XEM CHỈ TAY

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

XEM CHỈ TAY

TÌM HIỂU BÀN TAY

Khi quan sát bàn tay chúng ta không quên lưu ý đến sắc thái. Nhận định về sắc thái của bàn taymột người, chúng ta có thể tìm hiểu đại cương về cá tánh và có thể cả bệnh lý của người ấy. Bácsĩ Josef Ranald đã phân ra bốn loại sắc thái ở bàn tay.

I. Sắc thái ở bàn tay nóng nảy:

- Tính chất bàn tay: Nhỏ, dài, tam giác, có chu vi khác thường, nhiều nếp nhăn và nhiều chỉ,ngón mềm mỏng, nhọn và ngón út ngắn, tay thô. Đường ngang trên có dạng như dâythừng.

- Cá tánh: Nóng nảy, dục tốc, tự cao, nhiều tưởng tượng, tính bất thường.

II. Sắc thái ở bàn tay lãnh đạm:

- Tính chất bàn tay: Lòng bàn tay mềm, dày, ẩm ướt, ngón ngắn không đều, ít chỉ tay, rộng trắng nhạt. Móng tay rộng, lưng bàn tay có lấm chấm tàn nhang.

- Cá tánh: Người trầm mặc, lạnh lùng, kiên nhẫn, đa tình, chuộng lý luận.

III. Sắc thái ở bàn tay hờn giận:

- Tính chất bàn tay: Vuông hay chữ nhật, có vẻ ốm nhưng thật ra nhiều thịt, nóng ấm, lòng bàn trũng, chỉ tay rõ nét, sậm màu, ngón dài, đầu ngón bè ra. Đường ngang dưới dài và thẳng, ngón cái dài.

- Cá tánh: Tự ái cao, nhiều tham ng, tự kiêu. Sức khỏe: yểu tướng.

IV. Sắc thái ở bàn tay ương ngạnh:

- Tính chất bàn tay: Rộng, ngắn, dày, nóng ướt, màu hồng, lưng bàn tay có nhiều lông, ngón cái ngắn. Gò kim tinh cứng. Chỉ tay đậm, màu hồng nhưng ít chỉ.

- Cá tánh: Ngang ngạnh, không ưa sự bình thản dễ nổi giận, có tư tưởng cao siêu. Không nể nang ai hay lý sự.

NHỮNG MẪU BÀN TAY CỦA MỘT SỐ DANH NHÂN THẾ GIỚI

Các nhà nghiên cứu về bàn tay và chỉ tay đã phân ra 12 mẫu bàn tay khác nhau và mỗi loại nói lên cá tính, tài năng, thọ yểu....

1. Bàn tay nhỏ nhắn so với tỷ lệ cơ thể: người tỉ mỉ, chịu khó, khéo léo, có tài bắt chước, suy đoán, nhận thức nhanh.

2. Bàn tay lớn so với tỷ lệ cơ thể: người bảo thủ, cương quyết nhưng chậm chạp.

3. Bàn tay dài: người hay do dự, phân vân, cẩn thận.

Arlette Dorgère, Duse, Suzanne Demoy Felybe, Lender, Lantelme, Simone, Georgette, Lefane Maeterlink, Andrée Méry, Prince, Marthe Regnier Robine, Second Weber, Cécil sorel, Miss Lois Fuller.

- Về chính trị có Paul Deschanel.

4. Những danh nhân có ngón tay hình cái bay (doigts spatulés) (xem hình);

Nhà nghiên cứu Henry Rem cho rằng khi nghiên cứu về bàn tay và ngón tay hình cái bay ông lưu ý xem xét thật kỹ dạng thể để định tên và phân loại cẩn thận để có những tay thuộc loại này. Sau đây là một số danh nhân có ngón tay rất đặc biệt mà Henry

Rem đã quy vào nhóm ngón tay có hình cái bay:

- Về chính khách có Napoléon II, Lamennais, Fernand Lubori...

- Về hội họa có Rubens, Rembrandt, Jorrdaens, Bouguereau...

- Về kịch nghệ có Faure de L'Opéra, Antoine...

LÒNG BÀN TAY VÀ CÁC CHI TIẾT LIÊN HỆ

Lòng bàn tay đều đặn, no đủ, ấm dịu: Hoạt bát, rõ ràng, sống động.

Nếu mềm mại: Uể oải, trầm mặc.

Nếu mềm + nhiều chỉ nhỏ: Tiêu pha rất nhiều nhục dục.

Lòng bàn tay dày mềm nhiều thịt: Say mê xa hoa.

Lòng bàn tay mỏng, dẹp: Nhác, hẹp hòi, thiếu thông minh và nghị lực.

Lòng bàn tay có nhiều gò đều nổi: Là biểu hiện của nóng tánh, dễ cảm xúc.

- Phẳng mặt: Thông minh.

- Quá nảy nở: Tự phụ, ích kỷ.

- Cứng: Hung bạo trong dâm dục

Lưu ý lòng bàn tay trũng: Thiếu kiên nhẫn (nếu ngón dài thì không gọi thiếu kiên nhẫn) ý chí, kém sút tiền tài. Thường chỗ trũng hay theo chiều đường chỉ nào đó hay gò nào đó nên sẽ ảnh hưởng vào đường chỉ hay gò đã chỉ ấy. Nếu theo sanh đạo sẽ rắc rối gia cảnh, theo mạng đạo thất vọng trong công việc đeo đuổi….

- Bàn tay trái: báo hiệu cho chúng ta những gì có thể tránh.

- Bàn tay mặt: Ý chí của chính mình, là bản thân ta, nếu bạn thuận tay nào thì tay đó là biểu hiện của bản thân. Tay kia là biểu hiện của định mệnh (Destiny). Do đó, khi xem tay cho bất cứ nam hay nữ nên áp dụng phương thức trên có tính cách khoa học hơn là cứ theo phương châm “Nam tả Nữ hữu” vì có người thuận tay trái thì sao?

NGÓN CÁI

Ngón cái là ngón quyết định ý chí, lý chí và chiều hướng ảnh hưởng của bàn tay.

Ngón cái lớn rất quan trọng giúp phụ trợ giảm bớt những phần xấu của những ngón tay khác.

Ngón cái ngắn gây ngưng trệ sự phát huy giá trị những ngón khác.

Lóng một của ngón cái xác định ý chí khi lóng một nảy nở quá dày, to hơn lóng hai: Cứngđầu, táo bạo, hay gây sự.

Nếu đầu ngón nhọn: Biết tiết chế tật xấu trên, nếu ngón chè bè thì tật xấu trên tăng. Vuông:

Ương ngạnh, cuồng tín.

Lóng một dài: Ích kỷ, làm thầy đời.

Ngắn: Vô tư, chần chờ, do dự, không tự tin, nóng nhưng dễ hối, nham hiểm quỷ quyệt.

Lóng một ngắn, lóng hai dài: Có chương trình vĩ đại nhưng không thực hiện được.

Ngược lại lóng hai ngắn, lóng một to lớn: hành động không suy xét.

Lóng hai ốm: người khéo léo, tinh vi, sáng suốt (ngón cái).

Ngón cái thô kệch nặng nề không đều: Thiếu thông minh, ương ngạnh, vũ phu.

Ngón cái mỏng: Thông minh, có khả năng trí thức.

Ngón cái nhỏ: Thiếu ý chí, hẹp hòi, mê rượu gái, ăn hại, có thể trộm cướp, dễ bị cám dỗ.

Ngón cái cụt (tề đầu): hèn nhát.

Ngón cái mỏng: Nam giới: dễ sa ngã; Nữ giới: Hoan dâm.

Ngón cái không dang xa ngón trỏ: Gian dối, hẹp hòi, dễ bị đàn bà đàn áp.

Ngón cái cong về phía sau (nếu cong quá): Lười, hay tìm vui ở mọi nơi. Nữ giới không trung

thành với chồng, thiếu sót việc nội trợ. Nếu nhiều tiền của: Nô lệ tiền của, ăn chơi, có dâm

dục tính. Nếu mềm và oằn xuống được qua gò thái âm: bại hoại luân thường. Nếu trật ngược

ra sau lưng bàn tay thì hào hiệp, bênh vực kẻ yếu nhưng thiếu kiên nhẫn, thích bình an.

NGÓN TRỎ

Ngón Mộc tinh: Chỉ về lòng ham muốn, tài điều khiển, khát vọng quyền thế, tự phụ.

Ngón trỏ dài hơn cả: Những tính trên phát huy tối đa, nếu gầy lép thì không thành công.

Ngón trỏ cứng: Chuyên chế ở địa vị chỉ huy.

Ngón trỏ cong như cái móc: Ích kỷ, thiếu thận trọng.

Lóng chót ngón trỏ dày: Mê dâm, không kềm hãm được dâm tính.

NGÓN GIỮA

Xác định ý chí. Nếu cao hơn hai ngón bên: Nghiêm, thích tìm sự an nhàn, trào lộng tế nhị.

Ngắn: Nông nổi thiếu chủ định.

Lóng chót ngón giữa ngắn là biểu tượng yêu cuồng sống vội.

Ngón trỏ ngắn hơn ngón Thái dương là dấu hiệu thấy ở người hay rụt rè sợ sệt, thối chí, ngã lòng không có khả năng tự lập. Người yếu đuối, không tự chủ.

Ngón trỏ rất dài, hơn ngón giữa rất nhiều là dấu hiệu thường gặp ở những người ưa chế ngự, khống chế người khác. Đó là mẫu người nhiều tham vọng, nhiều hoài bão.

ÁP ÚT:

Tầm mức giao du, lỗi lạc nghệ thuật.

Ngón áp út trội hơn các ngón: nghệ sĩ có tài.

* Lóng giữa áp út dài: Sáng tá nỗi danh

* Lóng ba ngón áp út dày: Có khiếu kịch nghệ, chọn màu giỏi, có óc sáng tạo.

NGÓN ÚT:

Thực tài về giao tế, khả năng diễn cảm tâm trạng, ý chí bằng lời nói, lời văn.

- Đầu ngón chè bè: có sáng kiến, hoạt động nhiều lợi lộc, dễ rung cảm.

- Nếu đầu ngón tròn là: Có tài, khéo.

- Nếu cong về phía sau: người hay tò mò, lame chuyện.

- Nếu dài: quan sát giỏi, sáng trí, giỏi xã giao. Nếu ngắn thì ngược lại.

* Lóng hai ngón út mỏng mảnh: cờ bạc, tham lam.

* Lóng hai ngón út dài: Giỏi thương mãi, lý lẽ.

* Lóng chót dài: có tài hùng biện, xảo trá. Nếu dày thì dâm, còn mỏng thì tỉ mỉ.

Lưu ý quan sát kỹ các ngón rồi quan sát những gì ở lòng bàn tay xong mới kết luận và cần phần nghiêng về giá trị nặng nghĩa là nằm ở phần ngón tay. (Chủ động).

ĐẶC ĐIỂM Ở NGÓN TAY

Các dạng thể ngón tay:

- Ngón cứng: Nhiều tham muốn, độc tài, cứng rắn, hay tranh đua, nên khó được cảm tình của người xung quanh. Có thành công.

- Ngón oằn èo xiêu vẹo lệch lạc: Người vị kỷ, không thành thật, tiểu tiết, khó phát triển nghề nghiệp lớn. (A)

- Ngón nhọn: Người nhiều mộng ước, suy tư, lãng main, không thực tế nên khó thành công chắc chắn trên bước đường thương mãi. Tuy nhiên lại có tài giao tế và dễ chiếm cảm tình với người khác. (N)

- Ngón vuông: Người thực tế và chọn những công việc có tính cách thực dụng, dễ thành công. (V)

- Ngón tòe đầu: Tánh người bê tha, không biết lo xa, thiếu óc thực tế nên khó thành công.

Đời tầm thường. (T)

- Ngón dài: Siêng năng, ngăn nắp nên dễ thành công chắc chắn. (1)

- Ngón ngắn: Hấp tấp, nóng nảy nên dễ thất bại. (2)

- Ngón tay mềm: Người dễ uyển chuyển theo thời nhu thuận, hay do dự. Dễ thành công và dễ được cảm tình của người khác.

- Ngón tròn: người nhân từ đại lượng, hay do dự phân vân không quả quyết, hiền lành điềm đạm, muốn yên phận. (3)

- Ngón tay không mấu gút: là người thường nổi danh về nghệ thuật. (4)

- Ngón tay có mấu gút: thích sưu tầm, nghiên cứu, thích lý luận, triết lý, sống về nội tâm, hay nghĩ lại, đắn đo... (5), (6).

(7) ngón tay chè bè: (hay hình cái bay): người hay cáu, hấp tấp, cứng rắn. Nếu gân guốc, có mắt gút thì đó là người nóng tính, tự cao. Nếu nữ có thể thành gái mãi dâm.

NHỮNG GÚT MẮT Ở NGÓN TAY

Bàn tay có mắt gút 1: Hay cãi vã, đa sự, đa nghi, tự phụ. Nam giới sẽ gặp nhiều trở lực trong việc làm. Nếu nữ giới sẽ gặp nhiều hậu quả tai hại do tính kiêu hãnh của mình.

Mắt gút thứ hai: Có óc thứ tự, tài ba, mưu trí dễ thành công.

Ở ngón vuông: người chánh trực, cương nghị.

Ở ngón chè bè: Hay bênh kẻ yếu, sống chỉ vì lý tưởng.

Ở ngón nhọn: nổi tiếng văn chương mỹ thuật.

Ở ngón vuông: giỏi về thương trường, thành công về kinh tài.

Ở ngón chè bè: người hiền, nếu nữ giới gian truân.

ĐƯỜNG VÂN, KHU ỐC Ở NHỮNG NGÓN TAY

Điểm uốn tụ nằm theo chiều dọc ngón: Tinh thần ngang bằng vật chất.

A. ­ Điểm tụ theo chiều dọc ngón cái: Mê say đạo đức, có thể xuất gia lúc chưa già, càng già càng có tiền của.

Điểm tụ theo chiều ngang ở ngón cái: Gặp nhiều trở ngại trong việc khuyếch trương lớn nhưng thành công dễ ở việc khuyếch trương nhỏ.

Điểm tụ theo khu ốc: Chỉ huy giỏi, có sức mạnh thế, thế lực.

Nếu điểm tụ ở ngón cái loan xộn phức tạp: Đau khổ về ái tình.

B. ­ điểm tụ ở ngón trỏ theo chiều dọc: May mắn trong công việc ­ May mắn ­ Hoạnh tài ­ loạn óc.

Nếu đóng khu ốc và ở gò Mộc tinh có ngôi sao hay hình vuông sẽ gặp của hoạnh tài. (Thời gian tính theo sự đậm lạt của ngôi sao hay hình vuông).

Nếu đóng theo chiều ngang: Thành công trong việc tìm tòi khảo cứu.

Nếu đóng phức tạp lộn xộn lại gặp một ngôi sao ở trí đạo: Loạn óc.

C. ­ Điểm tụ theo chiều dọc ngón giữa: Sống trên 80 tuổi.

Điểm tụ quyện thành khu ốc ở ngón giữa: Đề phòng tù tội khoảng trên 40 tuổi, ngoài ra còn chỉ sự tự lượng sức mình.

Điểm tụ theo chiều ngang ngón giữa: Thảnh thơi, nhưng rất chật vật về tiền bạc.

Điểm tụ lộn xộn phức tạp: Sa ngã trong tứ đổ tường.

D. ­ Điểm tụ theo chiều dọc ở ngón áp út: Được hưởng của phụ ấm to taut.

Điểm tụ quyện thành khu ốc: gặp duyên bất ngờ với hàng danh gia vọng tộc, có khả năng mỹ thuật.

Điểm tụ lộn xộn phức tạp: Tiền và của đi đôi, tiền hết thì người chết.

E. ­ Điểm tụ theo chiều dọc ngón út: có cơ hội ra nước ngoài.

Nếu quyện theo khu ốc: Tuyệt tự, hay tìm tòi khám phá.

Điểm tụ theo chiều ngang ngón út: Kết hôn với người bà con gần.

Điểm tụ lộn xộn: Đề phòng rủi ro đi đường.

Dạng thể các đường vân xoắn ốc trên đầu ngón tay:

- Đường xoắn ốc tập trung vào giữa ngón cái: Có khả năng đứng ra làm việc, có tài điều khiển công việc, tự tin, khéo léo.

- Đường xoắn xiên, ngang: Có trở ngại.

- Đường xoắn bất định, lệch lạc: Có trở ngại, khó thành công.

- Ở ngón trỏ, đường xoắn tụ ở trung tâm: Nhiều may mắn và có được hoạnh tài.

- Nếu đường xoắn tụ ở giữa ngón áp út: Có khả năng về mỹ thuật, có quả sản về sau.

- Nếu ở giữa ngón út (ngón của giao tế và thương mãi) thì sẽ phát triển công danh sự nghiệp lúc ở nước ngoài.

Cần lưu ý về ý nghĩa của các ngón trên bàn tay để suy đoán tương lai. Ví dụ ngón cái thuộc về ý chí và lý trí. Ngón trỏ chỉ tài điều khiển, quyền uy. Ngón giữa xác định thêm về tâm linh, ý chí.

Ngón áp út tài năng của chính mình và ngón út giao tế, thương mãi, du lịch...

* Đường xoáy ốc ­ Nếu bạn chỉ có vài xoáy ốc, thì bạn không nên mơ mộng những chuyện xa

xôi nữa, mà hãy thực tế.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM Ở MÓNG TAY

Về bàn tay, các nhà nghiên cứu không những quan sát long bàn tay, ngón tay, màu sắc, nhiệt độ, các đường chỉ tay mà còn để ý đến móng tay nữa. Vì thế khi khảo cứu bàn tay không nên bỏ qua móng tay một phần mà từ Hippocrate đã cho rằng có một giá trị lớn lao trong việc chẩn đoán bệnh lý. Các sách y học cổ xưa cũng đã có một vài chương ghi chú về vấn đề này. Vì thế trước khi tìm hiểu về toàn bộ bàn tay tưởng nên biết qua về móng tay đã.

Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu về móng tay cũng như một số bác sĩ lưu tâm đến ngón tay thì ngón tay liên quan đến các bộ phận chính trong cơ thể như sau:

- Ngón cái liên hệ đến chức phận của não thùy.

- Ngón trỏ liên hệ đến gan.

- Ngón giữa liên hệ đến ruột, dạ dày.

- Ngón áp út liên hệ đến tim và phổi.

- Ngón út liên hệ đến gân, cơ bắp, thần kinh hệ.

Tổng quát thì hiện nay giới y học chỉ định thời gian móng tay từ phao đến đầu ngón như sau:

- Ở ngón cái là 140 ngày.

- Ở ngón trỏ, giữa và áp út là 124 ngày.

- Ở ngón út là 121 ngày.

Căn cứ vào sự nảy nở, dấu hiệu trên móng tay để suy đoán bệnh có thể trong bốn hay năm tháng về sau. Điều đáng ghi nhận là khi bệnh phát thì móng tay sẽ ngưng mọc.

Khi bệnh hoành hành thì móng tay sẽ chùng lại, vì thế mới có vết gờ nhô lên.

- Nằm dưới móng tay thì mới vừa bị bệnh.

- Nằm giữa móng tay thì bị bệnh cách nay 80 ngày.

- Nằm trên móng tay thì bị bệnh cách nay 160 ngày.

Những bệnh hay lây như bệnh sốt đỏ da, bệnh thương hàn, bệnh cúm, ngoài thương (gãy tay gãy chân) đều có khả năng làm xuất hiện làm xuất hiện các đường beau. Trong thời thế giới đại chiến lần thứ nhất (1914 ­ 1918), các nhà phẫu thuật đều dùng đường beau để xác định ngày bị thương của người lính. Một số tác giả còn cho rằng những cơn khủng hoảng thần kinh cũng làm xuất hiện lên đường beau. * Móng tay của người bị đau ruột và phong thấp: những đường dọc trên móng tay còn thường gặp hơn những đường beau. Chúng sinh ra từ những bệnh kinh niên nên xuất hiện rất lâu trên móng tay, có khi tới hàng năm. Hễ còn bệnh là chúng còn hiện diện (hình). Tôi đã có dịp quan sá thấy chúng nơi những người bệnh kết tràng viêm (tức là sưng ruột) lâu năm. Trong trường hợp bệnh nặng, những đường dọc này phân nhánh ở đầu. Triệu chứng này thường gặp vào nửa đời người (50 tuổi) chứng tỏ bệnh phong thấp với những chỗ bị nhiễm độc ở chân răng, trong ruột. Những đường dọc này có tính di truyền, báo hiệu cả gia đình có thể bị phong thấp.

     Móng tay của người bị bệnh cấp phát và ngoại thương: một loại móng tay khác cũng danh tiếng không thua gì loại móng tay Hippocrate là ngón tay có một hay nhiều đường beau. Sở dĩ chúng đựơc đặt tên như vậy vì bác sĩ người Pháp tên là Beau đã mô tả loại móng tay này lần đầu tiên vào năm 1846. Đường beau là những đường name ngang, xuất hiện nơi rễ móng tay và mỗi ngày một tiến lên trên cho đến đúng 160 ngày sau thì biến mất (vì móng tay lúc đó được đổi mới hoàn toàn). Như vậy nhìn theo chiều dọc thì móng tay có dạng "dợn sóng" (hình). Khi vừa bị mace bệnh thì tế bào dưới móng tay ngưng phát triển làm xuất hiện đường beau. Vì đường beau di chuyển dần từ dưới lên trên theo thời gian nên ta có thể đoán biết đích xác lúc nào thì bị bệnh.

Nói rõ hơn thì:

Nếu:

- Dấu hiệu xuất hiện ở 1/3 móng (kể từ phao ra) là biến chứng xảy ra từ sáu đến bảy tuần.

- Dấu hiện xuất hiện ở 2/3 là biến chứng xảy ra từ mười hai đến mười bốn tuần.

- Dấu hiệu xuất hiện ở phần cuối móng là biến chứng xảy ra từ mười tám đến hai mươi mốt tuần.

Móng tay của người bình thường:

Móng tay bất bình thường là những móng tay kém phát triển hay phát triển khác thường. Một móng tay bình thường có chiều dài trung bình từ 12 đến 13 mm, còn chiều ngang thì thay đổi theo từng ngón một. Hình 1 và hình 2 cho thấy móng có kích thước trung bình. Móng tay dài trên một bàn tay dài cũng là điều thông thường. Rễ mọc sâu vào bên trong. Thân móng tay cũng phát triển theo cùng một mức độ, có một vết trăng hình lưỡi liềm dài từ 1 đến 3 mm trên ngón tay trỏ.

Móng tay của người bị bệnh:

     * Móng tay của người đau tim và đau phổi: Móng tay bất bình thường mà tiến sĩ Charlotte Wolte nêu lên ở nay là một trường hợp cổ điển mà các sinh viên y khoa đều biết. Đó là móng tay của Hipocrate. Người ta gặp loại móng tay như vậy nơi những người bị lao phổi, sưng phổi, đau tim kinh niên. Người ta cũng gặp loại móng tay như vậy nơi những ngón tay dạng dùi trống,

thường thường màu xanh và có triệu chứng rối loạn trong sự lưu thông của máu. Móng tay của Hipocrate (3) -(4), có thể so sánh với mặt kính đồng hồ vì nó tròn và có một vết trắng hình lưỡi liềm to, chứng tỏ có sự khiếm khuyết trong chất lượng và hình dạng của móng tay (hình).

      Castello đã gặp nhiều trường hợp người bệnh phổi có móng tay trở lại bình thường sau khi hết bệnh. Điều này chứng minh cho mối tương quan giữa móng tay loại Hippocrate với bệnh lao phổi. ippocrate nơi những người bị lao phổi. Tác giả còn kể thêm một loại móng tay khác cũng thường gặp nơi những người bị bệnh phổi: đó là những móng tay dài, hẹp, có trắc diện (tức la khi nhìn nghiêng) lồi, giống như móng vuốt của thú vật. Ta gặp những móng tay như vậy nơi bàn tay xương xẩu có ngón dài.

Móng tay của người bị bệnh nội khoa: Theo tiến sĩ Charlotte Wolfe thì hình dáng móng tay của người bị bệnh nội khoa có một tầm quan trọng đặc biệt và bổ sung thêm kinh nghiệm riêng của mình vào những kết luận của Pedro Castello để làm sáng tỏ phép chuẩn đoán bệnh bằng móng tay. Trong sách này ông không trình bày một cách có hệ thống các tình trạng sức khỏe mà chỉ đề cập đến một số bệnh có liên quan đến bàn tay trong đó có các bệnh nội khoa. Ông đã từng ghi nhận nhiều trường hợp có bệnh về tuyến giáp trạng và não thùy.

Bệnh về tuyến giáp trạng: Tuyến giáp trạng nằm trên khí quản ngay dưới sụn thanh quản.

Tuyến hoạt động yếu thì:

- Xương không phát triển (lùn không cân đối), ngu đần, cơ quan sinh dục yếu không phát triển.

- Ở người lớn sẽ bị bệnh niêm thủy chủng: nước tụ ở da nên mắt, lưỡi sưng, nhiệt độ cơ thể hạ, mạch chậm, bải hoải.

Khi quan sát móng tay mặc dù người bệnh không có triệu chứng nào khác. Sau đó lần lần các triệu chứng xuất hiện và những xét nghiệm chuyên khoa chứng minh là đúng.

Sách y học và sach của Pedro Castello chỉ cung cấp vài chi tiết sơ sài và có phần mâu thuẫn về móng tay của người bị bệnh nội khoa. Những chi tiết được đề cập phần lớn liên quan đến các bệnh về tuyến giáp trạng và não thùy. Tiến sĩ Charlotte Wolfe đã quả quyết cho rằng các bệnh này có liên hệ mật thiết đến móng tay. Theo Pedro Castello thì móng tay thiếu vẻ bóng và có vạch trên đó là triệu chứng của bệnh tuyến giáp trạng và bệnh niêm thủy thủng (Myxoedème) (kèm theo triệu chứng da đầu khô và ruing tóc). Những móng tay mỏng, dễ gãy, hình dạng như móng tay con nít là những móng tay bị yếu, phát triển rất chậm. Đôi khi chúng rất mềm và có dạng như cái quạt. Theo một tác giả khác thì móng tay loại như con nít kém phát triển là triệu chứng của cơ quan sinh dục bị suy nhược. Theo Hollander thì móng tay quá lớn là triệu chứng bệnh não thùy kém phát triển, nhưng tôi thì không nhận thấy vậy bao giờ. Tiến sĩ Charlotte Wolfe cho rằng (mà Pedro Castello cũng đồng ý như vậy) là não thùy và tuyến giáp trạng phát triển quá mức bình thường thì móng tay cũng phát triển nhanh theo, láng bóng và mọc ra rất nhanh.

Nếu tuyến giáp hoạt động mạnh tiết hydroxine vào máu và gay bệnh basedow hay nóng nảy, giận

ữ, người gầy đi.

     Bệnh não thùy là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu xanh nằm trong mặt dưới não. Não thùy có những kích thích tố có nhiệm vụ giúp cơ thể tăng trưởng. Nếu tuyến hoạt động kém sẽ lùn (nhưng cân xứng), nếu tuyến hoạt động mạnh cơ thể tăng trưởng quá mức (khổng lồ), nếu sau khi trưởng thành mà tuyến phát triển thì đầu ngón tay, ngón chân sẽ to lớn dị thường, cằm và mũi cũng to (chứng đầu triển), ngoài ra tuyến giáp trạng còn giúp cơ thể giảm lượng nước tiểu (gay tái hấp thụ), tăng huyết áp... thần kinh. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy người bị bệnh tâm thần có móng tay phát triển quá mức nhưng chưa xác định được các đặc điểm của chúng. Nơi người bệnh tâm thần phân biệt thì móng tay dài và phát triển rất nay đủ. Còn những người bệnh loại tâm thần hưng trầm cảm thì có móng tay mang đủ sắc thái của sự phát triển quá mức bình thường. Tuy

nhiên cho đến nay, chưa có được một bản thống kê đủ.

     Trường hợp người bị yếu thần kinh thì móng tay không phát triển quá mức mà có chiều hướng kém phát triển. Ít khi gặp nơi họ những móng tay phát triển nay đủ với vết trắng hình lưỡi liềm: tiến sĩ Charlotte Wolfe chỉ đếm được có 10% trong số 650 bàn tay đã nghiên cứu.

     Những móng tay kém phát triển này đều nhỏ một cách khác thường mà ông tạm gọi là móng tay "thô sơ" và gặp chúng trong 25% những người bị yếu thần kinh. Theo Pedro Castello thì dạng móng tay này có mang tính di truyền và rất hiếm có. Sở dĩ chúng hiếm như vậy là vì Pedro Castello chỉ quan sát móng tay của người bị da liễu mà thôi.

      Móng tay "sơ cấp" là một loại móng rộng và cụt, không có vết trắng hình lưỡi liềm, thường gặp nơi người bị yếu thần kinh. Thật khó mà cho rằng những móng này khác thường, nhưng chắc chắn là chúng phát triển không nay đủ. Những người bệnh thường bị đau thần kinh nhẹ cũng thường có loại móng này. Tôi nhận thấy là những người bị yếu thần kinh thường có móng tay phẳng hơn là cong. (xem hình).

     Chúng ta không cho là quá đáng nếu bảo rằng móng tay phát triển khong nay đủ là một trong những nét đặc trưng nhất của bàn tay người bị yếu thần kinh. Móng tay hẹp, bóng có vết trắng hình lưỡi liềm to, đục, chứng tỏ tuyến giáp trạng phát triển quá mức. Loại này giống với móng tay của người bị lao phổi nhưng khác ở chỗ là khi nhing nghiêng thì trắc diện của nó phẳng chứ không cong, còn thân móng tay thì sạch và bóng. Người ta gặp hai loại móng tay này nơi bàn tay xương xẩu có ngón dài của những người vừa bị lao, vừa có tuyến giáp trạng phát triển quá mức bình thường. Những người này có móng dài và vết trắng hình lưỡi liềm to vì các biến hóa trong cơ thể gia tăng cường độ. Cần nên nhớ là người mắc bệnh này lại rất thông minh và bàn tay họ thuộc loại xương xẩu (xem hình).

    Móng tay dài rất phát triển, bóng bề ngang rộng (khác với trường hợp trên) có vết trắng hình lưỡi liềm dài và rộng (hình) là triệu chứng của người có não thùy phát triển quá mức. Những loại móng tay như vậy thường gặp nơi những ngón tay rắn rỏi. Loại móng này hoàn toàn khác với móng người mang bệnh tuyến giáp trạng phát triển quá mức.

      Móng tay của người bị yếu thần kinh: tất cả những tác giả đã viết về móng tay đều đề cập đến những đổi thay nơi móng tay của người bị yếu thần kinh. Móng tay của người bị yếu thần kinh mất vẻ bóng thường lệ, vết trắng hình lưỡi liềm trở nên đục, thân móng tay dễ gãy. Triệu chứng thông thường nhất là sự xuất hiện các đốm trắng. Theo Pedro Castello, người ta gặp những đốm trắng này nơi bàn tay của 85% đàn ông và 75% đàn bà. Các chuyên gia đều đồng ý rằng loại móng tay đó chứng tỏ bệnh yếu thần kinh và các đốm trắng biến mất khi tinh thần trở lại bình thường.

      Những đốm trắng có thể chứng minh cơ thể thiếu chất vôi (thiếu chất vôi có thể do tuyến phó giáp trạng yếu) (calci) có công dụng làm dịu bớt tính cảm ứng của day thần kinh, vì thế khi calci ở máu (cơ thể) giảm, day thần kinh dễ cảm ứng nên cơ thường co giật) như ta thường gặp nơi các móng tay mềm và dễ gãy. Ta thường gặp các đốm trắng nơi true nhỏ và người trưởng thành bị thiếu chất vôi. Vì chất vôi có ảnh hưởng đến thần kinh hệ nên các đốm trắng báo hiệu cơ thể vừa thiếu chất vôi vừa bị yếu thần kinh.

      Trước hết cần xác định rõ là một sự phát triển không nay đủ của móng tay nơi một số người trong gia tộc, kèm theo rụng răng và rụng tóc chỉ có ý nghĩa là sức khỏe kém.

     Nhưng móng tay suy nhược hoàn toàn là chuyện khác. Loại móng tay này rất hiếm có và chỉ gặp nơi những gia đình thật là bất thường. Người ta chỉ nhận thấy nó trong trường hợp người có móng tay thừa, triệu chứng của sự thoái hóa mà chỉ thỉnh thoảng mới gặp được. Tiến sĩ Charlotte Wolfe đã quan sát được hai trường hợp, cả người đều bị yếu thần kinh.

     Cũng là trường hợp hiếm có. Nó that thường không phải vì móng tay có kích thước nhỏ mà còn là do ở vị trí của nó nữa. Thay vì nằm trên lưng ngón tay thì nó lại nằm phía bên long bàn tay. Nhiều người bị yếu thần kinh đều có hình ảnh và vị trí này.

