thanh niên thời đại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hôm nay cha gặp một lưu học sinh Trung Quốc ở Bảo Tàng Mỹ thuật Metropolitan. Cậu ta ăn mặt rất "mốt" mà vẫn nghiêm chỉnh, và dù đã là một thanh niên nhưng nét mặt vẫn còn chút trẻ con. Cậu ta mặc chiếc jacket trắng in chữ GUCCI lớn, rất hài hòa với chiếc quần âu trắng và giầy thể thao. Thỉnh thoảng cậu ta đưa chiếc máy NIKON lên chụp, động tác rất thành thục. Mới từ Cali tới New York chơi, song cậu ta hiểu biết rất sâu sắc về bảo tàng vì trước khi đến đây, cậu đã đọc những tài liệu liên quan.

Cha mời cậu ta ăn trưa, thấy cách ăn uống của cậu ta từ tốn, âm lượng khi nói chuyện vừa phải. Trong lúc trò chuyện, cha được biết cậu ta sắp vào trường Berkeley danh tiếng ở Cali, nguyện vọng sau này là làm bác sĩ. Cha tò mò hỏi làm sao cậu ta xin được vào Berkeley, thành tích hồi cấp ba của cậu ta thế nào? Ban đầu cậu ta khiêm tốn nói, nếu ở Cali thì xin học ở Berkeley dễ hơn; sau đó nói thành tích của mình là 4.2, rồi giải thích đó là bốn điểm A tiêu biểu, có thêm số lẻ là do cậu tham gia các khóa trình đại học ngay từ hồi cấp ba.

Cha lại hỏi cậu ta có hoạt động ngoại khóa gì, bởi muốn vào các trường đại học trong Ivy League, dù điểm học tập cao đến đâu mà không có hoạt động ngoại khóa (Extracurricular Activities) thì cũng khó được tuyển.

Cậu ta nói đã tham gia đội hùng biện, đại diện cho trường thi đấu ở trại hè học thuật, tham gia làm báo trường và còn là trung phong khúc côn cầu.

Cha nâng ly mừng, rất vui vì được gặp một người trẻ tuổi giỏi giang đến vậy, cũng không ngạc nhiên vì sao cậu ta xin vào trường nổi tiếng nào cũng đều được nhận. Điều làm cha khâm phục hơn nữa; cậu ta là du học sinh phổ thông, cha mẹ vẫn ở Đài Loan.

Gia đình không giàu sang, song cậu ta vẫn đi một chiếc xe thể thao TOYOTA thời trang, loại xe hơi của Nhật đỡ tốn xăng. Năm cuối cấp ba, cậu ta phải tới làm gia sư các môn Anh văn, Toán, Lý, Hóa cho con cái của chín gia đình Trung Quốc! Tuy mỗi tháng được trả một nghìn đô-la, song một nửa số đó tiêu phí cho xăng xe.

"Chú biết không? Cháu mới mua xe nửa năm mà đã đi hơn 10.000 dặm." Cậu ta nói với cha.

Cha rất ngạc nhiên, làm sao cậu ta vẫn còn thời gian để học tập và hoạt động ngoại khóa, thành tích lại rất cao như vậy.

Trên đường từ Bảo tàng Metropolitan trở về, cha ngẫm nghĩ về chuyện đó, nhận ra phương pháp giáo dục của mình phải sửa đổi, không thúc ép sát sao con như trước nữa, bởi thời đại đã thay đổi.

Ở Đài Loan cha thấy nhiều gia đình có thu nhập giống nhau, song cách sóng hoàn toàn khác nhau.

Một kiểu gia đình rất cần kiệm, đến giấy lau mồm cũng không vứt đi mà để lạu bàn; cán muôi bị rời ra lại quấn giẻ dùng tiếp. Một kiểu gia đình có phần lãng phí, đồ đạc cũ là thay mới ngay, báo cũ lập tức vứt đi, bếp núc không dính một hạt bụi, nồi niêu bóng loáng.

Cứ theo lẽ xưa thì kiểu gia đình cần kiệm phải có cuộc sống dễ chịu hơn. Nhưng sự thực, kiểu gia đình tiêu phí lại có chát lương sống hơn hẳn, kinh tế của họ cũng dần đi lên. Theo quan sát của cha, gia đình tiêu phí có quan niệm hiện đại, họ quản lý tiền bạc theo lối mới nên tiêu tiền hay đầu tư hiệu quả. Dần dần, hai kiểu gia đình phân thành hai tầng lớp khác nhau. Gia đình lạc hậu càng lạc hậu, gia đình tân tiến càng tân tiến. Khoảng cách giữa họ ngày một xa.

Cũng như vậy, kiểu kinh doanh trong thời đại nông nghiệp - cửa hàng xếp hàng hóa chồng chất, ánh đèn mờ mịt, tác phong lề mề - bị kiểu kinh doanh hiện đại thay thế.

Ngày trước hàng hóa xếp chồng chất cho thấy cửa hàng phong phú, nay lại thấy quản lý kém; ngày trước vừa tán gẫu vừa gói hàng cho khách để cho thấy người bán nhã nhặn và có tình, nay lại thấy hiệu suất kém; ngày trước hàng hóa không thay đổi cho thấy chất lượng bảo đảm, nay lại thấy không chịu đổi mới. Hoàn cảnh không ngừng thay đổi, không kịp thích ứng sẽ bị lạc hậu, cũng có thể bị đào thải.

Trở lại vấn đề, trước kia học sinh học giỏi thường thành công. Nhưng trong xã hội hiện đại, nếu không thích ứng được dù đỗ đẫu cũng khó sự nghiệp hơn người.

Lý luận của kinh tế hiện đại là tiêu dùng để kích thích sản xuất, còn trước kia tiết kiệm để tích lũy tài sản. Ngày trước cha mẹ cố cho con khỏi phải làm thêm để tập trung vào học tập, liệu ngày nay có nên cho con cái ra ngoài để hình dung được thực tế cuộc sống?

Ngày trước cha mẹ định hướng tương lai cho con, ngày nay liệu có nên để cho con lớn  đến một tuổi nào đó thì tự đặt kế hoạch tương lai, cha mẹ chỉ đóng vai trò tham mưu?

Từ cậu thanh niên kia, cha đã thấy một hình tượng tuổi trẻ biết phát huy tiềm năng, biết cách sắp xếp thời gian, có thái độ tích cực với cuộc sống, không chịu cảnh "nước chảy bèo trôi".

Cậu ta mặc bộ đồ thời trang, dùng máy ảnh đắt tiền, đi xe hơi hòa hoa, làm gia sư cho chính gia đình, thành tích học tập ở trường cao và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Cậu ta lấy quần áo, xe hơi đắt tiền để thỏa mãn nhu cầu xa xỉ của tuổi trẻ; dành một nửa thu nhập để trả xăng xe và bảo hiểm, dùng xe đó để tham gia hoạt động ngoại khóa, đi dạy, tiết kiệm được bao nhiêu thời gian; học giỏi ở trường, cậu ta lại càng được nhiều nhà tín nhiệm mời đến làm gia sư... đó chẳng phải là tiêu dùng để kích thích sản xuất sao?

Ngày trước cha thường dùng lối giáo dục kiểu Trung Quốc, đẩy con tiến lên trước. Giờ đây đột nhiên cha hoài nghi lối giáo dục đó, bởi sống trong thời đại thay đổi mạnh mẽ có rất nhiều điều khiến cha ngỡ ngàng.

Con có thấy nên lựa chọn lối sống như trên không?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro