~95~

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cổng làng được xây dựng từ những năm tháng xưa dần hiện ra trước mắt, người dân cũng dần đông hơn, có lẽ do được gọi là làng cổ nên nét sinh hoạt của người dân nơi đây cũng chậm hơn rất nhiều.

Chậm ở đây không phải là lạc hậu mà là chậm rãi khoan thai, các bà các mẹ thường diện những trang phục của thế kỷ trước, cắp cái rổ hay xách cái làn ra chợ buôn bán. Ở chợ vẫn còn những bức tường gạch, những cửa tiệm được xây dựng từ lâu, hôm nay có lẽ là chợ phiên, người buôn kẻ bán đông vui vô cùng, tiếng nói tiếng cười hay những tiếng thân thương của ngôn ngữ mẹ đẻ cũng hoạt động hết công suất.

Rời chợ, Jimin tiến về khu dân cư. Những năm gần đây xu hướng trở về thời xưa cũ ngày càng phổ biến, vậy nên homestay mọc lên như nấm, ở Yang Rim cũng không thiếu, Jimin đã đặt trước một căn, gặp chủ nhà lấy chìa khóa phòng, Jimin ngả lưng một chút trên giường. Sau đó lại ngồi dậy sắp xếp đồ đạc, nghe bác chủ homestay nói mấy hôm nay làng tổ chức hội, Jimin bèn chậm lại, không vội vã đi tìm hiểu nữa. Nghỉ ngơi một buổi thoải mái rồi ngày mai bắt đầu chiến đấu.

".....Hội làng truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Hội làng là một trong những hoạt động văn hóa cao, hoạt động văn hóa nổi trội trong đời sống. Hoạt động này diễn ra với những hình thức và cấp độ khác nhau, phục vụ lợi ích đa dạng trước mắt và lâu dài nhằm thỏa mãn những nhu cầu của các cá nhân và tập thể trong môi trường mà họ sinh sống. Môi trường của lễ hội truyền thống thường là nông thôn, làng xã. Hội làng là môi trường thuận lợi mà ở đó các yếu tố văn hóa truyền thống không ngừng được bảo tồn, bổ sung, hoàn thiện, vận hành cùng tiến trình phát triển lịch sử của mỗi địa phương trong lịch sử chung của đất nước. Nó chính là hệ quả của cả quá trình lịch sử của không chỉ một cộng đồng người. Đây chính là tinh hoa được đúc rút, kiểm chứng và hoàn thiện trong dọc dài lịch sử của bất cứ một cộng đồng cư dân nào.

Nói tới lễ hội không thể không nói tới yếu tố tín ngưỡng tâm linh mà hầu như lễ hội nào cũng có. Đấy có thể là tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, thờ tổ tiên, hay thờ mẫu. Nhân vật trung tâm thường là những nhân vật lịch sử - văn hóa có công dựng nước, giữ nước, có công trong việc mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho người dân. Họ tổ chức các lễ hội là để thể hiện niềm biết ơn thành kính của mình với các nhân vật lịch sử và văn hóa ấy, truyền thống uống nước nhớ nguồn này là nét văn hóa đẹp đáng trân trọng......"

Cây bút trong tay loẹt xoẹt mấy hàng chữ, chữ hắn rất đẹp, đây chính là thành quả của việc rèn luyện của Jimin suốt năm năm đầu đời từ khi biết cầm bút. Ngày xưa Phác Duy Minh chỉ quan tâm đến các con số, ngày nay Jimin lại sống trong học thuật, chuẩn bị luận văn thi lên nghiên cứu sinh.

Thế sự khôn lường.

Hội làng nói một cách đơn giản chính là ngày giỗ của Thành hoàng làng xây dựng ngôi làng hoặc những nhân vật có công được thờ ở làng đấy. Hội làng thường có những nghi thức cúng bái, rước kiệu và những trò chơi dân gian được bảo tồn đến ngày nay.

Một không gian văn hóa phi vật thể rất đáng để tham gia, Jimin cảm thấy háo hức vô cùng.

Sáng hôm sau dậy thật sớm, chuẩn bị tươm tất ra ngoài đã thấy người dân diện những trang phục truyền thống đẹp đẽ đến nơi tế bái Thành hoàng làng, Jimin cũng nối bước theo sau.

"....Quá trình tế lễ thiêng liêng được người dân chuẩn bị kỹ càng và tươm tất, những sản phẩm truyền thống được đặc biệt chú trọng, có những món ăn mà chỉ có người dân ở đây mới biết. Đầu tiên là trưởng làng là người đọc văn tế, tiếp theo là nhã nhạc cung đình được tấu lên, sau cùng là người dân dâng hương tiến lễ. Tất cả công đoạn được kiểm tra kỹ càng như một sự kiện trọng đại của quốc gia, ngay sau lễ tế sẽ là lễ rước, theo cảm nhận của tôi, lễ rước này như muốn để vị Thành hoành làng có thể ngắm nhìn dân cư trong làng, như một vị vua đi khảo sát con dân của mình sống có tốt hay không.

Lễ rước cũng quan trong như phần lễ tế vậy, có một yếu tố tâm linh mà người dân luôn tin tưởng đó chính là kiệu bay,. Vậy kiệu là gì??? Kiệu bay lại là khái niệm gì??? 

Kiệu, cỗ kiệu hay còn gọi là kiệu hoa, một loại đồ vật trông như ghế ngồi được son son thiếp vàng, được sử dụng trong các lễ hội truyền thống. Rước kiệu là một nghi lễ trong truyền thống lễ hội làng quê. Thường diễn ra trong những ngày đầu xuân, lễ hội là cách cộng đồng tại làng xã tổ chức để kết nối và tôn vinh các thần thánh. Lễ rước thường bao gồm việc di chuyển tượng thần hoặc thần vị từ nơi thờ tự về nơi mở hội (thường là từ miếu về đình). Trong lễ rước, người ta thường sử dụng các cỗ kiệu như kiệu bát cống (8 người khiêng) hoặc kiệu văn, ý nghĩa của lễ rước thay đổi tùy theo đối tượng rước, cách thước tiến hành và thành phần tham gia.

Hiện tượng kiệu bay không còn mới lạ gì ở các lễ hội truyền thống, nhiều người còn nói rằng rước kiệu mà kiệu không bay thì không phải lễ rước nữa rồi. Cỗ kiệu được trang trí tinh xảo và đẹp mắt, đương nhiên nó cũng rất nặng, đa phần người rước kiệu đều là thanh niên trai tráng khỏe mạnh, đưa kiệu lên vai rồi di chuyển, thậm chí là chạy kiệu. Nhiều khi, kiệu tự di chuyển, rồi xoay vòng khiến cho người khiêng không kiểm soát được. Người địa phương cho rằng, do thần hoặc thánh nhập vào người rước kiệu......."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro