Xuất Hiện

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu chuyện xảy ra vào những năm đầu thập niên 70 thế kỷ trước (khoảng 1972 - 1973).

Lúc đó chiến tranh phá hoại của Mỹ tại miền Bắc và cuộc chiến tại miền Nam đều rất gay go và ác liệt. Tại một bệnh viện quân y tuyến quân khu đóng ở Hải Hưng (bây giờ tách ra là Hải Dương & Hưng Yên) công việc cứu chữa thương binh và nhân dân bị thương do chiến tranh rất vất vả. Bệnh viện tiếp nhận đa số thương binh ở các đơn vị phía bắc và các thương binh từ chiến trường miền nam được phân bổ từ tuyến trên xuống.

Chiến tranh ác liệt, ngày nào cũng có thương binh hoặc dân thường tử vong. Xác binh lính tử trận được mang gửi tạm trong nhà xác của bệnh viện để chờ làm công tác tử sĩ nhiều không đếm xuể. Nhà xác không có các trang thiết bị, đèn chiếu sáng bảo vệ cũng thiếu, không có hàng rào cách ly. Nhà xác nằm ngay cạnh một con sông nhỏ, từ nhà xác phải đi qua một chiếc cầu nhỏ mới vào được bệnh viện và có một lối đi nhỏ mà dân vẫn thường đi ngang qua nhà xác, xung quanh toàn nhà dân nghèo. Chỉ có một bác trai đã cao tuổi làm nhân viên trông nom nhà xác. Công việc của bác là sắp xếp, cho các xác đặt vào các bàn nhôm Liên Xô, đậy bằng vải áo mưa, chờ làm thủ tục rồi mang đi chôn cất. Tuổi cao sức yếu, bác nhân viên đau ốm liên tục, lúc đau khớp, lúc ho sốt mà không có ai thay để đi nằm chữa bệnh. Thiếu tá viện trưởng quan tâm nói với quân lực cho người thay nhưng vẫn không có người.

Ngoài trường hợp tử vong sau khi bị thương nặng, đa số binh lính tử trận đều rất tang thương. Có xác chết mất đầu, mất thi thể hoặc tan nát cả bụng ngực, lòi nội tạng ra ngoài. Tuy nhiên bác nhân viên già vẫn lặng lẽ làm việc, một mình thu gọn chu đáo vệ sinh. Mỗi ngày tiếp nhận có thể có 1 dến 3 xác, cá biệt có ngày 5-7 xác.

Khu nhà xác này rất vắng vẻ, ban ngày chỉ có một vài người dân đi qua, những người chuyển xác đến đều vội vã đi ngay. Buổi tối càng vắng lặng, cũng có khi có đôi tình nhân vào khu này để xxx xong lại đi ngay (ngày xưa xxx bờ bụi thôi mà). Khu nhà xác có khá nhiều chuột, hàng ngày bác nhân viên vẫn diệt chuột nhưng vẫn không xuể.

Một hôm, trời nhá nhem tối, có một cô gái trẻ đi vào bệnh viện, lặng lẽ đến phòng trực, mọi người đang ăn cơm giật bắn người khi bất ngờ thấy cô gái đứng trước cửa. Cô gái tự giới thiệu mình là Đinh Thị Ngát, y tá thuộc đơn vị cao xạ bảo vệ cầu Phú lương, hôm nay trận địa pháo bị bom Mỹ đánh tan. Do lạc đơn vị nên cô vào đây xin ngủ nhờ. Cô trình cho thủ trưởng kíp trực xem giấy tò tùy thân, đúng cả tên họ, chỉ có điều giấy tờ rách nát và thấm đầy máu. Cô xin ở lại làm việc vì không còn đơn vị.

Hôm sau, cô được phân công tạm thời trông nom nhà xác, cô y tá không tỏ vẻ sợ sệt như những người khác mà lặng lẽ nhận lời. Bác nhân viên già được cho đi chữa bệnh và nghỉ việc theo chế độ vì sức khỏe yếu.

Chiến tranh ngày càng ác liệt, số xác binh lính ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên các cán bộ phụ trách quản lý tử thi để ý thấy một số việc bất thường trong quá trình bảo quản xác...

Những khi đến nhà xác để tiếp nhận lại tử thi, họ đều nhận thấy một số dấu vết thay đổi trên xác, họ cảm giác cái xác ko còn nguyên vẹn so với lúc mang đến bảo quản. Sự việc ngày càng tiếp diễn, ho bắt đầu chú ý nhưng vẫn ko tìm ra nguyên nhân do những dấu vết không rõ ràng. Cho đến một hôm, một thương binh đã bị cưa chân trước khi chết, nay xác của anh lại bị mất thêm một phần phía trên mỏm cụt, mặc dù mỏm cụt đã được khâu kín, nhưng hôm sau không còn vết chỉ khâu và bị ngắn hơn trước, lộ rõ xương đùi. Cô y tá không giải thích gì khi được hỏi. Các sự việc lặp lại nhiều lần, Ban cán bộ cũng để ý nhưng vì chiến tranh vội vã nên lơ là. Một hôm, sau 3 ngày bom đạn ác liệt, các cán bộ phát hiện một xác mất hẳn một nửa người, các xác còn lại đều bị xâm phạm và nằm lẫn lộn xác nọ vào xác kia, Ban chỉ huy phải họp nhưng cũng không tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết. Mọi người đều nghi ngờ do chuột hoặc một loại thú lớn như chó, mèo hoang chẳng hạn.

Sự việc nghiêm trọng khi mất luôn hẳn một thi thể nên không thể thực hiện công tác tử sĩ, Ban chỉ huy buộc phải báo cáo lên Bộ tư lệnh quân khu. Ban bảo vệ nội bộ (Tương tự công an trong quan đội) cử cán bộ về điều tra. Cán bộ điều tra là một thiếu úy trẻ mới học tại C500 (bây giờ là Học viện an ninh nhân dân) ra trường về phục vụ quân đội.

Hàng ngày đội vệ sinh phòng dịch vẫn diệt chuột và phát quang khu nhà xác. Mọi việc lắng xuống. Tuy nhiên những xâm phạm vẫn xảy ra. Anh cán bộ điều tra đóng vai cán bộ tăng cường cho nhà xác. Buồng ngủ của anh sát bên cạnh buồng cô y tá. Sau 6 tháng cũng không phát hiện gì rõ rệt. Dần dần anh có cảm tình với một cô y tá khác trong bệnh viện, cô này làm việc tại khoa tim thận khớp và lạ thay anh này cũng rất "quý" cô y tá nhà xác, hai người rất thân nhau mặc dù anh thiếu úy vẫn thấy lành lạnh khi gần cô y tá nhà xác. Tối thứ 6 hàng tuần, anh thường vào thị xã xem phim cùng cô y tá khoa tim thận khớp nhưng hôm nào cũng về sớm trước 22 giờ....

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh nhận được báo cáo của công an thị xã, phát hiện thông tin có một số người dân nhìn thấy bóng 1 người con gái áo trắng, thướng xuất hiện ở khu vực nhà xác viện quân y. Ban chỉ huy bệnh viện cũng báo cáo, vẫn còn hiện tượng xác bị xâm phạm. Anh thiếu úy ít đi ra khỏi nhà xác hơn. Anh ta phát hiên cô y tá có một gói hành lý để trên bàn thờ nơi cô ta ở và thường thắp hương cho tử sĩ. Gói hành lý này thường có dấu vết được mở ra, trùng vào những ngày có xác bị xâm phạm.

Một tối thứ sáu, lâu lắm mới đi xem phim, không may mất điện, anh thiếu úy đi chơi với cô y tá khoa tim thận khớp thêm một tý rồi trở về khu nhà xác vào lúc 20 giờ 30 phút. Khi về phòng, đi ngang qua phòng cô y tá nhà xác, anh bất chợt nhìn thấy... Cô y tá mặt trắng bệch, vẻ mặt vô hồn đang ngồi đánh răng, trông thấy anh thiếu úy cô vội lên giường nằm. Anh thiếu úy nhận ra gói hành lý trên bàn thờ chưa buộc lại. Cả đêm anh không ngủ nhưng không phát hiện điều gì bất thường. Cán bộ thử thi báo cáo xác thương binh tối qua bị xâm phạm, vết cắt trên tử thi được cho là vết dao cắt, khác những lần trước là giống vết răng cắn của loài thú.

Kế hoạch mới được triển khai, hàng đêm có thêm tổ cảnh vệ 3 người phục kích khu gần nhà xác. Sau 1 tuần phục kích, tổ công tác không tìm ra manh mối nào. Anh thiếu úy đề nghị ban chỉ huy mời cô y tá lên làm việc trong bệnh viện để anh có điều kiện kiểm tra gói hành lý đáng ngờ. Thật bất ngờ, gói hành lý của cô y tá bao gồm... Một bộ quàn áo bằng vải diềm bâu trắng có cả mũ đội đầu, một đoạn tóc giả dài, một con dao lê 5 tác dụng, một chiếc khăn mặt bộ đội nhuốm đầy máu. Anh thiếu úy liên kết mọi dữ liệu về các báo cáo và nhận định: bóng cô gái áo trắng, tóc xõa đi lại trong khu vực nhà xác chính là cô y tá này. Anh sợ rụng rời chân tay mặc dù đang là ban ngày. Anh gói gem lại túi hành lý, để vào chỗ cũ. Sự việc được báo cáo lên trên và kế hoạch giải quyết theo hướng: Phục kích bắt quả tang và nhờ cơ quan điều tra xác minh chính xác lai lịch cô y tá theo địa chỉ.

Cấp trên nhận định cần giải quyết việc này vì nó gây ảnh hưởng sâu sắc đến chính sách thương binh tử sĩ.

Các cán bộ điều tra xác minh tìm phiên hiệu đơn vị cao xạ, tuy chiến tranh đi lại khó khăn nhưng họ đến tận quê quán, nhóm khác đến đơn vị. Thông tin xác minh cho thấy: đơn vị này bị bom đánh và bị thiệt hại hoàn toàn, đang chờ khôi phục phiên hiệu.

Tổ phục kích bao gồm các trinh sát được triển khai bí mật hàng đêm xung quanh nhà xác. Tối thứ 6, anh thiếu úy giả vờ đi xem phim từ 19 giờ rồi bí mật quay lại phục kích cùng nhóm trinh sát. Khoảng 20giò, trong phòng cô y tá leo lét ánh đèn dầu, bất ngờ một bóng cô gái dong dỏng mặc bộ quần áo trắng dài quét đất tóc xõa ngang và đi nhanh như lướt trên mặt đất không hề phát ra tiếng động tiến về khu nhà chứa xác. Bóng trắng mất hút phía trong nhà xác. Các trinh sát và anh thiếu úy hoàn toàn bất động và không còn khả năng phản ứng, chết lặng. Sau khoảng 5 phút mọi người như cựa quậy được và một người bất ngờ hô to: "Người hay ma đứng lại, không tôi bắn". Từ khu nhà xác, không một tiếng động phát ra. Trấn tĩnh lại các trinh sát tiến về khu nhà xác, đèn pin soi loang loáng, không còn ai, mọi người chỉ phát hiện thấy bộ quần áo và bộ tóc giả để lại. Tổ trinh sát cung nhiều người sục sạo đến sáng nhưng không tìm thấy ai, cô y tá biến mất.

Tin cấp trên báo về: Thông tin về Cô y tá Đinh Thị Ngát hoàn toàn chính xác, cô đã hy sinh trong trận Mỹ thả bom đánh trận địa pháo, cũng là ngày cô đến xin việc ở bệnh viện. Liệt sĩ Ngát hy sinh trong tình trạng thi thể hoàn toàn tan nát.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#xacchet