Hồi 2 - A Nguyễn bị bắt nạt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nương Thị đem A Nguyễn về nhà nuôi, thương nàng như con ruột của mình.

Nhà Nương Thị cũng không khá giả gì, nay lại mất đi trụ cột trong gia đình hoàn cảnh càng thêm khó khăn. Để nuôi A Nguyễn nàng phải đi tìm việc làm để kiếm tiền.

Những người hàng xóm xung quanh thấy cảnh ngộ của nàng đáng thương, nên hay sang cho nàng chút gạo, chút đồ ăn, sau đó trưởng thôn đã giúp nàng tìm được việc làm ở xưởng bánh nhà họ Khương.

Lúc Nương Thị biết, trong lòng rất vui mừng và cảm kích mọi người đã giúp đỡ.

Thế là mỗi ngày, Nương Thị cõng theo A Nguyễn đến xưởng bánh làm việc.

Cũng may A Nguyễn rất dễ nuôi, không quấy cũng không khóc nhè, Nương Thị có thể vừa chăm nàng, vừa làm việc.

Ông chủ họ Khương cũng là người hiền lành, nên cũng không nói gì, đôi khi còn cho nàng ít tiền mua sữa cho A Nguyễn.

Nháy mắt đã năm năm trôi qua, A Nguyễn đã biết đi và biết nói. Nhưng có một điều Nương Thị luôn lo lắng, đo là từ lúc đem A Nguyễn về nuôi đến giờ, nàng chưa từng ăn thịt, cá mà chỉ ăn cơm trắng với rau. Nương thị rất sầu muộn.

Nháy mắt A Nguyễn đã được năm tuổi, bởi vì Khương thiếu gia thường xuyên bắt nạt A Nguyễn ở xưởng bánh, nên Nương Thị không đưa cô bé theo đến chỗ làm nữa.

Buổi sáng Nương Thị nấu cơm cho A Nguyễn, dặn dò con bé vài câu rồi đi làm, mãi đến xế chiều mới về nhà.

Hôm nay nhà Cẩm Sướng – hàng xóm cạnh bên nhà Nương Thị giết trâu tế thần, lúc Nương thị về đến gần nhà thì thấy Cẩm Sướng tay cầm theo một thớt thịt, vừa nhìn thấy nàng liền cười rôm rả nói: "Thím Nương, hôm nay nhà tôi có làm một con trâu cúng Dương Gia Công, nay còn ít thịt tôi biếu thím ăn lấy thảo."

Nương thị khách sáo cảm ơn rồi hỏi: "Nhà thím có việc chi mà giết trâu?"

Cẩm Sướng nói: "Thím có nhớ con trai A Đại của tôi từng bị bệnh không?"

Nương Thị gật đầu, đáp: "Còn nhớ, con thím lúc năm tuổi thì bị sốt, nhưng việc này thì có liên quan gì đến Dương Gia Công?"

Cẩm Sướng ôn tồn nói: "Thím có điều không biết, lúc A Đại năm tuổi thì đột nhiên bị sốt, ngủ một đêm đến sáng cả người nó cứng đờ, không cử động được. Lúc đó vợ chồng tôi chạy chữa khắp nơi nhưng không có ai chữa đặng. Bệnh tình của con ngày một chuyển nặng, vợ chồng tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý, nhưng bỗng hôm đó vợ chồng tôi gặp một người đàn ông có vẻ ngoài rất kì lạ, râu tóc vàng ươm, đôi mắt trợn ngược lên trời, khuôn mặt rất là dữ dằn. Ông ta thấy tôi khóc quá dữ nên mới hỏi thăm, biết con tôi bệnh tình như thế, ông ta nói muốn đến xem bệnh. Lúc đó vợ chồng tôi đã đưa ông ta về nhà, thấy thằng bé như vậy, ông ta không nói gì hết, chỉ đưa tay lên vuốt đầu thằng bé một cái, ấy vậy mà tự nhiên nó khỏi bệnh, đi lại được bình thường luôn." Cẩm Sướng nhớ lại bỗng đánh cái rùng mình, nàng khẽ vuốt hay tay vài cái nói: "Tôi nổi hết cả da gà rồi."

Nương Thị khẽ mím môi cười, nói: "Sau đó thì thế nào?"

Cẩm Sướng nhướng mày nói: "Sau đó ông ta bảo là bệnh của thằng bé là do nhân quả của quá khứ vay tạo, nên đời này phải trả, nhưng may nhờ có phước của ông bà phù hộ nên nó mới qua khỏi, ông ta còn nói mình là đệ tử của Dương Gia Công được Ngài phái đến để cứu giúp bọn họ, rồi dặn chúng tôi là đến năm thằng bé đủ mười hai tuổi thì phải giết một con trâu để tạ lễ thì mới yên, nếu không bệnh tình sẽ trở lại và nặng hơn nữa đó."

Nương thị nghe Cẩm Sướng kể xong, khẽ nhíu mày nói: "Chuyện này thật thần kỳ, nhưng theo tôi biết từ xưa đến nay chúng ta luôn dâng lễ chay và cúng hoa quả thanh tịnh cho Dương Gia Công, chưa từng cúng thịt, cá bao giờ, sao người đó lại bảo giết trâu trả lễ chứ?"

Cẩm Sướng nghe vậy cũng sửng sốt, nàng chưa từng nghĩ đến vấn đề này, chỉ biết con mình đã khỏi bệnh rồi nên cúng trả lễ thôi.

Nương thị thấy sắc mặt của Cẩm Sướng thay đổi, biết mình vừa rồi đã lỡ lời, bèn cười nói: "Thôi mặc kệ chuyện này đi, con trai thím khỏi bệnh là tốt rồi, chúng ta quản chuyện này làm gì."

Cẩm Sướng nghe vậy cũng cười xòa, nói "Phải, phải". Hai người chuyện trò thêm một lúc thì ai về nhà nấy.

Nương thị bỏ thịt vào trong giỏ tre rồi đi về nhà, vừa bước vào trong sân, bỗng có một bóng người nho nhỏ từ trong nhà chạy ra, ôm chầm lấy hai chân của nàng, cất giọng trong trẻo gọi "Mẹ ơi, mẹ về rồi."

Chỉ thấy tiểu cô nương dáng người nhỏ xíu gầy teo, trên người mặc y phục bằng vải thô, khuôn mặt khả ái, tóc búi thành hai cái bánh bao nhỏ.

Nương thị đặt cái giỏ tre xuống bên cạnh, ôm lấy cô bé vào lòng, thơm lên má cô bé một cái thật kêu. Lúc này nàng mới để ý thấy một bên má của cô bé bầm tím, liền hỏi: "A Nguyễn, mặt con bị làm sao thế? Có phải bị té không? Trên người còn chỗ nào bị thương không? Cho mẹ xem."

A Nguyễn vỗn đã quên đi cảm giác đau đớn bên má, nhưng nghe mẹ hỏi đột nhiên cảm giác tủi thân ùa về, cô bé vùi đầu vào lòng mẹ, đáp: "A Nguyễn không có bị té là Khương thiếu gia đẩy con té..."

Nương thị khẽ chạm vào vết thương, đau lòng hỏi: "Có đau lắm không con?"

A Nguyễn khẽ lắc đầu.

Nương thị ôm cô bé vào lòng, sót xa nói: "Sao cậu ấy lại đẩy con?"

A Nguyễn ấm ức nói: "Buổi trưa con và A Đại ca ca chơi châu chấu làm bằng lá dừa. Đột nhiên Khương thiếu gia chạy đến, nói là cũng muốn có một con, cha A Đại đã làm cho cậu ấy nhưng cậu ấy không chịu, nhất quyết muốn giành con của con. A Đại tức giận nên đánh cậu ấy một cái, cậu ấy định đánh lại nhưng con...con kéo cậu ấy lại, chọc cậu ấy tức giận, nên đã hất tay con ra, nhưng sức cậu ấy mạnh quá đã đẩy con té..."

Nương thị sót con, khẽ hôn lên má cô bé, nói: "Lần sau con có gặp Khương thiếu gia thì tránh xa cậu ấy một chút, hoặc nếu cậu ấy có muốn cái gì con cứ đưa cho cậu ấy đi, đừng để mình bị thương, có biết chưa?"

A Nguyễn gật đầu, đáp "dạ".

Nương thị xoa đầu con bé, thở dài: "Con đau lắm phải không?"

A Nguyễn thấy đôi mắt của mẹ đã đỏ lên, cô bé đưa đôi tay nhỏ xíu gầy teo của mình vuốt mặt mẹ, đôi mắt nhỏ kiên cường nói: "A Nguyễn không có đau, A Nguyễn khỏe lắm, mẹ đừng lo... Lúc đầu có hơi đau một chút, nhưng được mẹ thơm nên hết đau rồi ạ."

Nương thị nghe vậy bật cười, khẽ nhéo chớp mũi của cô bé, mắng yêu: "A Nguyễn của mẹ miệng thật là ngọt." Sau đó nàng một tay ôm A Nguyễn, một tay xách giỏ tre đứng dậy, vừa đi vừa nói: "A Nguyễn của mẹ gầy quá nên mới dễ bị người ta bắt nạt, mẹ sẽ nuôi A Nguyễn thành một cô nương mập mạp đáng yêu, để không có dám bắt nạt A Nguyễn của mẹ nữa. Hôm nay mẹ sẽ hầm thịt cho A Nguyễn ăn."

A Nguyễn nghe vậy khuôn mặt nhỏ buồn hiu, khẽ rũ mắt, mím môi nói: "A Nguyễn không thích ăn thịt."

Nương thị lắc đầu nói: "Ăn thịt mới tốt cho sức khỏe, trong thịt có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, A Nguyễn của mẹ gầy yếu nên phải ăn thịt nhiều mới được."

A Nguyễn thấy mẹ hào hứng như vậy thì không dám nói gì thêm vì sợ làm mẹ buồn, cô bé chỉ mím môi, cúi đầu nghĩ 'một chút nữa mình không ăn là được'.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro