Chương 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vật đổi sao dời, giang sơn đổi chủ. Quả đúng như dự liệu trước đây, Thục Phán đánh xuống, Văn Lang thất thủ. Sau thành công đánh đuổi quân Tần về nước. Thục Phán dẫn quân công thành Phong Châu nhiều lần. Lúc này, binh lực của Hùng Duệ Vương còn hùng mạnh, binh tướng tinh nhuệ, thừa sức chống đỡ. Song dần dà, Hùng Duệ Vương đã quá ỷ lại vào sự bảo hộ mà ngài cho là vĩnh viễn muôn đời của thần linh. Nhất là khi có hai con rể Chử Đồng Tử và Sơn Tinh.

Vua nói: "Ta có sức thần, nước Thục không sợ ư?"

Cũng vì lối nghĩ kia, vua chẳng để tâm chuyện võ bị hay chỉnh đốn lòng quân gì nữa cả. Lẽ tất nhiên, Thục Phán thành công sáp nhập hai tộc lớn Âu Việt và Lạc Việt với nhau, đặt tên nước là Âu Lạc, dời kinh đô xuống miền đồng bằng Phong Khê, khởi công xây dựng thành Cổ Loa. Ta vốn nằm ngoài cuộc chiến nên chẳng thể phán xét rạch ròi trắng đen, phải trái hai bờ chiến tuyến. Với phận vị của mình, ta chỉ mong sao can qua sớm dứt, nhân dân lại an cư lạc nghiệp, có được vị quân chủ đáng tin, thế là đã đủ.

Phần mỵ nương Ngọc Hoa, mẹ Phượng Minh, hay tin nước mất, triều Hùng Vương kéo dài mười tám đời cứ thế mà sụp đổ, nàng trở bệnh. Phượng Minh không còn vô tư bay nhảy, nàng rút về nhà chăm sóc mẹ.

Liền mấy tháng trời không gặp Phượng Minh, ta thấy xung quanh thiếu thiếu. Thú thật, có lẽ vì tâm hồn ta quá đỗi cằn cỗi, cho nên ở cạnh Phượng Minh, ta thấy thế giới quanh mình đậm vị mùa xuân, trăm hoa đua nở, lại cháy rực như ngọn lửa đỏ đêm hội nhảy lửa.

Sau khi Ngọc Hoa khỏi, Phượng Minh cũng ru rú trong hẻm núi thêm một thời gian, sau mới xuất hiện lại ngoài núi. Ta và Phượng Minh lại vô tình có cơ hội gặp mặt.

Một ngày, Phượng Minh xun xoe hỏi ta về cảm giác thế cuộc. Ta đồ rằng lúc chăm mẹ, Phượng Minh đã để đôi mắt sầu não của mẹ vào tâm mình. Phượng Minh băn khoăn hỏi ta chẳng hay trong mắt ta thời kỳ hỗn mang là dạng thức gì, trông như thế nào, có vui hơn bây giờ không, có liên đới với ta nhiều không?

Thú thật, ta cũng không biết thời kỳ đó ra sao. Khi ta sinh ra, Lạc Long Quân đã tồn tại rồi. Do vậy hỗn mang với ta cũng còn xa xôi lắm. Ta không như Phượng Minh, giữ sự hiếu kỳ về tất cả mọi thứ, mong được đặt chân cùng khắp. Nói đúng hơn, tinh thần của ta đã bị mai một. Nước chảy đá còn mòn, huống gì là thứ nhiệt huyết vô hình của ta? Phần ta, tuyệt nhiên trước giờ chỉ nhằm về tương lai mà nghĩ, ta cho rằng đã là quá khứ thì nên để ngủ yên.

Đến đây, ta chợn nghĩ, có chắc là sự tò mò đó tốt về lâu về dài hay chăng? Hiếm lắm ta mới kết giao được một người bạn là nữ giới, hoạt ngôn, non nớt lại được sống theo lý lẽ và niềm tin của riêng mình. Tất thảy những điều này ở nàng đều khiến ta ngưỡng mộ. Do đó, ta quý Phượng Minh. Mà càng quý ta càng thêm phần sợ mất đi.

Người ta nói hạnh phúc chẳng tày gang, bão tố ập đến với Phượng Minh chỉ vì nàng vẫn còn ôm cái tính hiếu kỳ ấy trong mình.

Lại một ngày nhàn nhã như mọi ngày, ta trèo lên đỉnh Vệ Linh, biến ra một khay trà rồi thưởng thức nhấp nháp một mình. Gió hiu hiu thổi, vờn vợn luồng qua mái tóc đen nhánh ta biến ra. Dưới kia, một đồi cỏ lau mướt mướt mọc dài từ chân núi đến tận triền. Chúng vô ưu ngả nghiêng theo chiều gió. Hay thật, chúng vừa theo chiều gió, lại vừa dưng dưng mặc kệ thế cuộc. Ta chậm rãi phóng tầm mắt ra xa, vô thức đi tìm bóng hình quen thuộc. Biết đâu ngồi đây đến chiều, Phượng Minh lại sang chơi?

Đợi mãi nhưng chẳng thấy bóng Phượng Minh, ta ngao ngán, định trở về bể. Bỗng khi đi đến phía dưới, ta thấy một người nữ cao tồng ngồng đang chạy lại. Khỏi đoán cũng biết đây là xảo xứng của Phượng Minh. Ta nhận được lời nhắn từ cô xảo xứng nọ, rằng nàng muốn ký thác cha mẹ già ở nhà cho ta. Nghe xong ta ngơ ngác buột miệng kêu trời rồi bật cười. Nghe như sắp chết đến nơi vậy. Mà thân bán thần nào có dễ chết đến thế? Ta lại hỏi tiếp:

"Sao phải ký thác?"

"Thưa, công chúa muốn đi đầu thai." Xảo xứng cúi đầu tiếp lời.

Ta hốt hoảng, đang sóng yên gió lặng, nàng đi đầu thai làm gì? Mà đầu thai ở đâu cho được? Khoan nói đến những vấn đề khác, nội việc thần tự ý đầu thai cũng đã làm trái luật Trời, ngăn trở sinh mệnh của đứa bé thật sự phải ra đời. Cảm giác như đầu bị đông cứng, ta đứng đực ra không biết làm gì. Phượng Minh ngông cuồng hơn ta tưởng. Lúc sau, ta mới hỏi:

"Phượng Minh đầu thai vào nhà nào? Đã ra đời chưa? Nàng có ăn cháo lú không? Liệu ký ức bán thần có còn không?"

"Thần ơi, ngài hỏi thế thì tôi biết đường nào mà lần. Tôi chỉ biết công chúa đầu thai làm mỵ nương trưởng của An Dương Vương, vừa chào đời ba ngày trước." Tuy xảo xứng cúi đầu nhưng ta vẫn bắt gặp nét nhếch mày bất lực với ta.

Đột nhiên, ta thấy lòng mình bộn rộn đến khó chịu. Chẳng hay chuyện Phượng Minh đầu thai nhà Trời đã biết chưa? Mà nếu biết thì tai họa gì sẽ giáng xuống đầu nàng nữa? Hay bên trên cứ mặc nàng càn rỡ mà tha tội cho? Hoặc có thỏa thuận nào đó đằng sau việc đầu thai mà ta không biết? Giả như đứa trẻ kia, người có số mỵ nương thực thụ, đã không thể quay lại kiếp người, vừa hay Phượng Minh lại muốn trải nghiệm kiếp người nên đến thế?

Ta day trán, thở dài. Cứ đứng đây lo lắng thì cũng bằng thừa, thôi thì ai làm việc nấy, kiếp người ngắn ngủi qua mau, rồi cũng sẽ đến ngày mọi thứ về đúng vị trí vốn có. Giờ chỉ mong Phượng Minh đừng giở trái tính trái nết, dở dở ương ương mà làm xằng. Còn sinh ly tử biệt, hẳn nên để nàng trải qua một lần cho chừa thói.

***

Mười bảy năm, mười bảy lần ta dâng sóng gió. Tuy có sự khác biệt tùy vào từng năm và ý tứ của các đấng bề trên, nhưng đứng trước sự khổ sở ỉ ôi trong thiên hạ, ta cũng mủi lòng mà lén lơi tay đi bớt.

Nếu ta nhớ đúng thì hôm nay là sinh thần mười bảy tuổi của mỵ nương Phượng Minh, còn nhiều hơn số tuổi nàng là bán thần cơ đấy.

Ta hóa thân thành một giọt nước nhỏ, hòa vào chậu nước mấy xảo xứng mang về cung, định bụng xem thử bao năm qua nàng sống ở đó như thế nào, còn nhớ những chuyện trước kia không.

Trên đường vào cung, lẳng lặng quan sát đường đi nước bước, ta mới thấy quả thực Loa Thành là một kiến trúc trác việt, ta ngầm bội phục tài năng của An Dương Vương.

Lại nghe bảo về việc An Dương Vương xây thành chế nỏ. Vì thành xây đến đâu lở đến đó, vua lập đàn cầu đảo bách thần. Lúc đó sứ Thanh Giang được cử đi hỗ trợ vua. Sứ Thanh Giang là một con rùa tu đạo trăm năm, trở thành thần, gọi là thần Kim Quy, nói sõi tiếng người, thông tỏ việc trời đất, âm dương quỷ thần.

Gặp được thần, An Dương Vương cả mừng, rước Kim Quy vào thành. Nhờ sự chỉ dẫn mà thành được xây xong. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc, nhà vua cho đặt tên là Loa Thành, còn gọi là Quỷ Long Thành.

Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, tẩn mẩn quan sát thì còn thấy cả đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm, nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sạt lở. Một số lượng gốm khổng lồ gồm nhiều loại ngói với độ nung khác nhau. Ở lớp trên cùng, ngói được trang trí nhiều loại hoa văn, tùy địa điểm mà đặt ngói một hoặc hai mặt.

