Untitled Part 12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Giai đoạn là phát sinh hiệu lực của điều ước.

- Kí điều ước quốc tế: có 3 hình thức kí

+ Kí tắt: chữ ký của đai diện các bên nhằm xác nhận lại lần cuối nội dung của văn bản. không làm phát sinh hiệu lực điều ước.

+ Kí ad referendum (ký có điều kiện) chữ ký của đại diện các bên. Nếu sau đó, cơ quan có thẩm quyền của các bên đồng ý thì ĐƯ có hiệu lực, nếu không đồng ý thì không phát sinh hiệu lực.

+ Ký đầy đủ/ chính thức: Nếu ĐƯ không phải phê chuẩn phê duyệt thì sau khi ký sẽ có hiệu lực. Nếu phải phê chuẩn phê duyệt thì chưa phát sinh hiệu lực.

-Phê chuẩn, phê duyệt:

+ Phê chuẩn là hành vi pháp lý đơn phương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia thừa nhận nhằm xác nhận giá trị ràng buộc của quốc gia đối với ĐƯ mà cơ quan có thẩm quyền đã kí. Thẩm quyền phê chuẩn do pháp luật quốc gia quy định, thông thường là cơ quan lập pháp. Sauk hi phê chuẩn, các bên trao đổi thư phê chuẩn

VD: VN chưa phê chuẩn quy chế Rome vì có nhiều điểm chưa phù hợp với vn.

+ Phê duyệt là hành vi pháp lý của cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thể hiện sự nhất trí với nội dung của ĐƯ, từ đó ràng buộc quốc gia với ĐƯ.

Phê chuẩn, phê duyệt là cơ hội cuối cùng để cq nhà nước có thẩm quyền rà soát lại một lần nữa nội dung ĐƯ mà QG đã ký trước khi chấp nhận sự ràng buộc của ĐƯ đối với QG mình.

QG có quyền từ chối phê chuẩn, từ chối không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro