[1] Ngoài mình ra ai cũng là khách hàng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Mở quán mà doanh thu mãi không tăng lên, chắc hẳn bạn sẽ sốt ruột lắm nhỉ? Có một điều tôi mong bạn thử nghĩ lại, đó là vì lý do bắt đầu làm kinh doanh của bạn.
 
     Ai cũng vậy thôi, sở hữ quán riêng đồng nghĩa với việc ngưòi đó thích công việc kinh doanh buôn bán. Tôi nghĩ bạn hay ai đó bắt đầu làm kinh doanh hàng ăn uống là vì thích nó hơn những công việc khác. Nếu bạn cho rằng phải làm kinh doanh một cách vui vẻ kể cả những lúc kinh tế khó khăn, bạn đang nói dối.
 
     Tôi nhận ra không có công việc nào nhàn hơn công việc kinh doanh ẩm thực này. Kể cả rượu có ở quán cũng là do cửa hàng bán rượu vận chuyển đến tận nơi. Quán mình chỉ việc bật nắp, rót vào cốc, rồi nhận được số tiền cao hơn hẳn mấy trăm yên so với mức giá gốc mua vào. Nếu chỉ nghĩ tới những vất vả, công sức của người làm ra hạt gạo hay lúa mạch – nguyên liệu làm rượu thì tôi thực sự thấy có lỗi với họ.
 
     Trong công việc này, bạn phục vụ rượu giá “đắt" mà khách vẫn hài lòng, đúng là hâm nếu bạn không cho đấy là một công việc thú vị.
 
     Vậy nên, khi khó khăn, hãy nghĩ lại lý do bạn đã thích công việc này thế nào. Nếu chịu khó nghĩ tới cách làm cho khách thấy vui vẻ, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy cách làm cho quán của mình đông khác.
 
     Khi tình hình kinh tế khó khăn, khách hàng có xu hướng ngại đi ăn tiệm. Bạn cần động não nhiều hơn những lúc kinh tế khấm khá, phải nghĩ cách thu hút khách đến quán, sau đó cứ liên tục thử cách này cách khác, nếu hiệu quả bạn sẽ cảm thấy cực kỳ phấn khích. Tuy nhiên không có chuyện tất cả các phương án thử nghiệm đều thành công, đây là chuyện thường ngày ở huyện. Trong quá trình xoay xở nhiều cách, bạn tự trau dồi thêm được năng lực.
 
     Tôi nghĩ rằng ngoài bản thân ra, ai cũng là “khách hàng", kể cả những ngưòi trong gia đình. Chẳng hạn, nếu bà xã của bạn dẫn bạn bè tới quán ủng hộ, bạn sẽ phải hình dung cách làm hài lòng “những vị khách ấy". Điều đơn giản này sẽ tạo thành điểm cộng lớn cho quán.
 
     Mùa đông khách vào quán thường than rằng: “Lạnh quá nhỉ!” bạn nên chào mời khách “món canh đậu phụ nóng”. Nếu bạn quảng bá thêm rằng: “Quán nhà tôi chọn đậu kỹ lắm, toàn lấy đậu ở quán đậu nổi tiếng thôi", khách hàng tự nhiên sẽ muốn gọi món ấy.
 
     Trước đây, trên ti vi có đưa tin về câu chuyện của một siêu thị vùng quê. Ở siêu thị đó, các nhân viên bẻ luôn chiếc bánh khoai chiên xù korokke vừa rán xong rồi mời khách: “Xin mời quý khách dùng thử". Tại quầy hoa quả cũng vậy. Khách hàng hỏi: “Loại nho này và nho kia khác nhau thế nào?” kết quả thay vì trả lời một cách rắc rối: “Nho này được trồng ở..., nho kia được trồng tại...”, nhân viên siêu thị nhanh tay vặt lấy một quả từ trong hộp nho ra và mời khách ăn thử luôn. Thật sự là nhân viên nhiệt tình hết sức, rất tận tâm với khách hàng. Siêu thị còn chu đáo như thế, các quán hàng ăn uống vốn bán đắt hơn giá mua vào mà không cố gắng thì thật tệ.
 
     Nếu bạn mang ra mời khách một miếng gà rán nóng hổi, chắc chắn vị khách sẽ vui lắm. Tôi đảm bảo họ sẽ muốn quay trở lại quán lần nữa.
 
     Quán sushi tôi vừa tới đợt trước cũng thế. Tôi thích món cá mòi cờ chấm, nhưng món đó hơi đắt một chút, cho nên tôi có nói chuyện với bà nhà tôi như thế ở quầy.
 
     Giả sử nghe thấy cuộc đối thoại như vậy của khách hàng, bạn sẽ làm gì? Nếu là tôi, khi mang món có mòi cờ chấm để mời khác. Tôi cá rằng khách hàng chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng khi được khuyến mãi thêm. Bạn có thể tưởng tượng ra khuôn mặt của khách khi nói: “Lần sau chúng tôi lại đến đây nữa”,”Lần tới tôi sẽ rủ thêm ai đó đến nữa”.
 
     Làm kinh doanh là như vậy đó.
 
     Khách đến quán vào ngày trời nóng thường nói với nhân viên rằng: “Trước tiên cứ cho tôi một cốc bia đã!”, rồi uống ực một hơi hết luôn. Thấy vậy, bạn có thể khen: “Anh uống được đấy nhỉ!”, rồi có khi khách lại gọi thêm cốc nữa. Đây là mẹo nhỏ thôi nhưng cần trong nhiều trường hợp. Đây cũng là một cách để níu giữ trái tim khách hàng thay cho việc phát ờ rơi thông báo là giảm giá 50% bia cho đến 7 giờ sáng.
 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro