Cuốn sách định viết từ lâu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Đã lâu lắm rồi, khoảng hơn mười năm trước, tôiđãđịnh bụng viết một cuốn sách không dễgì viết nổi, nhưng là một cuốn sách thú vị, nhưlúc ấy tôiđã nghĩvà cảbây giờnữa tôi vẫn nghĩnhưthế. Cuốn sáchđó gồm những tiểu sửcủa những con người xuất chúng. Tiểu sửcủa họ phải ngắn và đẹp.

Thậm chí tôiđã bắtđầu lập danh sách những con người xuất chúng cho cuốn sáchấy. Tôi quyếtđịnhđặt vào trong cuốn sách của tôi vài mẩu đời của những người bình thường nhất mà tôiđã gặp, những người không tên tuổi, bịchìm trong quên lãng, nhưng trong thực tếlại chẳng kém gì những ngườiđã trởthành danh tiếng vàđược ngườiđời trọng vọng. Họchẳng qua không gặp may và khôngđểlạiđược dấu vết gì chođời sau, dù chỉlà một dấu vết mờnhạt.. Phần lớn, họlà những người không vụlợi, biết xảthân vì nghĩa và là những người cùng bịlôi cuốn bởi một niềm say mê chung.Thuyền trưởngđường sông Olenin- Volgar - con người có một cuộcđời muôn màu muôn vẻ- là một trong những người nhưthế. Ông lớn lên trong một giađình yêu âm nhạc và học hátởÝ. Nhưng rồi ông muốn cuốc bộkhắp châu Âu nênđã bỏhọc

và thực sự đã làm một người hát rong lang thang khắp các nước Ý, Tây Ban Nha, Pháp.Ởnước nào ông cũng hát những bài hát bằng tiếng của nướcấy trong nhịpđệm của cây lục huyền cầm. Tôiđược biết Olenin- Volgar tại tòa soạn một trong những tờbáo hàng ngàyởMoskva, năm 1924. Một hôm, sau giờlàm việc chúng tôiđềnghịOlenin-Volgar hát cho nghe vài bài trong chương trình hát rong của ông. Không biết người ta kiếmđâuđược một cây ghi-ta và thếlà ông già gầy còm, thấp bé, trong bộquần áo thuyền trưởngđường sông, bỗng chốcđã biến thành một nghệsĩ điêu luyện, một diễn viên và một danh ca xuất chúng. Giọng ông hoàn toàn trẻ.

Chúng tôi lặngđi, lắng nghe những giaiđiệu Ý phóng khoáng chảy trôi, tiếngầmầmđứtđoạn trong những bài hát của dân miền Basque, bài Marseillaise hoan hỉtrong tiếng kènđồng lanh lảnh và khói súng mù mịt.

Sau khiđãđi lang thang khắp châu Âu, Olenin-Volgar làm thủy thủ trên những con tàu viễn dương,đoạt bằng hoa tiêuđường trường, ngang dọcĐịa Trung hải nhiều lần, rồi mới trởvềNga và làm thuyền trưởngđường sông Volga. Hồi tôi mới quen ông, Olenin-Volgarđưa tàu chở khách từ Moskva đi Nizhny Novgorođ.

Ông là ngườiđầu tiên dám mạo hiểmđưa con tàu chởkhách to lớn vốn dùngđểchạy trên giang lộVolga qua cácđập nước hẹp và cũkỹcủa sông Moskva. Mọi người - thuyền trưởng, kỹsư- quảquyết rằng việc ấy không thể thực hiện được.

Ông là ngườiđầu tiênđềnghịnắn lại dòng sông Moskva trong vùng Marchugi nổi tiếng, nơi dòng sông uốn khúcđến nỗi chỉcần nhìn cái hình thù ngoằn ngoèo không biết bao nhiêu lần của nó trên bảnđồcũng đã đủ hoa mắt.

Olenin-Volgarđã viết nhiều bài tuyệt hay vềnhững dòng sông Nga. Ngày nay những bàiấyđã bịthất tán và chìm trong quên lãng. Ông biết đủmọi xoáy nước, bãi cạn và nhữngđống gỗchìm trên hàng chục con sông. Ông có những kếhoạchđơn giản và không ai ngờtới vềviệc cải tiến phương tiệnđi lại và vận chuyểnđường thủy trên những dòng sông ấy.

Những lúc rảnh rỗi ông dịch cuốn "Thần khúc" của Dante ra tiếng Nga.

Đó là một con người nghiêm nghị, tốt bụng và hiếuđộng, người chủ trương mọi nghề đềuđáng trọng bởi chúng phục vụsựnghiệp của nhân dân và giúp cho mỗi người có cơhội tỏra mình là "một con người tốt đẹp trên đất đai tốt đẹp này".

Tôi còn quen một con người giản dịvàđáng yêu khác là giámđốc viện bảo tàng địa phương tại một thành phố nhỏ miền Trung Á.

Viện bảo tàngđặt trong một ngôi nhà cổkính. Ông giámđốc không có người giúp việc nào khác, ngoài bà vợ. Hai người không những chỉ trông nom viện bảo tàngđâu rađó, mà còn tựtay sửa chữa nhà cửa, kiếm củi sưởi và làm đủ mọi việc nặng nhọc linh tinh khác.

Một hôm, tôi bắt gặp hai ngườiđang làm một công việc kỳquặc. Họ đi đi lại lại mãi trong cái phốnhỏlặng lẽ đầy cỏmọc và nhặt cho bằng hết những hònđá, những viên gạch vỡnào còn nằm vương vãi quanh viện

bảo tàng.

Thì ra lũtrẻ đã lấyđá ném vỡcửa kính viện bảo tàng.Đểsau này chúng không còn cáiđểmà ném nữa, ông giámđốc mới quyếtđịnh nhặt hết đá, gạch ngoài phố mang vào sân.

Mọi vật trong viện bảo tàng, từbức thêu ren cổxưa hoặc viên gạch phẳng hiếm hoi của thếkỷthứXIVđến một mẩu than bùn và xácướp con chuột nước Arhentina - con nutri - cáchđây ít lâu vừađược thảvào nhữngđầm lầyđịa phươngđểgây giống, tất cả đềuđược nghiên cứu và ghi chép cẩn thận.

Nhưng con người khiêm tốn, bao giờcũng nói khẽ, vừa nói vừađằng hắng vì bối rối, mỗi lần giới thiệu bức tranh của họa sĩPereplechikov là lại tươi hơn hớn. Ôngđã tìm ra bức tranhấy trong một tu việnđóng cửa.

Thực vậy,đó là một bức phong cảnh tuyệtđẹp mà họa sĩ đã nhìn qua khung cửa sổsâu thẳm mà vẽ. Một buổi chiều trắng phương Bắc với những cây bạch dương mơn mởn ngủyên và mặt nước trắng nhưthiếc trên một con hồ nhỏ.

Ông làm việc vất vả. Người ta không coi ông ra gì. Ông làm việc trong yên lặng, không quấy rầy ai. Nhưng dù cho viện bảo tàng của ông có không mang lại nhiều lợi íchđi chăng nữa thì chẳng lẽbản thân sựtồn tại của một con người nhưthếlại không phải là tấm gương vềlòng trung thành với sựnghiệp, tính khiêm tốn và tình yêu quê hương, cho những người ở đây, nhất là cho thanh niên, hay sao?

Mớiđây tôi vừa tìmđược danh sách những con người xuất chúng mà tôiđã lập rađểviết cuốn sách nói trên. Danh sáchấy rất lớn. Tôi không thể viết ra đây toàn bộ. Vì thế tôi chỉ chọn hú họa lấy một số nhà văn.

Bên cạnh tên mỗi nhà văn tôi viết những ghi chép ngắn ngủi và lộn xộn vềnhững cảm giác của tôi, chúng gắn với nhà văn này hay nhà văn khác.

Đểcho rõ hơn tôi xin dẫn ra dướiđây một vàiđoạn ghi chépấy. Tôiđã xếp chúng lại cho gọn và mở rộng thêm.

chekhov

[1]

Trong văn học, những cuốn sổtay của Chekhov tồn tạiđộc lập nhưmột thể văn đặc biệt. Ông rất ít dùng sổ tay trong việc viết văn.

Sổtay của Ilf, Alphonse Daudet, nhật ký của Lev Tolstoy, anh em Goncourt, nhà văn Pháp Renard và rất nhiều ghi chép của các nhà văn, nhà thơ khác cũng tồn tại như một thể đặc biệt như thế.

Những cuốn sổtay cóđầyđủquyền tồn tại trong văn học nhưmột thể độc lập. Nhưng riêng tôi, trái với ý kiến của nhiều nhà văn khác, tôi cho rằng những cuốn sổtay hầu nhưvô dụngđối với công việc cơbản của nhà văn.

Đã có thời tôi ghi sổtay. Nhưng cứmỗi lần tôi lấyởtrongđó ra một ghi chép thú vịvàđặt nó vào một truyện ngắn hay một truyện dài thì y như rằng cáiđoạn vănấy lại trởthành cứng quèo. Trong truyện, nó cộm lên như một dị vật.

Tôi chỉcó thểgiải thíchđiềuđó bằng cách nói rằng việc lựa chọn chất liệu tốt nhất là nhờtrí nhớ. Những gì còn lại trong trí nhớvà không bị quênđi, cáiđó mới quý. Những gì cứphải ghi chép cho khỏi quên là cái không quý bằng và hiếm có trường hợp chúng trởthành hữu ích cho nhà văn.

Trí nhớnhưmột cái rây thần, nóđểcho cát bụi lọt qua nhưng giữlại những vụn vàng.

Chekhov có một nghềthứhai. Ông là thầy thuốc. Chắc chắn nếu mỗi nhà văn có một nghềthứhai và làm nghề ấy trong một thời gian, thì điều đó sẽ có ích cho nhà văn.

Việc Chekhov là thầy thuốc chẳng những giúp cho ông hiểu biết con người mà cònảnh hưởng cả đến văn phong của ông. Nếu Chekhov chẳng phải là thầy thuốc có dễôngđã chẳng tạo rađược loại văn xuôi chính xác, có tính phân tích sắc như dao giải phẫu.

Một sốtruyện ngắn của ông (thí dụ"Phòng SốSáu", "Câu ChuyệnĐáng Ngán", "NgườiĐàn Bà Phù Phiếm" và nhiều nhiều nữa) vàđược viết ra như những chẩn đoán tâm lý mẫu mực.

Văn của ông không sao chịu nổi dù chỉchút xíu bụi bậm và vết bẩn.

Chekhov viết: "Cần phải vứtđi những cái thừa, rửa sạch câu văn khỏi những "tùy theo", "nhờ ở", cần phải chú ýđến nhạc tính của văn và khôngđểcho những chữ"thì", "là", "mà"đứng gần sát nhau trong một câu.

Ông thẳng cánhđuổi ra khỏi văn ông những từnhư"appétit", "flirt" "idéal", "disque", "écran". Chúng làm ông ghê tởm.

Cuộcđời của Chekhovđángđểta học tập. Ông kểlại rằng trong một thời gian dài, nhiều năm, ôngđã phải gian khổ đấu tranh vứt bỏtừng chút, từng chút một, chất nô lệtrong người. Chỉcần trải ra những bức ảnh của Chekhov theo tuần tựnăm tháng - từlúc ông còn là thanh niên chođến những năm cuốiđời - làđủthấy rõ cái nét thịdân mờmờphủ bên ngoài ông mất dần và gương mặt ông trởnên nghiêm nghịthêm, lớn lao thêm vàđẹp thêm mãi, cảtrang phục của ông cũng thanh thoát và duyên dáng thêm mãi.

Ởnước ta có một góc nhỏ, nơi mà người nào cũng gửi gắm một phần trái tim mình. Đó là ngôi nhà của Chekhov ở Autka.

Đối với những người thuộc thếhệtôi, ngôi nhàđó không khác gì một khung cửa sổsángđèn. Từkhu vườn tối, ta có thểnhìn qua khung cửa ấyđểthấy thuởthiếu thờiđã hầu nhưquên lãng của mình. Vàđược nghe giọng nói trìu mến của Marya Pavlovna - cô Masađáng yêu của Chekhov - người mà cảnước ta biếtđến và yêu mến nhưmột người ruột thịt.

Tôi tới ngôi nhà đó lần chót vào năm 1949.

Tôi ngồi bên Marya Pavlovnaởngoài hiên. Những bụi hoa trắng ngào ngạt che khuất biển và thành phố Yanta.

Marya Pavlovna nói rằng bụi hoa um tùmấy là do Anton Pavlovich Chekhov tựtay trồng và ông dãđặt tên cho nó nhưng bà không sao nhớ ra được cái tên rắc rối ấy.

Bà nói chuyệnấyđơn giản, nhưthểChekhov còn sống, ông mớiở đây và chỉ đi đâu đó ít lâu, tới Moskva hoặc Nitza.

Tôi hái mộtđóa trà hoa trong vườn Chekhov, tặng em gái bé cùngđi với chúng tôi tới nhà bà Marya Pavlovna. Nhưng cô "Trà hoa nữ" vô tưkia đãđánh rơi mất bông hoa từtrên cầu xuống suối Uchanzu và bông hoa

trôi ra Hắc Hải. Không thểnào giận em bé chođược, nhất là trong một ngày tưởng chừng có thểgặp Chekhovởmọi lối ngoặt trong các phố. Và ông sẽkhó chịuđấy khi nghe người ta mắng mỏ đứa cháu gái bé bỏng cóđôi mắt nâu kia chỉvì chuyện khôngđâu, chỉvì nóđánh mất một bông hoa ngắt trong vườn ông.

Aleksandr blok

Blok có một bài thơ đầu tay ít người biếtđến: "ĐêmẤm Áp Trùm Lên Hải Đảo".

Trong bài thơ ấy có một câu kéo dài và dịu dàng, nó gợi lên trong trí ta cảcáiđẹpđẽcủa tuổi thanh xuân mờ ảo: "Mùa xuân mơ ước xa xôi của mình... ".

Đó không phải là những từthường.Đó là ánh hào quang. Hào quangđó tạo ra toàn bộ con người Blok.

Lần nàođến Leningrađtôi cũng muốnđượcđi bộ(chỉ đi bộchứkhông

đi xe buýt hoặc xeđiện) tới sông Briaskađểnhìn thấy ngôi nhà nơi Blok

đã sống và ở đấy ông qua đời.

Một hôm tôiđi và bịlạc giữa những khu phốvắng vẻvà những nhánh sông dài ngập bùn lầy và khi hỏi chẳng thấy nhà Blokđâu. Nhưng vô tình tôi gặp trong một ngõ hẻm cỏmọc dầy, một tấm bảng kỷniệmở một ngôi nhà gạch đã bạc màu. Thì ra Đostoevsky đã ở ngôi nhà này.

Mãi gần đây tôi mới tìm ra ngôi nhà của Blok trên bờ sông Pryashka.

Mùa thu tànđã rắcđầy lá úa trên dòng sôngđen. Bên kia sông bắtđầu khu ngoại ô của công nhân cảng trong thành phố. Trên nền trời sắp tối trông rõ những nhà máy, những xưởngđóng tàu, những cột buồm và những làn khói. Nhưng trên sông Pryashka thì lại vắng vẻvà im lìm như trong một tỉnh lỵ xa xôi.

Đó là nơiẩn náu kỳlạ đối với một nhà thơnhưBlok. Có thểBlokđã chọn nơi vắng vẻvà gần biển này vì nó trảlại sựyên tĩnh cho trái tim bối rối của con người.

guy de maupassant

Ông che giấu chúng ta cuộc đời mình.

Renard nói về Maupassant.

Maupassant có một chiếc thuyền nhỏ ởmiền duyên hải Riviera tên là "Người bạn thiết". Ôngđã viết tác phẩm vang dội nhất và cayđắng nhất của ông trên con thuyền này: truyện "Trên mặt nước".

Có hai thủy thủlàm công trên chiếc "Người bạn thiết" của Maupassant. Người nhiều tuổi tên là Bernard.

Hai thủy thủkhôngđểlộra một lời nói nào, một cửchỉnào,để Maupassant biết rằng họ đang lo lắng cho ông, mặc dầu họbiết có chuyện không hay vừa mới xảy ra với "ông chủ" và ông có thểphátđiên không phải vì suy nghĩ, mà chỉvì những cơn buốt óc không tài nào chịu nổi.

Khi Maupassant quađời, hai thủy thủnọgửi tới tòa soạn một trong những tờbáo hàng ngàyởParis một bức thư, ngắn ngủi và vụng về, tràn ngập một nỗiđau khổlớn của con người. Có lẽchỉcó hai người bình thường kia, trái với quan niệm sai lạc chung của mọi người về Maupassant, biết rằng chủ họ có một tâm hồn tự hào và cả thẹn.

Họ có thể làm gì để tưởng nhớ Maupassant?

Họchỉbiết cốgắng hết sức mình sao cho con thuyền mà Maupassant yêu mến khỏi rơi vào bàn tay thờ ơ của kẻ khác.

Và hai thủy thủ đã cốgắng. Có thểkéo dài việc bán thuyền ra bao nhiêu họkéo bấy nhiêu. Nhưng họlà những người nghèo khổvà chỉcó trời chứng giám, họ đã chật vật đến thế nào.

Họcầu cứu bạn bè Maupassant, cầu cứu các nhà văn Pháp, nhưng vô hiệu. Thếlà chiếc thuyền bịrơi vào tay bá tước Bartelemi - một tay nhà giàu vô công rồi nghề.

Khi Bernard hấp hối, ông nói với những người chung quanh:

- Tôi nghĩ rằng tôi đã là một thủy thủ không tồi.

Không thểnào diễn tảgiản dịhơn ý nghĩvềmột cuộc sống cao thượng mà tađã sống qua. Tiếc thay, lại chỉrất ít người có thẩm quyền nói về mình bằng những lời như thế.

Những lờiđó là di huấn mà Maupassant dặn lại chúng ta qua miệng

người thủy thủ nọ.

Ôngđãđi qua con người viết văn rất nhanh chóng. Ông nói: "Tôi bước vào văn nghiệp nhưmột mảnh sao băng và ra khỏi nó nhưmột tia chớp".

Là nhà quan sát tàn nhẫn cái thối tha của con người, nhà giải phẫuđặt tên cho cuộcđời là: "bệnh viện thực hành cho nhà văn", trước khi chết ít lâu, ôngđã vươn tới sựtrong sạch, ca ngợi tình yêu-đau khổvà tình yêu- sung sướng.

Ngayđến giờphút cuối cùng, khi tưởng nhưóc mìnhđã bịmột thứ muốiđộc nàođóăn ruỗng, ông còn tuyệt vọng mà nghĩrằng ôngđã phung phí mất bao nhiêu lòng chân thành trong cuộcđời hối hảvà long đong của mình.

Ông kêu gọi con ngườiđiđâu? Ông dẫn dắt người tađến chỗnào? Ông hứa gì với họ? Ông có dùngđượcđôi tay khỏe mạnh của người chèo thuyền và của nhà văn giúp đỡ họ được không?

Ông hiểu ôngđã không làmđiềuđó và nếu nhưôngđem lòng trắcẩn thêm vào những gì ôngđã viết thì ôngđã có thểvĩnh viễn trởthành ông Thiện trong trí nhớ của nhân loại.

Nhưmộtđứa trẻbịbỏrơi, rụt rè và cau có, ông tìmđến cái dịu dàng. Ông tin rằng tình yêu không phải chỉlà nhục dục mà còn là sựhy sinh, là niềm vui thầm kín. Nhưngđã muộn mất rồi, trong ông chỉcòn lạiđộc những lời trách móc của lương tâm và những ăn năn hối tiếc.

Và ông tiếc, ông giận mìnhđã miệt thịvứt bỏhạnh phúc, nhạo báng nó. Ông thường nhớ đến nữhọa sĩNga Bashkirtzeva. Nàng gần nhưlà một đứa con gái nhỏ. Nàngđã yêu ông. Nhưng Maupassantđáp lại tình yêu của nàng bằng một cuộc traođổi thưtừgiễu cợt và còn hơiđỏngđảnh nữa là khác. Tính kiêu kỳcủađàn ông trong con người ôngđã thỏa mãn. Ông không muốn gì hơn nữa.

Nhưng nhắc tới Bashkirtzeva mà làm chi! Ông còn tiếc một cô thợtrong một xưởng máy ở Paris hơn nhiều.

Paul Bourgetđã tảlại câu chuyện xảy ra với cô thợ ấy. Maupassant phẫn nộ. Ai cho phép tên tâm lý gia phòng khách kiađược lỗmãng xông vào tấn bi kịch của con người? Tất nhiên, chính ông, chính

Maupassant,đã có lỗi trong chuyệnđó. Nhưng biết làm thếnào, còn cách gì cứu vãnđược nữa khi ông chẳng còn sức lực và chất muối kiađã lắng cạn tầng tầng lớp lớp trong tâm trí ông? Ông thỉnh thoảng thậm chí còn nghe thấy cảtiếng lách tách của những tinh thểnhỏbé và nhọn sắc của chúng khi chúng chọc sâu vào óc ông.

Cô thợ! Người con gái ngây thơvà kiều diễm! Nàngđọc rất nhiều truyện ngắn của ông, chỉnhìn thấy ông một lần màđã yêu ông với tất cả trái tim nồng cháy trong trắng như cặp mắt tỏa sáng của nàng.

Người con gái thực ngây thơ! Nàng biết Maupassant không có vợvà ông sống côđộc, và thếlà ý nghĩ điên rồmuốn trao cho ông cả đời mình, săn sóc ông, làm bạn ông, làm vợông, làm nô lệcho ông, và làm đầy tớcho ông,đã dấy lên trong lòng nàng mạnh mẽ đến nỗi nàng không sao cưỡng lại được.

Nàng nghèo vàăn vận tồi tàn. Nàng chịuănđói suốt một năm trời, dành dụm từng xuđểmay một bộcánh lộng lẫyđểmặc trong lầnđi gặp Maupassant.

Cuối cùng bộcánhđã may xong. Nàng trởdậy từsáng sớm, trong khi Paris còn ngủ, khi những giấc mộng còn phủkín Paris nhưmột màn sương và qua màn sươngấy le lói một mặt trời mới mọc. Lúcđó là giờ duy nhất có thểnghe tiếng chim hót trong những hàng bồ đềtrên các đại lộ.

Nàng tắm qua loa bằng nước lạnh, từtốn và nhẹnhàngđiđôi tất mỏng tang vàđôi giày nhỏbóng loáng rồiđến bộáo tuyệtđẹp, nhưmặc vào mình những vật quý mỏng manhđắt tiền. Nàng soi gương và không tin cảbóng mình. Trước mặt nàng là một cô gái kiều diễm, mảnh mai, rạng rỡniềm vui và nỗi bối rối trong lòng vớiđôi mắt quầng thâm vì yêu và đôi môiđỏtươi, dịu dàng. Phải, nàng sẽ đến trước Maupassant với sắc đẹp ấy và thú thực với ông tất cả.

Maupassantởmột biệt thựbên ngoài thành phố. Nàng bấm chuông ngoài cổng. Một người bạn Maupassant ra mở. Y là một gã khinh bạc, ăn chơi trác táng, chuyên tán gái. Gã mỉm cười, nhìn nàng chòng chọc rồi trảlời rằng Maupassant không có nhà, rằng ôngđã cùng với nhân tình đi Etreta vài ngày.

Nàng kêu lên và bước vộiđi, bàn tay bé nhỏbó chặt trong chiếc găng da

mềm chới với bám lấy song sắt hàng rào.

Ông bạn của Maupassantđuổi theo, dìu nàng lên xe ngựa vàđưa về Paris. Nàng khóc, nói không có mạch lạcđến chuyện trảthù và ngay tối hômấy,đểchọc tức mình, chọc tức Maupassant, nàngđã hiến thân cho anh chàng chơi bời nọ.

Một năm sau nàngđã nổi tiếngởParis là mộtảtrongđám kỹnữtrẻ. Còn Maupassant thì sau khi nghe câu chuyện do ông bạn kểlạiđã khôngđuổi yđi, không cho y một cái tát, không tháchđấu với y mà chỉ

mỉm cười: ông thấy câu chuyện xảy ra với người con gái cũng hay hay. Thực vậy, nó cũng có thểlà mộtđềtài khôngđến nỗi tồi cho một truyện ngắn!

Thậtđáng sợvì giờ đây không còn có thểnào lấy lạiđược khoảng thời gian khi người con gáiấy cònđứng bên hàng rào nhà ông nhưmột mùa xuân nức hương và tin cậyđặt trái tim mình trongđôi bàn tay nhỏnhắn mà trao cho ông nữa.

Ông không biết cả đến tên nàng ông và giờ đây ông gọi nàng bằngđủ mọi cái tên âu yếm mà ông có thể nghĩ ra.

Ông quằn quại vìđauđớn. Ông sẵn sàng hôn những vết chân nàng và van xin nàng tha lỗi. Chính ông, chính Maupassant vĩ đại và cao xa. Nhưng không còn cách gì cứu vãnđược nữa rồi. Tất cảcâu chuyệnấy chỉcòn là cái cớ đểBourger có thểviết thêm một giai thoại ngộnghĩnh thuộc lĩnh vực những tình cảm khó hiểu của con người.

Khó hiểuư? Không, những tình cảmấy giờ đây rất dễhiểuđối với ông! Chúng rất tốt lành, những tình cảmấy! Chúng là cái thiêng liêng nhất trên tất cảnhững gì thiêng liêng trong cái thếgiới không hoàn hảo của chúng ta. Và ông có thểviết ngay bây giờvềchuyệnđó với tất cảsức mạnh của tài năng và kỹxảo mà ông có nếu nhưkhông có cái chất muối kia. Nóđang gặm nhấm ông, mặc dầu ông nhổnó ra từng vốc. Từng vốc lớn hăng xì.

maxim gorky

Người tađã viết quá nhiều vềAleksey Maksimovich Gorky.Đến nỗi, nếu ông không phải là một con người phong phú vô tận thì chắc chắn ta sẽdễdàng bối rối, lùi bước và không dám thêm vào những gìđãđược

viết về ông lấy một dòng.

Gorky chiếm mộtđịa vịlớn trongđời mỗi chúng ta. Tôi thậm chí dám nói rằng có cái "cảm giác Gorky" - cảm giác vềsựcó mặt thường xuyên của ông trong đời sống của chúng ta.

Đối với tôi, trong Gorky có cảnước Nga. Cũng nhưkhông thểhình dung nước Nga không có sông Volga, tôi không thểnào nghĩrằng trong nước Nga lại không có Gorky.

Ông là ngườiđại diện toàn quyền của nhân dân Nga tài năng vô tận. Ông yêu mến và hiểu biết nước Nga tường tận, hiểu biết nước Nga như cách các nhàđịa chất nói, trong mọi "thiết diện", cảtrong không gian, cả trong thời gian. Ông không coi thường một cái gì trongđất nước này và không có gì mà ông không nhìn theo cách của ông, cách Gorky.

Đó là một ngườiđi săn các tài năng, con ngườiđánh dấu một thờiđại. Từ những người như Gorky có thể bắt đầu một niên biểu.

Lầnđầu gặp ông,điều làm tôi sửng sốt trước tiên là cái bềngoài duyên dáng lạthường của ông, mặc dầu lưng ông hơi gù và giọng ông hơi khàn. Ông lúcấyđangởtrong giaiđoạn chín muồi của tâm hồn và của sựphát triển tài năng caođộ, khi cái toàn mỹnội tâm lộrõ ra bềngoài, trong cử chỉ, lối nói, y phục, tóm lại, trên toàn bộ hình hài.

Ta cảm thấy rõ rệt vẻduyên dáng kết hợp với sức tựtin trongđôi bàn tay to lớn của ông, trong cái nhìn chăm chú, trong dángđi và trong bộ quần áo mà ông mặc thoải mái và hơn nữa, có vẻ cẩu thả của nghệ sĩ.

Tôi thường hình dung ông trong tưởng tượng nhưmột con người mà một nhà vănđãđượcởbên Gorky tại Krym,ởTessel,đã kểlại cho tôi nghe.

Nhà vănấy một hôm dậy rất sớm và lại bên cửa sổ. Một trận bãođang giật từng cơn ào ào trên mặt biển. Gió dồn dập, căng thẳng, từphương Nam thổi lại, ào ào trong những khu vườn và làm cho những mũi tên chỉ hướng gió kêu lên kèn kẹt.

Cách ngôi nhà nhỏcủa nhà văn không xa lắm có một cây bạch dương rất lớn. Một cây bạch dương chọc trời. Nếu Gogol còn sống ông sẽgọi nó bằng cái tên nhưthế. Và nhà văn nhìn thấy Gorkyđứng cạnh cây bạch dương, tì tay trên chiếc can,đầu ngẩng, chăm chú nhìn cái cây

hùng mạnh ấy.

Cảvòm lá bạch dương nặng nềvà dàyđặc run rẩy, kêuầmầm trong bão. Lá cây căng thẳng theo chiều gió, phơi mặt trái trắng nhưbạc. Cây bạch dương rít như một cây đàn óocgơ khổng lồ.

Gorkyđứng rất lâu, bấtđộng và ngảmũnhìn lên cây bạch dương. Sau ông nói một câu gìđó vàđi sâu vào trong vườn, nhưng vẫn còn ngoái lại nhìn cây bạch dương mấy lần.

Trong bữaăn tối, nhà vănđánh bạo hỏi Gorky xem ông nói gì khiđứng bên cây bạch dương, Gorky không ngạc nhiên và trả lời:

-Ờ, nếu ông bạnđã theo dõi tôi thìđược, tôi xin thú thực. Tôi nói: "Hùng vĩ biết chừng nào!".

Một lần tôiđến thăm Gorky tại căn nhà ngoại ô của ông trong vùng Gorky. Hômấy là một ngày hè, trờiđầy mây nhẹ, loăn xoăn, bóng mây trong suốt làm cho những ngọnđồi xanh rực hoa bên kia bờsông Moskva trở thành muôn màu muôn sắc. Gió ấm thổi trong các phòng.

Gorky nói chuyện với tôi vềcuốn truyện dài của tôi vừa mớiđược xuất bản - cuốn "Kolkhida" - nhưthểtôi là người am tường thiên nhiên những miền á nhiệtđới.Điềuđó làm tôi rất bối rối. Nhưng dầu vậy, chúng tôiđã tranh cãi vềchuyện những con chó có bịsốt rét cơn hay không, Gorky cuối cùng chịu thua và còn mỉm cười hồn hậu nhắcđến một trường hợp trongđời mình khi ông nhìn thấy những con gàởPoti bị sốt rét, lông xù ra và rên rỉ.

Không ai trong chúng ta bây giờnóiđược nhưông nói khiấy. Một giọng nói có khối, rõ nét và âm vang.

Hồiđó tôi vừa mớiđượcđọc một cuốn sách hiếm có của một thủy thủ Nga, thuyền trưởng Gernet. Cuốn sách nhanđề"Những Vết Hắc Lào Băng Giá".

Có thời gian Gernet làmđại diện hàng hải Liên XôởNhật.Ở đó, ôngđã viết cuốn sách này, tựtay sắp chữtrong nhà in vì không tìmđâuđược thợNhật biết tiếng Nga và cuốn sách chỉ được in có năm trăm bản trên giấy Nhật mỏng.

Trong cuốn sách của ông, thuyền trưởng Gernet trình bày luận thuyết

độcđáo của ông vềviệc trảlại cho châu Âu khí hậu thời trung tân thế của những miền á nhiệtđới. Trong thời kỳtrung tân thếthuộcđệtam kỷbên bờvịnh Phần Lan và cảtrên nền Spitzbergenđều có những khu rừng mộc lan và trắc bá.

Tôi không thểkểtỉmỉluận thuyết của Gernetở đây. Chuyệnđó sẽ chiếm mất quá nhiều chỗ. Nhưng Gernetđã chứng minh rõ ràngđến nỗi không thểchối cãiđược rằng nếu phá chảyđược bộáo giáp băng tuyếtởkhu vực Groenland thì trung tân thếthuộcđệtam kỷsẽtrởvề

với châu Âu và một thời đại hoàng kim sẽ bắt đầu trong thiên nhiên.

Nhượcđiểm duy nhất của luận thuyết này là sựhoàn toàn không có khả năng làm chảy vùng băng Groenland. Ngày nay, sau khi loài ngườiđã tìm ra năng lượng nguyên tử thì chuyện đó hẳn có thể làm được.

Tôi kểcho Gorky nghe luận thuyết của Gernet. Ông gõ gõ ngón tay trên mặt bàn và tôi nghĩrằng ông nghe tôi chỉvì lịch sự. Nhưng hóa ra ông bịlôi cuốn bởi luận thuyếtđó, bởi lý lẽhoàn chỉnh không thểbác bỏ được, thậm chí bởi tính chất trang trọng của nó.

Ông thảo luận với tôi vềluận thuyếtđó rất lâu, mỗi lúc một sôi nổi và đềnghịtôi gửi cho ông cuốn sáchđểin lại với sốlượng lớnởNga. Và ông nói rất nhiều vềchuyện có biết baođiều bất ngờthông minh và tốt đẹp chờ đón ta từng bước.

Nhưng Aleksey Maksimovich Gorky không kịp cho xuất bản cuốn sách của Gernet. Ít lâu sau, ông qua đời.

victor hugo

Trênđảo Jersey trên biển Manche, nơi Victor Hugo bịlưuđày, người ta

đặt tượng kỷ niệm ông.

Bức tượngđặt ngay trên bờlởtrông xuốngđại dương. Bệ đặt tượng rất thấp, chỉcao chừng hai mươi hoặc ba mươi phân. Cỏmọc trùm lấy bệ. Vì thế trông như Victor Hugo đứng ngay trên mặt đất.

Tượng tạc ôngđangđi ngược gió. Ông gập người vềphía trước, áo choàng bay phần phật. Hugo giữmũtrong tayđểgió khỏi cuốn mất. Toàn thân ông ở trong cuộc vật lộn với sức đẩy của bão đại dương.

Bức tượngđặt trong một vùng hoang vắng, từ đó trông rõ mỏmđá, nơi

yên nghỉcuối cùng của thủy thủJulias trong cuốn "Những Người Lao

Động Của Biển Cả".

Chung quanh, trong tầm mắt, chỉtoàn làđại dương không lúc nào yên lặngđang rú rít. Nhữngđợt sóng lớn liếm láp chân những mỏmđá, cất bổng lên, lắc lưnhững bụi hải thảo vàầmầm nặng nhọc xông vào những hốc ngầm.

Trong những ngày sương mù người ta có thểnghe rõ tiếng còi gào thét buồn thảm của những hảiđăng xa.Đêmđêm những ánh lửa hảiđăng nằm dọc chân trời, ngay sát mặtđại dương. Chúng thường bịnhận chìm trong nước. Chỉcăn cứvào dấu hiệuấy ta mới biếtđược nhữngđợt sóng che lấp ánh hảiđăng,đẩyđại dương lên bờ đảo Jersey, lớnđến thế nào.

Mỗi khiđến ngày kỷniệm Victor Hugo tạthế, dânđảo Jerseyđặt dưới chân tượng Hugo mấy nhành vạn niên thanh. Một thiếu nữ đẹp nhất đảo được cử đi đặt những nhành vạn niên thanh dưới chân Hugo.

Vạn niên thanh có những lá bầu dục chắc nịch màu ô-liu.Ở đây, người ta tin rằng vạn niên thanh mang lại hạnh phúc cho người sống và kỷ niệm sâu xa cho kẻ chết.

Điều họtin là sựthật. Sau khi chết, tinh thần nổi loạn của Hugo lang thang khắp nước Pháp.

Đó là một con người nồng nhiệt,điên dại và sôi nổi. Ông phóngđại tất cảnhững gì ông nhìn thấy và những gì ông viết ra. Thịgiác của ông vốn thế.Đối với ông cuộcđờiđược tạo thành bởi nhữngđam mê lớn lao, được thể hiện một cách hào hùng và trang trọng.

Đó là nhạc trưởng vĩ đại của một dàn nhạc lớn gồm toàn kèn và sáo. Tiếng kèn hân hoan, tiếng trốngầmầm, tiếng sáo lanh lảnh và buồn bã, tiếng sáo lớn khàn khàn. Đó là thế giới âm nhạc của ông.

Nhạc của những tác phẩm của ông cũng hùng dũng nhưtiếng sấm của sóng triềuđại dươngđập vào bờ. Nó làmđất giật mình. Và trái tim của những người yếu ớt cũng rung lên.

Nhưng ông không thương những trái timấy. Ông là kẻ điên rồtrong khát vọng muốn truyền cho toàn thểnhân loại nỗi căm thù, niềm hân hoan và tình yêu sôi nổi của mình.

Ông không phải chỉlà hiệp sĩcủa tựdo. Ông là sứgiả, là ngườiđưa tin,

là người hát rong ca ngợi tựdo. Ông như đứng trên mọi ngã ba, ngã tư của tất cảnhững conđường trên tráiđất này mà kêu lên: "Hỡi các công dân, hãy nắm lấy vũ khí".

Ông xông vào cái thếkỷcổ điển vàđáng ngán nhưmột ngọn cuồng phong, nhưmột cơn gió lốc, nó mang lại những dòng mưa àoạt, những lá, nhữngđám mâyđen, những cánh hoa, khói thuốc súng và những huy hiệu gài trên mũ bị giật xuống.

Ngọn gió đó tên là lãng mạn.

Nó luồn vào trong bầu không khí tù hãm của châu Âu và lấy hơi thở của niềm mơ ước bất kham mà nó mang trong mình làm tràn ngập bầu không khí đó.

Tôi lặngđi và mê mẩn vì cái nhà vănđiên cuồngấy từlúc còn thơkhi đọc xong năm lần liền cuốn "Những Người Khốn Khổ". Tôiđọc xong và ngay ngày hôm đó lại bắt đầu đọc lại.

Tôi kiếmđược một tấm bảnđồParis vàđánh dấu trênđó những nơi xảy ra sựviệc trong tiểu thuyết. Tôi gần như đã trởthành một người tham gia cuốn truyện vàđến ngày nay trong thâm tâm tôi vẫn coi Jean Valjean, Cosette và Gavroche là bạn thời thơ ấu của mình.

Từthuở ấy Paris không còn là quê hương của những nhân vật của Victor Hugo nữa màđã trởthành cảquê hương tôi. Chưa nhìn thấy Paris bao giờ, nhưng tôiđã yêu mến Paris. Càng vềsau tình cảmấy càng thêm vững chắc.

Thêm vào với Paris của Victor Hugo là Paris của Balzac, Guy de Maupassant, Dumas

[2], Flaubert, Zola, Jules Vallès [3], Anatole France

[4], Romain Rolland, Alphonse Dodet, Paris của Villon và Arthur Rimbaud, Prosper Mérimée

[5]

và Stendhal, Henri Barbusse [6]

và Béranger.

Tôi sưu tầm những bài thơnói vềParis và chép riêng vào một quyển vở. Rấtđáng tiếc là tôiđãđánh mất quyển vở ấy, nhưng nhiềuđoạn trong những bài thơthì tôiđã thuộc lòng. Những vần thơkhác nhau - hoa mỹ và giản dị:

Bạn sẽ gặp một thành phố thần tiên Những thế kỷ ròng bao người sùng mến Hãy dạo chơi cho lòng hết ưu phiền Cho tay mình lấy lại sức tiên thiên

Bên những bồn phun nước vườn Luxembourg tuyệt diệu Và một con đường tiêu huyền ngả bóng

Như Mimi diễm kiều trong truyện của Murger

Victor Hugođã gợi lên cho nhiều người trong chúng ta tình yêuđầu tiênđối với Paris và chúng ta mangơn ông vìđiềuđó. Nhất là những ai đã được hạnh phúc nhìn thấy thành phố vĩ đại này.

mikhail prishvin

Nếu nhưthiên nhiên biết mangơn con ngườiđãđi sâu vào trongđời sống của thiên nhiên,đã ca ngợi nó, thì người trước tiên xứngđáng được hưởng sự biết ơn đó là Mikhail Prishvin.

Tên Mikhail Mikhailovich Prishvin là tên dùng trong thành phố, cònở những nơi mà Prishvin cảm thấy là nhà mình - trong những túp lều tranh của những người tuần rừng,ởnhững bãi sông dằng dặc màn sương, dưới nhữngđám mây và những vì sao của bầu trờiđồng nội nước Nga - người ta gọi ông rấtđơn giản là "Mikhalych". Và dĩnhiên, người ta rầu lòng khi ông biến mất trong những thành phố, nơi chỉcó loài én làm tổdưới mái sắt là nhắc ông nhớ đến "quê hương loài sếu" của ông.

Cuộcđời của Prishvin là một thí dụvềcon người chối bỏmọi cái do hoàn cảnh ápđặt và chỉsống "theo lệnh truyền của trái tim". Cách sống nhưvậy có một ý nghĩa lành mạnh, vô cùng vĩ đại. Người sống "theo trái tim", trong sựhòa hợp với thếgiới bên trong của mình là người sáng tạo, là người làm giàu cho cuộc sống và là nghệ sĩ.

Không hiểu nếu Prishvin vẫn là nhà nông học (nghề đầu tiên của ông) thì trongđời ông, ôngđã làmđược những gì? Dù sao thì chưa chắc ông đã phát hiệnđược cho hàng triệu người biết thiên nhiên Nga nhưmột thếgiới thi ca tếnhịnhất và trong sáng nhất.Đơn giản là ông chẳng có đủthì giờ đểlàm chuyệnđó. Thiên nhiênđòi hỏi con mắt chăm chú và hoạtđộng nội tâm liên tụcđểtạo ra trong tâm hồn nhà văn một thứ"thế giới thứhai" của thiên nhiên. Cái thếgiới thứhaiấy làm cho chúng ta thêm giàu suy tưởng, nó lấy sắcđẹp của thiên nhiên mà nghệsĩ đã thấy, làm cho chúng ta cao quý hơn lên.

Nếu tađọc kỹtất cảnhững gì Prishvinđã viết thì ta sẽphải tin chắc rằng ông mới chỉkịp nói với chúng tađược có một phần trăm những điều ông thấy và hiểu rất rõ.

Đối với những nghệsĩbậc thầy nhưPrishvin, một cuộcđời thực quá ít ỏi. Họlà những người có thểviết cảmột bài thơtrường thiên vềmỗi chiếc lá thu rơi. Mà có nhiều lá nhưvậy rơi lắm. Có biết bao nhiêu lá rơi mang theo những ý nghĩkhông nói ra của nhà văn, những ý nghĩmà Prishvin nói rằng chúng rụng xuống nhưnhững chiếc lá, không cần phải gắng sức.

Prishvin gốc người tỉnh Eltz - một thành phốNga cổ. Cũng trong những vùngấyđã xuất hiện Bunin, người hệt nhưPrishvin, biết làm cho thiên nhiên phong phú thêm bằng màu sắc của suy tưvà tâm trạng con người.

Giải thíchđiềuđó nhưthếnàođây? Hẳn là do thiên nhiên vùngđông Orlovshina, thiên nhiênởquanh tỉnh Eltz rất Nga, rất giản dịvà không trù phú. Và chính trongđặcđiểmấy, cảtrong vẻhơi khắc nghiệt của nó, ta tìmđược câu giảiđáp vềcái sắc sảo nhà văn trong Prishvin. Trên cơ sởgiản dị, phẩm chấtđấtđai nổi lên rõ hơn, cái nhìn cũng sắc hơn và ý nghĩ cũng tập trung hơn.

Sựgiản dịnói với con tim mạnh hơn cái hào nhoáng nhiều màu nhiều sắc, ánh lửa pháo hoa của những buổi hoàng hôn, bầu trời sao sôi sục và

cây cỏlấp lánh của những miền nhiệtđới, gợi tađến những thác nước lớn, những Niagara lá và hoa.

Viết vềPrishvin rất khó. Ta cần ghi lại cho ta những lời của ông trong sổ tay ghi nhữngđiều thầm kín,đọcđiđọc lại, tìm ra những vật báu mới trong mỗi dòng, trong khiđi sâu vào tác phẩm của ông như đi theo những conđường không rõ nét không rừng thẳm nơi có những dòng suối trò chuyện với nhau và hương thơm của cỏ; dùng trí óc và trái tim thâm nhập vào những ý nghĩvà những trạng thái tâm hồn phong phú đặc biệt chỉ có trong con người trong trắng của ông.

Prishvin cho mình là nhà thơ"bị đóngđanh trên cây thập tựcủa văn xuôi". Nhưng ôngđã lầm. Văn xuôi của ông còn trànđầy chất thơhơn rất nhiều so với một sốlớn những bài thơvà những bản thơtrường thiên.

Nói theo cách Prishvin thì tác phẩm của ông là "niềm vui vô tận của những khám phá thường xuyên".

Tôiđã vài lầnđược nghe thấyởnhững người vừađọc xong một cuốn sách của Prishvin cũng những lời này: "Rõ là phép phù thủy!"

Nói tiếp câu chuyện với họtôi mới hiểu người ta nói nhưthếvì họcảm thấy cái ngây ngất khó tả, nhưng rõ rệt và chỉ có ở Prishvin.

Điều bíẩn của nóởchỗnào? Bí mật của những cuốn sáchấyở đâu? Những chữ"phép phù thủy", "phép tiên", "phép màu" thường dùng trong những truyện cổtích. Nhưng Prishvinđâu phải là người viết cổ tích. Ông là người củađất, của "bà mẹ đấtđaiẩmướt", nhân chứng của tất cả những gì đang diễn ra quanh ông trên trái đất.

Bí mật của cái duyên Prishvin, pháp thuật của ông, chính là nằm trong cái sắc sảo của ông.

Đó là cái sắc sảo biết tìm ra trong mỗi vật nhỏbé mộtđiều thú vị, dưới cái bềngoàiđáng ngán của những hiện tượng quanh mình một nội dung sâu sắc.

Mọi vậtđều loáng lên ánh thơnhưcỏgặp sương. Mỗi lá liễu hoàn diệp hèn mọn có cuộc đời riêng của nó.

"Đêm quađi dưới vầng trăng to lớn trong sạch, và vềsáng, băngđầu

mùađã nằm xuống. Mọi vậtđều xám, nhưng những vũng nước chưa đông. Khi mặt trời lên, sưởiấm cho muôn vật, thì sươngđãướtđầm cây cỏ, những cành thông từtrong rừng tối ló ra nhưnhữngđường thêu lóng lánh. Tưởng chừng nếu có dùng tất cảkim cương của thếgiới cũng chẳng đủ để trang hoàng như vậy".

Trongđoạn văn thực là kim cương này mọi vậtđều giản dị, chính xác và đầy chất thơ bất tử.

Đọc những chữtrongđoạnấy bạn sẽphảiđồng tình với Gorky khi ông nói rằng Prishvinđã "cao tay tạo ra bằng những kết hợp mềm dẻo các từ đơn giản làm cho mọi vậtđược ông miêu tảgần nhưcó thểsờmó được".

Nhưng nhưthếcũng chưađủ. Ngôn ngữcủa Prishvin là ngôn ngữnhân dân. Nó chỉhình thành trong sựcọsát chặt chẽcủa người Nga với thiên nhiên, trong lao động, trong tính cách dân dã giản dị và hiền minh.

Câu: "Đêm quađi dưới vầng trăng to lớn, trong sạch" hoàn toàn truyền đạt rõ ràng khoảng thời gian im lìm và hùng vĩcủađêm khuyađang trôiđi trênđất nước ngủyên. Và "băngđầu mùa nằm xuống", và "sương đãướtđầm cây cỏ" - tất cảnhững từ đóđều sinhđộng,đều nhân dân, không phải nghe lỏmở đâu mà có, hoặc rút ra từsổtay màđược, mà phải là của riêng mình. Bởi vì Prishvin là người của nhân dân chứ không phải người quan sátđứngởbên ngoài mà nhìn nhân dân, coi nhân dân nhưchất liệu sáng tác. Chuyệnđó, tiếc thay, lại vẫn thường gặp ở các nhà văn.

Những nhà thực vật học có danh từ"tạp thảo" (raznotravie). Danh từ này thường dùngđểchỉnhững cánhđồng cỏra hoa. Nó là sựngẫu hợp của hàng trăm thứhoa tươi tắn khác nhau mọcđầy trên bờnhững ao những hồ liên tiếp bên những triền sông.

Ta hoàn toàn có quyền gọi văn xuôi của Prishvin là "tạp thảo" của ngôn ngữNga. Những từcủa Prishvin nởhoa, lấp lánh. Lúc thì chúng xào xạc nhưcỏ, lúc lại thì thào nhưnguồn suối, lúc thì hót lênđốiđáp nhau nhưchim, lúc kêu lách tách khe khẽnhưbăngđầu mùa, và lúc thì hình thành trong trí ta chậm chạp và quy củ chẳng khác gì một dòng sao.

Phép lạcủa văn Prishvin sởdĩcóđược là do những hiểu biết rộng rãi của ông. Trong bất cứlĩnh vực trí thức nào của con người cũng có một

hồn thơ vô tận. Những nhà thơ đáng lẽ phải biết điều đó từ lâu.

Đềtài vềbầu trời saođược các nhà thơyêu mến sẽtráng lệthêm biết bao nhiêu nếu như các nhà thơ biết rõ thiên văn học.

Đêm với bầu trời không tên và vì thếmà không có sức biểu hiện mạnh mẽlà một chuyện, nhưng cũngđêmấy, nếu nhà văn biết quy luật vận động của vòm sao và khi mặt nước hồphản chiếu không phải một chòm sao nào đó, mà là sao Oriol lấp lánh lại là một chuyện khác.

Có thểdẫn ra rất nhiều thí dụchứng minh rằng chỉmột hiểu biết con con cũng mởra trước mắt chúng ta những lĩnh vực mới của cáiđẹp. Trong chuyện đó mỗi người có kinh nghiệm riêng của mình.

Nhưng lúc này tôi muốn kểcâu chuyện vềmột câu văn của Prishvin, câu văn nàyđã giải thích cho tôi hiểu một hiện tượng màđến lúcấy tôi vẫn cảm thấy là ngẫu nhiên. Câu văn của Prishvin không phải chỉgiải thích hiện tượngấy mà còn làm cho nó trọn vẹn thêm bằng cái duyên dáng, tôi muốn nói cái duyên dáng theo đúng quy luật.

Từlâu tôiđã nhận thấy trong những cánhđồng cỏluôn luôn sũng nước bên bờsông Ôka lácđác có những bông hoa như được lượm lại thành từng cụm; cònởmột sốchỗkhác giữađám cỏbình thường bỗng kéo dài một dải ngòng ngoèo toàn một thứhoa giống nhau. Từtrên chiếc máy bay nhỏbé "U-2" vẫn thườngđến phun thuốc trừmuỗiởnhữngđồng

cỏ lác và đầm lầy, cảnh đó trông càng rõ.

Đã nhiều năm tôi ngắm nghía những dải hoa cao lêu nghêu và thơm ngát kia, mê mẩn với chúng, nhưng không biết giải thích hiện tượngđó nhưthếnào. Mà phải thú thực rằng tôi cũng chẳng hềnghĩ đến chuyện đó.

Và rồiởPrishvin, trong cuốn "Bốn Mùa", cuối cùng tôiđã tìm thấy câu giải thíchấy chỉtrong có một dòng chữ, trong mộtđoạn ngắn con con dưới đầu đề "Những Dòng Sông Hoa".

"Nơi trước kia có những dòng suối xuân chảy băng băng, giờ đây là những suối hoa".

Tôiđọc câuđó và hiểu ngay rằng những dải hoa mọc lênđúngởnơi mùa xuân có nước dòng chảy mạnh vàđểlạiđất phù sa màu mỡ. Nó giống như một bức bản đồ bằng hoa vẽ những con suối xuân.

SôngĐupna chảy qua gần Moskva. Người tađãđến cưtrúở đấy có hàng nghìn năm, sôngĐupna nổi tiếng, nóđược ghi trên bảnđồ.Đupna chảy êmđềm qua những khu rừng nhỏngoại ô Moskva toàn cây hốt bố, xanh lên màuđồng nội vàđồi cây, nó chảy bên những thành phốcổ xưa:Đmitrov, Verbilki, Taldom. Hàng ngàn ngườiđãđi qua dòng sông này. Trong số đó có các nhà văn, các họa sĩvà các nhà thơ. Nhưng không có ai nhận ra chút gìđặc biệtđáng mô tảtrên dòngĐupna hết.

Không có aiđi trên hai bờsông này mà cảm thấy như đi trên mộtđất nước chưa người biết tới.

Prishvinđã làm chuyệnđó. Và sôngĐupna bình thường bỗng lấp lánh dưới ngòi bút của ông, giữa nhữngđám sương mù và những buổi hoàng hôn âmỉcháy, giống nhưmột phát hiệnđịa lý, một phát minh, nhưmột trong những dòng sông thi vịnhất củađất nước với cuộc sống riêng, với cây cỏriêng, với cảnh quan duy nhất chỉriêngĐupna mới có, với sinh hoạt của những người dân ở hai bên bờ sông và với lịch sử.

Ởnước ta có những người vừa là nhà thơvừa là nhà bác học như Timiryazev, Kliuchevsky, Kaigorođov, Menzbir, Fersman, Obruchev, Arsenyev, nhưnhà thực vật học Kozhevnikov, ngườiđã viết một cuốn sách rất mực khoa họcđồng thời lại rất hấp dẫn vềmùa xuân và mùa thu trong đời sống thảo mộc.

Vàởnước tađã có và hiện có những nhà văn biếtđưa khoa học vào truyện dài, tiểu thuyết của mình nhưmột tốchất cần thiết bậc nhất của văn xuôi thí dụnhưMenikov-Pechersky, Arsakov, Gorky, Pinegin và những người khác nữa.

Nhưng Prishvin chiếm mộtđịa vị đặc biệt trong những nhà vănấy. Những hiểu biết rộng rãi của ông trongđịa hạt nhân chủng học, sinh vật- khí hậu học, thực vật học;động vật học, nông học, khí tượng học, sử học,điểu loại học,địa lý học, văn học dân gian,địa phương học và những khoa học khác nữa,đã trởthành bộphận hữu cơtrongđời sống nhà văn của ông. Nhưng chúng không nằm ì nhưmộtđống hàng chết. Những khoa họcấy sống trong ông, chúng liên tục phong phú thêm nhờkinh nghiệm của ông, nhờóc quan sát của ông, bởi cáiđặc tính may mắn mà ông có là nhìnđược những hiện tượng khoa học trong biểu hiện thơcủa chúng, trong những thí dụnhỏhoặc lớn, nhưngđều bất ngờ như nhau.

Khi Prishvin viết vềcon người, hình nhưông phải nheo mắt lại vì cái nhìn sáng suốt của mình. Ông không chú ýđến cái ngoại lai. Ông say mê những mơ ước trong lòng mỗi người, bất kểngườiđó là ai: sơn tràng, thợ giày, thợ săn hay nhà bác học lừng danh.

Đưa cái mơ ước thầm kín của con người ra ngoài ánh sáng -đó chính là nhiệm vụcủa ông. Nhưng làmđược việcđó rất khó. Không có gì bịcon người giấu kín bằng mơ ước. Có lẽvì mơ ước không chịu nổi một sựchế giễu nhỏ, cả đến một câuđùa bỡn, và tất nhiên, nó không chịuđểnhững bàn tay hờ hững đụng vào.

Chỉcó với ngườiđồng tâm với ta, ta mới có thểthổlộmơ ước của ta mà không có hại. Prishvin là người cùng tưtưởng của các nhà mơmộng vô danh của chúng ta. Các bạn hãy nhớ đến truyện ngắn "Đôi giày" của ông vềnhững người thợgiày "Vonchki"ởvùng Marina Rosa, những ngườiđịnhđóng mộtđôi giày tráng lệnhất và nhẹnhàng nhất thếgian cho người phụ nữ.

Prishvin mấtđi cònđểlại nhiều ghi chép và nhật ký. Trong những ghi chépấy có rất nhiều suy tưởng của Prishvin vềnghệthuật viết văn. Trong lĩnh vực này ông cũngđi sâu không kém gì trong quan hệ đối với thiên nhiên.

Tôi nghĩrằng có một truyện ngắn của Prishvin vềcái giản dịcủa văn xuôiđángđược coi là kiểu mẫu vềcách suy nghĩ đúngđắn. Truyện ngắnấy tên là "Người sáng tác". Trong truyện ngắn cóđoạnđối thoại về văn học giữa nhà văn và một chú bé chăn bò.

Câu chuyện họ nói với nhau như thế này. Chú bé chăn bò bảo Prishvin: "- Nếu thực bác viết văn thì có dễ bác toàn bịa ra cả đấy nhỉ?.

- Không phải toàn bịađâu - tôi trảlời - Nhưng củađáng tội cũng có bịa tí ti.

- Cháu mà viết ấy à, cháu sẽ viết rất tuyệt!

- Viết đúng y như thật?

- Hoàn toàn nhưthật. Giảdụ, nếu cháu viết về đêm, cháu sẽviếtđêm trôi qua trên đầm lầy như thế nào.

- Cháu viết thế nào nào?

- Viết thếnày!Đêm! Một bụi cây to thực là to, bên cạnh hốnước. Cháu ngồi dưới bụi cây, còn lũ vịt con thì cứ vít, vít, vít...

Nó ngừng lời. Tôi nghĩrằng hẳn nóđang tìm chữhoặcđangđợi hình

ảnh. Nhưng nó rút ra chiếc zhaleyka và bắt đầu khoét lỗ.

- ờ, thế rồi sao nữa? - tôi hỏi - Cháu muốn tả đêm kia mà.

- Thì cháuđã tảrồi mà - nó trảlời - Hoàn toànđúng sựthật. Một bụi cây to thực là to! Cháu ngồi dưới bụi cây, còn lũvịt con thì cứsuốtđêm vít, vít, vít...

- Thế ngắn quá!

- Sao vậy, lại còn "ngắn"! - chú bé chăn bò ngạc nhiên - Suốtđêm chúng nó kêu vít, vít...

Hiểu rõ câu chuyện chú bé kể, tôi nói:

- Hay quá!

- Không đến nỗi tồi, bác ạ! - nó trả lời. "

Trong sựnghiệp viết văn của ông, Prishvin là kẻchiến thắng. Bất giác tôi nghĩ đến một câu nói của ông: "... Nếu nhưchỉcó nhữngđầm lầy hoang dại là nhân chứng cho thắng lợi của anh thì chúng sẽtỏa ra một sắc đẹp kỳ lạ, và mùa xuân sẽ còn với anh mãi mãi".

Đúng nhưthế, mùa xuân của văn xuôi Prishvin sẽcòn mãi mãi trong cuộc sống và trong nền văn học xô-viết của chúng ta.

ALEKSANDR GRIN

Lúc tôi còn nhỏ, tất cảlũhọc trò trung học chúng tôiđều mê mảiđọc những cuốn trong "Tủsách tổng hợp".Đó là những cuốn sách nhỏ, bìa vàng in chữ nhỏ.

Giá những cuốn sáchấy rất rẻ. Chỉmất mười kopek làđãđượcđọc "Tartarin" của Daudet hoặc "Bí Mật" của Hamsun, còn mất hai mươi kopek làđã có "David Coperfield" của Dickens hoặc "Don Quixote" của Cervantes.

"Tủsách tổng hợp" chỉin sách của các nhà văn Nga trong trường hợp ngoại lệ. Vì thế, khi tôi mua cuốn sách vừa xuất bản với cái tên kỳquặc "Thác Xanh Teturi" và thấy tên tác giảAleksandr Grinởngoài bìa thì dĩ nhiên tôi yên trí Grin là người nước ngoài.

Cuốn sách có vài truyện ngắn. Tôi còn nhớlúcấyđứng bên cạnh quán sách, nơi tôi mua cuốn đó, tôi đã giở ngay nó ra và đọc hú họa.

"Không có hải cảng nào vô tích sựvà thần tiên hơn là Liss. Cái thành phố đa ngữnày giống nhưmột tên duđãngđã quyết dấn thân vào mớ bòng bong của cuộc sốngđịnh cư. Nhàởdựng lung tung giữa vài cái gọi là phố. Không thểcó phốxá trong nghĩađenởLiss, bởi vì thành phố này mọc lên trên những váchđá vàđồi núi, nối với nhau bởi những bậc thang, những cây cầu và... những lối mòn nhỏ hẹp.

Tất cảnhững cáiđó ngợp trong cây cối rậm rạp miền nhiệtđới, trong những bóng cây hình quạt long lanh, nhữngđôi mắt thơngây nồng cháy củađàn bà con gái.Đá vàng, bóng cây xanh, những vết rạnđẹp nhưtranh vẽ ởnhững bức tường cũkỹ. Trên một cái sân hình nấm một gã lầm lì, ngậm tẩuđang sửa chữa một con thuyền lớn. Tiếng người hát xa xa và tiếng vang của những giọng ca trong khe núi. Những khu chợ dựng trên những cọc chống, dưới những tấm vải bạt và những chiếc ô lớn. Ánh lấp lánh của vũkhí, màu áođàn bà sặc sỡ, hương thơm của hoa và cây cối làm dậy lên trong lòng nỗi buồn nhớâm thầm nhưtrong mộng - nỗi nhớtình yêu sayđắm và những cuộc hẹn hò. Bến tàu nhếch nhác nhưmột gã nạoống khói trẻtuổi. Những cánh buồm cuốn, giấc mộng của chúng và buổi sáng có cánh, nước màu xanh chàm, những núi đá dựngđứng, chân trờiđại dương. Banđêm -đám cháy từtính của những vì sao, những con thuyền với những giọng cười - đó là Liss!"

Tôiđứng trong bóng mát một cây dẻcủa thành phốKiev màđọc,đọc ngấu nghiến, cho đến hết cuốn sách kỳ lạ, quái dị như một giấc mơ.

Bất thần tôi cảm thấy buồn nhớcái ánh lấp lánh của gió, mùi nước biển mằn mặn, nhớLiss, những ngõ hẻm nóng nực, nhữngđôi mắt nồng cháy của các cô gái, tảngđá xù xì màu vàng với những vỏhà vỏhến màu trắng còn lại, khói hồng của những đám mây bay vút lên trời xanh.

Không,đó chẳng phải là nỗi buồn, mà là niềm mongước da diết muốn được tựmắt trông thấy tất cảnhững cáiđó vàđược vô tưlựhòa mình vào trong cuộc sống tự do miền ven biển kia.

Nhưng ngay lúcđó tôi sực nhớra rằng có một sốnét của cái thếgiới rực rỡ ấy tôiđã từng biết. Nhà văn Grin xa lạchỉgộp những cáiđó lại trong một trang giấy. Nhưng tôi đã thấy chúng ở đâu nhỉ?

Tôi nhớra ngay. Tất nhiên, những cáiđóởSevastopol, trong cái thành phốnhưnhô lên khỏi nhữngđợt sóng màu lục của biển cả, phơi mình dưới ánh mặt trời trắng lóa và trong những bóng râm bịcắt thành từng dải xanh nhưda trời. Tất cảcái hỗnđộn vui vẻcủa Sevastopolở đây, trên những trang sách của Grin.

Tôi đọc tiếp và gặp một bài ca thủy thủ:

Sao Thập tự phương Nam rực rỡ chân trời Khi gió nổi - là địa bàn tỉnh giấc

Chúa ơi, hãy phù hộ cho những con tàu Và rủ lòng thương lấy chúng tôi.

Lúcđó tôi chưa biết là chính Grinđãđặt ra những ca khúc cho những truyện ngắn của mình.

Con người ngây ngất say vì rượu, vì ánh nắng lấp lánh, vì niềm vui vô tưlự, vì cuộcđời hào phóng dẫn tađi mãi vào cái óng ánh và cái mát mẻcủa những ngóc ngáchđầy cám dỗcủa nó, và sau hết, con người say vì "cảm giác cao thượng".

Tất cả những cái đó đều có trong những truyện ngắn của Grin.

Khi tôi biết Grin là người Nga và tên thực của ông là Aleksandr Stepanovich Grinyovsky thì tôi cũng chẳng ngạc nhiên lắm vềchuyện đó. Có lẽ đối với tôi lúcđó Grinđã rành rành là một cưdân Hắc hải, trong văn học là ngườiđại diện cho một bộlạc nhà văn trongđó có cả Bagritzky, cả Kataev và nhiều nhà văn Hắc hải khác.

Tôi chỉngạc nhiên khi biết tiểu sửcủa Grin, khi tôiđược biết vềcuộcđời cay cực chưa từng thấy của một con người bịxã hội ruồng bỏ, của một kẻgiang hồthâm căn cố đế. Không hiểu sao con người kín tiếng và bị những taiươngđánh cho tơi tả ấy, qua một cuộcđờiđầy cực nhọc, lại có thểgiữ được cho mình cái thiên tưvĩ đại của trí tưởng tượng trong trắng và mạnh mẽ, lòng tinởcon người và nụcười hiền lành ngượng

ngập. Chảthếmà Grinđã viết vềmình: "Bao giờtôi cũng nhìn thấy cảnh trời mây bên trên những rác rưởi thối tha của những ngôi nhà thấp bé".

Ông hoàn toàn có quyền nói vềông bằng lời của nhà văn Pháp Jules Renard: "Quê hương tôi là nơi có nhữngđàn mây trắng tuyệt vời lang thang". Nếu nhưGrin chếtđiđểlại cho chúng ta một bài thơbằng văn xuôi "Những Cánh BuồmĐỏThắm" không thôi, thì thếcũngđãđủ để chúng tađặt ông ngang hàng với những nhà văn xuất chúngđã tung ra lời kêu gọi làm rung động trái tim người: đạt tới cái hoàn mỹ.

Hầu hết các tác phẩm của mìnhđược Grin viết rađểbênh vực choước mơ. Chúng ta cần phải biếtơn ông vìđiềuđó. Chúng ta biết rằng tương lai mà chúng tađang hướng tới sinh ra từmộtđặc tính vôđịch của con người - biết yêu và mơ ước.

EĐUARĐ BAGRITZKY

Ta có thểbáo trước cho những người nghiên cứu tiểu sửEđuarđ Bagritzky biết rằng họsẽphải chịu nhiều khốn khó, hoặc nói theo cách người ta thường nói "phải biết giá bao nhiêu nửa kýđắng cay", bởi vì tìm ra tiểu sử của Bagritzky không phải là chuyện dễ dàng.

Bagritzky kểkhông biết bao nhiêu chuyện không có thực vềmình, những chuyệnấy cuối cùng gắn chặt vàođời ông,đến nỗi có lúc không còn sao biếtđượcđâu là thựcđâu là huyền thoại nữa. Không thểnào khôi phụcđược sựthật, "chỉmột sựthật mà thôi và không có gì khác ngoài sự thật".

Hơn nữa, tôi không tin là cần thiết phải làm cái việc uổng công vô ích ấy. Những chuyện bịa của Bagritzky là một phầnđặc sắc trong tiểu sử ông. Chính ông cũng thành thật tin vào những chuyện bịa của mình. Không thểhình dung nhà thơcóđôi mắt xám tươi cười và giọng nói hổn hển, nhưng lại nhưca hátấy, nếu không có những chuyện bịa của ông.

Trên bờbiển Egée có một bộlạc rấtđẹp của những người "levanti". Họ là những người ham hoạtđộng và vui vẻ. Bộlạcấy liên hợp những ngườiđại diện của nhiều dân tộc khác nhau: người Hy Lạp và ThổNhĩ Kỳ, người Ả Rập và Do Thái, Sirya và Ý.

Liên bang Xô viết của chúng ta cũng có những "levanti" của nó.Đó là "người Hắc hải". Họcũng là những người thuộc các dân tộc khác nhau nhưng cùng là những người yêuđời, hay giễu cợt, quảcảm và yêuđến mê mệt Hắc hải của họ, yêu mặt trời khô khan, cuộc sống hải cảng, yêu "mẹÔđessa", yêu những quảmơvà những trái dưa hấu, yêu cuộc sống sục sôi muôn màu sắc bên bờ biển.

Eđuarđ Bagritzky là người thuộc bộ lạc đó.

Ông, lúc thì giống nhưtay thủy thủlười biếng trên chiếc thuyền buồm tỉnh Kherson, lúc thì giống nhưmột "lỏi"đánh bẫy chimởcảng Ôđessa, lúc thì giống anh bộ đội ngang tàng trong sư đoàn Kotovsky, lúc thì lại giống như Til Ulenshpigel.

Nếu thêm tính yêu thi ca tha thiết và tài thơuyên bác cao rộng vào bên những tính chất tưởng nhưkhông thểhòa hợp với nhau thì tất cảnhững cái đó sẽ hợp thành tính cách toàn vẹn và duyên dáng của ông.

Lầnđầu tiên tôi gặp Bagritzky là trênđê chắn sóngởcảng Ôđessa. Ông vừa viết xong bài thơvềtrái dưa hấu - một trường ca chính cống, kỳlạ vì chất tươi ngon của những cảm xúc và từngữ, tựa hồnó bịmột ngọn sóng trong bão tố Hắc hải làm bắn nước lên mình.

Chúng tôi câu cá bống và cá phèn bằng dây câu thảdài ngoẵng quăng xuống biển. Những con thuyền chấtđến ngọn toàn dưa hấu da sọc, căng những cánh buồm vá víuđi ngang mặt chúng tôi. Gió gió mát nổi lên, những con thuyền nghiêng ngảvà chìm xuống tận boong, làm bọt bắn tung tóe quanh chúng.

Bagritzkyđưa lưỡi liếmđôi môi mặn và thởgấp, bắtđầu ngân ngađọc bài "Dưa Hấu".

Cô gái bắt gặp trên bờbiển một quảdưa hấu có khắc hình trái tim do sóng vứt lên. Chắc là quả dưa đã trôi dạt từ một chiếc ghe bầu bị đắm.

Chẳng ai bảo cho nàng biết Rằng tim tôi nàng giữ nơi tay!...

Ông sẵn sàng ngâm thuộc lòng thơcủa bất cứthi sĩnào. Trí nhớcủa ông thực kỳlạ. Trong lúc ông ngâm, thậm chí những bài thơquen thuộc cũng nổi lên một âmđiệu mới, ngân nga. Tôi chưa thấy ai có lối ngâm

thơ như thế, trước và sau Bagritzky.

Những âm chất của từng từ, từng khổthơbay bổng lênđến mức diễn đạtđầyđủ, mệt mỏi và làm người ngheđau nhói nơi tim. Bất kỳthơcủa ai, "Bài Ca VềJohn HạtĐại Mạch" của Burns, "Dona Anna" của Blok hay là "Vì Bến BờTổQuốc Xa Xôi" của Pushkin màđược Bagritzky ngâm, thì khi nghe ta không thểkhông thấy nghẹn nơi cổhọng -điềm báo trước của những giọt nước mắt.

Từhải cảng chúng tôi ra chợHy Lạp.Ởchợcó một phòng trà. Cùng với nước tràở đây người ta bánđường hóa học, một mẩu bánh và phó mát cừu. Từ sáng sớm chúng tôi chưa ăn gì.

DạoấyởÔđessa có một lãoăn mày. Lão làm cho cảthành phốkhiếp đảm vì lão không xin của bốthí theo cách những người hành khất khác thường làm. Lão không hạmình chìa bàn tay run rẩy ra và hát bằng giọng mũi: "Lạy các ông các bà giàu lòng thương kẻkhó! Xin các ông các bà hãy để mắt đến tấm thân tàn tật của già!".

Không! Ông lão vóc cao, râu bạc nhưcước,đôi mắtđỏkéo màng nọchỉ đi xinởcác phòng trà. Chưa bước vào cửa lãođã lên giọng khàn khàn, ầm ầm trút những câu chửi rủa lên đầu khách.

Trong Sấm truyền, nhà tiên tri tàn bạo nhất là Eremi, nổi tiếng bậc thầy vôđịch vềmôn nguyền rủa, cũng phải "ra không" trước lãoăn mày nọ, nói theo cách người Ôđessa.

- Lương tâm các ngườiđể đâu cảrồi, hả? Các người là người hay không còn là người nữa, hả?! - lão hành khất thét lên và lập tức tựtrảlời câu hỏi hùng hồn của lão - Người gì các người khi mà các ngườiđiềm nhiên ngồi chén bánh mì với phó mát cừu béo ngậy, còn lãođây thì lang thang từsángđến giờ, lòngđói bụng rỗng! Giá mà mẹcác người biết các ngườiđã trởthành những kẻnhưthếnào, chắc bà lão phải lấy làm sung sướng vìđã không phải sốngđến lúc phải nhìn thấy cảnh càn rỡnày.

Tại sao anh lại ngoảnh mặtđi thế,đồng chí? Anh khôngđiếcđấy chứ? Tốt hơn hết là hãy dằn cái lương tâmđen tối của anh xuống mà giúp cho lão già đói khát này!

Mọi ngườiđều bốthí cho lão. Không ai chịuđựng nổi cuộc tấn công dồn dập của lão. Người ta nói rằng lão già lấy tiền góp nhặtđượcđi buôn muối lậu.

Trong phòng trà người tađưa ra cho tôi một miếng phó mát cừu hăng xì bọc trong một mảnh giẻ ướt.Ăn loại phó mát cừu này thường bịviêm lợi.

Đúng lúcđó lãoăn mày bước vào, và ngay từngoài cửa lãođã chửi rủa

ầm ầm.

-Được lắm! - Bagritzky giận dữnói - Hình nhưlãođã dẫn thân vào tròng rồiđấy. Cứmặc cho lãođến chỗbọn mình. Cứ đểlãođến! Lão mà cả gan thì cứ đến chỗ bọn mình!

Tôi hỏi:

- Thì sao?

- Lão sẽgặp sựchẳng lànhđâu. - Bagritzky trảlời. -Ồ, chẳng lànhđâu mà! Cứ để mặc lão đến bàn chúng ta.

Lãoăn mày lừlừtiếnđến. Cuối cùng lão dừng lại bên chúng tôi, mắt long lanh nhìn miếng phó mát cừu trong vài giây và cổhọng lão sôiầm ầm. Có lẽlão giận lắm,đến nỗi lão thởhồng hộc và không tuôn cơn giận ra thành lời được. Nhưng rồi lão cũng hắng giọng và quát lên:

- Biếtđến bao giờlương tâm mới thức dậy trong lòng lũtrai trẻnày! Chúng nóđang vội vã hốc cho hết miếng phó mátđểkhỏi phải cho lão già bất hạnh lấy một phần tư chứ đừng nói gì một nửa.

Bagritzkyđứng dậy, lấy tayđặt nơi tim và bắtđầu nói khe khẽvà xúc động, mắt không rời khỏi lão già bịxơcứngđộng mạch. Ông nói run run trong nước mắt, bằng một giọng nức nở thê thảm.

Bạn tôi, người anh em mệt mỏi và đau khổ của tôi. Xin chớ ngã lòng, dù anh có là ai đi nữa!

Lãoăn mày câm bặt. Lão chăm chú nhìn Bagritzky. Mắt lão trợn lên. Rồi lão bắtđầu rút lui và khi ngheđến những chữ"Bạn hãy tinđi, sẽ đến ngày cảVaan cũng chết" thì lão quay ngoắt lại vấpđổmột chiếc ghếvà lảo đảo lết chạy ra cửa.

- Các ngài thấy chưa? - Bagritzky nghiêm trang -Đến cảnhững tênăn mày ở Ôđessa cũng không chịu nổi thơ Nadson.

Cả phòng trà cười phá lên.

Hết ngày này sang ngày khác Bagritzky mất hút trong cánhđồng cỏ đàng sau vịnh Sukhoy để bẫy chim.

Trong căn phòng quét vôi trắng của ôngởMonđavanka có treo hàng chục chiếc lồng, trongđó có những con chim trụi lông. Ông rất hayđem chúng ra khoe,đặt biệt là những con zhurbay dịthường nàođó.Đó là những con sơn ca thảo nguyên xấu xí, cũng xơxác y nhưnhững con chim khác của ông.

Trấu do chim nhè ra từnhững lồng chim không ngớt rơi xuốngđầu chủ và khách.

Bagritzky dốc nhữngđồng xu cuối cùng của mình mua thứcăn cho chim.

Những tờbáo Ôđessa trảông rẻmạt: một bài thơtuyệt tác chỉ độnăm, mười rúp. Mấy năm sau thanh niên đã biết và đã thuộc lòng bài thơ đó.

Chắc Bagritzky cho rằng nhưthếlà phải giá rồi. Ông không biết giá trị thực của mình và trong những công việc thực tếông là người nhút nhát. Trong lầnđầu tới Moskva, ông không khi nàođến nhà xuất bản một mình. Bao giờông cũng phải dẫn theo một người nàođó trong sốbạn bè "cho nó vững dạ". Người bạnđóng vai chính trong cuộcđàm phán, còn Bagritzky chỉ nín lặng và cười tủm tỉm.

Tại Moskva ôngởnhà tôi, trong một căn hầm tại ngõ Obưđensky.Đến nơi, ông báo trước: "Tôi sẽ ởnhà anh lâuđấy". Và quảnhiên suốt một tháng trời ông chỉra phốcó hai lần, còn thì lúc nào cũng ngồi bằng tròn xềm xệp trên đi-văng, thở hồng hộc vì suyễn.

Trênđi-văng ôngđể đầy sách, bản thảo thơcủa người khác và những vỏ bao thuốc lá. Ông ghi thơcủa mình lên trên mặt bao. Thỉnh thoảng ông đánh mất những cái vỏ bao nọ, nhưng chỉ buồn bực ít lâu.

Cứthếông ngồi hết cảtháng, khoái trá với Ulalaevshina của Selvinsky, kểnhững chuyện chẳngđúng sựthực chút nào và tán gẫu với lũ"nhóc văn chương" - những người Ôđessa.Đám này kéođàn kéo lũbâu lấy ông khi ông vừa mới ló mặt ra ở Moskva.

Ít lâu sau, ông dọn hẳn vềMoskva và thay vào lũchim, ông mua những

bểcá rất lớn. Phòng của ông giống nhưmột thếgiới dưới nước. Ông có thể ngồi hàng giờ, nghĩ ngợi và ngắm những con cá đủ mọi màu sắc.

Ta có thểnhìn thấy cũng một thếgiới dưới nước hệt nhưthếkhiđứng trên conđê chắn sóngởÔđessa: cũng những thân cỏngầm trắng bạc đungđưa, giống nhưnhữngđám san hô và những con sứa chậm chạp bơi qua, dồn ép nước biển từng đợt mạnh mẽ.

Tôi cho rằng việc ông dọn về ởMoskva là một sai lầm. Bagritzky không thểsống tách rời miền Nam, biển cảvà Ôđessa, tách rời những mónăn Ôđessa quen thuộc của ông: cà, cà chua, phó mát cừu, cá thu tươi. Toàn thân ôngđược sưởiấm bởi phương Nam, sức nóng của thứ đá vôi vàng lỗchỗ đã dựng nên Ôđessa, hương ngải cứu, muối, cây da hợp và biển cả.

Ông chết sớm, chưa kịp chín muồi, chưa chuẩn bịsẵn sàngđểchiếm thêm vài đỉnh cao khó đạt tới của thi ca, như ông thường nói.

Mộtđạiđội kỵbinhđi theo sau linh cữu của ông, móng ngựađập giòn trên mặtđường látđá. Và ta lại nhớ đến bài thơ"NghĩVềOpanas",đến con chiến mã của Kotovsky "Con ngựa trắng lấp lánh như đường nguyên chất",đến nền thi ca thảo nguyên rộng lớn vẫn cùngđi với Bagritzky, vịn vào tay ông màđi, trên những conđường nóng bỏngđầy cát bụi. Thơ ấy là người thừa kếcủa "Lời Truyền Về Đạo Quân Igor" và của Taras Shevchenko bền nhưhương cỏxạhương, rám nắng nhưcô gái nhỏ miền ven biển, vui như gió mát "lê-văng" trên Hắc hải thân yêu.

[1]

Trong cuốn "Bông hồng vàng" do nhà xuất bản Literarura Artistikeở Kishinyov (nước cộng hoà Mondavya hiện nay)ấn hành năm 1987, mà nhà văn Nguyễn Hữu Hiệu có nhã ý gửi cho tôi, không thấy cóđoạn này vềChekhov. Nóđược thay thếbằng mộtđoạn khác. Ngoài ra còn có nhữngđoạn không khác không có trong Paustovsky toàn tập in năm 1958. Không rõ có phải tác giảthay không, vìấn bản nàyđược in khi tác giả đã qua đời?

[2]

Alexandre Dumas (1802-1870), nhà văn, nhà biên kịch Pháp, tác giả"Ba chàng ngựlâm pháo thủ", thườngđược gọi là Dumas Cha,đểphân biệt

với một Alexandre Dumas khác con của ông (1824-1895)được gọi là Dumas Con..

Chú thích:

[3]

Jules Vallès (1832-1885) nhà văn và nhà báo Pháp. [4]

Anatole France (1844-1924), nhà văn Pháp. [5]

Prosper Mérimée (1803-1870), nhà văn Pháp. [6]

Henri Barbusse (1873-1935), nhà văn Pháp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro