GIANG HỒ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

** Giang hồ:

+ Đệ tử của yêu quái tu luyện lâu năm gọi thầy là: lão lão

+ Lão lão gọi đệ tử là: tiểu lão

+ Chồng của sư mẫu: sư trượng/sư công

+ Vợ của sư phụ: sư nương/sư mẫu

+ Sư phụ của sư phụ: thái sư phụ/sư tổ

+ Người sáng lập môn phái: tổ sư (nam)/tổ sư bà bà (nữ)

+ Đệ tử: đồ nhi/đồ tôn (đời tiếp theo)

+ Đứng đầu một môn phái: chưởng môn

- Phật giáo:

=> Xưng:

+ Người trẻ tuổi: tiểu tăng (nam), tiểu ni (nữ)

+ Người cao tuổi: lão nạp (nam), lão ni (nữ)

+ Xưng chung với ý khiêm tốn: bần tăng/bần ni

+ Tiếng đạo sĩ hoặc nhà sư nam tự xưng (khiêm từ) : bần đạo

=> Gọi: thí chủ/tiểu thí chủ/lão thí chủ

+ Đứng đầu một đường: thủ toạ

+ Đứng đầu một chùa: trụ trì/phương trượng

+ Bậc tu hành theo Phật giáo có đạo hạnh lớn: cao tăng

+ Phụ nữ xuất gia tu hành: ni cô, đạo cô

+ Tiếng tôn xưng hòa thượng, cao tăng: đại sư

+ Tiếng tôn xưng nhà tu hành, đạo sĩ: pháp sư, thiền sư

- Đạo giáo:

+ Người trẻ tuổi: đạo nhân (nam), đạo cô (nữ)

+ Người cao tuổi: lão đạo (nam), lão đạo bà (nữ), chân nhân (võ học đặc biệt cao siêu)

=> Xưng: bần đạo

- Thầy trò:

+ Thầy dạy học (tiếng xưng hô tỏ ý tôn kính hoặc thân mật): lão sư

• Tiếng học trò kính xưng với thầy: ân sư

• Học trò xưng thầy đã chết: tiên sư

• Bậc thầy nổi tiếng: danh sư

• Bậc thầy tài đức: lương sư

• Người đầu tiên sáng lập ra một nghề, coi như ông tổ của nghề đó gọi là: tiên sư

• Người nữ sư phụ trách dạy dỗ con nhà quý tộc (ngày xưa): phó mẫu, bảo mỗ

+ Em cùng tổ: đường đệ

+ Môn đồ, học trò: đệ tử, đồ đệ, môn sanh, học sanh

+ Con em nhà dòng dõi học hành đỗ đạt: thư hương môn đệ

+ Học giả hoặc quan viên tự xưng (khiêm từ): Học sinh

+ Tiếng gọi sư phụ của người khác: lệnh sư

+ Tiếng gọi anh hoặc sư huynh của sư phụ: sư bá

+ Tiếng gọi em trai hoặc sư đệ của sư phụ: sư thúc

+ Tiếng gọi học trò giỏi: cao đệ, cao đồ

+ Tiếng mĩ xưng để gọi con em, đồ đệ người khác: cao túc, thượng túc

+ Thầy giáo nhưng không học (tỏ lòng kính trọng): tiên sinh

+ Anh (học cùng thầy): sư huynh

+ Chị (học cùng thầy): sư tỷ

+ Em trai (học cùng thầy): sư đệ

+ Em gái (học cùng thầy): sư muội

- Mới gặp lần đầu:

* Nữ trẻ tuổi:

=> Xưng: cô

+ tiểu nữ (khiêm tốn)

+ bản cô nương/ta/gia (không khiêm tốn)

+ lão nương (nếu là người già)

+ bổn cô nương, bổn phu nhân (người đã có chồng)

=> Gọi: cô

+ cô nương

+ tiểu thư (đối với con nhà giàu có danh tiếng)

+ đại thẩm (phụ nữ có chồng, ngang tuổi mẹ)

+ chư mẫu (phụ nữ ngang hàng với cha)

+ phu nhân (phụ nữ có chồng)

+ thái cô (tôn trọng)

+ Chị (tiếng kính xưng đối với vợ của bạn hoặc đối với phụ nữ nói chung): tẩu

* Nam trẻ tuổi:

=> Xưng:

+ tiểu sinh (khiêm tốn)

+ ta/gia (không khiêm tốn)

+ tại hạ

+ hậu bối/vãn bối/tiểu bối (đối với người lớn hơn mình)

+ Kẻ đàn em này (tiếng tự xưng khiêm tốn với bạn bè): ngu đệ

=> Gọi:

+ Bạn bè cùng chí hướng: chấp hữu

+ Bạn bè kết làm anh em: khế huynh đệ

+ Tiếng tôn xưng để gọi anh em bạn: nhân huynh

+ các hạ, huynh đệ/huynh đài (tiểu huynh đệ nếu nhỏ hơn nhiều tuổi)

+ công tử (đối với con nhà giàu có danh tiếng)

+ thiếu hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó)

+ tiên sinh (với người nho nhã)

+ hiền huynh/hiền đệ (gọi thân mật)

* Nam/nữ cao tuổi:

+ Tiếng gọi người nhỏ tuổi: tiểu tử

=> Xưng: ta, lão (lão nương, lão phu), mỗ, "tên" + mỗ

+ Bậc trên mình mà có tuổi: trưởng lão

+ Ông cụ: lão công công

+ Ông nọ (phiếm chỉ - tiếng gọi đàn ông lớn tuổi): mỗ ông

+ Tiếng tôn xưng người đàn ông đứng tuổi hoặc hơn tuổi cha mình: lão bá

=> Người nhỏ hơn gọi: lão tiền bối, đại hiêp/lão hiệp (tỏ ý tôn trọng võ học của người đó)

- Khác:

+ Đàn ông nói chung: trượng phu

+ Đàn ông trẻ: sĩ phu

+ Đàn ông thông dâm với người khác: gian phu

+ Đàn bà goá: cô sương

+ Đàn bà có chồng đánh trận nơi xa: chinh phụ

+ Đàn bà nuôi trẻ: nhũ mỗ, nhũ mẫu

+ Đứa bé: tiểu hài nhi

+ Cha mẹ anh em vợ chồng nói chung: lục thân

+ Chàng trai tuổi trẻ (mỹ xưng dành cho người nam): thiếu niên lang

+ Con em nhà lương thiện: lương gia tử đệ

+ Cô phụ dâu: bạn nương, nữ tân tướng

+ Người phụ rễ: bạn lang, nam tân tướng

+ Đầy tớ gọi chủ nhân là: đại gia

+ Đầy tớ: Tư dưỡng

+ Đàn ông đứng đầu gia đình: gia trưởng

+ Người có học thức: sĩ phu

+ Người có học, học giả: nho sanh

+ Người lớn trẻ nhỏ trong nhà (từ gọi chung): nhất gia lão tiểu

+ Người mang ơn xưng với người làm ơn: ân nhi

+ Người thân cận trong nhà, thường chỉ người cùng dòng họ: nội nhân

+ Người theo hầu hoặc thị giả gọi là: chấp dịch

+ Thiếu nữ nhỏ tuổi: diệu linh nữ lang

+ Tiếng gọi người tài giỏi về một bộ môn: thi bá (nhà thơ lớn), họa bá (họa sĩ đại tài)

+ Tiếng gọi người thân gần: cận thân

+ Tiếng tự xưng khiêm nhường: bỉ phu, bỉ nhân, tiểu sinh

+ Tiếng xưng hô của cận thần hoặc hậu phi đối với hoàng đế: đại gia

+ Tớ gái: nghĩa nô

+ Tớ trai: nghĩa bộc

+ Vợ ông chủ: lão bản nương

* Chú ý: tại hạ - các hạ là cách xưng hô trung tính tương đương như tôi - anh trong ngôn ngữ hiện đại, vãn bối - tiền bối nghĩa là người đi sau và đi trước, thể hiện ý tôn trọng khiêm nhường nói chung dù không cùng môn phái, cùng môn phái có thể dựa trên thứ bậc để phân ra trưởng bối, nhị bối, tiểu bối...

* Khi thân thiết có thể chuyển sang xưng hô thân mật như trong gia đình
* Khi đã biết cao danh quý tính và chức vị, môn phái thì dựa theo đó để gọi
* Khi căm thù/tức giận: ta - ngươi

* Khi chửi mắng: tiểu tặc, lão tặc, tặc tử (nam), a đầu (nữ)...

- Nếu không đối thoại trực tiếp:

+ Với nam: hắn/y/gã/ông ta/lão ta

+ Với nữ: mụ/ả/cô ta/bà ta/thị

Nguồn: chaudoconline.com

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#foreditor