiều dày nhỏ lên các khung gỗ rỗng, với sự tham gia của chất kết dính trong những điều kiện nhất định. Do đặc điểm cấu tạo nên sản phẩm thường có chiều dày lớn, khối lượng thể tích nhỏ, độ bền uốn tĩnh không cao đặc biệt khi chịu lực ở dạng tấm phẳng.

Ở các nước phát triển ván ghép thanh khung rỗng thường được sử dụng chủ yếu để làm cửa, vách ngăn ở dạng định hình, vì ngoài ưu điểm khối lượng thể tích nhỏ nó còn có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt. Để tăng khả năng cách nhiệt, cách âm phần rỗng bên trong ván có thể cho thêm mùn cưa, phôi bào, các vật liệu xốp khác. Với việc sản xuất đơn giản không kén chọn về nhiên liệu, sản phẩm thường được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng

Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt

.

Ván ghép thanh lõi đặc có phủ bề mặt là loại sản phẩm thu được bằng cách dán ép các tấm ván mỏng lên cả hai mặt của tấm gỗ ghép (ván lõi) với sự tham gia của chất kết dính trong những điều kiện nhất định.

Ván ghép thanh lõi đặc được chia thành hai loại “Block board” và “Lamin board”, hai loại này khác nhau chủ yếu về kích thước chiều rộng của các thanh thành phần để tạo nên ván lõi.

“Block board” là sản phẩm thu được bằng cách phủ một hoặc hai lớp ván mỏng lên hai bề mặt ván lõi. Ván lõi được làm từ các thanh gỗ xẻ có kích thước nhỏ, ngắn, các cạnh được gia công nhẵn và được liên kết với nhau theo chiều rộng và chiều dài thanh. Các thành lõi là các thanh gỗ xẻ có chiều rộng từ 7 – 30 mm, chiều dày phụ thuộc vào chiều dày sản phẩm, thông thường chiều dày sản phẩm: 16; 19; 22; 25; 30 mm. Loại sản phẩm của “Block board” hiện đang được sản xuất rất nhiều nó phù hợp với nguyên liệu gỗ rừng trồng, tỉ lệ sử dụng gỗ tương đối cao và giá thành hợp lí.

Loại sản phẩm của “Lamin board” là sản phẩm có dạng tương tự như “Block board” nhưng kích thước thanh lõi của “Lamin board” cao hơn so với “Block board”. Chính vì vậy mà loại hình sản phẩm này sản xuất rất ít, nó biến động từ 1.5-1.7mm [4].

Giá thành chế tạo “Lamin board” cao hơn so với “Block board”. Chính vì vậy mà loại hình sản phẩm này sản xuất

rất ít, nó chỉ được sản xuất cho các công trình sử dụng tấm phẳng, có khả năng sử dụng lớn, sự co rút là rất nhỏ.

Ư

u điểm

:

Nguyên liệu để sản xuất chủ yếu từ gỗ có kích thước nhỏ, độ bền cơ học thấp. Dễ nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ. Sản phẩm đồng đều về độ ẩm, đa dạng và ổn định về kích thước. Linh động liên kết và lắp ghép. Giá thành (tính theo m3 sản phẩm) nhỏ hơn các loại ván nhân tạo khác như: ván dăm, ván dán, ván sợi.

3.

MFC 

Melamine Faced Chipboard

MFC là loại Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine, Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng nhựa PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

Hình 11:

Mẫu vân gỗ và mã màu MFC

Ứng dụng :

Ván MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất văn phòng, nhà ở, chung cư cao cấp, bệnh viện, trường học, nội thất trẻ em v.v. Hiện 80% đồ gỗ nội thất dùng ván MFC để làm vì giá cả phù hợp, màu sắc lại vô cùng phong phú, đa dạng và hiện đại.

Gỗ MFC gồm hai loại MFC chống ẩm và MFC thường:

Gỗ MFC loại thường

Gỗ MFC loại thường có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến tất cả các màu vân gỗ như Oak (sồi), Ash (tần bì), Maple (gỗ thích), Beech (giẻ gai), Acacia (tràm), Teak (giả tị), Walnut (óc chó), Campho (cẩm), Cherry (xoan đào), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ sồi sọc, Sồi kỹ thuật, Tần bì giả cổ, Trắc, Mun hay các màu vân gỗ hiện đại… Tất cả đều giống như gỗ thật.

Gỗ MFC chống ẩm

Khác với MFC loại thường, MFC chống ẩm được khuyến cáo nên sử dụng chotủ bếp, tủ toilet, vách toilet, vách ngăn vệ sinh, phòng thí nghiệm, bệnh viện, trường học, những nơi ẩm ướt v.v

Hiện nay MFC chống ẩm được sử dụng nhiều nhất để làm tủ bếp và vách ngăn toilet.

Để phân biệt được loại thường và loại chống ẩm, cần để ý rằng MFC chống ẩm thường nặng hơn MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m³, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 đến 760 kg/m³

.

Hình 12

:Gỗ MFC chống ẩm

Hình 13:Gỗ MFC loại thường

Các loại kích thước và độ dày ván MFC  như sau:

   Size nhỏ:

   1.220 x 2.440 x (9 – 50)mm

   Size trung:

   1.530 x 2.440 x (

18/25/30)mm

   Size lớn:

   1.830 x 2.440 x (12/18/25/30)mm

b.

THÀNH PHẦN

PHỦ MẶT:

1.

Lớp phủ mặt veneer

:

Hình 14: Lớp phủ mặt veneer.

Khái niệm:

Là dạng gỗ được lạng mỏng từ các thân gỗ nguyên khối bằng phương pháp bóc li tâm. Veneer có 2 dạng:

Dạng veneer ép sẵn lên cốt 2 – 3 mm được lạng mỏng và ép nhiều lớp lên nhau. Các lớp dưới thường là gỗ tạp, ghép nhiều mảnh.

Dạng veneer lạng là dạng chưa được ép lên cốt khi thi công thì phải sử dụng máy ép chuyên dụng để ép lên lớp cốt.

Quy trình sản xuất

Sau khi khai thác -> được cắt thành những lát dày từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tùy theo loại gỗ, trung bình khoảng 180mm, dài khoản 240mm. Sau đó dùng một lớp ván thường là MDF, ván ép, hay okal dày 3mm, tráng keo và dán tấm veneer lên. Dùng máy ép lại cho đến khi dính và có độ phẳng, dùng máy chà nhám tạo độ láng đẹp.

Ưu điểm và nhược điểm :

Ưu điểm:

Giá thành rẻ hợp lý,

chống cong vênh, mối mọt và có bề mặt sáng.

Có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân... giữ được nét đẹp tự nhiên của gỗ .

Nhược điểm:

Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước, dễ bị sứt.

Nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành phẩm thì hay bị hư hỏng, rạn nứt.

Ứng dụng:

Gỗ veneer được sử dụng cho nội thất tủ bếp, bàn ghế, vách ngăn văn phòng, sàn gỗ và một số nội thất sang trọng tạo nên một diện mạo mới hấp dẫn hơn cho sản phẩm.

2.

Lớp phủ mặt Laminate:

Khái niệm về laminate:

Laminate 

hay chúng ta vẫn quen gọi là “Formica”, có tên khoa học là High-pressure laminate (HPL), là vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc vân hoa với nhiều tính năng ưu việt, chuyên được sử dụng để trang trí bề mặt thay thế gỗ tự nhiên trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng như kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn, tường ốp, sàn gỗ.

Laminate 

được phát minh vào năm 1992 bởi Daniel J.O'Conor và Herbert A.Faber (Mỹ), sau đó nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội thất ở Mỹ và các nước phương Tây. Tuy là vật liệu xuất hiện sau nhưng

Laminate 

hơn hẳn các loại vật liệu bề mặt khác bởi các tính năng vượt trội như: chịu xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện… Ngoài ra, màu sắc của

laminate 

rất phong phú, ngoài màu trơn, vân gỗ, vân đá, ngày nay còn có màu kim loại, ánh nhũ, 3D hay hoa văn thiết kế theo mẫu riêng với nhiều kiểu bề mặt khác nhau như mờ, mịn, gương bóng, vân nổi, vân xước… giống như thật. Dường như, không có hoa văn màu sắc hay kiểu dáng bề mặt nào mà laminate không thể làm được. 

Cho đến nay, ngoài dòng

Laminate 

thông thường, người ta còn phát triển thêm nhiều dòng

Laminate 

với các tính năng chuyên dụng khác và không chỉ có

Formica

mà rất nhiều nhãn hiệu

Laminate 

nổi tiếng khác trênthịtrườngđược mọi người ưa chuộng như Wilsonart, Arborite, …

Cấu tạo Laminate

:

Laminate 

được chế tạo theo công nghệ HPL, cơ bản gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine (melamine resin) trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao.

Hình 15: Cấu tạo của Laminate.

Lớp Overlay

 (lớp màng phủ) trên cùng được bao phủ bởi một lớp keo

Melamine 

trong suốt, có tác dụng ổn định và tạo độ cứng cho bề mặt, chịu lửa, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác động của hóa chất vàdễ vễ sinh lau chùi.

Lớp Decorative paper

 là lớp phim tạo màu mỹ thuật, các mẫu màu và hoa văn được thiết kế trên máy rồi in lên loại giấy phim đặc biệt này, dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao (220oC) lớp overlay nóng chảy và bám chặt vào lớp giấy phim, giúp cho bề mặt

Laminate 

luôn bền màu và thật màu. 

 Lớp Kraft Paper

s bao gồm nhiều lớp giấy nền kraft được ép chặt với nhau dưới tác dụng của lực ép ở nhiệt độ cao. tùy theo yêu cầu về độ dày của tấm

Laminate 

mà tăng giảm lượng giấy nền cho phù hợp. Giấy nền Kraft được làm chủ yếu từ bột giấy và phụ gia ép tuần hoàn ở chế độ cao (300kg/cm2 và nhiệt độ 125 độ), nên bền, dai và thô, thường có màu nâu hoặc xám với định lượng 50-135 g/m2.

Kích thước tiêu chuẩn

 cho một

tấm 

Laminate 

là 1220 x 2440 mm, dày 0.6~0,8 mm với tấm loại thường và dày 0.5mm với tấm post-forming (

Laminate 

có thể uốn cong). Bề mặt sản phẩm có nhiểu loại: mặt mờ (matt), mịn (satin), xước, vân nổi, sần, gương bóng

Quy trình sản xuất

Kỹ thuật ép dán Laminate

Laminate là vật liệu bề mặt khá mỏng và giòn, vì thế luôn cần phải dán lên trên một tấm cốt gỗ khác mới có thể đem đi sử dụng. Laminate có độ cứng nhất định do được phủ bởi keo Melamine, vì thế khi ép dán cũng đỏi hỏi trang bị đồ dùng và thiết bị gia công chuyên dụng.

Các bước gia công ép dán Laminate chủ yếu như sau

1) Cắt tấm laminate theo kích thước cần thiết, mỗi cạnh thừa ra khoảng 0.25 inch (6mm) để sau này chỉnh sửa viền. Lưỡi cưa tốt nhất nên dùng loại làm từ thép carbon, khi cưa cần chú ý đưa lưỡi cưa vào từ phía mặt màu để tránh mặt cắt bị nứt vỡ nham nhở.

2) Làm sạch các mặt của tấm cốt gỗ, mặt dưới của Laminate và mặt trái của chỉ viền PVC.

3) Dán Laminate: Bôi keo đều lên mặt dưới của Laminate và hai mặt của tấm cốt gỗ bằng máy lăn keo chuyên dụng, đợi đến khi keo sờ không còn dính tay nữa thì ốp tấm Laminate lên bề mặt của tấm cốt gỗ.

