Bà cụ Tứ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                 Nhà văn Kim Lân là minh chứng cho chân lý "quý hồ tinh bất quý hồ đa" trong

nghệ thuật. Ông viết ít nhưng tác phẩm của ông ngày càng được nhớ đến nhiều, thậm chí

có những trang viết được tôn vinh "không phải người viết mà là thần viết, thần đã mượn tay

người để viết lên những trang bất hủ" (Nguyễn Khải). "Vợ nhặt" - tiền thân là tiểu thuyết

"xóm ngụ cư", in trong tập "Con chó xấu xí" xuất bản năm 1962 - chính là một tác phẩm

như thế. Truyện đã khám phá cảnh ngộ, thân phận rẻ rúng, bọt bèo và vẻ đẹp khuất lấp

của người nông dân trong nạn đói 1945. Đọc truyện, ta
không thể không ấn tượng với nhân vật...

               Nếu được đọc Ngô Tất Tố, Nam Cao, chúng ta sẽ ít nhiều thấm thía cuộc sống

cơ cực của những người dân lao động. Bần cùng và bị bức bách đến mức tha hoá về nhân

phẩm là bi kịch lớn nhất mà chính họ phải chịu đựng. Nhưng cũng có những con

người trong cơ nhục vẫn bản lĩnh hay nói chính xác hơn là liều lĩnh chấp nhận thêm những

khốn khổ, vì một lẽ rất đơn giản: tình yêu, tình người. Đó là ai? Là chị Dậu, là mẹ con anh cu Tràng.

                      Nếu như người dân Nhật không bao giờ cho phép mình quên sự thảm khốc khi Mĩ ném hai quả bom

nguyên tử xuống và Nagasaki thì người Việt Nam lại không thể quên năm 1945 bởi nạn

đói chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Cho đến giờ, người ta vẫn nhắc về nạn đói năm đó

như nỗi kinh hoàng nhất. Trong Vợ nhặt, cái đói, cái chết xuất hiện như một nhân vật có mặt

khắp nơi. Người sống xanh xám như những bóng ma và người chết như ngả rạ. Cõi sống lại

như cõi chết, lúc nào cũng vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Cố âm

thanh đấy, nhưng không còn là tiếng cười đùa ríu ran của bầy trẻ mà là tiếng quạ cứ gào lên

từng hồi thê thiết nghe thảm não. Ấy vậy mà khi tất cả mọi người đang quay quắt trong cái

đói, đang từng giờ cưỡng lại thần Chết thì anh cu Tràng lại làm một việc động trời lấy vợ.

Nhưng mọi sự đều có nguồn cơn của nó. Hàng xóm láng giềng không hiểu có thể cho

anh cu Tràng gàn dở, chỉ có bà cụ Tứ – người dứt ruột đẻ ra anh, người mà cuộc đời đã trải

qua bao cay đắng là thấm thía hết cơ sự.

                    Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà là những việc trọng đại của mỗi con người,

cần có sự tham mưu của cha mẹ, của bề trên. Thế nhưng sự kiện Tràng lấy vợ lại được

thông báo một cách đột ngột, khiến bà cụ Tứ ngạc nhiên khôn tả. Ban đầu chỉ là sự thắc

mắc khi thằng con trai sốt sắng săn đón khác mọi ngày: Bà cụ Tứ nhấp nháy hai con

mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi: Có việc gì thế vậy? Khi Tràng vẫn thong thả chưa trình bày

câu chuyện, bà cụ phấp phỏng bước theo con vào nhà. Kim Lân đã rất tinh tế khi dùng hai

chữ phấp phỏng để diễn tả sự lo lắng và nhẫn nại chờ đợi của bà lão. Hành động đứng sững

lại đưa nhân vật tới đỉnh điểm của sự ngạc nhiên. Ngòi bút nhà văn không đứng ngoài

quan sát mà nhập hẳn vào tâm trạng nhân vật, thấu suốt nỗi băn khoăn đang nảy theo

những câu hỏi trong đầu bà lão: Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người

đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u?

Không phải con cái Đục mà Ai thế nhỉ? Bốn câu hỏi âm thầm liên tiếp bật lên trong suy nghĩ

của bà cụ Tứ. Chính bà cụ không trả lời được nhưng cũng không ai trả lời hộ bà. Mọi thắc

mắc chỉ xoay quanh sự xuất hiện của người đàn bà trong nhà- Không ngạc nhiên sao

được khi ngôi nhà vốn dĩ chỉ có hai mẹ con nay lại có người thứ ba. Không ngạc nhiên sao được

khi giả thuyết con cái Đục – đứa con gái duy nhất đã không còn nữa? Thế mà vẫn có người

gọi bà cụ bằng u. Sự điềm tĩnh vốn có ở người già đã giúp bà cụ Tứ không phát hoảng lên.

Nhưng đáng thương hơn bà cụ lại tưởng mình nhầm lẫn: Bà cụ hấp háy cặp mắt cho đỡ cay.

Rốt cuộc, nỗi băn khoăn của bà
cụ Tứ vẫn không được giải bày: Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý

không hiểu. Điều này để lí giải bởi trước sự việc của Tràng, bà cụ Tứ hoàn toàn bị động. Mọi

việc đang đến với bà là sự đã rồi mà bà là người không hay biết điều gì cả.

                 Khi Tràng vẫn cố tình trì hoãn bí mật của mình, mời mẹ vào nhà ngồi chình

chẽn, bà cụ lập cập bước vào nhà. Đó là sự run rẩy của tuổi già hay là sự thấp thỏm, lo sợ

phỏng đoán những điều bất trắc có thể xảy đến? Với người mẹ nghèo khổ này, còn có điều

gì khủng khiếp hơn sẽ đến nữa đây? Hai chữ lập cập của Kim Lân làm dậy lên trong lòng

người đọc sự thương cảm sâu sắc. Biết trước sự việc rồi nhưng độc giả vẫn hồi hộp chờ

đợi phản ứng của bà cụ, vẫn nín thở xem bà cụ sẽ nói gì, làm gì?

                     Nhân vật của chúng ta vẫn không vỡ lẽ ra mọi chuyện khi cô dâu mới cất  

tiếng chào lần thứ hai. Và dường như sốt ruột trước sự chậm hiểu của bà cụ, nhà văn

còn để cho Tràng chú thích: Kìa nhà tôi nó chào u. Vậy mà bà cụ Tứ vẫn không thể hiểu

được sự thể câu chuyện. Làm sao bà cụ hiểu được khi trong thâm tâm, chính bà cùng

không tin con trai mình có thể lấy vợ. Anh cu Tràng vừa nghèo, vừa xấu, vừa cục mịch,

làm sao lấy nổi vợ? Với lại trong cái giai đoạn này, có ai còn nghĩ đến chuyện cưới xin

được? Nỗi băn khoăn của bà cụ chỉ hết khi Tràng dõng dạc vắn tắt trình bày cơ sự Nhà tôi nó

mới về làm bạn với tôi đấy u ạ!
Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau. Chẳng qua nó cũng là

cái số cả. Và thế là bà lão cúi đầu nín lặng. Không phải là im lặng mà là nín lặng – tức là im

lặng, nín nhịn vì không thể nói được điều gì. Bà cụ Tứ đã hiểu hết mọi chuyện. Kim Lân tiếp

tục đồng cảm với những suy tư của bà để thấu hiểu hơn bao giờ hết những tủi hờn, xót xa

trong lòng bà cụ: Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán

vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Ai oán vì sao? Xót thương vì sao? Bao cơ sự

ấy là gì? Bà thấm thía lắm chứ. Những thổn thức trong lòng bà cụ chỉ Kim Lân mới hiểu, cảm

thông và giải tỏa cho bạn đọc hiểu được. Thì ra suy nghĩ của bà cụ già không hề giản dị như

chúng ta nghĩ. Cái nghèo đói không làm bà cụ đi dãi chấp nhận cuộc sống buông tuồng.

Bà cụ đang đau nỗi đau của người mẹ không thể lo nổi cho hạnh phúc của con mình. Lời

văn: Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những

mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì là lời tự trách, là tiếng khóc nức nở,

nghẹn ngào của người mẹ nghèo khổ. Tuổi già hạt lệ như sương, nhưng trong kẽ mắt

kèm nhèm của bà cụ Tứ vẫn rỉ xuống hai dòng nước mắt. Đó là những giọt nước mắt tủi

phận cùng cực. Đó là những giọt nước mắt khóc cho chính sự khốn khó của mình. Nhưng

đó cùng là những giọt nước mắt của lòng tự trọng, những giọt nước mắt giữ cho nhân

cách của con người không sa xuống bờ vực của sự tha hoá. Người mẹ nghèo cũng chỉ còn

những giọt nước mắt ấy làm chứng cho tình yêu tha thiết đối với các con.

                  Thương đến cháy lòng, khổ đến cùng cực nên bà cụ Tứ hết sức lo lắng cho cuộc

sống của các con. Chỉ một câu
đáp: Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được

cơn đói khát này không? Băn khoăn ấy không phải không có cơ sở. Cả xóm ngụ cư, lớn hơn

là cả nước đang đảo điên trong nạn đói, giữ được mạng sống cho chính mình đã khó, đằng

này, anh cu Tràng lại còn đèo bòng. Nỗi lo lắng của bà cụ Tứ là nỗi lo của người mẹ có trách

nhiệm với con cái. Ở tuổi gần đất xa trời, bà có quyền vô lo vô nghĩ đến những điều đó lắm

chứ. Nếu không thương con, nếu không có trách nhiệm với cuộc sống của các con, bà cụ

đã chẳng nhọc lòng, khổ sở như vậy.

               Trong Vợ nhặt, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở nửa sau của câu chuyện. Với những

tình tiết đã xảy ra phía trước, người đọc phỏng đoán bà cụ Tứ sẽ xuất hiện với bộ dạng

cay nghiệt thường thấy ở các bà mẹ chồng nông thôn.

Nhưng ngay cả Tràng cũng bất ngờ trước thái độ của mẹ mình. Sự nhã nhặn trong cách

cư xử, đặc biệt là chuỗi diễn biến tâm trạng nhân vật khẳng định nhân cách cao đẹp của

nhân vật bà cụ Tứ. Trước mắt chúng ta là một người mẹ hết lòng thương con, là một bà cụ

nghèo khó nhưng phúc hậu rất mực. Tất cả những điều đã trải qua trong lòng bà cụ đã được Kim Lân ghi lại một cách chân

thật, xúc động.

                    Kim Lân là một trong những nhà văn có khả năng am hiểu tâm lí nhân vật

sâu sắc. Dưới ngòi bút của ông, những nông nổi sâu kín trong lòng người mẹ già được

thể hiện chân thực, tinh tế, xúc động và ám ảnh. Nếu không có sự yêu thương, cảm thông,

chia sẻ, nhà văn không thể thể hiện thành công diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn văn

ngắn như thế. Hậu thuẫn cho tấm lòng nhân đạo chắc chắn còn là bản lĩnh nghệ thuật của

người cầm bút. Hình ảnh bà cụ Tứ cùng với hình ảnh chị Dậu, hình ảnh người vợ cam chịu,

tảo tần trong sáng tác của Nam Cao đã làm nên sự bất tử cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#van