     Bệnh giang mai thường đi đôi với hiện tượng móng tay phát triển quá mức hay kém phát triển là nguyên nhân di truyền của bệnh phong và yếu thần kinh. Bệnh này có dấu hiệu là móng tay mềm, ngắn, có trắc diện lõm (hình mà người ta thường gọi là "móng tay hình cái muỗng" các nhà nghiên cứu đã gặp loại móng này nơi nhiều người bị yếu thần kinh. Trong nhiều trường hợp cả gia đình đều bị giang mai trong trường hợp khác thì không có, khó mà có một bản thống kê chính xác vì cha mẹ của người bệnh thường không thừa nhận là có bị giang mai.

      Móng tay dễ gãy hình cái quạt: rất thường gặp nơi những bàn tay khác thường. Điều này chứng tỏ một sự thoái hóa thần kinh có tính cách di truyền nơi các tuyến nội tiết trong cơ thể. Người ta gặp loại móng đó nơi người bị yếu thần kinh kèm theo bệnh niêm thủy thủng.

Theo bác sĩ V.Pardo Costello thì móng tay có dấu hiệu như những hạt gạo trắng nổi là cơ thể thiếu muối khoáng, thiếu chất vôi, suy nhược, bực bội, đầu óc căng thẳng, khó ngủ.

Nếu vết trắng lan rộng thì nên lưu ý đến phổi. Ngoài ra móng tay nổi hạt gạo trắng là biểu hiện của thiếu sinh tố A, D, B. Cần phải bồi bổ ngay cho cơ thể.

- Móng tay giống như bị moon: người có hệ thần kinh mất thăng bằng. Thiếu muối khoáng hoặc cơ thể có nhiều chất độc chưa được loại bỏ.

- Móng ngắn, rộng, chè bè, vuông: Người hấp tấp, nóng nảy, nhiều ham muốn, hiếu chiến, dễ bị kích động.

- Móng dày, cứng, cộm lên: Người có sức khỏe, có sức chịu đựng, ích kỷ, tham.

- Móng dài, rộng: Người giàu tưởng tượng, dễ bị bệnh phổi, cơ thể yếu.

- Móng tay phẳng mặt: nếu ở phụ nữ là biểu hiện của sự tổn thương hay yếu kém ở buồng trứng.

- móng tay có những lằn ngang nổi cục rõ: tê bại. Thường có những bệnh khi phát ra thường làm móng tay ngừng mọc cho đến khi hết bệnh mới tiếp tục mọc lại và khi đó lằn ngang nổi cục mờ dần.

- Móng tay màu sắc xanh: nếu ở móng tay nữ giới thì có thể kết luận là kinh nguyệt không đều. Nếu ở nam giới thì bộ tuần hoàn yếu.

- Nếu móng xanh và cạnh móng có quầng đỏ sẫm: Chất độc tụ trong người mà gan không thải nổi.

- Nếu móng ngắn, hẹp, có màu xanh xám và uốn cong: người có sự rối loạn về các hạch tuyến trong cơ thể.

- Nếu móng ngắn, rộng, láng: Người có sức khỏe tốt.

- Móng tam giác: người hay cáu kỉnh, cộc tính.

- Móng khum như miếng ngói: coi chừng chứng bệnh về động mạch.

- Móng màu tím nhạt: người bạc nhược, lờ đờ, dã dượi, dễ bị sung huyết.

- Móng có hình lưỡi liềm nổi lên ở các móng: huyết áp cao.

- Móng tay có lưỡi liềm ở gốc (các móng) là cơ thể đang độ sung sức. Các võ sĩ, các vận động viên thường được các nhà chuyên môn về bảo vệ sức khỏe lưu ý các dấu hiệu này.

Tuy nhiên hiếm có người nào trên các móng đều đồng loạt xuất hiện các hình lưỡi liềm ở gốc móng. Nhưng điều đáng ghi nhớ là móng có sắc hồng và ở móng ngón cái có dấu hiệu lưỡi liềm thì mới chắc là cơ thể khỏe mạnh, sung mãn. Khi máu tăng thì hình lưỡi liềm ở nhiều móng của các ngón. Người nào mà ở ngón cái cũng không có dấi hiệu này nghĩa là hình lưỡi liềm lặn mất là cơ thể suy nhược đến trầm trọng.

- Móng tay quá mềm: coi chừng bị bệnh đái đường.

- Móng dài, hẹp có đường sọc dọc: người yếu thận, sưng khớp xương, nhiễu loạn sinh lý.

- Móng thật ngắn: người tiết kiệm, sống thọ.

- Móng dài bầu dục: người có tạng yếu, thiếu máu, có bệnh phổi. Nếu sắc xanh là thiếu máu nặng.

- Nếu móng có hình bầu dục ngắn và không có vành trắng (lưỡi liềm): người bệnh tim.

- Trên móng tay có đốm trắng: người bực bội khó chịu, gắt bẳn, cáu kỉnh.

Theo bác sĩ Ranald và nhà nghiên cứu bàn tay Litzka Raymond thi đối với trẻ em, cha mẹ nên lưu ý đến các dấu hiệu trên móng tay con trẻ. Nếu thấy có những đốm trắng xuất hiện thì nên định giờ nghỉ cho chúng.

- Móng tay nứt, gãy, dòn: cơ thể thiếu chất sắt, lưu huỳnh...

- Móng tay có màu sậm, đen, là dấu hiệu sắp lên cơn sốt.

- Móng tay nhạt màu: thiếu máu.

- Móng tay mỏng, xòe như cái quạt: có sự rối loạn ở bộ máy tiêu hóa.

 Các gò trên bàn tay

Các gò chính trên bàn tay:

- Gò Mộc tinh (dưới ngón trỏ): Nếu cao quá là người ham địa vị, ham danh. Nếu không có tỳ vết, sáng sủa, no nay thì chính là dấu hiệu của tài năng điều khiển và có nghị lực lớn. Nếu có dấu hiệu ô vuông, ngôi sao hay chữ thập thì lại càng quý. (1)- Gò Thổ tinh (dưới ngón giữa): Quá phát triển, nhô lên thành gò cao là người hay buồn vô cớ. Nếu có ngón giữa cao (vượt quá cao ­ thì rất vụ lợi. Có tài. Nếu trũng sâu: vất vả. (2)

- Gò Thái dương (dưới ngón áp út): Nếu nhô cao: Đam mê nghệ thuật. Nếu gò vừa phải, sáng sủa: Sẽ phát triển tốt về lãnh vực thương mại, có tài về giao tế, người trầm mặc, đàng hoàng. (3)

- Gò Thủy tinh (dưới ngón út): Nếu nổi cao lên và nếu ngón út cũng cao vượt quá ngấn lóng thứ nhất thì nay là biểu hiện của mẫu người bạn gái có tài ngoại giao, ranh mãnh, lanh lợi đến độ khôn ngoan xảo quyệt. Rất dễ thành công về lãnh vực thương mại. (4)

- Gò Thái âm: Ở bìa bàn tay, gần cườm tay, dưới ngón út. Nếu nhô cao hợp với gò thủy tinh tốt thì sẽ phát triển về công danh, sự nghiệp, nhất là về mặt nghệ thuật. Nếu quá nhô cao và phát triển quá thì nay là mẫu người bạn gái mơ mộng thái quá đến độ viển vông nên khó thành công trên đường công danh sự nghiệp. (5)

- Gò Hỏa tinh: Trên bàn tay cần lưu ý về gò đặc biệt này. Có 3 phần: Hỏa tinh âm: Gò nằm giữa gò Thủy tinh và gò Thái âm; Hỏa tinh dương: Gò nằm giữa gò Kim tinh và Mộc tinh; Đồng Hỏa tinh: Nằm giữa phần trũng của lòng bàn tay. (6)

Hai gò Hỏa tinh âm, dương thường tạo sự thăng bằng cho ý lực, cá tính của mỗi con người. Vì thế, nếu cả hai gò đều trũng xuống, thấp hãm thì chí hướng năng lực giảm sút, nhưng nếu cả hai gò đều nảy nở thì sẽ trở thành vượt quá giới hạn trong sự hoạt động dễ đi đến that bại, gãy đổ.

Đông Hỏa tinh có thể xem như cái khóa cuối cùng để kiểm soát, giúp tránh được sự quá trớn trên, vì thế khi quan sát gò Hỏa tinh cần lưu ý cả ba phần này. Điều có thể thấy rõ là nếu có trường hợp Hỏa tinh âm và dương nảy nở thì dĩ nhiên Đồng hỏa tinh sẽ lõm xuống. Hiếm khi

Đồng Hỏa tinh cùng nổi cao với hai gò kia.

- Gò Kim tinh: thuộc lãnh vực tình cảm, sự ước muốn và sức khỏe. Gò này ở dưới ngón cái và lớn nhất trong các gò. Gò càng cao, sự mong ước, say mê (lãnh vực tình cảm là chính) càng tăng.

Các vùng ảnh hưởng của những gò trên bàn tay: Từ mỗi gò trên bàn tay hãy tưởng tượng có những đường thẳng giới hạn các gò chạy đến đường sanh đạo. Những gì phát sinh xuất hiện trong vùng đó đều chịu ảnh hưởng của các gò tương ứng.

CÁC ĐƯỜNG CHỈ CHÍNH TRÊN BÀN TAY

Trên mỗi bàn tay thông thường có 3 đường chỉ chính là đường sinh đạo đạo, đường trí đạo, đường Tâm đạo.

- Sinh đạo chỉ về sinh mệnh, tai nạn, bệnh tật, thọ yểu...

- Trí đạo chỉ về trí óc, sự suy tư, tư tưởng, tri thức...

- Tâm đạo chỉ về tình cảm, tình yêu, tâm hồn, tim mạch...

Ngoài 3 đường chỉ chính trên nay còn có những đường chỉ khác xuất hiện trên bàn tay như:

- đường Thái dương

- đường May mắn (còn gọi là đường Định mạng)

- đường hôn nhân

- đường Tử tức (con cái)

- đường Thủy tinh

- đường viễn du, du lịch, đi xa.

Sau nay là các đường trên chỉ tay cùng với những ý nghĩa trung thực của chúng theo các kinh nghiệm có

CÁC ĐƯỜNG CHỈ CHÍNH TRÊN BÀN TAY

1. Đường Sanh đạo

2. Đường Trí đạo

3. đường Tâm đạo

4. đường May mắn

5. đường Sinh lý

6. đường Đam mê (vòng Kim Tinh)

7. Vòng Cườm Tay

8. Đường Hôn nhân

9. Đường viễn du

Trên bàn tay, đường sinh đạo tạo thành một đường vòng chạy từ khoảng giữa ngón cái và ngón trỏ xuống cườm tay. Đường vòng này tạo thành một khoảng rộng hay hẹp dưới các ngón trỏ mà các nhà nghiên cứu về chỉ tay gọi là gò Kim Tinh.

Khi nghiên cứu về đường sinh đạo thường phải chú ý các đặc điểm sau:

- Sinh đạo rõ nét không bị cắt, gãy, đứt quãng, ngoằn ngoèo: chứng tỏ ít bệnh tật.

- Sinh đạo chạy dài xuống cườm tay: Tuổi thọ cao.

- Sinh đạo uốn éo, ngoằn ngoèo: dễ bệnh, hay mỏi meat, người hay nhức mỏi. Ngoài ra còn chỉ rõ là người không thành thật. (1)

Trong trường hợp đường sinh đạo có dạng này, lại có thêm một nhánh chạy lên gò Thủy tinh thì nay là biểu tượng của người gian xảo, có hành động không hay, nhất là khi có tiền thưởng sẽ bất cần phải trái.

- Sinh đạo đứt quãng: sức khỏe yếu, có đau bụng, nhất là bệnh thuộc đường ruột. Nếu cả hai đều có chỗ đứt: coi chừng bệnh nặng hay tù tội. (2)

- Sinh đạo như sợi dây xích, dây thừng: dễ bị bệnh về mắt, yếu đuối, cơ thể suy nhược, hay lo nghĩ bâng khuâng.

- Trên sinh đạo có dấu nhân: dễ bị tật.

- Trên sinh đạo có dấu chấm rõ, dấu nủng lún xuống: trong đời có trở ngại hay bệnh. (3)

- Nếu có cù lao trên sinh đạo: có bệnh kéo dài. (4)

 Trên sinh đạo có nhánh rẽ, tùy theo nhánh rẽ mà phân biệt. Nếu nhánh rẽ hướng vào gò kim tinh, vào phía ngón cái thì cơ thể suy nhược, cần chăm sóc, tĩnh dưỡng cẩn thận. Nếu nhánh rẽ hướng vào lòng bàn tay: người hay bị chứng phong thấp, hay quean. (1)

- Trên sinh đạo có một chỉ chạy từ nơi phát nguồn đến gò Thái Âm: ít ra có một lần tổn hại tiền của trong đời. (2)

- Nếu đầu đường sanh đạo có nhiều đường chỉ cắt ngang và lại có thêm cù lao: Gian khổ, vất vả thời thơ ấu. (3)

- Nếu cuối đường sinh đạo có đường chỉ chạy lên phía ngón tay trỏ: Đây là biểu tượng của sự may mắn thuận lợi trong vấn đề công ăn, việc làm, danh vọng. Nếu đường này chạy lên ngón giữa: Danh dự được đạt thành. Nếu đường này chạy lên phía ngón út: Phát triển thuận lợi về đường làm ăn buôn bán. (4)

- Nếu trên đường sinh đạo có những vạch chắn ngang: hay bị trở ngại trong đời. (5)

- Khởi đầu của đường sinh đạo có hình sao hay gạt thập: Bước đầu gian nan trở ngại nhưng tương lai lại tốt lành, phát đạt. (6)

- Nếu cuối đường sinh đạo có ngôi sao thì đấy là biểu hiện của sự giàu có, sung sướng lúc về già. (7)

- Trên sinh đạo có hình cù lao (giống hình một chiếc lá): Gặp trở ngại trên đời, bệnh. Nếu cù lao ở cuối đường sinh đạo: Phát triển tình cảm lúc 45 tuổi trở lên. (8)

- Từ gò kim tinh có đường chạy ra cắt sinh đạo: Có chuyện buồn do người trong gia đình gay ra. Nếu chỉ này cắt luôn tâm đạo và trí đạo thì hay bị tình cảm, ái tình chi phối. (9)

- Trên sinh đạo có những chắm nủng màu sẫm: dễ bị sốt rét hay nóng lạnh sau xương sống. (10)

- Cuối đường sinh đạo chia làm hai nhánh: Hay quean, bệnh cũ tái phát. (11)

- Đường sinh đạo làm thành vòng thu hẹp gò kim tinh lại là biểu hiện của sự tiết chế, co rút, khiêm nhường, không rộng rãi, thường ích kỷ, gò bó. Riêng về vấn đề sinh nở thì đây là biểu hiện của người bạn gái dễ bị khó khăn khi sinh sản. (12)

- Đường sinh đạo phát xuất ở vị trí cao gần ngón trỏ: Bạn gái có nhiều ước mơ, tham vọng, tự cao tự đại, tự tin. Nếu ở vị trí thấp thì biểu tượng sẽ ngược lại trên (13)

- Hình dạng một vòng tròn xuất hiện ngay giữa đường sinh đạo: coi chừng bệnh ở mắt.

- Cuối đường sinh đạo phát xuất những đường chỉ nhỏ như chùm rễ cây: hay bị nhức đầu, bệnh về đường ruột, bao tử...

- Trên bàn tay có hai đường sinh đạo: Cơ thể có khả năng chịu đựng, dễ chống lại bệnh tật, sức khỏe dồi dào.

- Trên bàn tay có đường sinh đạo mờ, không đều: Hay bị bệnh, cơ thể suy nhược, yếu đuối.

- Nếu trên bàn tay không thấy rõ đường sinh đạo thì đây là biểu tượng của người đàn bà lạnh lùng như thiếu sinh khí. Tuy nhiên đây là người có tuổi thọ cao.

Đường sinh đạo bị đứt ở khoảng tuổi còn nhỏ (xem vị trí các khoảng tuổi ở hình xác định tuổi).

Nhưng nhờ có một đường sinh đạo phụ (sinh đạo đôi) xuất hiện ngay vị trí đứt giúp vượt qua tai nạn bệnh tật. Lưu ý cù lao trên tâm đạo: bệnh tim mạch, tình yêu, hôn nhân trở ngại gây đau khổ.

Bàn tay người hay hút thuốc, dễ bị ung thư bao tử hay ruột, người hay sầu muộn, suy tư, nhức đầu... (lưu ý cù lao ở sinh đạo với nhiều tua như rễ cây. Ngôi sao ở trí đạo...)

Dấu hiệu tài năng thật sự(ngôi sao cuối đường thái dương)

Dấu hiệu chữ M hoa rất rõ ràng(thuận lợi về hôn nhân và tiền bạc)

Hình M hoa đôi giữa bàn tày: dấu hiệu thuận lợi về tiền bạc đối với nam giới và hôn nhân đối với nữ giới

Đường thuỷ tinh:

 Đường Thủy tinh là đường chạy từ lòng bàn tay hướng về ngón út. Vì ngón tay út là biểu tượng của giao tế thương mãi, hợp tác, chế hóa, tiền bạc... nên đường này nói lên những ý nghĩa thuộc các lãnh vực trên.

Nếu đường Thủy tinh thẳng rõ, không đứt khúc, gãy, uốn lượn là tốt. Nếu có cù lao, dấu chấm, đường cắt, chắp nối, uốn éo, đứt khúc là dấu hiệu có bệnh, trở ngại, không thành công, hoặc thay đổi công việc.

Đường Thủy tinh còn được gọi là đường sức khỏe.

Sau đây là những dấu hiệu đặc biệt được tìm thấy ở trên bàn tay với những ý nghĩa:

Đường thuỷ tinh rõ và dài; Người có khả năng về thương mại, ngoại giao, du lich, và đạt thành công lớn.

Trên đường sức khoẻ có cù lao tạo thành dây xích là dấu hiệu sưng cuốn phổi, viêm vổ họng.

- Đường tình duyên rẽ đôi ở đầu mút đường: là lúc đầu xa cách, trắc trở, sau tốt lành. (1)

- Đường Tình duyên đụng nhằm đường Thái dương: sẽ kết hôn với người có tài sản (chồng giàu). (2)

- Đường tình duyên có cù lao: có chồng rồi nhưng vẫn có người yêu. (3)

Đường tình duyên nằm ở mép lòng bàn tay dưới ngón út. Nếu có dạng chữ Y là có sự ly dị, góa bụa hay rời xa chồng.

Muốn tính thời gian xảy ra, phải khởi phát từ giới hạn của đường Tâm đạo đi lên ngón út, càng xa ngón này càng chậm.

- Đường tình duyên có kèm theo những đường song song: có nhiều người yêu mean.(4)

- Đường tình duyên bị cắt hay gián đoạn: có trở ngại trong hôn nhân hoặc vợ chồng không hợp ý hay bất đồng. (5)

- Đường tình duyên dài, rõ, không bị cắt, phá: là dấu hiệu của một cuộc hôn nhân lâu dài, hạnh phúc. Nếu quá ngắn thì không được vĩnh cửu.

- Đường tình duyên ngả về đường Tâm đạo: hôn nhân khó bền chặt.

Tiêu chuẩn để tính thời gian (tuổi-thì nếu đường hôn nhân nằm ngay giữa khoảng Tâm đạo và lóng thứ 3 ngón út ta bảo cuộc hôn nhân xảy ra khoảng 25 đến 30 tuổi.

Bàn tay người khổ vì tình. Lưu ý đường hôn nhân chẻ làm đôi, đường Tâm đạo có cù lao tạo hình ảnh giống sợi dây xích, đường trí đạo dài, nhiều mơ mộng, tưởng tượng và bàn tay nhiều chỉ.

NHỮNG ĐĂC ĐIỂM KHÁC VỀ ĐƯỜNG HÔN NHÂN

- Đường hôn nhân chạy vào lòng bàn tay; Vợ chồng xung khắc, nên nhường nhịn cảm thông kẻo dễ xa lìa nhau.

- Đường hôn nhân dài chạy lên ngón út là tốt, nếu vào kẽ giữa ngón út và ngón đeo nhẫn (Thái dương) thì trước tốt sau xấu. (xem hình)

- Đứt đoạn 2,3 đường, đè lên nhau là trở ngại.

- Đường hôn nhân có ngôi sao, bàn tay có đường Thái dương thì gặp người bạn trăm năm có tài nghệ.

- Đường hôn nhân ngoằn ngoèo như rắn quấn nhau, hai vợ chồng dễ có tình riêng nếu đường ấy đứt đoạn thì giảm bớt sự xấu.

- Cuối đường hôn nhân có chữ thập: Hôn nhân giàu có.

- Nếu có dấu chéo thì phải cẩn thận dễ bị tai nạn hay trở ngại.

- Hình rẽ quạt: Ngang trái khổ đau có khi còn thất tình.

- Cuối đường hôn nhân có vòng tròn: vợ chồng dễ gặp điều không may.

- Nếu cuối đường ấy là hình giống mặt trời thì tốt đẹp.

- Nếu trên đường hôn nhân có chỉ nhỏ nằm dọc hướng lên trên dễ có nhiều con trai. Nếu dọc hướng xuống dưới: dễ sinh con gái. Nếu nằm xéo ngang là sức khỏe yếu.

- Đường hôn nhân đánh tréo lên nhau: vợ chồng xung khắc, tranh cãi giận hờn nhau luôn.

- Đường hôn nhân ngoằn ngoèo, bàn tay còn có tâm đạo uốn éo ngoằn ngoèo như rắn bò cuộc tình không trọn, hướng về tà dâm nhiều hơn.

- Đường hôn nhân đi xuống chạm đường hôn nhân thứ nhất là cưới gả chậm.

- Có dấu chấm là trở ngại.

- Gián đoạn: Khó khăn trước và sau khi kết hôn.

- Có đường dọc chắn ngang: Kết hôn với người có bệnh hay gặp trắc trở hôn nhân. Nếu bị một đường dọc chắn là bị kẻ khác ngăn cản. Nếu đường hôn nhân bị cắt ấy lại dài xuôi xuống theo đường trí đạo thì sự kiện bị phá hoại cản trở càng đúng.

- Đầu đường hôn nhân chẻ đôi rồi hợp lại hướng lên trên thì đó là biểu hiện trước khó khăn, sau tốt thuận lợi.

- Nếu quẹo xuống: Việc cưới hỏi có bất hợp ý, trở ngại.

- Đường hôn nhân gặp đường Thái dương: chồng danh giá có tài nhưng nếu đường này vượt quá đường Thái dương thì cuộc hôn nhân dễ dẫn đến thất bại hay hao tán.

- Đường hôn nhân đứt đoạn đè lên nhau trở ngại, chia ly trong vấn đề hôn nhân.

- Nếu có những đường song song: Đào hoa, nhiều người yêu ngay cả sau khi có vợ hoặc chồng.

- Đường hôn nhân cong queo hay tua tủa đường nhỏ: Vợ chồng xung khắc, vợ có bệnh ở bộ phận sinh dục buồng trứng, còn chồng dễ bị bệnh phổi.

- Đường hôn nhân nhỏ, dài, dưới có đường phá và những đường chéo gọi là đường Lục tú là biểu tượng của hôn nhân gặp nhiều trắc trở, mất mát tiền của.

- Đường hôn nhân chẻ ba ở cuối, mối tình rắc rối, éo le, nghịch và có khi phạm vào bà con gần.

- Đường hôn nhân gồm hai đường và có một chấm trũng rõ ở giữa một đường cùng với đường trí đạo ngắn, thô, đậm, thì kết hôn sớm bất thành nên đợi trung niên mới tốt.

- Đường hôn nhân phân nhánh và trên nhánh ấy lại phân lần nữa là dấu hiệu của người đam mê sắc đẹp có nhiều chồng nhiều vợ hay tình nhân và con ngoại hôn.

- Đường hôn nhân có những đường nhỏ tạo nên đường phá là dấu hiệu khắc, xung, dễ gặp cuộc tình bất chính, thường cô đơn, lẻ loi...

- Đường hôn nhân rẽ đôi và có thêm hai đường cắt dọc là dấu hiệu thất bại về hôn nhân.

Nếu cưới xong cũng hay gặp chia ly hay xung khắc. (Xin xem hình)

Đường Tử Tức (Con Cái)

Đường Tử tức nằm ở cùng vị trí với đường tình duyên. Đó là những đường chỉ nhỏ nằm dọc theo đường này. Khi muốn biết về số con cái hiện có và sẽ có ở một người thì nên xem tay nữ giới thuận hơn nam giới.

Theo kinh nghiệm của những nhà nghiên cứu chỉ tay Đông cũng như Tây thì những đường này đậm nét, thẳng là tốt, đó là dấu hiệu về những đứa con trai khỏe mạnh. Nếu mỏng manh, mờ nhạt, cong queo, đứt quãng là gái hoặc khó nuôi, sức khỏe yếu, v.v... Tuy nhiên không nên hoàn toàn nghĩ rằng có bao nhiêu thì có bấy nhiêu con vì sẽ có những đường chỉ lệch lạc khó khăn.

* Đường chỉ tay hay dấu hiệu biểu hiện sự tuyệt tự:

- Gò Kim tinh phẳng, lắng, không có nếp nhăn, ở cườm tay có một đường chỉ vòng lên theo đường vòng cung.

- Ngôi sao xuất hiện ở đường định mạng.

- Lóng chót ngón giữa có hình chữ thập.

- Ở đầu ngón út có vân xoắn theo hình trôn ốc.

- Gò Mộc tinh lan sang gò Thổ tinh.

MÀU SẮC VÀ CÁC ĐƯỜNG CHỈ TAY LIÊN HỆ TỚI BỆNH TRẺ CON

A. Màu sắc:

Ở các em bé khoảng 3 tuổi có thể xem màu sawsd bàn tay để định bệnh:

- màu tím; bệnh nhiệt

- màu hồng; thương hàn

- màu xanh; kinh phong

- màu trắng; suy bại

- màu vàng; bệnh tỳ vị

- màu đen xám; nguy hiểm

- màu vàng ửng hồng lẫn đỏ; không có bệnh, sức khỏe tốt.

Nhiều chỉ và mềm: không nên quá gò ép đứa bé để tự do phát triển thiên tư.

Đường ngang dưới và đường thénar (sinh đạo) dính nhau ở chỗ phát nguồn thì cần phải khuyến khích, che chở và tập dần cho đứa bé, giúp nó tự tin và yên ổn tinh thần. Nếu ngón cái dài thì lại càng phải quan tâm đến đứa bé.

- Khi đường ngang dưới và đường thénar rời xa nhau thì phải lưu ý coi chừng đứa trẻ vì đây là dấu hiệu của tánh luông tuồng, dễ hư hỏng. Cần phải chọn bạn cho chúng (khi chúng vừa lớn).

- Nếu đường ngang dưới cong và ngả nhiều về phía dưới cườm của lòng bàn tay là đứa bé mơ mộng viễn vông và có tính bất thường. Không nên cho kết bạn với những trẻ có khuynh hướng hung hăng.

- Bàn tay quá hẹp biểu hiện tính ích kỷ hướng nội. Nên cho trẻ kết bạn với nhiều trẻ khác để gây tính hợp quần.

- Nếu đường ngang dưới nơi bàn tay gãy và có hình một cù lao là có sự kém sút về tinh thần cho đứa trẻ lúc còn nhỏ (giáo dục và bồi dưỡng các chất cần thiết cho cơ thể).

* Đường Đi Xa:

Chạy từ bàn tay ở gò Thái Âm. Khi đường này chạy vào gặp đường may mắn thì đây là biểu tượng của sự phát triển công danh sự nghiệp nhờ xa xứ, tha phương (Mặt thương mại).

Dấu hiệu cuộc viễn du đầy trở ngại, có bệnh khi đang viễn du.

Bệnh lý trên bàn tay

- Gò Kim tinh có lõm sâu: dễ bị bệnh tật.

- Gò Hỏa tinh có lằn chỉ nằm ngang: sưng cuống phổi, huyết áp cao.

- Gò Thổ tinh có ngôi sao: dễ bị bại liệt.

- Gò Thái Âm có những đường chỉ đan nhau như hình lưới, hàng rào: bạn gái nên cẩn thận về bệnh thuộc thận, bệnh thuộc đường sinh dục.

Trên Tâm Đạo:

- Đường Tâm đạo có phân hai nhánh, một nhánh chạy về hướng trí đạo, một hướng về gò mộc tinh là biểu hiện của tình trạng kinh kỳ bất ổn, khí huyết không đều, gan và tim yếu.

- Đường Tâm đạo bị cắt bởi nhiều đường chỉ nhỏ: cần lưu ý đến bệnh tim.

- Trên đường Tâm đạo có cù lao sậm màu: bạn gái thường bị đau ở bộ phận sinh dục, thận.

- Trên đường Tâm đạo có ngôi sao nằm ngay dưới gò Thổ tinh: bệnh tim.

- Đường Tâm đạo đậm màu, lan rộng và trồng tréo lên nhau như dây thong và ngoằn ngoèo như rắn lượn: Tim yếu. Dạ dày đường ruột cũng không tốt. Ngoài ra Tâm đạo có dấu nủng (chấm sâu đạm màu ­ cũng vậy). Nhiều tài liệu xưa cho thấy Tâm đạo có cù lao là biểu hiện của bệnh tim.

Theo bác sĩ J.Coustanno thì càng ngày các nhà y học càng thấy mối liên hệ lạ lùng giữa bệnh lý và các dấu hiệu tương quan xuất hiện trên bàn tay cả nam lẫn nữ. Sau đây là một số đặc điểm mà các nhà nghiên cứu về chỉ tay của Đông cũng như Tây đã từng nêu ra.

Trên đường Trí đạo:

- Đường trí đạo ngoằn ngoèo: đau gan, nếu uốn thành nhiều khúc hay bị nhức đầu.

- Đường trí đạo bị đứt khúc: cẩn thận, trong đời dễ bị té gãy chân, ảnh hưởng đến mắt và đầu. Thần kinh bị xáo trộn.

- Nếu có những đường chỉ nhỏ cắt đường trí đạo ở phía trên: dễ bị tai nạn ở chân hay đầu.

- Đường trí đạo gần chạm đường Tâm đạo ở đoạn giữa: Hay khó thở hồi hộp, tim yếu, phổi yếu hay thở nặng nề.

Trên Sanh Đạo:

- Trên đường sinh đạo có chấm đen: đau nhức gân cốt.

- Trên sinh đạo có chữ thập, dấu nhân dễ bị tật, có chấm nủng: có bệnh trong người. Nếu có cù lao là bệnh dây dưa lâu ngày. Nếu có đường phân nhánh ở cuối là bệnh phong thấp nhức mỏi.

- Sanh đạo có đường chỉ nhỏ chạy xuống để liên hợp với một nhánh có ngôi sao nằm ở gò

Thái âm: Dấu hiệu dễ sẩy thai. Nên lưu ý đề phòng. Cuối đường sinh đạo có chùm tua: đau bụng, nhức đầu.

- Sanh đạo đứt khúc: coi chừng bộ máy tiêu hóa có trục trặc.

- Sanh đạo có dạng lòi tói giống dây thong: đau mắt, mắt yếu.

- Sanh đạo có nhiều đường rẽ, phân nhánh: Thần kinh bị tác động.

- Đường sinh đạo có những làn nhỏ cắt ngang ngó qua gò Thái Âm: bệnh cảm đã nặng, thận đau và tử cung và phổi cũng vậy.

Khi những lằn ấy xuất hiện dưới ngón tay cái trên gò Kim tinh thì nếu là đàn bà sẽ bị băng huyết.

- Gần đường sinh đạo có vùng nhỏ ửng hồng: coi chừng tim to hay có khi bị xuất huyết.

- Đầu đường sinh đạo có hình bán nguyệt: Để ý bệnh phổi.

- Đầu đường sinh đạo có một đường cong hướng về gò Mộc tinh là bệnh tim dễ phát.

- Ở đầu đường sinh đạo có nhiều chấm nủng màu đen: dễ bị bệnh sốt rét.

- Ở đầu đường sinh đạo có nhiều chấm sẫm màu: Nóng lạnh sốt rét, bệnh giun sán. Trên sinh đạo có những lõm, lún sâu: Mắt yếu.

- Đầu đường sinh đạo có cù lao: là bệnh lâu lành. Đau dạ dày khi cù lao ở vị trí khởi đầu của sinh đạo.

- Đầu đường sinh đạo có vòng tròn nhỏ: cần lưu ý thức ăn có thể bị ngộ độc, chết bất ngờ.

- Giữa đường sinh đạo có vòng tròn: Mắt có thể mù hay chấn thương. Nếu hai vòng tròn là hai mắt đều

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro