CUNG ĐÌNH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguồn: bachgiatrang.com

Xưng hô trong văn cổ đại

Bài viết dựa trên tham khảo của rất nhiều nguồn, hy vọng nó có ích đối với các Editor trong việc thay từ ta - ngươi, hắn - nàng thường xuyên xuất hiện trong văn cổ trang.

(Lưu ý: trong văn cổ trang thực ra chúng ta cũng có thể dùng từ nhân xưng tôi, cô, cậu... giống văn hiện đại trong tùy trường hợp, chỉ khác là ở văn cổ trang, người ta sẽ nói: "Tôi và "huynh" thay cho "Tôi và anh" ở văn hiện đại. Từ nó cũng có thể xử dụng thay cho từ nàng và hắn trong câu đối thoại).

Xưng hô gồm có ba phần:

CUNG ĐÌNH
GIANG HỒ
GIA ĐÌNH

***** CUNG ĐÌNH:

* Vua là nữ

+ Cai trị Đế quốc: Nữ hoàng/Nữ đế/Nữ hoàng đế

-> Chính thất: Hoàng tế/Hoàng quân

+ Cai trị Vương quốc: Nữ vương

-> Chính thất: Vương tế/Vương phu

* Vua là nam

- Cha, mẹ của vua: (viết hoa chữ cái đầu)

+ Cha vua (người cha chưa từng làm vua): Quốc lão

+ Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con còn sống): Thái thượng hoàng/Thượng Hoàng

+ Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con đã mất): Tiên đế

+ Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua): Quốc mẫu

+ Mẹ vua (chồng đã từng làm vua và còn sống): Thái thượng hoàng hậu

+ Mẹ vua (chồng đã từng làm vua và đã mất): Thái hậu/Vương thái hậu

+ Mẹ kế (phi tử của vua đời trước): Thái phi

-> Vua là con của phi tần. Chính thất của cha: Hoàng thái hậu. Mẹ ruột: Hoàng thái phi

+ Bà của vua: Thái hoàng thái hậu/Thái Hoàng/Thái Mẫu

=> Xưng khi nói chuyện:

+ Quốc lão/Thái thượng hoàng: ta

+ Thái hoàng thái hậu/Quốc mẫu/Thái hậu: ai gia/ta/lão thân

=> Các con cháu trong hoàng tộc gọi:

+ Thái thượng hoàng/Thái hậu...: Hoàng gia gia/Hoàng nãi nãi hoặc Hoàng tổ mẫu...

- Vua: (Qua từng triều đại vua sẽ có danh xưng khác)

+ Thời Hạ – Thương – Chu: Vương

+ Thời Xuân Thu – Chiến Quốc:

• Nước lớn: Vương

• Nước nhỏ: Hầu/Công/Bá (thuộc chư hầu)

+ Từ triều Tấn trở đi: Hoàng đế

+ Thời Nguyên và Thanh: Đại Hãn

=> Tự xưng: (không viết hoa)

+ quả nhân: dùng cho tước nào cũng được

+ trẫm: chỉ cho Hoàng đế/Vương

+ cô gia: chỉ dùng cho Vương trở xuống

=> Gọi:

+ Quần thần: chư khanh, chúng khanh, ái khanh

+ Cận thần (được sủng ái): ái khanh

+ Vợ (được sủng ái): ái hậu/ái phi

+ Vua chư hầu: hiền hầu

+ Con (khi còn nhỏ): hoàng nhi

=> Xưng với vua:

+ Các con: nhi thần, hoàng nhi

• Gọi vua cha: phụ hoàng/Hoàng a mã

• Gọi mẹ: mẫu hậu

+ Các quan tâu vua: bệ hạ, thánh thượng, đại vương

+ Các thê thiếp (bao gồm cả vợ) xưng: thần thiếp

+ Các quan tự xưng: hạ thần, thần

- Vợ vua:

+ Chính thê: Hoàng hậu/Vương hậu

+ Vợ lẽ: Phi tần/Thứ phi...

- Con vua: (Cũng như với vua, con vua cũng được gọi thay đổi theo từng triều đại)

=> Con trai:

+ Thời Hạ – Thương – Chu tới thời nhà Tần: Công tử

+ Thời Hán đến Minh: Hoàng tử

+ Thời Thanh: A ca

+ Người được chỉ định sẽ lên ngôi: Đông Cung thái tử/Thái tử/Hoàng thái tử

+ Vợ của con trai:

• Vợ chính Đông Cung thái tử: Thái tử phi/Hoàng thái tử phi/Đông Cung phi

• Vợ hoàng tử: Hoàng túc, Hoàng tử phi

• Vợ bé: Trắc phi/Thứ phi

• Thiếp: Phu nhân

* Thời nhà Thanh:

• Vợ lớn A ca: Đích Phúc tấn

• Vợ bé: Trắc Phúc tấn

=> Con gái:

+ Từ nhà Hán: Công chúa, Hoàng nữ

• Nhà Thanh: Cách cách

• Nước chư hầu: Vương nữ

+ Chồng của con gái: Phò mã

• Nhà Thanh: Ngạch phò

=> Con vua gọi:

+ Vua: phụ hoàng/phụ vương...

+ Hoàng hậu: mẫu hậu/Hoàng hậu nương nương/Vương hậu nương nương...

+ Mẹ ruột: mẫu phi/mẫu thân

+ Phi tần khác: mẫu phi hoặc gọi "Tước hiệu + nương nương"

=> Tự xưng: ta, bổn hoàng tử/bổn công chúa

* Hoàng thân: họ hàng bên nội của vua
* Quốc thích: họ hành bên ngoại của vua

- Hoàng tộc: Anh em và con cháu vua thường được ban tước hiệu Vương gia/Thân vương khi trưởng thành. Cao nhất là Đại thân vương -> Chính thất: Đại vương phi

+ Anh trai vua: Vương/Hoàng huynh

• Vợ chính Vương (chồng còn sống): Vương phi

• Vợ chính Vương (chồng đã mất): Vương đại phi

• Vợ bé Vương: Trắc phi/Thứ phi

• Thiếp của Vương: Phu nhân

+ Chị gái vua: Công chúa/Hoàng tỉ

+ Em trai vua: Vương/Hoàng đệ

+ Em gái vua: Công chúa/Hoàng muội

+ Cô vua: Thái công chúa/Hoàng cô cô

+ Bác vua: Vương/Hoàng bá

+ Chú vua: Vương/Hoàng thúc

+ Cậu vua: Hoàng cữu phụ/Quốc cữu

+ Cha vợ vua: Quốc trượng

+ Cháu gái vua: Quận chúa

• Chồng: Quận mã

+ Cháu trai được chọn kế vị (bỏ qua Thái tử): Hoàng thái tôn

• Chính thất: Hoàng thái tôn phi

+ Chắt trai được chọn kế vị (cháu trai của con trai): Hoàng thành tôn

+ Con trai trưởng vua chư hầu tước Vương (người kế thừa vương vị): Thế tử/Vương thế tử/Trữ quân (cách gọi trung lập)

• Vợ chính: Thế tử phi/Vương thế tử phi

+ Con trai thứ vua chư hầu: Quận vương

• Vợ chính Quận vương: Quận vương phi

• Vợ bé Quận vương: Phu nhân

• Con trai quận vương: Công tử/Thiếu gia

• Con gái quận vương: Tiểu thư

+ Con gái vua chư hầu: Quận chúa

• Chồng quận chúa: Quận mã

=> Nhà Thanh:

+ Anh/em vua: Vương

+ Vợ chính Vương: Đích Phúc tấn

+ Vợ bé Vương: Trắc Phúc tấn

+ Con trai Vương: Bối lặc

• Con dâu Vương: Phúc tấn

+ Con gái Vương: Cách cách

• Con rể Vương: Ngạch phò

- Quan lại:

+ Các quan tự xưng khi nói chuyện với quan to hơn (hơn phẩm hàm): hạ quan, ti chức, tiểu chức

+ Lớp nhỏ với lớp lớn: vãn sinh, học sinh, hậu học, vãn bối

+ Ngang hàng nhau: bỉ nhân, tại hạ

+ Nữ với nam: thiếp, tiện thiếp, nô, nô gia

=> Các quan tự xưng với dân thường: bản quan

+ Dân thường gọi quan: đại nhân

+ Dân thường khi nói chuyện với quan xưng là : thảo dân, tiểu dân, hạ dân

+ Người làm các việc vặt ở cửa quan như chạy giấy, dọn dẹp, đưa thư, v.v...: nha dịch/nha lại/sai nha

=> Xưng hô trong gia đình:

+ Con trai nhà quyền quý thì gọi là: công tử

+ Con gái nhà quyền quý thì gọi là: tiểu thư

+ Đứa con trai nhỏ theo hầu những người quyền quý thời phong kiến: tiểu đồng

+ Đầy tớ trong các gia đình quyền quý gọi ông chủ là: lão gia

• Gọi bà chủ là: phu nhân

• Gọi con trai chủ là: thiếu gia

• Tự xưng là (khi nói chuyện với bề trên): tiểu nhân

=> Trong cung:

+ Các quan thái giám khi nói chuyện với vua, hoàng hậu xưng là: nô tài

+ Cung nữ chuyên phục dịch xưng là: nô tì

=> Ngoài ra, đối với các quan còn có kiểu thêm họ vào trước chức tước, thành tên gọi. Ví dụ: Quách công công, Lý tổng quản, Lưu hoàng thúc...

Nguồn: vncomicfarm.com

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#foreditor