Thành Cổ Loa gồm chín vòng xoáy trôn ốc cả thảy. Mặt ngoài lũy dốc thẳng đứng, mặt trong thoải để ngoài đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình hơn một trượng, có chỗ cao đến hai, ba trượng. Chân lũy rộng từ năm đến bảy trượng, mặt lũy rộng từ hai đến ba trượng.

Thành nội hình chữ nhật. Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, có bốn cửa ở các hướng đông, bắc, tây bắc và tây nam. Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng.

Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Lô Giang. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.

Ngoài việc hỗ trợ xây thành, Kim Quy còn tháo vuốt đưa cho An Dương Vương để làm lẫy. Kết hợp với nỏ mà Cao Lỗ làm, gọi là "Linh quang Kim Quy thần cơ."

Vốn chẳng tin dân gian đồn đại, nay được tận mắt chứng kiến. Ta gật gù cảm phục An Dương Vương là bậc phi phàm, là đấng quân vương đáng tin cậy. Bấy giờ, ta thực lòng cầu các đấng thần linh che chở cho sự phồn vinh thịnh trị lâu dài, để chí ít mỗi khi dâng bão lũ, lòng ta bớt áy náy cắn rứt vì nhân dân đủ sức vực dậy.

Từ khi vào nội cung, ta bị đổi sang tay liền mấy người xảo xứng không biết bao nhiêu lần, sau mới đến được nơi ở của mỵ nương Phượng Minh. Họ đặt ta trên chiếc sập lớn, bên cạnh có nhiều khay, chậu khác.

Đợi một lúc vẫn không thấy Phượng Minh, ta tò mò đảo mắt xem một vòng nhà ở nhân gian. Mái nhà sàn lợp bằng cỏ gianh, có bốn mái, hai mái trước và hai mái sau khác hình nhau. Các chi tiết chính làm bằng gỗ, ngoài ra trong nhà sàn còn có các loại tre, bương, hóp để làm đòn tay, đan vách... Cột nhà làm bằng gỗ tròn. Đinh chêm cũng bằng gỗ, cố định mộc chính và dùng các loại dây leo bện để níu những mộc phụ theo hình chữ thập nằm xiên. Nghĩ lại mấy nơi ta từng đi qua khi vào cung, bên trong nhà ở các cung đều trang trí hầu như giống nhau. Toàn là da thú, lông chim để treo đầy trên các thanh xà ngang, trên vách. Độ cao các nhà sàn đều tăm tắp với năm bậc thang. Tuy chưa vào nhưng nhìn bên ngoài hình như chỉ có điện nghị sự của An Dương Vương là cao hơn một ít.

***

Chiều muộn, khi mặt trời gần khuất núi, thấy vãn người canh gác, ta bèn hóa phép trở lại hình người, thủng thẳng phủi vạt áo rồi rảo bước ở khoảnh sân trống. Song để tránh mắc phải những mối rườm rà ở trong cung, ta ẩn thân đi.

Trong cơn gió đông phai màu, mùi hoa sữa cuối mùa còn thoang thoảng. Chúng chùng chình dưới đôi cánh chim lạc gỗ ở mái nhà cong cong nơi chính điện. Chúng ve vãn quanh bậc tam cấp dẫn lên gian chính nhà sàn. Rồi lại nấn ná thơm đôi tóc mai của những người thiếu nữ Cổ Loa.

Mặt trời đỏ ối nơi lưng chừng đồi, giữa những cây cột trụ trời sừng sững của đất phương Nam. Gió chiều dường chưng hửng, tầng mây lững lờ vô cảm nhập vào hồn người mơ hồ vô định. Xuân về, vừa mang theo cái tươi rói rói non thì, vừa mang theo bao nhiêu tất tả lo toan.

Ta nhắm nghiền mắt lại, chép môi khe khẽ. Ta buông mọi muộn phiền âm ỉ trong thâm tâm, để cho gió nhẹ cuốn đi. Phải chi lúc này, tìm được người trút bầu tâm sự cho thỏa lòng mề như mười mấy năm về trước. Có thế thì hay biết mấy.

Ta len lén đưa mắt về người thiếu nữ ngồi bênkia. Dưới cái vàng ươm của nắng chiều, thiếu nữ ngồi trên nhà sàn, cạnh bậcthang buông thõng chân. Nàng ngồi khom lưng, tay đỡ cằm bất động như thể thả hồnvào nẻo nào biêng biếc. Tuy vậy nhưng sâu trong đôi mắt nàng, ta vẫn cảm nhậnđược tia nhiệt huyết, non trẻ và đầy sức sống. Dưới bóng chiều ngược nắng, nànglàm ta cảm thấy vừa xa xôi, vừa gần gũi kỳ lạ. Nàng là mỵ nương Phượng Minh.


Theo Đại Việt sử ký toàn thư.

Lô Giang: Tên cũ của sông Hồng.

https://gotrangtri.vn/kham-pha-net-doc-dao-trong-kien-truc-nha-san-cua-nguoi-muong-co/

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro