Phần Không Tên 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Xuyên suốt quá trình lịch sử văn học Việt Nam đã có biết bao nhiêu tác phẩm được ra đời và đi sâu vào tâm trí mỗi con người Việt. Thật không khó để có thể bắt gặp những trang văn mang đậm tình yêu đất nước, ghi dấu lại những chiến công lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong đó không thể không kể đến "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu khắc họa chiến thắng vẻ vang trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 hay Hưng Đạo vương,Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông-Nguyên năm 1288. Điều này đã khẳng định nước ta không hề yếu thế mà vô cùng mạnh, kiên cường và không khuất phục trước kẻ thù xâm lược.Không chỉ thế bài phú còn gợi lên niềm tự hào trước chiến công trên song bạch đằng mà tác phẩm của Trương Hán Siêu còn ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất,truyền thống đạo lí nhân nghĩa dân tộc Việt Nam.

Theo Wikipedia, Trương Hán Siêu (?-1354) là một nhân vật lớn thời nhà Trần, tên tự của ông là Thăng Phủ hặc Thăng Am, hiệu là Đôn Tẩu,quê ở Phúc Am,huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên(nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Ông đã làm quan dưới 4 thời nhà Trần. Trương Hán Siêu là nhà chính trị, nhà thơ, nhà sử học danh tiếng, học thức sâu rộng, được các vua Trần luôn tôn gọi là Thầy chứ không gọi tên húy. Ông từng làm nhiều chức quan trải suốt 4 đời vua nhà Trần.Năm 1308, vua Trần Anh Tông phong Trương Hán Siêu làm Hàn lâm học sĩ.Năm, 1314, vua Trần Minh Tông phong Trương Hán Siêu giữ chức Hành khiển.Năm 1339, vua Trần Hiến Tông phong Trương Hán Siêu làm Hữu ty lang trung.Năm 1342, vua Trần Dụ Tông phong Trương Hán Siêu làm Tả ty lang trung kiêm Kinh lược sứ ở Lạng Giang, rồi thăng Tả gián nghị đại phu năm 1345 và năm 1351 làm Tham tri chính sự (như chức Thượng thư). Năm Quý Tỵ 1353, ông lãnh quân Thần sách ra trấn nhậm ở Hóa Châu (Huế), giữ đất này yên ổn. Tháng 11 năm sau, ông cáo bệnh xin về nghỉ, nhưng về chưa đến kinh sư thì ông mất. Sau khi ông mất, vua cho truy tặng hàm Thái bảoNăm 1363, thượng hoàng Trần Nghệ Tông truy tặng Trương Hán Siêu chức Thái phó và được thờ ở Văn Miếu quốc gia (từ năm 1372), ngang với các bậc hiền triết đời xưa.

Theo sách giáo khoa ngữ văn 10 (trang3), Bạch Đằng là một nhánh sông đổ ra biển Đông,nừm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng, đây là nơi ghi dấu rất nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta. Đã có rất nhiều tác giả viết về sông bạch đằng như; Trần Minh Tông (Bạch Đằng Giang), Nguyễn Sưởng(Bạch Đằng Giang),vv... Trong đó nổi tiếng nhất là Trương Hán Siêu với Bạch Đằng giang phú ( Phú sông Bạch Đằng). Không rõ bài phú này được viết vào năm nào, có lẽ là vào khoảng 50 năm sau cộc kháng chiến chống giặc nguyên mông thắng lợi.Phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật,phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời,...Thường một bài phú gồm : đoạn mở,đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.

Bài "Phú sông Bạch Đằng" có hai nhân vật là khách và các bô lão. Khách trong tác phẩm là người có chí bốn phương, thích du ngoạn, ngắm cảnh, bồi bổ kiến thức "Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều". Khách bơi thuyền đến sông Bạch Đằng, được gặp các bô lão, được các bô lão kể cho nghe về chiến công oanh liệt của tướng quân nhà Trần năm đó rồi "khách" và các bô lão bình luận về tầm vóc của chiến thắng, rút ra những nguyên nhân thắng lợi và ca ngợi sự tài tình, nhân đức của các vua Trần cùng tướng quân Trần Quốc Tuấn.Có lẽ khi sáng tạo ra hai nhân vật này Trương Hán Siêu đã làm vậy để có cớ để ngợi ca,bình luận về sông Bạch Đằng tự nhiên nhất,và tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. Lời kể của các bô lão càng them thuyết phục và thú vị, bởi lẽ các bô lão là những người từng trải,hiểu biết sâu rộng,có cảm hứng lịch sử và quan trọng là long yêu nước và tự hào của họ.

Phần đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu về nhân vật "khách". Hình ảnh "khách" hiện lên là con người phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy như muốn bày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước.

"Khách có kẻ:

Giương buồm giong gió chơi vơi

Lướt bể chơi trăng mải miết

Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương

Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt

Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt"

Tác giả đã liệt kê một loạt những địa danh nổi tiếng, những thắng cảnh đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như: Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt... từ đó, người đọc nhận ra một đặc điểm khác của nhân vật "khách": một tâm hồn nghệ sĩ ưa tự do, phóng khoáng, một bậc tri thức ham du ngoạn, trước là để chiêm ngưỡng, hai là mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết. Ở phần tiếp, qua lời nhân vật khách, ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng là một bức tranh sinh động, giản dị:

"Bát ngát sóng kình muôn dặm,

Thướt tha đuôi trĩ một màu

Nước trời một sắc

Phong cảnh ba thu."

Thông qua những từ láy gợi hình (bát ngát, thướt tha), kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng. Tg đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ, bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng. Đồng thời tg cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước một nhân chứng lịch sử khi hoài niệm về quá khứ oanh liệt.

"Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu"

Hơn thế nữa, ta còn thấy được hào khí của quân đội trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:

"Thuyền bè muôn đội,tinh kỳ phấp phới,

Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói."

...

"Khác nào như khi xưa:

Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,

Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi."

Những chiến công vĩ đại của quân ta được kể bằng giọng văn gấp gáp, khẩn trương, tái hiện được khí thế hào hùng, mang âm hưởng của bản anh hùng ca tràn đầy niềm tự hào. Lời kể của các bô lão đã khiến độc giả cảm nhận được đây là trận đánh quyết liệt,đầy kịch tính với quy mô lớn và nhấn mạnh chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.

Tác giả còn đưa ra luận bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:

"Quả là:Trời đất cho nơi hiểm trở,

Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an."

Và đến đoạn ba, đó là lời ca của các bô lão và khách. Các bô lão bừng sáng niềm tin, niềm tự hào về chân lý vĩnh hằng như cái dằng dặc, bao la của Bạch Đằng giang cuộn sóng hồng, đổ về biển Đông tự bao đời. Còn trong lời ca của khách, bến cạnh việc ngợi ca công đức của các vua Trần, còn đề cao và khẳng định tài đức con người, xem đó là yếu tố quyết định để làm nên chiến thắng đồng thời ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng và khẳng định chân lí bất nghĩa thì tiêu vong,có nhân nghĩa thì lưu danh muôn thuở.

Bạch Đằng giang phú được coi là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã vận dụng thủ pháp kể, miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng sinh động, chân thật, giàu chất trữ tình. Đồng thời người đọc còn cảm nhận được những cảm xúc, những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc, giàu sức gợi,những câu văn ngắn dài, phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm.

Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng thời Trần mà còn là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại. không chỉ thế nó còn có ý nghĩa và giá trị đối với nền văn học Việt Nam và còn được lưu giữ đến tận hiện tại. Bài phú chứa chan lòng tự hào, cảm hứng ngợi ca dân tộc vừa lắng đọng nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc. Bài phú khiến người đọc như được sống lại những năm tháng hào hùng của một thời kì lịch sử, gắn liền với chiến công vĩ đại trên sông Bạch Đằng, từ đó thêm yêu mến, tự hào về quê hương đất nước con người Việt Nam. Qua đó thấy được tài năng của tác giả và thêm hiểu biết về lịch sử của đất nước ta. Đọc tác phẩm, ta thấy trân trọng những giá trị mà người xưa để lại, từ đó mà không ngừng nỗ lực cống hiến cho đất nước để đất nước ngày càng phát triển, vươn xa ra thế giới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro