đấu tranh lý lẽ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hai hôm nay thấy thần sắc con có vẻ không ổn, cha nghĩ bụng nhất định con có chuyện gì ở trường. Gặng hỏi một lúc, con nói đã tranh biện với tầy dạy Anh  văn về phương pháp tính điểm. Thầy đuối lý nên có vẻ bực, không để ý đến con, thậm chí khi con giơ tay phát biểu, thầy cũng tảng lờ. Cha không thể không nói: "Tốt lắm! Chàng trai! Cha ủng hộ con!"

Chắc con sẽ rất ngạc niên vì sao cha dường như cổ lỗ này lại có thái độ như vậy. Nhưng con cần biết: đáu tranh tới cùng chống bất hợp lý, không khuất phục để bảo vê lẽ phải là thái độ của cha từ xưa tới nay. Cha tin răng, mỗi người trong xã hộ dân chủ dều cần có thái độ đó. Bảo vệ lẽ phải, bảo vệ niềm tin của mình còn là điều kiện cốt yếu để thành công trên đường đời. Xin xỏ có thể thành công, nhưng thành công không vẻ vang; đấu tranh có thể thất bại, nhưng thất bại cũng oanh liệt. Bởi vậy, chỉ cần con hòa nhã, có phong cách tranh biện của người quân tử, thì đấu tranh với người quyền uy đến đâu, cha cũng ủng hộ con. 

Còn nhớ hồi học cấp ba, dù điểm kiểm tra không tệ điểm thi rất tốt, nhưng cha luôn bị thầy dạy toán cho điểm thấp do vắng mặt để làm báo trường tới, hay đi thi diễn thuyết. Hồ đó, cha đã tức đến mức muốn bỏ con ếch bị mổ thực nghiệm vào ngăn kéo của thầy.

Ngày đầu tiên vào trường Mỹ thuật, thấy trong phòng giáo viên treo một bức tranh khá đẹp, cha hỏi thầy bức đó được xếp thứ mấy trong cuộc thi của trường. Thầy nói bức đó đáng xếp thứ nhất, nhưng vì người vẽ hay trốn học nên chỉ cho thứ nhì. Cha lập tức bày tỏ, thi tranh là luận xấu đẹp, tranh đẹp phải xếp thứ nhất, khiến thầy rất bực tức.

Hồi mới tới Mỹ, trên chuyến xe bus đường dài đi về phía nam, cha bị xếp xuống hàng ghế cuối. Trên xe còn rất nhiều ghế trống, cha lập tức hỏi người bán vé có phải vì kỳ thị chủng tộc mà xếp người da vàng xuông chỗ gần buồng vệ sinh hay không, kết quả cha lấy được chỗ ghế ở trên.

Nghỉ hè về Đài Loan, nhận thấy việc quản lý tòa nhà chúng ta ở trước kia khá vô lối, cha cùng hai hộ nữa đí vận đọng gần một trăm hộ khác mở một cuộc họp về quản lý. Trong quá trình đó, cha gặp vô vàn trở lực, thậm chí họ hàng ta sống trong tòa nhà đó cũng kiên quyết phản đối, cho rằng cha rỗi việc sinh chuyện.

Chính như con nói, phương pháp tính điểm của thầy không công bằng, các bạn lớp con đều rất bất bình nhưng không dám nói, chỉ có con nói ra, lại còn tranh biện từng mục một. Dần lớn lên, con sẽ thấy người có đạo đức không it, nhưng người có dũng khí không nhiều. Vấn đề là, nếu không ai dám đứng ra đấu tranh, bất công sẽ vĩnh viễn là bất công, đè nén sẽ vĩnh viên là đè nén. Từng đấu tranh, cha rất ủng hộ con làm một người tranh đấu có phong thái.

Con chú ý, cha nói là người tranh đấu có phong thái, chữ "phong thái" ở đây rất quan trọng. Xem cuộc biện luận giữa các ứng của viên tổng thống, nhà bình luận thường ưu ái ứng cử viên nào giữ được nụ cười ung dung từ đầu đến cuối. Dù bị kích động đến đâu, con cũng phải giữ được thái độ bình thảnh và tư duy mạch lạc, đấu tranh với "việc" chứ không phải đấu tranh với "người", tôn trọng người mà con đấu tranh. Bởi con đấu tranh vì lẽ phải chứ không phải để bôi xấu đối phương.

Tất nhiên cha cung phải nói với con, người dẫn đầu cuộc đấu tranh thường là người hy sinh. Vì tranh biện với hai thầy mà cha không còn cơ hội tốt nghiệp đại học hạng A, cũng từng ví lý do "quá hạn trả bài" mà suýt không được tốt nghiệp. Hồi học cấp một, cha và một cậu nữa còn bị thầy dạy vẽ đánh vào lòng bàn tay. Nhưng cha không hận các thầy, bởi nếu cha có lý mà các thầy không tiếp thu là thầy sai; nếu cha vô lý thì cũng có cơ hội tự xét lại mình. Sau cuộc tranh đấu, bình tĩnh suy nghĩ lại, ta có thể thây đổi hoặc tìm cách đấu tranh khác, đều là bổ ích. Như hiện nay làm giáo sư đại học, dù cũng hay bị sinh viên nhiều phiên làm cho tức điên, nhưng cha vẫn kiềm chế để về nha suy nghĩ. Có lẽ do kinh nghiệm thời đi học mà cha biết đặt mình vào vị trí khác để xem xét vấn đề.

Cha tuyệt đối không bao giờ trừ điểm học sinh vì tranh cãi. Có thể cha bực một lúc, nhưng không bao giờ bực mãi. Nhất là khi biết học sinh mình đúng, cha còn phải cảm ơn vì họ đã chỉ ra sai lầm, thậm chí còn khâm phục dũng khí của họ. Có thể không thích, nhưng cha vẫn đánh giá cao học sinh cãi mình. Cha biết rằng, trong cuộc đời rộng lớn mai sau, vượt lên được là những người có cốt cách và dũng cảm, thường không phải là những người chũi mũi vào sách vở.

Chỉ cần con giữ lòng kính trọng, giữ lễ nghĩa, nói lên lẽ phải, đấu tranh bằng lý lẽ, thì môn này có hỏng cha vẫn khen ngợi, đồng thời hy vọng con vì bất bình mà quyết chí học hành, sau này thành công ở chính môn mình thi hỏng. Còn nếu vì thầy giáo không đếm xỉa đến lý lẽ mà khiến con suy sụp tinh thần, từ bỏ mọi nổ lực, con sẽ thật sự là một kẻ thất bại.

Giữ vẻ tươi tỉnh, có lẽ ngày mai con sẽ thấy thầy cười lại với con - cậu học trò dũng cảm!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro