Chương 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đã báo trước không ăn cơm nên về đến nhà, cô tắm rửa rồi ra phòng khách ngồi xem ti vi với bố mẹ. Ngày hôm ấy, đài truyền hình phát lại vở cải lương nổi tiếng "Tiếng trống Mê Linh", nhân kỷ niệm ngày sinh cố Nghệ sĩ Ưu tú Thanh Nga.

"Tiếng trống Mê Linh" là đỉnh cao của Cải lương Việt Nam. Được trình diễn lần đầu tiên năm 1977, vở diễn đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của khán giả, thắt chặt tình đoàn kết dân tộc trước mối đe dọa đến từ quân xâm lược phương Bắc. Lời ca đầy chất thơ đã lay động hàng triệu trái tim người Việt. Thế mới nói, văn hóa nghệ thuật cũng là 1 mặt trận, và người nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận đó.

Đây không phải lần đầu tiên Hương xem vở cải lương này, cô từng xem nhiều đến mức thuộc lời thoại của các nhân vật trong đó. Nhưng lần nào cũng vậy, mỗi lần nghe là mỗi lần cô khóc. Nhất là hai câu: "Thù nào nặng hơn thù lũ xâm lăng/Tình nào nặng hơn tình thương đất nước", và cả phân đoạn huyền thoại khi Trưng Trắc phải tế sống chồng. Cô biết những lời ca ấy không hoàn toàn là sự thật, tiếng Việt của 2000 năm trước khác bây giờ rất nhiều, nhiều nhân vật trong tuồng cũng chỉ là nhân vật tưởng tượng. Nhưng điều đó không ngăn cô nhớ về nơi ấy, nhớ mọi người, nhớ lúc khởi nghĩa thành công khi hai Vương thống nhất Bách Việt, nhớ cả sự khó khăn mà nghĩa quân đã trải qua nhưng vẫn tràn ngập niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Thấy con gái vừa xem vừa rưng rưng, 2 ông bà Thắng Vân tròn xoe mắt nhìn nhau. Từ bao giờ con gái họ thích xem cải lương vậy? Lại còn khóc nữa. Rất quá không hợp lý rồi.

Bà Vân lựa lời hỏi con:

- Sao thế con?

Vội lau đi nước mắt nước mũi kèm nhèm, Hương nói:

- Dạ con khóc vì các nhân vật ạ. Vì sự nghiệp chung, họ đành hy sinh tính mạng, hạnh phúc bản thân... Nhưng họ không hối hận vì đã làm vậy, bởi đó là sứ mệnh, trách nhiệm mà lịch sử đã giao cho họ.

Hóa ra là do con gái mình đa sầu đa cảm thôi. 2 ông bà cũng mừng, con gái của họ giờ còn thích và hiểu nghệ thuật dân tộc nữa, biết cảm thông với những nhân vật lịch sử nữa. Con gái họ lớn rồi, có lẽ vụ tai nạn kia đã làm con gái họ suy nghĩ thấu đáo hơn.

Đi lên phòng nghỉ sớm, Hương chợt muốn ghi lại những gì đã xảy ra ở đời trước. Có người từng nói, con người chỉ thực sự chết đi khi bị mọi người quên lãng. Cô không muốn đánh mất những ký ức về thời đại ấy, cô không muốn quên đi cô từng là ai, không muốn quên đi những con người từng kề vai sát cánh với cô, bởi cô là người cuối cùng của thời đại ấy. Nói là làm, cô lấy cuốn sổ mới tinh mà cô chưa từng động vào, ghi ghi chép chép. Những dòng chữ đẹp như thêu hoa trên gấm cứ thế tuôn ra ào ạt không ngớt, tựa như những cơn sóng.

Hiển nhiên, không ai có trí nhớ hoàn hảo về quá khứ, thậm chí nếu có ai hỏi ngày hôm kia bạn ăn gì, mặc gì, phần lớn chúng ta sẽ không thể nghĩ ra ngay được. Tuy nhiên, cũng có những ký ức đã khắc sâu trong tâm trí ta, ăn sâu vào máu thịt, luôn hiện hữu khi ta cần đến. Với Hương mà nói, những ký ức ấy là khi cha mẹ cô đời trước bị giặc giết hại, cô mới 3 tuổi đã tận mắt chứng kiến đấng sinh thành bị quân thù bạo ngược đánh đến chết chỉ vì thiếu thuế của chúng; là khi cô mới đi theo các Lạc tướng với quyên tâm trả thù nước nợ nhà; là lần đầu cô ra chiến trường, mùi máu tanh cùng xác chết ngổn ngang làm cô sợ đến nôn mấy lần, nhưng phải vượt qua nỗi sợ ấy rất nhanh bởi chỉ 1 giây lưỡng lự cũng sẽ phải trả giá bằng cả tính mạng mình. Nó còn là khi cô lần đầu lãnh đạo 1 đạo quân nhỏ, cầm trong tay sinh sát của hàng trăm con người, cô đành nuốt nước mắt mà chém đầu 1 người lính, đồng đội để nêu cao kỷ cương, là trong trận đánh cuối cùng năm 40 ở Động Đình hồ, khi cô trúng tên và chết khi chưa kịp chứng kiến thắng lợi cuối cùng. Tất cả như 1 cuốn phim sử thi của máu và nước mắt.

Thực ra có đôi lúc Hương có suy nghĩ, nếu có cơ hội, mình có trở về quá khứ không? Khi mình đã biết mũi tên lịch sử sẽ chỉ theo hướng nào rồi? Hiển nhiên cuộc sống hiện đại rất tốt, cô có 1 gia đình đích thực, thương yêu, chăm lo cô, cô được đi học đàng hoàng, có những người bạn thân thiết. Và quan trọng nhất, cô được sống trong hòa bình, cô có những giấc ngủ thật sự yên tĩnh, không phải lúc nào cũng sống trong sự cảnh giác cao độ. Nhưng trong tâm trí cô, vẫn có 1 cái gì đó chấp niệm: với Thu Hương, là chấp niệm được trở về với thế giới của mình, cô vẫn chưa hoàn toàn hòa nhập với cái thế giới này; với Thanh Hương, là ham muốn khám phá, được xuyên không như những bộ phim, tiểu thuyết trên mạng. Tất nhiên, không có sự phân biệt rõ rệt giữa 2 suy nghĩ này, bởi Thanh Hương cũng chính là Thu Hương và ngược lại.

Mùa hè Hà Nội thật nóng ngoài sức tưởng tượng. Bởi vậy, đi ra ngoài trời những ngày này quả thật là cực hình. Tuy nhiên, hôm nay lại là ngày đầu tiên của triển lãm Mê Linh, hé lộ những di vật chưa từng có của thời kỳ Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Bởi vậy, Hương dậy từ rất sớm đến đến tham quan. Cô cũng kéo được cả Huyền và chị Chi, tất nhiên kèm cả lời hứa sẽ thuyết minh miễn phí và mời trà sữa sau đó, lý do thứ 2 với 2 chị em nhà kia có vẻ hữu dụng hơn nhiều.

Tuy nhiên, tại triển lãm, không khí không quá nhộn nhịp như dự đoán, lại tiết mục lãnh đạo lên đọc 1 bài diễn văn lê thê, ở dưới mọi người vỗ tay mà không biết mình vỗ cái gì, cách bố trí hiện vật trưng bày không khoa học cùng với ít chú thích khiến cả 3 cô nàng có vẻ khá thất vọng. Đặc biệt là Hương, cô mong đợi nhiều hơn những thứ đó. Nhưng biết sao đây, ngành Khảo cổ ở Việt Nam được mệnh danh là quỷ nghèo, có thể tổ chức được 1 buổi triển lãm đã là 1 kỳ công lớn rồi.

Đi một vòng, quanh đi quẩn lại chỉ có vài viên gạch, vài cái bát vỡ mà Hương biết chắc của quân Hán chứ không phải của nghĩa quân, thời ấy đến Lạc tướng, Lạc hầu cũng không dùng đồ như vậy. Đang định ra về, chợt Hương thấy có 1 thanh kiếm lạ. Thời Nhị Vương, vũ khí chủ yếu làm bằng đồng, bởi đồ sắt bị nhà Hán kiểm soát chặt chẽ. Kiếm sắt chỉ được dùng trong ở tầng lớp tướng quân mà thôi. Trên kiếm có khắc mấy dòng chữ lạ, khiến giới Lịch sử, Khảo cổ tranh cãi không thôi về nguồn gốc, ý nghĩa những từ đó. Đây cũng là lý do khiến họ biết chắc chắc thanh kiếm ấy không phải của nhà Hán, mà là của Lĩnh Nam quân.

Kéo tay 2 chị em Huyền Chi, Hương muốn vớt vát chút nào thể diện. Cô bảo:

- Cá 1 cốc trà sữa, em có thể đọc được những chữ trên này.

- Thôi đi cô, người ta là chuyên gia còn cãi nhau chán chê, cô chắc lại bịa ra chứ gì – chị Chi nhanh nhảu đáp.

- Ơ 2 người phải tin em chứ. Những dòng chữ trên này là...

Chợt Hương khựng lại, nước mắt cô bắt đầu lăn trên gò má xinh đẹp. 2 người đi cùng sửng sốt, từ sau vụ tai nạn kia, đã hơn 1 năm rồi, họ chưa từng thấy Hương khóc, trái với vẻ mít ướt trước kia. Huyền rụt rè hỏi nhỏ:

- Sao thế? Những chữ trên này là gì thế?

Huyền vừa khóc vừa nghẹn ngào nói bằng cả tiếng Việt cổ và tiếng Việt hiện đại:

- Gửi Hương, người Đô Minh yêu nhất. Yêu đến vạn năm sau. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro