11-20

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

năm sau, Cao Khiết định mang thai, thế là cô ấy bèn xin nghỉ việc, ban ngày
người chồng phải đi làm, không thể ở nhà chăm sóc cho cô, cô bèn đón mẹ mình
tới ở cùng, vừa chăm sóc cuộc sống thường ngày vừa làm bạn với cô.
Khi mẹ Cao Khiết tới, thấy con gái như bà hoàng còn con rể như người hầu, bà
không đắc ý vì thấy con gái có địa vị cao tuyệt đối trong nhà. Trái lại, bà nghiêm
nghị hỏi Cao Khiết: "Các con vốn là vợ chồng, vợ chồng thì nên chăm lo đỡ đần
cho nhau. A Văn làm nhiều việc vì con như vậy, con đã làm được gì cho nó
chưa?"
Cao Khiết nói: "Con chịu lấy anh ấy, anh ấy chẳng mừng quá ấy chứ, mà anh ấy
còn chưa nói gì thì mẹ đã mắng con trước rồi."
Mẹ Cao Khiết bèn giận dữ nói: "Nếu con không thích thì đừng cưới người ta,
nhưng đã cưới rồi, đừng nghĩ mình cưới người ta là thiệt thòi, là 'chịu lấy', từ lúc
kết hôn tới giờ, con đã từng quan tâm tới nó chưa? Đã làm được gì cho nó chưa?
Lúc nào con cũng nghĩ mình còn trẻ, chấp nhận lấy nó là đang ban ơn cho nó. A
Văn là người tốt, nó có thể bao dung con một tháng, bao dung con một năm,
thậm chí năm năm mười năm, nhưng nó có thể bao dung con cả đời không? Ai
cũng là con người, ai cũng muốn được quan tâm. Mười năm sau, con cũng
không còn trẻ nữa, lúc đó con còn lại gì? A Văn rất thương yêu con, quan tâm
hết lòng, nó là một người chồng tốt, mẹ thấy không phải nó không xứng với con,
mà con không xứng với nó. Nếu con cứ thế này, mười năm sau nếu nó muốn ly
hôn, mẹ sẽ không đứng về phía con đâu."
Bị mẹ trách mắng nên Cao Khiêt rất bực bội, nhưng rồi bình tĩnh ngẫm lại, cô ấy
biết mẹ chỉ muốn tốt cho mình, mà bà nói cũng rất có lý, quả thật là mình hơi
quá đáng.
Mẹ Cao Khiết thấy cô chịu nghe bà nói thì sắc mặt cũng dịu đi, ân cần dặn dò:
"Cao Khiết à, dù con là công chúa, nó là người hầu hay nó là thiếu gia con là nô
tỳ, thì chỉ cần hai đứa kết hôn với nhau, địa vị của hai đứa sẽ là bình đẳng, nếu
không thể sống một cách bình đẳng thì cuộc hôn nhân này sẽ không hạnh phúc."
Dưới sự đốc thúc của mẹ, Cao Khiết bắt đầu thay đổi thái độ của mình với
chồng. Khi chồng nấu cơm, cô ấy sẽ ở bên cạnh giúp đỡ, cũng bắt đầu học nấu
cơm với chồng; khi chồng quét nhà, cô ấy sẽ lau bàn; khi chồng tan ca, cô ấy sẽ
quan tâm hỏi chồng đi làm có mệt hay không.
Để ý kỹ, cô ấy mới ngạc nhiên nhận ra chồng mình có rất nhiều ưu điểm: Anh ấy
hiền hậu bao dung, ngày ngày đi làm vất vả là thế, về nhà còn phải làm bao
nhiêu việc, nhưng chưa từng oán trách dù chỉ một câu; anh ấy cẩn thận tỉ mỉ,
luôn chăm sóc Cao Khiết từng li từng tí; anh ấy nặng tình nặng nghĩa, tuy CaoKhiết đối xử với anh ấy rất tồi tệ nhưng anh ấy chưa từng chấp nhặt, sẵn sàng hi
sinh mà không một lời oán trách. Bởi vậy, Cao Khiết bắt đầu cam tâm tình
nguyện đối xử tốt với chồng, chồng cô ấy cũng nhận ra sự thay đổi của Cao
Khiết, ngoài vui vẻ thì anh ấy càng trân trọng Cao Khiết hơn xưa.
CHƯƠNG 7. Năm đầu tiên sau khi kết hôn bạn nên làm gì?
