Thuốc tiêm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Định nghĩa.
Thuốc tiêm là những chế phẩm vô khuẩn, có thể là dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương hoặc bột khô khi tiêm mới pha thành dung dịch hay hỗn dịch để tiêm vào cơ thể bằng những đường khác nhau.

2. Phân loại
- Dựa theo đường tiêm thuốc: tiêm dưới da, tiêm bắp...
- Dựa theo hệ phân tán: dung dịch, hỗn dịch..
- Dựa vào bản chất dung môi: thuốc nước, dầu...
- Dựa vào mục đích sử dụng: chữa bệnh, chẩn đoán...
- Theo liều.

3. Ưu, nhược điểm.
* Ưu điểm:
- Dược chất không cần qua quá trình hấp thụ mà được đưa thẳng đến nơi tác dụng của thuốc: đáp ứng sinh học tức thì, nên đặc biệt thích hợp trong trường hợp cấp cứu.
- Thích hợp với nhiều dược chất không thể dùng theo đường uống do bị phá hủy trong môi trường acid dạ dày, enzym tiêu hóa, ít hấp thu qua màng ruột, gây nôn...
- Khư trú tại nơi tiêm=>tăng tác dụng tại đích, hạn chế tác dụng toàn thân.
- Tốt trong các trường hợp người bệnh ngất, không tự kiểm soát bản thân...
- Thiết lập sự cân bằng về nước và điện giải.
- Kiểm soát được liều lượng chính xác.

* Nhược điểm:
- Thuốc được tiêm trực tiếp vào các mô, bỏ qua hàng rào bảo vệ của cơ thể=> phải vô khuẩn, tinh khiết=> đòi hỏi quá trình sản xuất cao có điều kiện cơ sở vật chất chuyên môn.
- Chỉ những người có trình độ chuyên môn y học nhất định mới được phép tiêm thuốc cho ng bệnh và phải thực hiện nghiêm ngặt các yêu cầu vệ sinh hay vô khuẩn khi tiêm thuốc.
- Tốn thời gian hơn các đường khác trong trường hợp tiêm truyền, phải theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình tiêm thuốc.
- Gía thành cao.

3. Thành phần thuốc tiêm.
3.1 Dược chất.
- Là thành phần quyết định tác dụng điều trị hay phòng bệnh trong công thức. Yêu cầu đạt về độ tinh khiết cao hơn so với cùng dược chất đó trong các dạng thuốc khác.
3.2 Dung môi hay chất dẫn
- Dung môi là những chất lỏng để hòa tan hay phân tán dược chất thành dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương tiêm.
- Dung môi phải là những chất không có tác dụng dược lý riêng, tương hợp với máu, không độc, không gây kích ứng tại nơi tiêm, không ngăn cản tác dụng của thuốc, duy trì đc độ tan, độ ổn định của dược chất ngay cả khi tiệt trùng ở nhiệt độ cao cũng như trong quá trình bảo quản, không bị ảnh hưởng bởi thay đổi pH và đạt độ tinh khiết cần thiết để pha thuốc tiêm.
* Nước cất
* Dung môi đồng tan với nước.
- ethanol: pha dung dịch và chiết xuất.
- alcol benzylic: giảm đau và sát khuẩn.
- propylen glycol: ổn định dung dịch tiêm, hạn chế thủy phân dược chất.
- glycerin
- glycerin+ alcol+nước: tăng độ tan, hạn chế thủy phân
- polyethylene glycol: macrogol
PEG+PG+alcol benzylic(25%): tăng độ tan, ổn định chế phẩm.
* Dung môi không đồng tan trong nước.
- dầu thực vật
- ethyl oleat
- iso propyl myristat
- benzyl benzoat: tăng độ tan dược chất steroid/ dầu.

3.3 Các thành phần khác
* Chất chống o xi hóa
- sinh SO2: muối natri hay kali sulfit, bisulfit....
- acid ascorbic
- cystein
- rongalit
- thioure: chống oxh cho vit c.
- Na EDTA, a.citric:  chất hiếp đồng chống oxh do khóa các ion kim loại nặng.
- chất chống oxh cho thuốc tiên dầu:
  . Alpha tocoferol( vit E)
  . BHA,BHT
  .Ester acid galic: propyl galat
* Chất sát khuẩn:
- Phenol và dẫn chất
- các alcol: cloro butanol, alcol benzylic
- các dẫn xuất thủy ngân hữu cơ: phenyl thủy ngân, thiomerosal
- Benzal konium clorid:  sát khuẩn, tăng độ tan, tăng tính thấm màng sinh học.
- các paraben:  nipagen, nipasol
* các chất đẳng trương thuốc tiêm, chất thấm và gây phân tán.

3.4. Các tá dược khác.
- Để bào chế ở dạng bột đông khô nhất là khi dược chất dùng với lượng nhỏ tự nó không thể hình thành được bánh đông khô-> thêm tá dược độn: manitol, lactose, glycin...
- Bào chế đông khô mà dược chất là protein, liposome cần có thêm chất bảo về dược chất không bị phá hủy trong giai đoạn đông lạnh hoặc làm khô cả 2. Các chất bảo vệ: sacharose, lactose, mantose...
3.5 Bao bì đóng gói.

4. Yêu cầu chất lượng
Cảm quan:
- không màu hoặc màu của dược chất
- nhũ tương: không có hiện tượng táh lớp
- hỗn dịch: có thể lắng nhưng phân tán đồng nhất ngay khi lắc nhẹ và gĩư được sụ phân tán tring thời gian lấy liều.
Định tính, định lượng.
Thể tích hoặc khối lượng
Độ pH
Vô khuẩn
Chất gây sốt=0
Nội độc tố vi khuẩn=0.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tailieu