Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Ngày 16 tháng chạp năm 1918

"Vâng, tôi hiểu," Tom Sherbourne đáp. Anh ngồi trong một căn phòng đơn sơ, không đỡ nổi cái nóng hầm hập bên ngoài. Những giọt mưa mùa hạ Sydney trút xuống lộp độp trên cửa sổ, người trên vỉa hè lập cập tìm chổ trú mưa.

"Nói thiệt là cực lắm đó nghe." Người đàn ông ngồi đối diện chồm người về phía trước, cố nhấn mạnh. "Chẳng thư thả gì. Vịnh Byron không phải là trạm đèn cực nhất, nhưng tôi muốn anh lường cho hết rồi hẵng xin làm." Ông ta lấy ngón tay nhận thuốc vào tẩu rồi châm lửa. Đơn xin việc của Tom có cùng câu chuyện như phần lớn thanh niên thời đó: Sinh ngày 28 tháng Chín năm 1893; nhập ngũ chiến đấu; có kinh nghiệm về Mã tín hiệu liên lạc quốc tế và Morse; sức khỏe tốt; giải ngủ danh dự. Luật đã chỉ rõ rằng cựu quân nhân được ưu tiên khi xin việc.

"Không lý..." Tom dừng lại, rồi nói tiếp. "Nói xin phép ông, ông Coughlan, tôi không nghĩ việc này cực hơn nhiệm vụ ở Mặt trận phía Tây."

Người đàn ông nhìn lại mấy chi tiết trên tờ giấy giải ngũ, rồi nhìn Tom, như tìm kiếm điều gì đó trong mắt anh, trên gương mặt anh. "Phải rồi. Có lẽ anh nói đúng." Ông ta nói nhanh qua mấy điều khoản: "Anh tự trả chi phí đi đến trạm công tác. Vì anh chỉ đổi gác cho nhân viên chính thức nên sẽ không có ngày phép. Nhân viên biên chế được nghỉ phép một tháng sau mỗi hợp đồng ba năm." Ông ta cầm cây viết mập lù ký đơn ngay trước mặt anh. Vừa lăn con dấu lên miếng mực ông ta vừa nói, "Hoan nghênh anh" – ông ta ấn con dấu xuống tờ giấy ba lần – "vào ngành Hải đăng Khối Thịnh vượng chung." Trên tờ đơn, dòng chữ "Ngày 16 tháng Chạp năm 1918" còn lóng lánh mực ướt.

Trong sáu tháng ở vịnh Byron trên bờ biển New South Wales cùng với gia đình của hai người giữ đèn, Tom học được những điều sơ đẳng về cuộc sống ở các trạm hải đăng. Sau đó anh có làm một thời gian ngắn ở Maatsuyker, hòn đảo hoang phía nam Tasmania, nơi hầu như ngày nào cũng mưa và mỗi khi trời bão thì đám gà qué lại bị thổi bay ra biển.

Ở hải đăng, Tom Sherbourne có nhiều thời gian để nghĩ về cuộc chiến. Về những gương mặt, những giọng nói của đồng đội từng sát cánh bên anh, từng cứu anh bằng kiểu này hay kiểu khác, những lời trăn trối mà anh chứng kiến, cả những tiếng thều thào sau cuối anh không nghe ra nhưng vẫn gật đầu theo.

Chân của Tom chưa từng bị đứt rời đến nổi chỉ còn nối với cơ thể bằng mấy sợi gân. Anh cũng chưa từng bị thương kiểu ruột xổ ra thành những búi lươn trơn trượt. Phổi của anh chưa từng bị nung chảy, não chưa từng nhũn ra vì khí độc. Nhưng có khác gì, vì khi đó anh đã sống trong hành hài của một người khác, một người đã làm những việc cần phải làm. Anh vẫn mang chiếc bóng của con người đó, khắc sâu trong tâm khảm.

Anh cố không nghĩ đến: Anh từng thấy nhiều người bị ám ảnh đến nỗi sống mà như đã chết. Vậy nên anh cứ tiếp tục sống, quanh quẩn bên rìa nỗi lòng không gọi được thành tên. Khi nằm mộng về những năm đó, anh thấy mình chỉ là đứa trẻ lên tám giữa khói lửa, trên tay vấy máu. Đứa trẻ một mình chống chọi lại những tay súng và lưỡi lê, mãi lo nghĩ đến chiếc tất đồng phục đã bị tuột xuống mà không kéo lên được, vì muốn kéo tất lên phải thả súng xuống, mà nó thì bé bỏng không cầm nổi súng. Mà mẹ thì đi đâu mất rồi.

Rồi anh tỉnh dậy, nhận ra mình đang ở một nơi chỉ có gió, sóng và ngọn đèn cũng với thứ máy mọc phức tạp để giữ lửa cháy và ngọn đèn quay đều. Lúc nào cũng quay, trông chừng mọi hiểm nguy.

Nếu anh có thể đi đủ xa - để mà tránh được cả con người và kí ức, biết đầu, thời gian cũng sẽ chữa lành.

Đảo Janus Rock nằm trên bờ biển phía Tây, cách Sydney đến hàng ngàn dặm, cũng là điểm xa ngôi nhà thơ ấu của Tom nhất dù có nằm trên lục địa Úc Châu. Nhưng ngọn hải đăng Janus cũng là dấu vết cuối cùng của đất Úc mà Tom nhìn thấy được từ trên tàu chở quân nhân đi Ai Cập năm 1915. Mùi khuynh diệp từ Albany vương vấn trên sóng nước tới vài dặm,và khi mùi hương nhạt nhòa đi, tự dưng Tom thấy nhói lòng, như vừa mất đi điều gì đó mà anh còn không biết mình sẽ nhớ thương. Rồi, mấy giờ sau, ngọn hải đăng với anh đèn lóe sáng năm giây một hiện ra, rõ mồn một, sừng sững, chính từ điểm xa ngôi nhà của anh nhất. Ký ức ấy theo anh trong suốt những năm tháng địa ngục sau đó, như một nụ hôn từ biệt. Vậy nên tháng sáu năm 1920, khi hải đăng Janus đăng tin tuyển người, anh thấy như thể ngọn đèn đang gọi anh đến.

Janus đứng chênh vênh trên rìa lục địa Úc Châu, là trạm hải đăng chẳng mấy người muốn nhận gác. Mặc dù bậc lương trạm Janus nhỉnh hơn chút do được xếp loại gian khó mức I, những tay gác đèn lâu năm đều nói rằng chẳng đáng gì, bèo bọt cả thôi. Người tiền nhiệm của Tom là Trimble Docherty. Ông này có lần báo cáo rằng chính bà vợ của mình đã dùng một chuỗi cờ màu trong Mã tín hiệu liên lạc quốc tế để báo hiệu cho tàu bè qua lại, gây ra không ít ồn ào. Nhà chức trách không hài lòng với báo cáo của Docherty vì hai lí do: Thứ nhất, Phó giám đốc cục hải đăng từ mấy năm trước đã cấm việc dùng cờ làm tín hiệu trên đảo Janus, bởi tàu bè có thể gặp nguy khi tiến tới gần chỉ đề đọc tín hiệu; thứ hai, bà vợ nói trên vừa mới lìa đời.

Vụ việc tốn khá nhiều giấy mực, mỗi văn bản được sao thành ba, gởi đi chuyển lại giữa Fremantle cố bảo vệ Docherty, dẫn ra quá trình công tác xuất sắc nhiều năm, trong khi đó trụ sở chính ở Melbourne chỉ quan tâm tới hiệu quả công việc, chi phí, và luật lệ. Cuối cùng hai bên cũng dàn xếp ổn thỏa, theo đó, Cục sẽ thuê một người gác đèn tạm thời còn Docherty được nghỉ phép sáu tháng để dưỡng bệnh.

"Thường tụi tôi không cử đàn ông đơn chiếc ra Janus – chỗ đó hoang vu lắm, có vợ con thì đỡ vất vả hơn, chứ không phải chỉ đỡ buồn thôi, "Nhân viên Quận nói với Tom. "Nhưng mà anh chỉ làm tạm thời...Anh thu xếp hai ngày nữa đi Partaguese," ông ta vừa nói vừa ký hợp đồng sáu tháng với Tom.

Cũng chẳng có gì để thu vén. Không có ai để từ biệt. Hai ngày sau Tom bước lên ván cầu ra tàu, trên tay chỉ có mỗi túi xách đựng áo quần. Con tàu hơi nước Promethus chạy dọc theo bờ biển nam Úc, dừng lại ở các trạm giữa Sydney và Perth. Mấy buồng hạng nhất ít ỏi nằm ở boong trên, gần mũi tàu. Trong khoang hạng ba, Tom ở chung buồng với một thủy thủ già. "Đi tàu này đã năm chục năm rồi – tụi nó còn không dám đòi tiền vé. Làm vậy xui lắm, chú biết không "lão thủy thủ vui vẻ nói, rồi quay lại với chai rượu rum lớn cực mạnh, không màng gì khác. Để tránh mùi cồn nồng nặc, ban ngày Tom đi bộ trên boong tàu. Buổi tối ở boong hầm dưới thường có bày chiếu bạc.

Chỉ cần nhìn qua cũng biết trong chiến tranh ai đi lính, ai ở nhà. Cứ như ngửi mùi người cũng biết. Họ đứng theo từng nhóm riêng. Nơi đây gợi lại cho Tom từng kỉ niệm về những chuyến tàu chở quân nhân, ban đầu là đến Trung Đông, rồi sau đó là Pháp. Chỉ trong chốc lát sau khi lên tàu, họ đã đoán ra được, cứ như thể bằng một thứ bản năng của loài vật, người nào là sĩ quan, người nào cấp bậc thấp hơn, rồi từng làm nhiệm vụ ở đâu.

Và cũng như trên tàu lính, họ cố nghĩ ra trò gì đó để tiêu khiển trong suốt hành trình. Cuối cùng họ chọn một trò khá quen thuộc: Xem ai thó một món từ khách khoang hạng nhất đầu tiên. Nhưng không phải món gì cũng được mà phải là một chiếc quần lót nữ. "Tiền thưởng tăng gấp đôi nếu lấy được khi khổ chủ mặc trên người."

McGowan, kẻ đầu têu có bộ ria mép và mấy ngón tay vàng khè vì hút thuốc Woodbines, nói rằng hắn ta vừa đấu láo với một nhân viên trực buồng: Tình hình là sẽ có rất ít lựa chọn. Khoang hạng nhất có tất cả mười buồng. Vợ chồng một ông luật sư – nên tránh xa ngay từ đầu; vài cặp già cả, hai bà cô già (cũng có vẻ hứa hẹn), nhưng nghe được nhất là một tiểu thư nhà giàu đi tàu một mình.

"Tao nghĩ cứ trèo lên thành tàu rồi chui vô đường cửa sổ,: McGowan tuyền bố. "Đứa nào theo tao?"

Sự liều lĩnh đó không hề làm Tom ngạc nhiên. Anh đã nghe hàng tá chuyện như vậy từ ngày giải ngũ. Toàn những kẻ thích đùa bỡn với mạng sống, chuyện nhảy ào qua thanh chắn đường tàu hay bơi ra dòng nước xiết để xem mình có thoát nổi không. Nhiều người từng lừa được thần Chết ở ngoài mặt trận giờ đây lại như nghiện sức hút của thứ cảm giác mạnh đó. Nhưng dù sao đám này chẳng phải lính tráng gì. Có lẽ chỉ khoác lác vậy thôi.

Đêm sau đó, khi những cơn ác mộng trở nên tồi tệ hơn bình thường, Tom quyết định không ngủ, đi bộ trên boong tàu. Hai giờ sáng. Giờ đó muốn đi đâu cũng không ai cản. Tom thong thả rạo bước, ngắm ánh trăng phản chiếu trên mặt nước. Anh leo lên boong trên, tay nắm chặt lấy lan can để đỡ bị lắc lư. Lên đến nơi anh dừng lại, tận hưởng gió trời mát mẻ và màn đêm đầy sao nhấp nháy nhịp nhàng.

Anh thoáng thấy anh sáng phát ra từ một buồng khách. Người ở khoang hạng nhất cũng có khi khó ngủ vậy, anh ngẫm ngợi. Rồi, dường như giác quan thứ sáu trong anh bừng tỉnh – một thứ bản năng nhận biết hiểm nguy vừa quen thuộc vừa khó giải thích. Anh khe khẽ đi về phía buồng khách, nhìn qua cửa sổ.

Trong ánh đèn mờ anh nhận ra một cô giá nép sát vào tường, mặt dù gã đàn ông đứng ngay trước chưa đụng vào cô. Hắn kê sát vào mặt cô, một cái nhìn dâm dật mà Tom từng thấy nhiều lần. Anh nhận ra người quen ở boong hầm dưới, rồi nhớ lại giải thưởng của trò thách đố khi nãy. Lũ ngốc khốn nạn. Anh đẩy của vào. Mở cửa ngay

"Để cô ấy yên," Tom vừa nói vừa bước vào buồng. Giọng anh bình tĩnh những đanh thép.

Hắn ta quay lại để xem ai vừa lên tiếng, rồi nhe răng cười khi nhận ra Tom. "Trời đất! Tưởng ông anh là nhân viên chứ! Đã vậy thì giúp một tay luôn...Đàn em chỉ vừa mới..."

"Tôi nói để cô ấy yên! Đi ra. Ngay"

"Nhưng đã xong đâu. Đàn em chỉ định vui vẻ chút." Người hắn nồng nặc mùi rượu và thuốc lá.

Tom đặt bàn tay lên vai hắn, siết thật mạnh cho tới khi hắn thét lên. Hắn ta thấp hơn Tom chắc cũng phải tất rưỡi nhưng vẫn loay hoay cố đấm anh một quả. Tom nắm lấy cổ tay hắn, bẻ ngược lại. "Tên? Cấp bậc?"

"McKenzi. Binh nhì. 3277" Mã số quân nhân không hỏi mà vẫn bậc ra, như một thứ phản xạ có điều kiện.

"Binh nhì McKenzi, anh xin cô đây tha lỗi, rồi về lại phòng không được ra boong tàu cho tới khi tàu dừng. Rõ chưa?"

"Rõ!" Hắn ta quay lại phía sau cô gái. "Xin cô thứ lỗi. Tôi không có ý hại cô."

Cô gái vẫn còn khiếp vía chỉ khẽ gật đầu.

"Đi ra ngay!" Tom nói. Hắn ta tiu nghỉu, bừng tỉnh hẳn và loay hoay đi ra khỏi buồng khách.

"Cô không sao chứ?" Tom hỏi.

"Tôi... tôi nghĩ vậy"

"Nó có làm gì cô không?"

"Hắn không..." cô ta vừa nói với anh, vừa như tự nhủ, "thực ra hắn chưa đụng chạm gì với tôi cả."

Tom nhìn gương mặt cô gái – đôi mắt màu xám trông có vẻ bình tĩnh hơn. Mái tóc xẫm màu buông xuống, gợn sóng trên hai cánh tay. Bàn tay vẫn nắm chặt lấy cổ áo ngủ. Tom với lấy áo choàng treo ở móc trên tường xuống, khoác qua vai cô gái.

"Cảm ơn anh," cô nói.

"Chắc nó cũng sợ khiếp vía. Tôi e là nhiều đứa bọn tôi không quan tiếp xúc với người đường hoàng nữa."

Cô ta không nói gì.

"Nó không dám làm gì cô nữa đâu." Anh sửa lại chiếc ghế bị ngã xuống khi nãy. "Tùy cô muốn báo cáo sự vụ hay không. Tôi thấy nó cũng chẳng yên ổn gì."

Đôi mắt cô ta nhìn Tom như muốn hỏi lại.

"Đi về người ta thay đổi lắm. Đúng sai không còn rõ ràng như xưa nữa." Anh quay lưng bước đi, nhưng ngoái đầu lại. "Cô có quyền truy nó tới cùng. Nhưng tôi nghĩ nó cũng khổ sở lắm rồi. Như tôi ở đó, tùy cô vậy," rồi anh biến mất sau cánh cửa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro