6. Phần 5 (Hoàn)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

[15]

Buổi chiều hôm đó, mẹ tôi đột nhiên nhận được một cuộc gọi từ trường học của Hứa Trạch.

Họ nói, Hứa Trạch đánh nhau với bạn học, hơn nữa còn ra tay rất nặng.

Đối phương bị thương rất nặng, Hứa Trạch thì đứng trước nguy cơ bị đuổi học.

Có khả năng phải đối mặt với án tù.

"Phía nhà trường chúng tôi mong người giám hộ nhanh chóng đến trường làm thủ tục thôi học".

Mẹ tôi cầm điện thoại, ngây người ra, "Tại sao? Nó chỉ còn hơn nửa năm nữa là đã tốt nghiệp rồi, sao lại vô cớ đánh nhau với bạn học được chứ?".

"Bởi vì một số tranh chấp tình cảm".

Thực tế thì, nữ sinh mà Hứa Trạch đã theo đuổi trong một thời gian dài, thiếu chút nữa đã tỏ tình với người ta,  nhưng lại bị một nam sinh khác phổng tay trên.

Nó không dám tin chạy đến đối chất.

Nam sinh kia nắm tay cô gái Hứa Trạch thích, đắc ý cười: "Chị gái ruột của mình chết thảm như vậy mà vẫn còn có tâm trạng yêu đương, ai mà dám ở bên cậu kia chứ?".

Hứa Trạch tức giận lao đến.

Hai người vật lộn với nhau.

Trong lúc kích động, nó cầm ly ném thẳng vào trán của nam sinh kia, kết quả người đó bị mảnh vụn của thủy tinh đâm vào thái dương.

Vì do Hứa Trạch đã ra tay trước, hơn nữa, đối phương lại bị thương nặng hơn.

Đuổi học là chuyện không thể tránh khỏi.

Chuyện nghiêm trọng hơn là, phụ huynh của nam sinh kia đã báo cảnh sát.

Trước mặt tôi Hứa Trạch luôn là dáng vẻ ương ngạnh kiêu ngạo, nhưng trong giây phút khi nhìn thấy mẹ tôi, nó liền bật khóc.

Mẹ tôi vẫn điềm tĩnh ngồi xuống, bàn chuyện thương lượng về việc bồi thường với ba mẹ của đối phương.

Ban đầu bọn họ rất cương quyết, còn nói muốn kháng cáo, cho dù không thể ép Hứa Trạch ngồi tù không lâu, nhưng ít nhất cũng phải để lại lý lịch của nó một cái án.

Cho đến khi mẹ tôi đề nghị thỏa thuận hòa giải với số tiền một triệu.

Cuối cùng, mặc dù Hứa Trạch bị đuổi học, nhưng ít nhất cũng thoát khỏi án tù.

Trên đường về nhà, vẻ mặt nó vô cùng chán nản,

Không nhịn được mà buộc miệng nói một câu, "Hứa Đào dù gì thì cũng đã chết rồi, con hẹn hò yêu đương thì có làm sao, không thể sống một cuộc sống của người bình thường chắc?".

Mẹ tôi quay đầu lại nhìn nó.

Ánh mắt của bà như dò xét người xa lạ, khiến Hứa Trạch bất chợt rùng mình.

"Sao vậy... mẹ?".

Mẹ tôi lắc đầu, giọng khàn đặc đáp: "Về nhà thôi".

Hứa Trạch bây giờ chỉ có bằng tốt nghiệp cấp hai, không có công ty nào tốt dám nhận nó vào làm việc.

Mẹ tôi bảo Hứa Trạch theo ba tôi đến nhà máy của gia đình, chuẩn bị sau này sẽ tiếp quản sản nghiệp gia đình.

Bởi vì công việc rất vất vả, Hứa Trạch không tình nguyện làm.

Chỉ ba tháng sau khi nó đến nhà máy làm việc, đã có chuyện xảy ra.

Tay phải của một công nhân trong quá trình làm việc bị cuốn vào máy và xoắn lại.

Máu tươi chảy ra, người kia được đưa đến bệnh viện, tính mạng có thể giữ lại được.

Nhưng vợ của người công nhân kia vừa mới sinh con không lâu, con còn nhỏ, gia đình mất đi trụ cột lao động.