Khi tấm Laminate được ép lên tấm cốt gỗ, cần chú ý đẩy hết không khí ở giữa các tấm, sau đó dùng lô lăn tì mạnh và lăn đều một lượt bên ngoài tấm Laminate để Laminate bám đều vào cốt gỗ rồi mới đem ép chúng trong máy ép chuyên dụng (máy ép nguội hoặc máy ép nhiệt). Nhất thiết phải lăn keo thật đều và tránh để không khí lưu lại bên trong khiến cho Laminate bị phồng rộp, mất thẩm mỹ.

4) Dán cạnh: Phun hoặc lăn keo đều lên các cạnh của tấm và mặt trái của chỉ viền PVC. (Khoảng 5~10 phút) rồi phơi cho đến khi keo không còn dính tay thì dán dây bo lên cạnh tấm bằng máy dán cạnh, độ rộng của dây bo vượt ra ngoài hai bên tấm cốt gỗ khoảng 1mm là thích hợp, để sau này mài gọt đường viền.

5) Đợi cho máy ép xong, dùng máy mài cạnh hoặc dao gọt góc 10 độ để chỉnh sửa cạnh viền của tấm, cuối cùng dùng dũa sắc để dũa đường viền cho mịn và tròn. Chú ý: Chỉ dũa theo một chiều hướng xuống dưới, không được dũa theo kiểu đưa lên đưa xuống sẽ làm cho bề mặt không mịn bóng.

6) Phần keo thừa lộ ra ngoài có thể dùng giẻ hoặc dung môi để lau sạch.

Chú ý: Khi cắt tấm Laminate, nhất thiết phải đưa lưỡi cưa vào từ phía mặt màu, sau đó đẩy trượt cắt tấm tương tự như kỹ thuật cắt kính, như thế sẽ giúp cho đường cắt mịn và viền không bị nứt vỡ, nham nhở gây mất mỹ quan

Ứng dụng của laminate

Laminate được sử dụng khá rộng rãi để trang trí bề mặt cho sản phẩm nội thất như bàn ghế, giường tủ, sàn nhà, cầu thang, trần thả, vách ốp… So với những vật liệu truyền thống như venner, đá… laminate là vật liệu bề mặt nhân tạo nên tính năng ổn định, không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước. Bên cạnh đó, kỹ thuật gia công Laminate đơn giản cùng với sự đa dạng về màu sắc giúp cho Laminate có thể ứng dụng khá linh hoạt và đáp ứng được yêu cầu của nhiều khách hàng.

Tùy theo màu, vân và hoa văn khác nhau mà Laminate có thể được sử dụng vào các mục đích khác nhau.

- Laminate vân gỗ, vân đá gần gũi với con người, thậm chí bề mặt cũng có độ nhám, sần sùi như gỗ, đá tự nhiên. Loại này được ưa chuộng nhất trên thị trường, thường sử dụng cho các công trình nhà ở, văn phòng, khách sạn hay công trình công cộng. Laminate màu trơn dùng cho các trang trí có tính hiện đại như tấm ốp tường, ốp trần, quầy kệ.

- Với các công trình như quán ăn, cửa hàng, siêu thị, showroom…cần màu sắc bắt mắt thì các giải pháp về màu của Laminate rất thích hợp. Laminate màu nhũ với bề mặt gương bóng, lấp lánh phản chiếu ánh sáng hay bề mặt kính cho cảm giác bóng bẩy và có chiều sâu.

- Ngoài ra, mẫu vải silk có bề mặt mượt như vải, màu mờ đục có gợn sóng. Mẫu da khi sờ tay lên bề mặt cũng có độ nhăn nhẹ của chất liệu da tự nhiên. Mẫu hoa văn 3D hay màu nhôm xước đêm lại cảm giác mới lạ và độc đáo cho không gian.

Ưu điểm nổi bật của Laminate

Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng

Có thể uốn cong theo yêu cầu tạo dáng của nội thất, tủ bếp

Chịu lực cao, chịu chày xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.

3.

Lớp phủ mặt Melamine:

Hình 16: Lớp phủ mặt Melamine.

Khái niệm lớp phủ mặt Melamine.

Gỗ, mây tre – những chất liệu tự nhiên với ưu điểm mang lại sự gần gũi, ấm áp. Một thời gian dài, gỗ là sản phẩm gần như độc tôn. Người ta say sưa nói về gỗ lát hoa, mun đen… như một sự sang trọng đặc biệt. Tuy nhiên, khi nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, con người không ngừng tìm kiếm các vật liệu mới thay thế. Và một trong những chất liệu thành công trong sản xuất đồ nội thất phải kể tới là Melamine.

Cấu tạo của lớp phủ mặt Melamine:

Melamine cấu tạo gồm 05 lớp:

Lớp 1 Overlay (lớp màng phủ bên ngoài) + 2 lớp Decorative Paper (Lớp tạo vân gỗ) + 3 lớp Kraft Paper (Lớp Giấy Nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo trong quá trình gia nhiệt tạo nên sự ổn định vững chắc cao.

Lớp Overlay (lớp màng phủ) trên cùng được bao phủ bởi một lớp vật liệu đặc biệt trong suốt (Melamine resins – Keo Melamine), có tác dụng ổn định lớp bề mặt, tạo nên lớp bề mặt vững chắc, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác động của hóa chất và dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng.

Lớp thứ 2 (Decorative paper) là lớp phim tạo vân gỗ. Màu sắc và vân gỗ được lựa chọn từ nhiều loại gỗ tự nhiện trong thực tế mang đến cho khách hàng sự hài lòng về các kiểu vân gỗ và màu sắc khác nhau, từ những màu trẻ trung năng động cho đến những màu tối quý phái sang trọng. Dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao (220oC) lớp thứ nhất nỏng chảy và gắn liền với lớp tạo vân gỗ nên bề mặt luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng

Lớp thứ 3 (Kraft Paper) là lớp giấy nền bao gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 0.2mm. Dưới tác dụng bởi lực ép ở nhiệt độ cao các lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 được gắn kết lại với nhau trong suốt quá trình sử dụng. Kraft Paper là lớp giấy được sản xuất trong quá trình kết hợp các hạt giấy và hóa chất trong quá trình gia nhiệt để liên kết các sợi xenlulô mà không làm mất đi đặc tính của xenlulô. Giấy nền Kraft này bền, dai và thô. Định lượng của giấy nền là 50-135 g/m2. Giấy nền thường có màu nâu hoặc xám, nhưng nếu cần thiết có thể được tẩy trắng bằng hóa chất.

III.

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ công nghiệp:

Ưu điểm:

Giá thành hợp lý: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chí phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn gỗ tự nhiên.

Không cong vênh: gỗ công nghiệp sự ưu việt là không cong vênh, không co ngót, ngay cả mảng nội thất lớn, gia công sản xuất nhanh. Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.

Nhược điểm:

Không họa tiết và đường soi: khó mà sản xuất được đồ nội thất kèm theo việc đục, đẽo, soi trang trí như gỗ tự nhiên.

IV.

Gỗ công nghiệp trên thị trường thế giới và Việt Nam

:

Thị trường thế giới

Người tiêu dùng rất chú trọng đến yêu cầu về chất lượng, bên cạnh đó là giá cả và sự tiện dụng. Ngoài ra, gỗ được sử dụng phải đảm bảo làm từ nguồn nguyên liệu bền vững có lợi cho môi trường và an toàn cho người sử dụng.

Tại EU, kiểu dáng thịnh hành vẫn là đồ gỗ kiểu Ý và Đức, loại đồ gỗ sơn mài có phủ polyester mang phong cách Ý cũng rất phổ biến ở những thị trường này. Đồ gỗ kiểu cổ điển của Trung

Quốc cũng đang thịnh hành.

Tại Bắc Mỹ, các mặt hàng đồ gỗ ngoài vườn, đồ gỗ phòng ăn, phòng khách và phòng ngủ ngày càng được ưa chuộng.

Hình 17: mẫu ghế Laminate uốn cong.

Thị trường Việt Nam

Hiện nay, thị trường Việt Nam ưa chuộng hai chủng loại gỗ nhân tạo chủ yếu là gỗ ép và tre ép. Sản phẩm gỗ nhân tạo sản xuất và sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm:

Thứ nhất: gỗ MDF hay còn gọi là ván sợi MDF (Medium Density Fiberboard).

Thứ hai: Okal hay còn gọi là ván dăm (PB).

Thứ ba: gỗ dán là gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên.

Thứ tư: ván ghép thanh (còn gọi là gỗ ghép).

Gỗ nhân tạo của nước ta còn nhiều nhược điểm chưa được khắc phục như chứa nhiều chất độc hại, dễ biến dạng khi gặp nước, dễ bắt lửa và bị mối mọt, nứt tách. Trong những năm qua, nhiều người đã nghiên cứu, cải tiến công nghệ sản xuất đem lại hiệu quả cao.

V.

Sàn gỗ.

a.

Khái niệm

·

Sàn gỗ công nghiệp thường có 4 lớp

.

Hình 18: cấu tạo sàn gỗ.

4 lớp sàn gỗ công nghiệp cao cấp

- Lớp vật liệu đặc biệt (Melamine resins) trong suốt, có tác dụng ổn định lớp bề mặt, tạo lên lớp bề mặt vững chắc, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác dụng của hoá chất và dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng.

- Lớp phim tạo vân gỗ tự nhiên, lớp vân gỗ này được lớp thứ nhất bảo vệ nên luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.

- Lớp lõi bằng gỗ HDF (High Density Flywood) được tạo thành bởi 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là các phụ gia làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. 

- Lớp tráng phía dưới của tấm ván sàn bằng vật liệu tổng hợp đặc biệt có tác dụng ổn định bề mặt dưới, chống mối mọt, cong vênh, chống nước.

Hình 19: các lớp của sàn gỗ.

b.

Các loại sàn gỗ:

Sàn gỗ laminate

:

có ba lớp

Lớp nhựa phủ bề mặt.

Giấy in vân gỗ 0.2mm

Lớp HDF 8-12 mm

Sàn gỗ bằng nhựa

: gồm có

Trên cùng là lớp nhựa bề mặt hoàn thiện sản phẩm.

Tiếp theo là lớp tạo màu vân gỗ

Tiếp đến là lớp lát nhựa PVC.

Dưới cùng là lớp đế nhựa PVC.

Sàn gỗ nhựa tổng hợp (Wood Plastic Composite):

Thành phần bao gồm 60% gỗ và 40% nhựa (thường là PE) cùng các chất kết dính, phụ gia trộn lẫn, ép đùn. Được sử dụng cho ngoại thất.

c.

Ưu điểm và nhược điểm của sàn gỗ

- Ưu điểm sàn gỗ công nghiệp

Thi công, lắp đặt đơn giản: Các tấm ván gỗ với hèm khóa ở bốn cạnh được cài với nhau cũng như tháo rời một cách đơn giản không dùng bất kỳ loại keo dính nào vì vậy khi lắp lên sàn nhà rất nhanh. Bên cạnh đó các tấm ván đã được sản xuất hoàn chỉnh với tất cả các tính năng tại nhà máy nên sau khi lắp đặt xong có thể sử dụng được ngay. 

Hạn chế trầy xước: Bề mặt của sàn gỗ công nghiệp phủ một lớp melamine kết hợp với sợi thủy tinh được ép với nhiệt độ cao tạo nên một bề mặt cứng hạn chế sự trầy xước khi mặt sàn cọ sát với các vật khác. 

Chịu nhiệt độ cao: Chính vì bề mặt được ép với nhiệt độ cao nên khả năng chịu nhiệt của bề mặt sàn gỗ lên đến 50 độ C, với nhiệt độ này bề mặt sàn gỗ công nghiệp vẫn không bị cháy, biến dạng hay mất màu. 

Không bị ảnh hưởng bởi hóa chất thông thường: Cũng từ việc ép nhiệt bề mặt trong quá trình sản xuất, sau khi trở lại nhiệt độ bình thường bề mặt sản phẩm có sự liên kết cao, cứng và rắn chắc nên các hóa chất thông thường không thể thẩm thấu vào bề mặt và tác động tới sản phẩm.

Dễ chùi rửa: Với các tính năng trên, khả năng bám bẩn của mặt sàn gỗ công nghiệp là rất thấp cũng như không chịu tác động của những hóa chất khác và người sử dụng có thể làm sạch bề mặt một cách dễ dàng. 

Chống mối mọt: Khắc phục nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên thường hay bị xâm thực của mối mọt, nhà sản xuất đã đưa vào sản phẩm những phụ gia nhằm loại trừ khả năng này. 

Chống biến dạng, cong vênh, co ngót: Cấu tạo của gỗ công nghiệp hoàn toàn khác với 

sàn gỗ tự nhiên

 như gỗ công nghiệp không có thớ và xơ gỗ, độ cứng chắc rất đồng đều nên hạn chế gần như hòan toàn khả năng co ngót và cong vênh. 

Chống mất màu: Màu sắc của gỗ công nghiệp được bảo vệ bởi một lớp phủ bề mặt chống trầy xước, chống sự tác động của hóa chất và chịu nhiệt cao nên không bị ảnh hưởng của môi trường bên ngoài vì thế màu sắc không thay đổi. 

Chống nồm khi thời tiết ẩm ướt: Cũng như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp có độ thẩm thấu nước nhất định. Trong môi trường có độ ẩm không khí cao sàn gỗ công nghiệp không bị đọng nước trên bề mặt. 

Không ảnh hưởng sức khỏe con người: Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất với nguyên liệu hoàn toàn từ gỗ tự nhiên, kết cấu vững chắc, không mùi, không chịu tác động của môi trường xung quanh, hạn chế những sự khắc nghiệt của thời tiết như giá lạnh, nóng ẩm... chính vì vậy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng. 

Thân thiện với môi trường: Nguồn nguyên liệu gỗ của các quốc gia cũng như trên toàn thế giới ngày càng cạn kiệt. Việc khai thác gỗ quá mức đang gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường, sản phẩm sàn gỗ công nghiệp là một giải pháp tối ưu cho việc tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu quý này mà vẫn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của con người. Với lý do này ở các nước tiên tiến gỗ công nghiệp được coi là sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội của mình, sàn gỗ công nghiệp cũng có những hạn chế nhất định đó là: Không sử dụng cho các công trình ngoài trời, độ bền của sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng khi sử dụng trong môi trường đọng nước và ngập nước. Sàn gỗ công nghiệp chỉ sử dụng cho những công trình có độ phẳng nhất định, không thể uống conghay chạm trổ hoa văn.

d.

QUY TRÌNH THI CÔNG

Chuẩn bị mặt bằng trước khi lắp đặt

1. Đảm bảo bề mặt nền cứng, khô và phẳng (Bề mặt nền có thể là nền bê tông, nền cũ lát bằng gạch men.

2. Đảm bảo có ít nhất 1 ổ cắm điện (~ 210V-220V) để sử dụng cho máy cắt và máy khoan.

3. Nếu phòng đã lắp cửa và cửa mở vào trong, đảm bảo mép dưới của cửa cách mặt nền ít nhất 15mm đối với loại sàn dày 8mm và ít nhất là 19mm đối với loại sàn dày 12mm.

Hình 20: thi công lắp đặt sàn gỗ.

Quy trình thi công

1. Lắp đặt ván sàn

Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn, kiểm tra độ phẳng của bề mặt sàn. 

Nếu còn một vài chỗ gồ ghề thì xử lý để đảm bảo bề mặt sàn thật phẳng.

Bước 2: Tiến hành trải lớp lót sàn. 

Lớp lót sàn được trải liền nhau theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng, trải bề mặt đã được tráng nilon xuống dưới. Hai lớp lót liền kề nhau được nối liền bằng băng dính.

- Bước 3:

 Lắp đặt sàn

Mặt sàn sẽ được ghép bắt đầu từ góc phòng, và nối tiếp nhau từ trong ra ngoài.

Các tấm ván sàn được ghép liên tục theo từng hàng, các mép nối đầu mỗi thanh gỗ được ghép so le nhau. Khoảng cách giữa chân tường và mép sàn gỗ là 10mm, đây là khoảng cách bắt buộc để có thể ghép mộng cho tấm ván cuối cùng, đồng thời cũng chính là khoảng cách an toàn cho phép sự giãn nở của toàn bộ mặt sàn sau một quátrình sử dụng.

2. Xử lý các phần kết nối giữa hai sàn, kết thúc sàn

- Kết thúc sàn tại các mép với chân tường, ván sàn được ghép cách chân tường 10mm. Sau đó được che kín bởi phào chân tường hoặc nẹp kết thúc

.

Kết thúc sàn tại mép của (dùng nẹp kết thúc)

- Kết nối sàn khi chuyển màu, giữa hai phòng với nhau hoặc gi

ữa

sàn gỗ và nền sàn bằng vật liệu khác (Dùng nẹp nối chữ T)

3. Lắp đặt phào chân tường

     Phào chân tường phổ biến hiện nay là phào gỗ MDF phủ vân gỗ. (ngoài ra còn có một số loại phào khác như phào nhựa, phào gỗ tự nhiên nhưng ít phổ biến hơn).

     Phào chân tường có tác dụng cố định mép của ván sàn, ép sàn xuống sát mặt nền, đồng

thời

che hết khe hở giữa mép sàn và chân tường.

-

 Phào gỗ MDF vân gỗ được cố định với chân tường bằng đinh chuyên dụng đóng phào.

Sau khi đã g

h

ép xong sàn, phào và nẹp, thợ thi công sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ sàn, bơm keo silicon vào một số khe hở giáp với tường, khung cửa, ... dọn dẹp sàn và bàn giao cho chủ nhà.

Đây là loại sàn gỗ công nghiệp sử dụng công nghệ mộng kép nên việc thi công lắp đặt rất nhanh, độ bền lâu và có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi lắp đặt xong.

e.

Bảng báo giá sàn gỗ

Báo giá sàn gỗ:

1. Sàn Gỗ C - Class ( 8mm x 210 x 1210 ) AC3 : 200.000 VND

2. Sàn Gỗ M - Class ( 12mm x 127 x 808 ) AC4 : 250.000 VND

3. Sàn Gỗ E - Class ( 12mm x 127 x 808 ) AC4 : 270.000 VND

4. Sàn Gỗ K - Class ( Siêu chịu Nước ) : AC4 : 280.000 VND

Báo Giá Phụ Kiện:

1. Phào Simili ( phào dán ) : 35.000 VND/m dài

2. Phào Laminlet ( phào Phun ) : 35 - 55.000 VND/m dài

3. Nẹp nhựa Kỹ thuật : 35 - 55.000 VND/m dài

4. Xốp lót chống nước: 15.000 VND/m2

VI.

Tre ép

Tre ép công nghiệp được phân làm hai loại dựa trên công nghệ ép: ép nan và ép khối.

Với tre ép nan, các nan tre được ép lại với nhau theo hai cách ép ngang và ép nghiêng, như vậy sẽ giữ nguyên được những vân tre.

Tre ép ngang tạo ra sản phẩm có độ đàn hồi cao và phô bày được vẻ đẹp tự nhiên của cây tre với các vân họa tiết đặc sắc do sự khác biệt về màu sắc giữa các mấu tre và thân ống tre. Tre ép ngang rất phù hợp để sử dụng làm ván lát sàn, vách ngăn, tấm ốp tường hoặc ốp trần.

Tre ép nghiêng ép các thanh tre áp sát mặt phẳng vào nhau cho một sự đồng đều về màu sắc cao và các đường chỉ song song kết hợp với các mắt tre nhỏ. Tre ép nghiêng có độ cứng tốt, tính ổn định cao và cho một vẻ đẹp độc đáo, hiện đại. Ngoài việc sử dụng làm ván sàn, tre ép nghiêng còn rất phù hợp để làm đồ nội thất và trang trí. Ván tre ép có giá bán khoảng từ 500000 – 650000VNĐ/m2 tùy loại.

Hình 21: sản phẩm tre ép.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vatlieu