Cuối tuần, một đàn chị khóa trên đã lâu không gặp hẹn tôi đi uống trà. Vì cũng
quê, cùng tới Thượng Hải học tập nên tôi và chị ấy rất hợp nhau; dù không học
cùng khóa nhưng vẫn thường xuyên tới phòng của người kia chơi; thỉnh thoảng
được người nhà gửi quà quê thì đều mang cho đối phương một ít, bởi vậy quan
hệ giữa chúng tôi khá tốt.
Tốt nghiệp xong, chúng tôi đường ai nấy đi, rất ít khi gặp mặt. Sau khi tham dự
đám cưới của chị ấy, mấy năm rồi chúng tôi chưa gặp lại nhau, chỉ thỉnh thoảng
chào nhau trên mạng, nhưng từ khi có Weixin* thì chúng tôi dần liên lạc nhiều
hơn.
*Một phần mềm chat thông dụng tại Trung Quốc. Weixin còn có phiên bản
quốc tế là Wechat
Đã lâu không gặp, chúng tôi đều thay đổi ít nhiều, không còn ngây ngô như xưa,
những tháng năm thơ ngây ấy đã lùi vào ký ức xa xôi.
Sau khi trò chuyện về tình hình gần đây của nhau, đàn chị đi thẳng vào vấn đề:
"Lần này chị hẹn em ra đây là vì muốn tâm sự chuyện hôn nhân gia đình, thực ra
mấy năm nay chị sống không hạnh phúc, chị rất mệt, thực sự rất mệt!"
Tôi ngắm chị ấy thật kỹ, chúng tôi chỉ cách nhau hai tuổi mà dường như chị ấy
già quá nhanh, tôi cứ nghĩ có lẽ đây là sự khác biệt giữa phụ nữ đã sinh con và
phụ nữ chưa sinh con bởi chị phải lo liệu nhiều chuyện hơn.
"Sai lầm lớn nhất của chị là lấy một người chồng quá lười biếng!" Chị ấy uất ức
nói.
Trong đầu tôi hiện lên một gương mặt lich thiệp nhã nhặn, tôi cũng quen chồng
chị ấy, lúc hai người họ yêu nhau thì chúng tôi còn từng ăn cơm chung mấy bữa.
Trong ấn tượng của tôi thì đó là một người chỉn chu lịch sự, không hề giống mộtngười siêu lười! Lẽ nào không nên nhìn mặt mà bắt hình dong?
Chị ấy thấy tôi có vẻ hoài nghi, liền kể cho tôi mấy ví dụ. Tỉ như chồng chị ấy ăn
cơm xong không bao giờ muốn rửa bát, dù chị ấy đi công tác mấy ngày, anh ta
cũng không rửa, mà quẳng hết trong bếp, tới khi chị ấy về thì thấy một đống bát
đũa nhơ nhớp trong bồn. Nếu hai người ở nhà, chị ấy sẽ phải làm tất cả mọi việc,
từ đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, lau nhà, chăm con, còn chồng chị ấy xem TV
trong phòng khách, hoặc ở trong phòng chơi laptop. Dù chị ấy bận bịu đến đâu
thì anh ta cũng mặc kệ, chẳng bao giờ giúp đỡ chị ấy, thậm chí còn trách chị ấy
che khuất TV anh ta đang xem. Vì thế chị từng nổi giận rất nhiều lần, nhưng rồi
đâu vẫn hoàn đấy, anh ta chỉ chăm chỉ được mấy ngày, nhưng chẳng mấy chốc
lại lộ nguyên hình. cứ vậy mãi cũng chẳng ích gì, anh ta sẽ ra ngoài chơi với bạn,
để mặc chị ấy ở nhà, giận điếng người nhưng lại chẳng biết làm sao.
Chị ấy thở dài: "Thực ra chị cũng nhiều lần nghĩ tới chuyện ly hôn rồi, nhưng
khi nguôi giận lại từ bỏ suy nghĩ này, dù sao cũng còn con nhỏ. Nếu anh ấy
ngoại tình gì gì đó, chị còn có thể cương quyết ly hôn, nhưng anh ấy cũng chỉ
lười mà thôi, vẫn kiếm tiền về cho vợ con đầy đủ, phong cách sống cũng đứng
đắn. Bạn chị đều nói không ai hoàn mỹ cả, bảo chị nên bao dung hơn, đàn ông ai
chả vậy."
Tôi cũng thấy anh ta là một người đàn ông rất tốt, lúc ăn cơm rất quan tâm tới
chị, tuy hành vi cứ chỉ chẳng quá ga lăng nhưng ít nhất cũng không thể bắt bẻ
được.
CHƯƠNG 8. Cuộc sống của tôi và bạn không giống nhau, đừng ai làm
phiền ai
"Con người ấy mà, mỗi người có một lý tưởng riêng, mỗi người có một hạnh
phúc riêng, đừng ai làm phiền ai." Đây là những lời mà cô bạn Như Nhàn nói với
tôi sau bài học xương máu.
Nhớ tới chuyện đó, tôi cũng đồng cảm.
Đời này nguyện vọng lớn nhất của Như Nhàn là sinh được một trai một gái, theo
lời cô ấy thì là có nếp có tẻ cả nhà cùng vui. Hai năm trước, cô ấy sinh được một
cậu con trai, vốn định chờ tới lúc con trai tám tuổi mới sinh bé thứ hai. Không
ngờ ông trời lại bất ngờ cho cô ấy đứa con thứ hai, hai vợ chồng bàn bạc với
nhau, cuối cùng quyết định vui vẻ chào đón em bé này. Sau khi siêu âm, Như
Nhàn thủ thỉ với tôi: "Bác sĩ nói là một bé gái."
Chồng Như Nhàn rất giỏi, chỉ trong mấy năm đã đưa một công ty nhỏ phát triểnthành một doanh nghiệp tầm trung với mấy trăm nhân viên, ông xã kiếm tiền bà
xã tiêu tiền, Như Nhàn sống rất thoải mái vui vẻ.
Tháng trước, cô ấy sinh con tại bệnh viện tốt nhất địa phương, giây phút đầu tiên
sau khi tỉnh lại, cô ấy liền báo cho chúng tôi: "Con gái, ba cân tư, mẹ tròn con
vuông."
Chúng tôi đều chúc mừng cô ấy vì đã đạt được mong ước. Như Nhàn dặn chúng
tôi nhất định phải tới tham gia ngày lễ đầy tháng của bé con. Qua điện thoại, tôi
cũng có thể cảm nhận được sự hạnh phúc và thoả mãn của cô ấy. Nhưng đúng
lúc này, một tin nhắn không phù hợp với bầu không khí xuất hiện: "Con cái thì
sinh càng ít càng tốt, Như Nhàn này, cô sinh tiếp đứa thứ hai làm gì, nuôi hai
đứa mệt chết đi được, chẳng bao lâu nữa cô sẽ tiều tụy cho xem, dáng người phát
phì, chồng cô giàu như thế, có thể ngoại tình bất cứ lúc nào, nếu tôi là cô, tôi
phải cảnh giác từ bây giờ."
Người nói những câu này là một cô bạn khác tên H. H là quản lý cấp cao của
một tập đoàn lớn, sự nghiệp thành công, được lãnh đạo coi trọng, nghe nói một
năm lương bảy chữ số*, là nữ cường nhân trăm phần trăm.
* Mức lương trong tiền Việt tương đương tiền tỉ.
H cũng có cái lý của riêng mình, nhưng dĩ nhiên nói ra vào lúc này thì không
được ổn lắm, những người khác vội cười xòa cho qua chuyện. Song Như Nhàn
lại rất giận dữ, cô ấy gọi điện riêng cho tôi: "Cô ta nói thế là có ý gì? Đố kỵ với
tớ hay đang nguyền rủa tớ? Thấy tớ hạnh phúc thì không chịu được à?"
Tôi cười động viên cô ấy: "Đừng nóng giận, cậu vừa sinh em bé xong đấy, nếu
cậu không thích cách nói chuyện của H thì lễ đầy tháng đừng mời cô ấy là được
rồi."
Nhưng Như Nhàn không phải loại người "không thích thì lờ đi", cô ấy muốn H
tham gia, muốn H thấy hai đứa trẻ đáng yêu tới mức nào, muốn hạnh phúc cho H
xem, bởi vậy mới có chuyện tiếp theo.
Ngày lễ đầy tháng, con gái út của Như Nhàn xinh xắn đáng yêu, mặc như một cô
công chúa nhỏ, hết người nọ ôm tới người kia ôm, ai cũng khen Như Nhàn có
phúc, có cả trai cả gái. Sau đó tới lượt H, có người ôm con gái Như Nhàn tới
trước mặt cô ấy: "Cô coi này, đáng yêu chưa? Cô ôm thử không?"
H kỳ thị lùi lại, tỏ ý không dám ôm đứa trẻ nhỏ xíu như vậy. Như Nhàn vừa sinh
con xong, dáng người khá mập mạp, H thấy cô ấy thì nói với vẻ thương hại:
"Như Nhàn này, hồi xưa dáng cô rõ đẹp, thế mà giờ eo cũng chẳng còn, phụ nữ
ấy mà, không thể ở nhà mãi để thành bà già được đâu, nếu không chẳng bao lâu
nữa chồng cô cũng chán cô, đến lúc đó cô lại có hai đứa con nhỏ, tách biệt vớixã hội đã lâu, có khóc cũng không kịp."
CHƯƠNG 9. Tôi tôn trọng sự bình đẳng ở mọi hình thức trên thế gian này
Gần đây chúng tôi đều chấn động trước một câu chuyện, bạn bè tôi đều đăng
status cầu nguyện, tôi cũng đăng bài: "Giữa ngày mai và tai nạn bất ngờ, chúng
ta không bao giờ biết thứ nào sẽ tới trước, bởi vậy chuyện bạn muốn làm, nơi
bạn muốn đi, thứ bạn muốn có, chỉ cần đủ khả năng thì hãy nắm bắt ngay, đừng
do dự nữa."
Mới đăng lên, đã nhận được rất nhiều bình luận từ mọi người, ai cũng cảm khái
thế sự vô thường và sự yếu đuối của sinh mệnh. Trong đó có một bình luận cực
kỳ nổi bật: "Xảy ra chuyện lớn như vậy mà cô chỉ có cảm khái mấy câu thế này
thôi à? Cô đúng là đồ ích kỷ."
Tôi vừa đọc xong, lại phát hiện người này bình luận thêm một câu: "Cô có biết
những người này đáng thương đến mức nào không? Dù sao cô đang ở nhà, sao
cô không tới giúp bọn họ? Dù cô sợ ô nhiễm thì cô cũng có thể quyên góp tiền
đấy!"
Có người bạn chung trả lời cô ta: "Cô còn rảnh mà ngồi gõ bàn phím thì sao
không đi giúp người ta?"
Cô ta đáp: "Tôi còn phải đi làm chứ, cô ta có phải đi làm chấm công đâu, mà cô
ta giàu hơn tôi, có thể làm từ thiện nhiều hơn tôi." (Tôi chắc chắn không được
xem như một người giàu có, nhưng so sánh với mức lương hơn ba ngàn tệ của cô
ta, cô ta liền thấy tôi giàu hơn cô ta.)
Bạn tôi không khỏi bênh vực tôi: "Số tiền cô ấy từng quyên góp còn nhiều hơn
cả số tiền cô đóng thuế đấy, chẳng lẽ cô ấy làm gì cũng phải thông báo cho cô
sao?"
Tôi không nói gì, chỉ lẳng lặng block người đó.
Sau đó khi tôi lên weibo, lại phát hiện cô ta nhắn tin cho tôi: "Sao cô lại block
tôi? Cô chột dạ à? Nếu tôi là cô, nhất định tôi sẽ quyên góp rất nhiều tiền cho
bọn họ. Cô thử nghĩ xem, chỉ cần là người có nhân tính thì chắc chắn sẽ chẳng
thể nào thờ ơ.
Tôi lại block, sau đó phát hiện ra cô ta kiên nhẫn theo đuổi tôi đến diễn đàn mở:
"Nếu bọn họ là người nhà của cô thì liệu cô có dốc toàn lực để cứu bọn họ
không? Chỉ khi người nhà của cô gặp chuyện không may thì cô mới hiểu được
thôi."
Nhờ cô ta, tôi bỗng nhớ tới một người khác. Vụ động đất ở Ngọc Thụ năm xưa,vì chồng tôi tin Phật nên chúng tôi đã hứa với nhau, chỉ cần thầy người ăn xin
hoặc xảy ra thiên tai, chúng tôi đều sẽ góp một phần tấm lòng, có lẽ không
nhiều, nhưng đó cũng là ý tốt. Đương nhiên, trận động đất đó cũng không ngoại
lệ.
Hôm sau, khi tôi đi dạo phố với bạn thì có gặp một người quen. Thấy chúng tôi
từ xa, cô ta bèn chạy tới hỏi có biết vụ động đất ở Ngọc Thụ không, chúng tôi
gật đầu, cô ta bèn hỏi chúng tôi có quyên góp không, quyên góp bao nhiêu, tôi
thành thật đáp tôi quyên góp năm trăm tệ.
Khi đó cô ta bèn nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên: "Tai họa lớn như thế mà cô quyên
góp có năm trăm thôi à? Đến người nghèo như tôi mà còn quyên góp hai trăm
đấy nhé."
Vẻ mặt cô ta hiện rõ vẻ khiển trách như lẽ đương nhiên, dường như tôi quyên
góp vậy là một việc đáng xấu hổ. Nói thật, tôi cũng biết năm trăm tệ không
nhiều, nhưng từ năm 2008 tới nay, thiên tai vẫn xảy ra không ngừng. Lúc Vấn
Xuyên xảy ra động đất thấy nhiều người gặp tai họa như vậy, hầu hết chúng ra
đều quyên góp rất nhiều, nhưng các vụ việc cứ lần lượt xảy ra, quyên góp hết lần
này tới lần khác, không thể phủ nhận là tôi không còn quyên góp được nhiều như
lần đầu tiên nữa, tôi tin rằng phần lớn mọi người đều nghĩ giống tôi.
CHƯƠNG 10. Cô gái à, đừng hiểu lầm nghĩa của từ "độc lập"
Có lần, tôi từng chia sẻ một bài viết, khuyên các cô gái nên độc lập tự tôn, phải
đọc nhiều đi nhiều, mở rộng tầm mắt lẫn tâm hồn của chính mình, giúp thế giới
tinh thần thêm phong phú, có một công việc yêu thích, chỉ có tự chủ về kinh tế
thì mới có thể độc lập về tinh thần, ít nhất thì khi bạn muốn mua gì đó, bạn cũng
không cần ngửa tay xin tiền người khác. Một độc giả hỏi tôi bình thường có tiêu
tiền của chồng không. Tôi thẳng thắn đáp: "Tiêu chứ, tiêu nhiều là đằng khác."
Người nọ thấy vậy thì khinh bỉ nói: "Hóa ra Văn Tình cũng chỉ nói lý thuyết
suông, cô thì thoải mái tiêu tiền của chồng, còn người khác phải tự lập tự tôn,
chẳng phải rất mâu thuẫn sao?"
Mấy năm qua, tôi luôn ngầm quan sát, nhận ra phụ nữ Á Đông bị phân hóa thành
hai thái cực rất nghiêm trọng, một kiểu là người theo chủ nghĩa nữ quyền, luôn
cho rằng: Giờ là thời đại nào rồi? Chuyện đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm
được, bởi vậy nhất định phải nâng cao địa vị của phụ nữ. Họ hóa thành các "nữ
cường nhân" tranh đấu với đàn ông trên chiến trường cuộc sống, kiên quyết đòi
phân thắng bại. Việc nhận quà tặng và sự giúp đỡ từ đàn ông quả thực là điều vôcùng nhục nhã. Sau khi kết hôn, những phụ nữ như vậy vẫn rất hung hăng, độc
lập về kinh tế, nắm quyền hành tuyệt đối trong nhà, chỉ cần chồng có vấn đề là
lập tức dẫn tới chiến tranh, họ phải khiến đàn ông ngoan ngoãn thì mới hài lòng.
Nhưng đàn ông có thực sự ngoan ngoãn không? Trong cuốn sách Muốn bao
nhiêu thứ, hạnh phúc bấy nhiêu của mình, tôi từng viết một câu chuyện, người
vợ giám sát chồng mình rất chặt chẽ, nếu người chồng đi công tác thì người vợ
sẽ gọi điện tới phòng riêng ở khách sạn vào giữa mười hai giờ đêm để kiểm tra,
nhưng cuối cùng người đàn ông đó vẫn ngoại tình, trong sách tôi mới chỉ kể đến
đó chứ chưa viết tiếp.
Sự việc sau đó là thế này: Khi người chồng ngoại tình, ban đầu anh ta còn sợ
người vợ hung hãn của mình phát hiện, nhưng sau đó sức hấp dẫn của phụ nữ
dịu dàng quá lớn, anh ta liền dũng cảm đòi ly hôn. Ban đầu người vợ rất giận dữ,
nhưng điều đó chỉ khiến người chồng càng quyết tâm ly hôn, anh ta cũng không
còn sợ vợ nữa. Bấy giờ người vợ đã từng cực kỳ hung hãn này không biết phải
làm sao, quên hết thể diện và nữ quyền, dịu dàng cầu xin người đàn ông quay
đầu, hứa rằng mình sẽ thay đổi, nhưng người đàn ông kia kiên quyết không đồng
ý.
Còn kiểu kia hoàn toàn trái ngược, họ không thể độc lập kinh tế lẫn tinh thần,
sống mà không có tự tôn. Ban đầu tôi cứ nghĩ những phụ nữ không thể độc lập là
những người không có công ăn việc làm, ở nhà nội trợ. Nhưng sau đó tôi nhận
ra, rất nhiều phụ nữ có công việc tốt, thu nhập cao, thậm chí thu nhập cao hơn
chồng, nhưng trong hôn nhân họ vẫn sống cực kỳ khổ sở ngột ngạt.
Mấy năm trước, tôi nhận được lời cầu cứu từ một người mẹ trẻ, cô ấy nói chồng
không hề tôn trọng mình, rất lạnh lùng, lúc nào cũng soi mói bắt bẻ, dù cô cố
gắng thế nào anh ra cũng ít khi tỏ thái độ vui vẻ. Tôi tưởng cô ấy ở nhà làm nội
trợ nên chồng mới không tôn trọng, ngờ đâu trò chuyện tiếp mới biết cô là quản
lý của một công ty, sự nghiệp rất rộng mở. Tôi hỏi, nếu người chồng không chịu
thay đổi cách cư xử thì liệu cô ấy có ly hôn không? Cô ấy lập tức nói không, dù
sao cô ấy cũng có một cuộc hôn nhân toàn vẹn, ít nhất trong nhà cũng có người
đàn ông, bởi vậy dù chồng có kém cỏi tới mức nào, cô cũng không thể ly hôn.
Tôi đề nghị cô ấy nên độc lập hơn, chỉ như vậy thì mới nhận được sự tôn trọng
từ bạn đời. Cô ấy bèn đáp: "Tôi rất độc lập mà, thu nhập của tôi còn cao hơn anh
ấy." Rất nhiều phụ nữ có tư tưởng này, nghĩ rằng chỉ cần độc lập về kinh tế thì
mọi thứ đều ổn, nhưng khi gặp vấn đề nan giải, bọn họ lại không biết phải giải
quyết thế nào.CHƯƠNG 11: Nghèo quá lâu là lỗi của bạn
Chồng tôi gọi điện rằng phải tiếp khách nên không về nhà ăn cơm, tôi vội hẹn
bạn thân đi ăn hải sản. Giờ đang là đầu mùa hè, tìm một nơi thoáng đãng ngoài
trời ăn hải sản nướng tươi ngon, hương vị đó tuyệt hơn ăn ở nhà hàng năm sao
rất nhiều.
Vừa ngồi xuống, bạn thân đã liếc mắt ra hiệu với tôi, tôi nhìn theo ánh mắt của
cô ấy thì thấy một đôi nam nữ đang nhỏ giọng cãi nhau.
Chàng trai nói " Anh xin em cho anh thêm một cơ hội, đừng chia tay được không
?"
Cô gái tỏ vẻ mất kiên nhẫn " Em đã cho anh rất nhiều cơ hội rồi, năm nay em đã
ba mươi tuổi, em không đợi được nữa bọn mình chia tay đi"
Chàng trai đau khổ cầu xin, thái độ rất đau thương nhưng cô gái không hề động
lòng, khuôn mặt hờ hững lạnh nhạt.
Bạn tôi vụng trộm nói với tôi " Xưa toàn thấy phụ nữ cuồng si đàn ông phụ lòng,
giờ lại thấy đàn ông níu kéo phụ nữ tuyệt tình"
Tôi ra hiệu bảo cô ấy nghe tiếp, chàng trai vẫn tiếp tục cầu xin, cô gái không hề
động lòng.
Rốt cuộc chàng trai mất hết kiên nhẫn, hét lên " Rốt cuộc em có yêu anh không ?
Anh chỉ xin em cho anh một cơ hội thôi, em lại vội đi lấy chồng giàu thế ư? Nếu
anh giàu thì em có làm vậy không ? Phụ nữ bây giờ toàn người thực dụng thế à ?
Vậy tình cảm của chúng ta là gì, là gì hả !"
Các vị khách ồ ạt quay đầu nhìn cô ấy kia với ánh mắt khiển trách nhưng cô gái
không chịu yếu thế " Tôi đã biết anh nghèo ngay từ đầu, nếu ham tiền thì tôi đâu
bao giờ yêu anh. Tôi yêu anh mười năm, chúng ta cũng tốt nghiệp bảy năm rồi,
trong bảy năm qua tôi cho anh bao nhiêu cơ hội nhưng kết quả thế nào ? Bây giờ
đến tiền thuê nhà chúng ta cũng sắp không trả nổi nữa, tôi không thấy chúng ta
có tương lai. Dù anh nói thế nào thì lần này tôi cũng muốn chia tay.
Cô gái ấy nói xong thì đứng dậy đi thẳng, chàng trai kia cầm chai bia trên bàn
căm phẫn đập xuống " Tại sao ? Tại sao ? Không lẽ người nghèo thì không có
quyền được yêu ?"
Những người khác bắt đầu xì xào bàn tán, tôi và cô bạn thân cũng không ngoại
lệ. Tôi cứ tưởng rằng bạn thân sẽ thông cảm cho chàng trai này nào ngờ cô ấy lại
nhìn bóng lưng khuất dần của cô gái kia " Xin chút mừng, cuối cùng cô ấy cũng
có quyết định chính xác là bỏ quách thằng cha nghèo mạt rệp này đi."
Tôi tức giận lườm cô ấy " Cậu không thông cảm cho người ta à?" Bạn tôi hừ
lạnh" Thông cảm gì chứ? Vậy để xem cũng phải là người đó như thế nào, tớkhông muốn thông cảm cho một tên nghèo mạt rệp"
Tôi cười, cốc đầu cô ấy "Tích khẩu đức đi người ơi, trên đời lúc nào chẳng có
người giàu người nghèo, đừng mắng người ta nghèo mạt rệp nữa"
Bạn thân vẫn không chịu nhường " Cậu không nghe thấy à ? Hai người họ đã tốt
nghiệp bảy năm rồi, mà đến tiền thuê nhà cũng sắp không trả nổi. Một người đàn
ông chỉ cần nghiêm túc một chút, chăm chỉ một chút, chú tâm một chút, thì trong
bảy năm đã tích cóp đủ mua một căn nhà nhỏ từ lâu rồi. Tới giờ anh ta vẫn
nghèo kiết xác như vậy thì đây không còn là vấn đề nghèo hay không nữa, mà
thái độ với cuộc sống, thậm chí là vấn đề nhân phẩm, mới dẫn đến việc bây giờ
anh ta là một kẻ vô tích sự, đến bạn gái cũng rời xa anh ta. Người đáng thương ắt
có điểm đáng trách, trước đây thấy người nghèo, tớ cũng sẽ thông cảm, nhưng
dần tớ nhận ra, người ta nghèo không phải tại số, mà tại chính bản thân người
đó.
Tôi không khỏi gật đầu, bạn thân nói rất có lý.
"Hầu hết người nghèo đều lấy cha mẹ, lấy xuất thân mình ra bao biện. Xuất thân
của mỗi người không giống nhau, nên điểm xuất phát của mỗi người cũng khác
nhau, sự khác biệt này tồn tại một cách khách quan. Nhưng nếu không cần cực kì
giàu có, chỉ cần đủ ăn đủ mặc thì cố gắng một chút là được thôi. Bảy năm là quá
đủ để một người đàn ông đứng vững trong xã hội, thậm chí có thành tựu nhất
định. Nghèo thì phải cố gắng thay đổi hiện trạng, phải ra sức tìm cơ hội, phải
vững vàng đi từng bước. Trước ba mươi tuổi mà nghèo thì ngoài năng lực, vấn
đề còn nằm ở vận may. Nhưng sau ba mươi tuổi mà vẫn nghèo thì mọi thứ đã trở
nên nghiêm trọng. Nếu nói con người không chọn xuất thân, vậy học thức và
năng lực chỉ cần cố gắng là có thể đạt được. Nếu cứ khăng khăng đổ lỗi cho cha
mẹ thì chỉ khiến người ra có thêm một điểm xấu- vô trách nhiệm! Người cứ
nghèo mãi chỉ có hai vấn đề. Chí lớn tài mọn hoặc dày ăn mỏng làm, người như
vậy thì sẽ nghèo mãi thôi."
Tôi không khỏi nhớ tới một người họ hàng, từ năm hai mươi mấy tuổi anh ta đã
tuyên bố mình phải nổi bật hơn người khác, làm rạng danh tổ tông. Cha mẹ và
vợ anh ta nghe vậy thì rất vui mừng, ai nấy đều ủng hộ anh ta. Sau đó anh ta bắt
đầu kinh doanh, nửa năm sau thua lỗ mất trắng. Anh ta nói với cha mẹ và vợ "
Lần này con không gặp may, lần sau chắc chắn con sẽ thành công" Cả nhà lại lấy
hết vốn liếng ta để anh ta tiếp tục lập nghiệp, lần này lại thua lỗ hết. Cha mẹ và
vợ anh ta không chịu nổi nữa, bèn khuyên anh ta an phận làm việc, nuôi gia đình
cho tốt đi đã!
Nhưng nghe mọi người khuyên vậy, anh ta bèn kêu lên: " Con muốn làm việc
lớn, kiếm nhiều tiền, không thể đi làm công cho người ta được. Đám chủ đó làcái thá gì chứ, sau này gặp con bọn họ cũng phải cúi đầu nịnh nọt"
Cứ vạ vật như vậy suốt năm năm, việc chẳng thành tiền cũng chẳng có, bao
nhiêu của cải đều mất hết. Nhưng anh ta không kiểm điểm bản thân, mà còn oán
trách người khác không tinh mắt nên không cho mình cơ hội. Ngoài trách móc
ông trời không có mắt nên không ban tài vận cho anh ta. Người thân lại khuyên
anh ta yên phận tìm việc, đừng làm khổ mọi người, nhưng anh ta vẫn cố chấp "
Tìm việc ? Việc gì xứng với con ? Mời con làm giám đốc con cũng chả thèm,
với khả năng của con làm Chủ tịch tỉnh còn là phí đấy"
Dần dần mọi người xung quanh đều mặc xác anh ta, giờ anh ta đã hơn 50 tuổi,
vẫn là loại vô tích sự như xưa, ngày ngày than trời trách đất. Cha mẹ 80 tuổi của
anh ta cũng đành cắn răng chịu đựng, người vợ tầm tuổi anh ta mắc đủ chứng
bệnh vì phải làm việc để nuôi hai đứa con. Nhưng anh ta vẫn cho rằng tất cả là
tại số gặp ai cũng chém gió tán dóc, bây giờ tới cô con gái cũng không để ý anh
ta nữa.
Quanh tôi cũng có kha khá người yêu những chàng trai nghèo, bọn họ nghĩ đây
mới là tình yêu chân thành, tình yêu không thể bị vấy bẩn bởi tiền tài được. Tình
cảm hoạn nạn có nhau thì mới lâu dài, ai nấy đều phấn đấu quên mình, định
bụng cùng bạn trai tạo ra tương lai tốt đẹp. Nhưng bây giờ nhìn lại, có mấy đôi
đã chia tay đường ai nấy đi, mấy đôi khác cũng gắng gượng yêu nhau. Còn
những người có thể sống trong cảnh " một mái nhà tranh hai trái tim vàng" thì tôi
gần như không thấy.
Vì cuộc sống là hiện thực, nên tình yêu có thuần khiết tới đâu thì cuộc sống cũng
cần có cơ sở tiền tài vật chất, chúng ta có thể thõa mãn nhu cầu tinh thần bằng
tình yêu nhưng sinh con, nuôi con, mọi thứ đều không thiếu vật chất. Nhất là sau
khi có xon, bản thân khổ có thể cắn răng chịu đựng, nhưng lại luôn mong con cái
có thể sống tốt hơn một chút. Cụm "tốt hơn một chút" này phải dựa vào kinh tế,
thấy con mình ăn, mặc không bằng người ta thì làm sao hạnh phúc nổi cơ chứ ?
Nhưng nguyên nhân này cũng chưa đủ để khiến những phụ nữ đã bước vào hôn
nhân muốn ly hôn, bởi vốn dĩ họ không chọn những người đàn ông ấy vì tiền.
Phần lớn phụ nữ từng lấy đàn ông nghèo nói với tôi rằng: " Tôi chẳng hề chê anh
ta nghèo, nhưng tôi không thể chịu được anh ta không có chí tiến thủ, tôi thấy
cuộc sống như vậy không có tương lai"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#doc9218