Còn về phần ba tôi, lợi dụng kẽ hở của hợp đồng, cuối cùng không những không bồi thường, ngược lại còn lấy lý do thao tác không đúng khiến máy móc bị trục trặc.

Lại còn yêu cầu bồi thường từ công nhân.

Luật trời sáng tỏ, gieo nhân nào ắt gặt quả đó.

Sau khi xuất viện, người công nhân kia cầm theo một con dao đột nhập vào nhà máy, khi tìm thấy ba tôi, người đó kề lưỡi dao trên cổ ông ấy, ép ba tôi phải đưa cả hai tay vào máy.

Lúc này đây, khi những chuyện này xảy ra, Hứa Trạch đứng bên cạnh ngơ ngác nhìn.

Đó là ba ruột của nó.

Nhưng lại thậm chí còn không dám tiến lên đoạt lấy con dao.

Sau khi sự việc đã xảy ra, mới dám đưa ba tôi đến bệnh viện, rồi gọi cho mẹ tôi.

Tôi bay theo bà ấy đến bệnh viện.

Mẹ tôi đi tới, tát thẳng vào mặt Hứa Trạch lúc này còn đang luống cuống.

"Đó là ba của mày! Mày không thể làm gì ngăn lại để cứu ông ấy sao?".

Hứa Trạch bị đánh đến nỗi vành mắt đỏ ửng, nó ấp úng nói: "Mẹ, người đó có cầm dao mà".

Buồn cười thật.

Chỉ vì một cô gái mà nó dám đánh nhau với một đám bạn học.

Nhưng lại không dám vì người ba vẫn một mực thương yêu nó, còn chuẩn bị cho nó kế thừa gia nghiệp mà đoạt lại con dao để cứu ông ấy.

Tay phải của ba tôi không thể giữ lại được.

Tay trái cũng chỉ còn hai ngón, bàn tay trần trụi trông đến đáng sợ.

Ông ấy kêu đau.

Mẹ tôi nhìn chăm chăm vết máu trên băng gạc, chợt lên tiếng hỏi.

"Ông nói xem, đêm đó, có phải Hứa Đào còn đau đớn hơn gấp nhiều lần so với cái này hay không?".

"Nó liên tục gọi tôi, liên tục gọi mẹ... nhưng tôi lại không nghe thấy".

"Tại sao tôi lại không nghe thấy?".

Không có câu trả lời.

Mẹ ơi, tại sao đến bây giờ mẹ mới hiểu.

Có những câu hỏi, vĩnh viễn cũng không có câu trả lời.

[16]

Sau khi ba tôi xuất viện, tâm trạng của ông trở nên trầm xuống, lúc nào cũng trông ủ rũ chán nản.

Mà với năng lực của Hứa Trạch vốn không thể chống đỡ nổi cái nhà máy này với chỉ một mình nó.

Trong lúc hết đường xoay sở, Hứa Kiều dẫn Tống Phi về nhà.

Chị ấy đề nghị với gia đình cho hai vợ chồng nhà họ quản lý nhà máy cùng với Hứa Trạch.

Mẹ tôi nhìn chăm chú vào gương mặt của Hứa Kiều.

Trên khuôn mặt xinh đẹp kia, có mấy mảng xanh xanh tím tím nhàn nhạt, dường như trước đây từng bị thương, nhưng giờ đã sắp lành.

"Đã xảy ra chuyện gì?".

Mẹ tôi kéo Hứa Kiều vào phòng, gặn hỏi vài lần, chị ấy liền bật khóc.

"Sau khi Hứa Đào chết, Tống Phi liền đối xử với con không được tốt như trước. Hơn nữa, lúc trước ba nói muốn giao nhà máy cho Hứa Trạch, anh ta liền cãi nhau với con, nói gì mà ba thương con gái thì cũng chẳng được ích lợi gì, đằng nào thì sản nghiệp gia đình cũng đều để hết về con trai".

"Con cãi nhau với Tống Phi, anh ta nói Hứa Đào căn bản vốn không xấu xa, nếu như không phải nhà chúng ta dựng chuyện bịa đặt trước mặt anh ta, nửa đêm con lẻn vào phòng quyến rũ Tống Phi, thì chắc chắn anh ta sẽ không chia tay với Hứa Đào".

"Anh ta còn đánh con, nói con cố tình không nghe diện thoại, nên đã hại chết Hứa Đào".

"Mẹ, tại sao anh ta lại có thể đối xử với con như vậy...".

Hứa Kiều từ nhỏ vốn đã được sống trong sự nuông chiều mà lớn lên.

Ngay cả đến công việc không mấy nặng nhọc bọn họ cũng không nỡ để chị ấy làm.

Chưa từng bị tổn thương đến như vậy.

Hứa Kiều vẫn là điệu bộ nũng nịu đó, khóc nức nở nhìn mẹ tôi.

Nước mắt chảy dài trên mặt.

Tôi hy vọng bản thân chị ấy có thể tự đưa ra quyết định cho bản thân mình.

Nhưng mẹ tôi chỉ nhìn Hứa Kiều với vẻ mặt không chút thay đổi, "Nó nói sai gì à?".

Cả người chị ấy cứng đờ, vẻ mặt không dám tin nhìn bà.

"Mày căm ghét Hứa Đào đến mức nào, Hứa Đào chưa bao giờ từng chủ động liên lạc với mày, nó gọi cho mày thì nhất định đó phải là việc gấp, thậm chí còn có nguy hiểm".

"Lúc mày cúp điện thoại, trong lòng đang suy nghĩ cái gì, chính bản thân mày là người hiểu rõ nhất".

Mẹ lạnh lùng đi ngang qua Hứa Kiều rồi bước ra ngoài.

Tôi cố gắng dựa vào tường, tự tìm lấy cho bản thân một chút sức mạnh để chống đỡ.

Hóa ra bà ấy cũng nhận thức ra được.

Cũng có thể rất nhạy cảm nhìn thấu tâm tư nhỏ bé của Hứa Kiều.

Cũng có thể vô tình vạch trần thủ đoạn của chị ấy.

Phá vỡ ác ý của Hứa Kiều dành cho tôi.

Nhưng tại sao, khi còn sống, tôi không bao giờ cảm nhận được thứ này lấy được một lần.

Nhất định phải đến khi tôi chết đi rồi mới nói cho tôi biết.

Khi ăn tối, mọi người lại cãi nhau

Đơn giản là vì chuyện sở hữu nhà máy kia.

Tôi chưa bao giờ nghĩ về nó.

Còn Hứa Trạch và Hứa Kiều đều xem nó là của riêng mình.

Bọn họ bắt đầu cãi vã, sau đó chuyển sang vạch trần nhau.

Nhưng mắng đi chửi lại, chủ đề lại xoay quanh tôi.

Hứa Trạch nói: "Lúc trước chị làm hỏng khăn lụa của mẹ, sau đó liền đẩy qua hết cho Hứa Đào, chị có mặt mũi gì mà ở đây chỉ trích tôi?".

Hứa Kiều cũng không thua, "Lúc Hứa Đào học cấp ba bị bắt nạt, không phải là do mày cởi dây đeo nội y của nó trên đường rồi bỏ chạy, lại đúng lúc bị mấy đứa bắt nạt lớp nó nhìn thấy sao?".

"Hứa Đào vừa vào Đại học, chị liền nói mẹ đổi phòng ngủ cơ chị ta thành phòng đàn piano của chị. Chị thì làm gì có thiên phú, học đàn cái quái gì, tưởng người khác không biết lòng dạ của chị như thế nào sao?".

"Mày còn dám nói tao sao! Mày xúi mẹ ép Hứa Đào đăng ký học trường Đại học ở địa phương, như vậy nó có thể ở nhà làm việc nhà, ngay cả đồ lót của mày mà cũng không tự giặt, tất cả đều đem ném hết cho Hứa Đào!".

Ồn ào quá.

Thật khó coi chết mất.

Mặt của mẹ tôi ngày trắng bệch.

Bà đột nhiên đứng lên, "Đủ rồi!".

"Hứa Đào đã chết rồi mà bọn mày nhất quyết cũng không chịu buông tha cho nó!".

Một gia đình mục nát, xấu xí đến khó coi.

Giống như một bức tranh kinh dị từ từ được mở ra.

Mẹ tôi chống tay lên mặt bàn, hô hấp cũng dần nhanh hơn, "Hứa Đào chết thảm như vậy, ngay cả hàng xóm, ngay cả chủ nhà của nó khi biết được tin còn rơi nước mắt. Còn các người, đến một giọt nước mắt cũng không rơi vì nó".

"Bây giờ, đến cả việc chấn chỉnh lại những thứ này, còn muốn lôi nó ra...".

"Bà cũng đủ rồi đó".

Ba tôi đột nhiên cắt ngang lời của mẹ, "Tôi thông cảm cho nỗi đau của một người mẹ mất con của bà, nhưng có phải bà đã đi quá xa rồi không, Triệu Tố? Tôi ở bệnh viện cả đêm không thể nào chợp mắt được vì đau, bà không đến an ủi tôi thì không nói, đã vậy còn chỉ biết nhắc đến Hứa Đào? Buổi sáng không những không mua đồ ăn sáng cho tôi mà chỉ biết về nhà lau di ảnh cho nó".

"Tôi nói này, thứ đó là đồ xúi quẩy, chết lúc nào không chết lại chọn đúng ngày trọng đại của chị gái nó, đúng là thứ xui xẻo. Bây giờ chúng ta gặp nhiều vận xui như vậy, còn chuyện làm ăn cũng không tốt, hẳn là do nó đã giở trò".

Ông lấy lại bình tĩnh, lạnh nhạt nói: "Tôi đã tìm một ông thầy giúp xem qua, ông ta nói chỉ cần lấy tro cốt của Hứa Đào ra khỏi mộ phần, sau đó xây một cái giếng, trấn áp linh hồn nó dưới mười tám tầng địa ngục, vận hạn của nó sẽ không ám lên nhà chúng ta nữa".

"Sau này chúng ta sẽ có thể thuận buồm xuôi gió".

"Thật là, đến cả chết đi rồi vẫn còn mang xui xẻo như vậy".

Mẹ tôi không nói thêm lời nào.

Giống như một bông hoa đã héo úa, bà ấy trong phút chốc như mất hết tất cả sức sống còn lại.

Một lúc lâu sau, mẹ tôi cuối cùng cũng ngước mắt lên.

Ánh mắt sắc nhọn như lưỡi dao.

Lướt qua những người đang ngồi trước mặt mình, từng người từng người một.

Ba tôi bất nhân thất đức, Hứa Kiều sống giả tạo hai mặt, Hứa Trạch ích kỷ bốc đồng.

Vẻ bên ngoài của căn nhà này thoạt nhìn trông vui vẻ hòa thuận, nhưng bên trong sớm đã có hàng trăm, hàng nghìn vết nứt, mục nát.

Ngày trước khi tôi còn sống, như một sự ràng buộc miễn cưỡng duy trì vẻ bề ngoài, bọn họ căm ghét, thù hận tôi.

Nhưng bây giờ đây, khi tôi đã chết rồi.

Lại lấy cái chết của tôi ra làm ngòi nổ.

Người chồng và những đứa con thân yêu nhất của mẹ tôi, cuối cùng cũng để lộ ra bộ mặt thật đáng ghê sợ ngay trước mặt bà ấy.

Nhìn ba người với ba sắc mặt khác nhau trước mặt mình.

Ồ không phải, có bốn người.

Còn có Tống Phi bày ra vẻ mặt không liên quan đến mình.

Mẹ tôi đột nhiên bình tĩnh.

Giọng điệu cũng nhẹ nhàng đến kỳ lạ, "Mọi người nói đúng".

"Hứa Đào mới là đứa duy nhất không may mắn trong cái nhà này, chúng ta không nên vì nó mà cãi nhau".

"Ngồi xuống, ăn cơm đi".

[17]

Tôi quan sát, thật ra cũng không có gì quá ngạc nhiên.

Nhiều năm qua vẫn luôn như vậy.

Chỉ duy nhất lần này, sau khi rửa chén xong, mẹ tự nhốt mình trong phòng ngủ của tôi.

Bà cầm di ảnh của tôi, đầu ngón tay run run, nhẹ nhàng vuốt lên mặt ảnh.

"Xin lỗi".

"Xin lỗi con, Đào Đào".

"Nhiều năm như vậy, thật sự con đã phải chịu đựng quá nhiều thiệt thòi, là chúng ta nợ con".

"Là mẹ nợ con, Đào Đào".

"Mẹ sẽ khiến mọi người cùng đền tội cho con".

Mẹ lấy một lọ thuốc từ trong ngăn kéo.

Trong những ngày này, bà ấy luôn bị đánh thức bởi những cơn ác mộng, nên đã đến bệnh viện kê vài đơn thuốc ngủ.

Tôi thấy mẹ nghiền nát toàn bộ số thuốc trong lọ, hòa tan chúng vào trong nước.

Ngày hôm sau, bà nấu một bàn đầy thức ăn, trong món nào cũng có chứa thuốc ngủ.

Mọi người ăn xong, ai cũng cảm thấy buồn ngủ, liền trở về phòng của mình.

Và mẹ tôi...

Bà mở hết tất cả cửa phòng ngủ, khóa trái cửa nhà, đập vỡ tất cả điện thoại liên lạc trong nhà và của mọi người, ném chìa khóa ra ngoài cửa sổ.

Sau đó đóng toàn bộ cửa sổ trong nhà lại.

Bật công tắc bếp gas, vặn lửa đến mức tối đa rồi dùng nước dập tắt.

Làm xong mọi thứ, mẹ ôm di ảnh của tôi ngồi trên sofa, lặng lẽ chờ cái chết tìm đến.

Tôi bay đến đối diện và nhìn bà ấy.

Giống như lần đối mặt với mẹ cách một lớp kính bên ngoài phòng thẩm vấn.

Tôi nhìn hô hấp của bà dần trở nên dồn dập khó khăn, đồng tử dần dần giãn ra, đôi môi nhuốm màu đỏ anh đào kỳ dị.

Tôi hỏi: "Mẹ, tại sao mẹ lại làm như vậy?".

"Dùng cái chết để chuộc tội, nhất định sẽ được tha thứ hay sao?".

Không.

Không đâu.

Con sẽ mãi mãi hận mẹ.

Con sẽ không bao giờ tha thứ cho mẹ.

Sinh mệnh của bà dần tan biến.

Sợi tơ như có như không ràng buộc huyết thống trên người tôi cũng dần biến mất.

Tôi bay ra ngoài cửa, vào khoảnh khắc khi bay đến cửa, sự trói buộc tôi kia đã hoàn toàn biến mất.

Tôi nghe thấy giọng nói của mẹ, "Đào Đào!".

Trong giọng điệu vừa dè dặt cẩn thận, nhưng cũng không giấu được sự vui mừng.

"Đào Đào, là con sao?".

"Khoan đi đã, Đào Đào. Mẹ muốn nhìn con...".

Tôi không quay đầu lại.

Đã không nhìn mặt lần cuối cùng trước khi chết.

Thì khi chết đi rồi cũng đừng gặp lại nữa.

Mẹ.

Linh hồn tôi dần dần tan biến thành cát bụi, hòa vào trong gió.

Dường như tôi đã nhìn thấy bà ngoại.

Bà mặc chiếc áo vải mềm mại, nắm lấy tay tôi.

Bà ngoại nói, bà đã khảo sát cho Đào Đào nhà chúng ta từ trước hai mươi năm rồi, tìm thấy được một gia đình rất tốt.

Kiếp sau, Đào Đào nhà chúng ta nhất định sẽ được hạnh phúc.

Đến lúc đó, bà vẫn sẽ là bà ngoại của con.

Trồng một cây chanh, cây đào ở trước cổng.

Trời đã khuya.

Ý thức tôi vẫn chưa hoàn toàn biến mất, tôi đã nhìn thấy phong cảnh tuyệt đẹp nhất trên đời.

Vô số vệt sáng lướt qua bầu trời đêm, rải rác giữa núi và biển.

Thì ra, tối nay có sao băng.

Mọi người nói, khi sao băng rơi xuống, điều ước sẽ trở thành hiện thực.

Vậy thì, kiếp sau.

Tôi ước ba mẹ sẽ yêu tôi.

Không cần phải sang giàu quyền quý.

Chỉ cần có bánh kem vào ngày sinh nhật.

Khi đến công viên giải trí, có một quả bóng bay màu đỏ.

Chỉ như vậy thôi.

Chỉ cần như vậy thôi.

(Hoàn)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#zhihu