Lịch Sử Một Truyện Dài

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

HỎA TINH

Tôi sẽcốnhớlại xem ý sáng tác cuốn truyện dài "Kara-Bugaz" của tôiđã nảy ra như thế nào?

Trong thời thơ ấu của tôiởKiev, tối nào trên ngọnđồi Vlađimir trên sôngĐnepr cũng thấy xuất hiện một ông lãođội mũsụp vành bụi bặm. Ông lão mang theo một kính thiên lý cổlỗvà loay hoay rất lâuđể đặt nó lên một cái giá ba chân cong queo bằng sắt.

Người ta gọi ông lão là "nhà chiêm tinh" và cho rằng ông ta người Ý vì lúc nào ông cũng cốý nói lơlớtiếng Nga theo lối nói của người nước ngoài.

Sau khiđặt xong kính thiên lý, ông lão nói bằng một giọng thuộc lòng,

đều đều:

- Thưa các signor và các signorina! Buona juorno! Chỉbỏra có năm kopek là các quý ông quý bà sẽ được bay từtráiđất lên mặt trăng và các vì tinh tú khác. Tôi xinđặc biệt khuyên các vịhãy nhìn lên sao Hỏa hung dữ, ngôi sao có màu máu người. Ai mà bịsao Hỏa chiếu mệnh, người đó sẽ bị trúng đạn chết tươi trong chiến tranh.

Một hôm tôi cùngđi với cha tôi lênđồi Vlađimir vàđược nhìn thấy sao Hỏa qua kính thiên lý.

Tôi nhìn thấy một cái vực thẳmđen ngòm và một quảcầuđođỏthản nhiên lơlửng giữa cái vực thẳmđó mà không cần tựa vào vật gì. Trong khi tôi cònđang nhìn nó thì quảcầu bắtđầu từtừtiến ra phía cạnh kính thiên lý và trốn vào sau vành kính bằngđồng. "Nhà chiêm tinh" khẽ quay kính thiên lý lại và lôi sao Hỏa vềchỗcũ. Nhưng nó lại bắtđầu dịch dần về phía vành kính.

- Thế nào? - cha tôi hỏi. - Con có nhìn thấy gì không?

- Có - tôi trả lời - Con còn nhìn thấy cả những con sông đào nữa kia.

Tôi biết rằng trên sao Hỏa có người - dân Hỏa tinh - và biết rằng không hiểu để làm gì mà họ đã đào những con sông rõ to trên thiên thể của họ.

- Thôi, tôi xin anhđi! - cha tôi nói -Đừng nói dóc! Con chẳng thấy sông đào sôngđiếc nào hết. Chỉcó một người nhìn thấy chúng,đó là nhà thiên văn Ý tên là Skiaparelli. Mà ông ta cũng phải nhìn bằng kính thiên lý lớn kia.

Cái tên Skiaparelli củađồng bào "nhà chiêm tinh" chẳng gâyđượcấn tượng nào cho ông ta.

- Con còn nhìn thấy một hành tinh nào bên cạnh sao Hỏa vềphía bên trái nữa cơ- tôi nói không chắc chắn - Nhưng không hiểu tại sao nó cứ chạy lung tung ở trên trời.

- Hành tinh quái gìđâu! - "nhà chiêm tinh" hồn hậu kêu lên - Lại một hạt bụi quỷ quái nào rơi vào mắt cháu đấy thôi.

Ông ta tóm chặt lấy cằm tôi và khéo léo lấy ra một hạt bụi trong mắt.

Cái cảnh sao Hỏa làm cho tôi lạnh người, khiếpđảm. Tôi thởphào khi rời khỏi cái kính thiên lý. Vàđường phốKiev với ánhđèn mờ, tiếng lộc cộc của những chiếc xeđộc mã chởkhách, mùi hoa dẻtàn bụi bặm, trở thành đầm ấm và vững chắc đối với tôi.

Không, hồiđó tôi không hềcó ý muốn bỏtráiđấtđểbay lên mặt trăng hay sao Hỏa!

- Tại sao nó lại đỏ thế hả bố? - tôi hỏi cha tôi.

Cha tôi kểcho tôi nghe rằng sao Hỏa là một hành tinhđang hấp hối, rằng nó xưa kia cũngđẹp nhưtráiđất của chúng ta, nó có biển, có những rặng núi thấp và cây cối um tùm xanh tốt. Nhưng dần dần sông biển khô cạnđi, cây cối chết hết, núi non sụt lởkhông còn vết tích gì và thếlà sao Hỏa biến thành một sa mạc khổng lồ. Chắc hẳn núiởtrên sao Hỏa cấu tạo bởi đá đỏ, vì thế mà cát sao Hỏa cũng có màu đỏ nhạt.

- Thế ra sao Hỏa là một quả cầu bằng cát? - tôi hỏi.

-Đúng, có lẽgọi nó nhưthếthìđúng hơn. - cha tôi nói - Chuyệnđã xảy ra với sao Hỏa rồi sẽxảy ra với tráiđất của chúng ta. Tráiđất sẽbiến thành sa mạc. Nhưngđiềuđó sẽ đến sau hàng triệu triệu năm nữa. Cho

nên chẳng việc quái gì mà sợ! Vảlại cuối cùng,đến lúcấy, người ta sẽ nghĩ ra cách chấm dứt cái trò quái gở nọ.

Tôi trảlời rằng tôi không sợ. Nhưng quảtình tôi lấy làm bực mình cho tráiđất của chúng ta và cũng lo thay cho nó. Hơn nữa, hồiởnhà anh cả tôi lại còn cho tôi biết thêm rằng ngay giờ đây sa mạcđã chiếm gần nửa diện tích trái đất rồi.

Từngàyấy nỗi sợhãi sa mạc (mặc dầu tôi chưa hềtrông thấy nó) cứám ảnh tôi mãi. Và mặc dầu tôi thường xuyênđọc trong tạp chí "Vòng quanh thếgiới" những truyện ngắn hấp dẫn vềsa mạc Sahara, vềnhững trận bão cát và những "con tàu sa mạc", tức là những con lạcđà, nhưng những cái đó vẫn không cám dỗ nổi tôi.

Chẳng bao lâu sau tôiđãđược làm quen lầnđầu với sa mạc. Nhưng cái

đó chỉ làm cho tôi thêm sợ nó.

Cảgiađình tôiđi nghỉhèởquê nhà, vềvới ông nội Maksim Grigorevich.

Mùa hè nămấyấm và nhiều mưa. Cỏmọc rậm rịt.Đám tầm ma bên hàng rào cao bằngđầu người. Trênđồng, lúa mạchđang trổbông. Từ những mảnh vườn rau bên nhà xông lên mùi thìa là. Mọi cáiđều báo trước một vụ mùa tốt đẹp.

Nhưng một hôm, tôiđang ngồi bên cạnh ông tôi trên bờsông câu cá bống, bỗng ông tôiđứng phắt dậy, lấy tay che nắng, chăm chú nhìn sang những cánhđồng bên kia sông hồi lâu, rồi giận dữnhổtoẹt một bãi nước bọt và nói:

- Nó lại kéo đến rồi kìa, đồ quỷ! Chết tiệt cái giống ấy đi cho rồi!

Tôi nhìn theo ông tôi, nhưng tôi không thấy gì hết ngoài mộtđợt sóng đục và dài. Nó tiến lại phía chúng tôi rất nhanh. Tôi tưởng sắp có giông, nhưng ông tôi bảo:

- Không phảiđâu, cháuơi,đấy là gió nóngđấy! Cái hỏa lò khốn kiếp! Gió từBukhara, từsa mạc thổi lạiđấy. Rồi nó thiêu sạch cho mà xem! Tai hại quá, nóđangđếnđấy, Kostikạ. Rồi ta còn không thở được với nó nữa kia.

Đợt nóng hung tợn lao nhanh trên mặtđất, tiến thẳng vềphía chúng tôi.

Ông tôi vội vã quấn sợi dây câu dài làm bằng xơ bồ đào lại và bảo:

- Chạy ngay vềnhà kẻo bụi vàođầy mắt bây giờ. Ông sẽlết theo cháu. Chạy đi!

Tôi hộc tốc chạy vềnhà, nhưng gió nóngđãđuổi kịp tôi giữađường. Những cơn lốc xào xạc cát, lao nhanh, cuốn lông gà lông chim với những vỏbào nhẹlên trời. Chung quanh tôi là cảmột sựmù mịt nặng nề. Mặt trời tựdưng trởthành rũrượi vàđỏnhưmáu, không khác gì

sao Hỏa. Những cây liễu nghiêng ngả, rú rít.Đằng sau tôi gió thổi tới nóngđến nỗi tưởng chừng áo sơ-mi bắtđầu âmỉcháy trên lưng. Bụi lạo xạo ở răng và phả vào mặt.

Cô tôi - bà Feodosya Maksimovna -đứngởngưỡng cửa, tay cầmảnh Chúa bọc trong một cái khăn thêu.

- Lạy Chúa tôi, xin Chúa tha tội cho chúng tôi và cứu vớt chúng tôi cùng

- cô tôi sợhãi lẩm nhẩm - LạyĐức MẹMariađồng trinh, xin Mẹhãy ban phúc lành cho chúng con được tai qua nạn khỏi.

Một cơn lốc xoáy ào vào nhà, quay cuồng. Những tấm kính gắn mát tít không kỹkêu loảng xoảng. Rơmở đầu mái tranh dựng ngược lên. Từ dưới mái nhà những con sẻbay vụt ra nhưthểnhững viênđạn màu đen.

Lúcđó cha tôi không có mặtở đấy, Người cònởlại Kiev. Mẹtôi lo sợra mặt.

Tôi còn nhớ: cái nóng mỗi lúc một tăng vào lúcđó mới thậtđáng sợhơn hết. Tưởng chừng chỉmột hai tiếngđồng hồnữa thôi, rơm trên mái sẽ bốc cháy rồi sauđó sẽ đến lượt tóc và quần áo trên người chúng tôi. Vì thế, tôi òa khóc.

Đến tối, lá trên những cây liễu sum suê héo quắt lại, rũxuống như những mảnh giẻxám.Ởchân mọi hàng rào gió dồn lại từngđống bụi đen nhờ nhờ, mịn như bột mì.

Sáng ngày ra, những cái lá héo khôđét lại. Có thểlấy tay bóp những cái lá rụng vụn nhưcám. Gió thổi mạnh thêm. Nó bắtđầu vặtđi những tán lá chết bẩn thỉu và rất nhiều câyđã trởthành trần trụi,đenđủi như trong tiết thu tàn.

Ông tôi ra thămđồng rồi trởvề, vẻmặt bối rối và thảm hại. Ông không sao thắtđược cái nơ đỏtrên cổchiếc áo sơ-mi vải thô. Tay run run, ông nói:

- Quađêm nay mà gió không lặng thì cứlà chết khô tuốt. Cảvườn cây lẫn vườn rau.

Nhưng gió không dịuđi. Nó thổi suốt hai tuần, sauđó ngưng một chút rồi lại mạnh lên. Đất biến thành tro xám ngay trước mắt.

Phụnữkêu khóc trong các nhà.Đàn ông buồn bã ngồi gụcở đầu hồi tránh gió. Họ lấy gậy chọc chọc xuống đất, chốc chốc lại than:

-Đá chứkhông phải làđất nữa! Cứnhưthểthần chết tóm chặt gáy mình, thật không còn biết chạy đâu cho thoát.

Cha tôi từKiev tới vàđưa chúng tôi trởvềthành phố. Khi tôi hỏi cha tôi về gió nóng thì người trả lời miễn cưỡng:

- Mùa màng thế là mất trắng. Sa mạc đang tiến dần về Ukraina.

- Thế có làm cách nào tránh được cái đó không, bố? - tôi hỏi.

- Không có cách gì hết. Làm thếnào xây nổi một bức tườngđá dài hai nghìn dặm.

- Tại sao không? - tôi nói - Người Trung Hoa chảxâyđược Vạn lý trường thành là gì.

- Nhưng họlà người Trung Hoa - cha tôi trảlời - Họlà những người thợ bậc thầy.

Cùng với năm tháng nhữngấn tượng lúc thiếu thời tưởngđã quênđi. Nhưng, tất nhiên, nó vẫn tiếp tục sống trongđáy sâu kýức, và thỉnh thoảng lại trồi ra ngoài. Nhất là trong những lúc hạn hán. Chúng bao giờ cũng dấy lên trong lòng tôi một nỗi lo lắng khó hiểu.

Đến lúc trưởng thành thì tôiđãđem lòng yêu mến miền Trung Nga. Có thểlà cái tươi mát của thiên nhiên vùng này, sựtrù phú, những sông hồ trong và mát, những khu rừngẩmướt, những cơn mưa bụiảmđạm,đã dẫn tôi tới tình yêu ấy.

Vì thếmà khi hạn hán trànđến vùng Trung Nga, nhưmột mũi dao

nhọn nóngđỏ đâm vào nó, thì nỗi lo lắng của tôiđã biến thành cơn giận dữ bất lực trước sa mạc.

ĐÁ VÔI KỶ DEVON

Rất nhiều thời gian trôi qua, nhưng rồi sa mạc lại nhắc tôi nhớ tới nó. Năm 1931 tôi tới thịtrấn Lipny, thuộc tỉnh Oriol,đểnghỉhè. Hồiấy tôi

đang viết cuốn tiểu thuyếtđầu tay và vì thếtôi muốn tới một tỉnh lỵnhỏ bé nàođó, nơi không có một ai quen biết,đểcó thểtập trung tưtưởng và không bị bất cứ ai, bất cứ việc gì cản trở tôi sáng tác.

Tôi chưađến Lipny lần nào. Tôi thích thịtrấn này vì nó sạch sẽ, vìở đó có rất nhiều hoa quỳ đang nở, vìở đó có những conđường lát bằngđá nguyên phiến và con sông "Cây thông nhanh", con sôngđãđục vào trong tầng đá vôi vàng kỷ Devon thành một khe núi.

Tôi thuê một căn phòng ngoại ô trong một ngôi nhà gỗ ọpẹp. Ngôi nhà ởngay trên bờvựcđổxuống sông.Đằng sau nhà là một khu vườn héo quay héo quắt, nó chạy dài tới những bụi câyởbờsông và lẫn vào những bụi cây ấy.

Ông chủnhà của tôiđãđứng tuổi, tính rụt rè, làm nghềbán báoởquán sách ngoài ga. Ông có một bà vợgầy còm,ủê và hai cô con gái: cô lớn tên là Anfisa, cô nhỏ tên là Polina.

Polina người yếuđuối và xanh xao. Khi nói chuyện với tôi, cô cứbối rối hết gỡ ra lại tết vào cái bím tóc màu hạt dẻ xám. Polina mười bảy tuổi.

Anfisa là một thiếu nữcó thân hình cânđối, trạc mười chín. Cô có gương mặt xanh xao,đôi mắt xám cương nghịvà giọng nói trầm. Anfisa vậnđồ đen nhưmột nữtu và hầu nhưchẳng làm việc gì trong nhà, chỉ nằm hàng giờ ngoài vườn trên cỏ khô và đọc sách.

Trên gác xép của ông chủngổn ngang rất nhiều sách bịchuột gặm, phần lớn là những tác phẩm cổ điển của các nhà văn nước ngoài do nhà xuất bản Soikinấn hành. Tôi cũng lên gác xép lấy những cuốn sách nọra đọc.

Một vài lầnđứng trên vườn nhìn xuống, tôi bắt gặp Anfisa trên bờsông "Cây thông nhanh". Cô ngồi bên dưới bờsông dựngđứng, gần một bụi sơn trà. Bên cạnh cô là một chú béốm yếu ít nói, trạc mười sáu, có bộtóc

vàng và đôi mắt to, chăm chú.

Anfisa giấu giếm mang thứcăn ra bờsông cho cậu ta. Cậu taăn, còn Anfisa thì dịu dàng nhìn nó và đôi khi lấy tay vuốt tóc nó.

Một lần tôi trông thấy cô tađột nhiên lấy tay ôm mặt và toàn thân run lên vì nức nở. Cậu bé thôi khôngăn nữa, sợhãi nhìn Anfisa. Tôi lặng lẽ bỏ đi, cố không nghĩ đến Anfisa và thằng bé trong một thời gian dài.

Thếmà tôiđã ngây thơcho rằngởthịtrấn Lipny vắng vẻnày không ai có thểlôi tôi ra khỏiđám người và việc mà tôi sẽviết trong cuốn tiểu

thuyết của mình! Nhưng cuộcđờiđã phá tan tức khắc những hy vọng ngây thơcủa tôi. Tất nhiên, khi tôi còn chưa dò rađược chuyện gìđã xảy ra với Anfisa thìđừng nói chiđến tập trung tưtưởng,đến yên tĩnh để làm việc.

Ngay từtrước, khi tôi nhìn thấy cô và thằng bé, nhìnđôi mắt mệt mỏi của cô, tôiđãđoán rằng trongđời cô này hẳn có chuyện gì bí mật và đau khổ đây.

Đúng như vậy.

Sauđó vài hôm,đangđêm, những tràng sấm làm tôi thức giấc.ỞLipny luôn có giông. Ngườiở đây giải thích rằng do dưới lòngđất thịtrấn có những dải quặng sắt và quặng đã "hút" giông bão tới.

Đêm tối lồng lộn ngoài cửa sổ, lúc thì toác hoác thành một ngọn lửa trắng àoạt, lúc thì khép lại thành bóng tốiđen kịt,đến nỗi không còn trông thấy gì nữa.Ởbên kia tường vọngđến những giọng nói xúcđộng.

Sau đó tôi nghe thấy Anfisa giận dữ kêu lên:

- Aiđã nghĩra chuyệnđó?Điều luật nào viết rằng con khôngđược yêu người ta?Đưađây cho con xem cái luậtấy?Đãđẻcon ra, xin bốmẹhãy đểcho con sống. Bốmẹácđộc vừa vừa chứ! Anhấy mỗi ngày một tàn lụi như ngọn nến. Như một ngọn nến! - cô kêu lên và nghẹn lời.

- Thôi, bàơi, bà hãy bình tâm lạiđi nào - ông chủnhà quát vợbằng một giọng thiếu tin tưởng - Mặc cho cái con ngốcấy nó muốn sống thếnào tùy nó. Không thểnào bảo nóđượcđâu. Còn tiền, Anfisaạ, bất kểlà thế nào tao cũng không thí cho mày đâu!

- Con không cầnđếnđồng tiền khốn nạn của các người! - Anfisa hét lên

- Tựcon sẽkiếm lấy, con sẽmang anhấyđi Krym. May chăng anhấy có thểsống thêmđược năm nữa. Dù sao con cũng sẽbỏnhà conđi. Các người sẽ đẹp mặt lắm đấy. Hãy nhớ lấy lời con.

Tôi cố đoán xem chuyện gìđang xảy ra.Ởngoài hành lang nhỏbên kia cửa ra vào có người nào đó cũng đang khóc sụt sịt.

Tôi mởcửa và trong ánh chớp lóe lên vụng trộm, tôi nhìn thấy Polina. Trong chiếc khăn san dài, cô đứng gục đầu vào tường.

Tôi khẽgọi. Một tiếng sét phá tan bầu trời, tưởng chừng nó chỉcần giáng xuống một cái là cảngôi nhà nhỏbé sẽbịnhận xuốngđấtđến tận mái. Polina sợ hãi nắm lấy tay tôi.

- Trờiơi! - cô thì thào - Rồi cơsựsẽra saođây? Mà trời thì giông bão thế này.

Polina thì thào kểcho tôi nghe chuyện Anfisa. Thì ra Anfisa yêu say đắm Kolya, con trai bà quảphụKarpovna. Bà Karpovna sống bằng nghềgiặt quần áo thuê cho mọi nhà.Đó là một ngườiđàn bà hiền lành, ít nói. Còn Kolya thìốm yếu, nó bịlao. Anfisa thì cứngđầu cứng cổ, nóng nẩy, không ai bảođược. Cô ta chỉmột mực hoặc là làm theo ý mình, hoặc là tự tử.

Bỗng nhiên tiếng lao xao bên kia tường bặt hẳn, Polina chạy vềphòng. Tôiđi nằm nhưng vẫn chú ý lắng nghe, mãi không ngủ được.Ởbên phòng nhà chủvẫn yên lặng. Lúcấy tôi mới bắtđầu thiêm thiếp. Trong cơn mơmơmàng màng - tôi nghe thấy sấm rền lười biếng và tiếng chó sủa. Rồi tôi ngủ hẳn.

Tôi ngủchắc chỉ được một lát. Tiếngđập cửa mạnh làm tôi thức dậy.Đó là ông chủ.

- Tai vạcho chúng tôi rồi, ôngơi! - ôngđứng ngoài cửa, nói bằng giọng hấp hối. - Xin ông bỏ qua cho việc chúng tôi làm phiền ông.

- Có chuyện gì xảy ra vậy, ông?

- Con Anfisa nhà tôi bỏtrốn rồi. Nó mặc nguyên quần áo ngủ. Tôiđi Slobodka,đến bà Karpovnađây. Có lẽnó chạyđếnđàngấy. Còn ông, xin phiền ông đến với chúng tôi một lát. Nhà tôi đang bị ngất.

Tôi vội vã mặc quần áo, mang thuốc an thần cho bà lão. Polina gọi tôi và tôiđi ra thềm cùng với cô. Tôi không thểgiải thích vì sao, nhưng tôi biết là điều bất hạnh sẽ xảy ra ngay lúc ấy.

Polina nói khẽ:

- Ta đi ra bờ sông đi.

- Có đèn không?

- Có.

- Đưa mau ra đây.

Polina mang ra một câyđèn mờvà chúng tôi trượt theo cái bờlởtrơn tuột dẫn ra sông.

Tôi tin chắc rằng Anfisa đang ở đâu đây, ngay bên cạnh chúng tôi.

- Anfis.. a.. a.. a...!

Bất thần Polina tuyệt vọng gào lên. Không hiểu sao tiếng gàoấy làm cho tôi sợ. "Cô ta kêu gào vô ích! - tôi nghĩ - Vô ích"!

Những tia chớp lấp loáng bên kia sông, kiệt lực và lặng lẽ. Sấm rền xa xa. Mưa lộp độp trong những bụi cây bên bờ lở.

Chúng tôiđi xuôi dòng sông. Ngọnđèn tỏa ánh sáng mờmờ. Rồiở ngay trênđầu chúng tôi, một tia chớpđến chậm làm bầu trời sáng rực lên và trong ánh chớp tôi nhìn thấy một vật gì trăng trắng phía trước.

Tôi tới gần vật trắngấy và cúi xuống. Tôi nhìn thấy chiếc áo ngoài của Anfisa và chiếc áo cánh nhỏcủa cô.Đôi giàyướt sũng cũng lăn lóc ngay đấy.

Polina hét lên, chạy ngược vềphía nhà mình. Tôiđi tới bến phà,đánh thức ông lái. Chúng tôi ngồi vào cái thuyền gỗvà bắtđầu chèo, cứthế bơi hết bờ bên này sang bờ bên kia, chăm chú nhìn xuống nước.

-Đêm thì tìm thếquái nàođược cơchứ! Trời lại mưa thếnày! - người lái đò nói và ngáp, ông ta vẫn chưa tỉnh ngủhẳn - Xác mà chưa nổi lên thì tìm mấy cũng chẳngđược. Ôngạ, cảcác cô gáiđẹp thần chết cũng không thađâu. Vậyđấy, ông bạnạ! Côấy cởi xống áo là muốn chết cho

được nhẹ nhàng hơn đấy. Khốn nạn cho cô ấy!

Sáng hôm sau người ta tìm thấy Anfisa ở gần đập nước.

Nằm trong quan tài, cô vẫnđẹp khôn tảvới những bím tóc tết vàng óng, nặng và ướt, với nụ cười biết lỗi trên đôi môi nhợt nhạt.

Một bà lão nào đó nói với tôi:

- Này anh con trai, chớcó dòm. Chớ! Côấyđẹpđến nỗi tim anh có thể vỡ ra bất thần đấy.

Nhưng tôi không thểkhông nhìn Anfisa. Lầnđầu tiên trongđời tôi được chứng kiến tình yêu vô bờbến của ngườiđàn bà, cái tình yêu còn mạnh hơn cái chết. Trước lúcấy tôi chỉbiết vềtình yêu qua những cuốn sách và không tinởnó lắm. Không hiểu sao lúcđó tôi lại nghĩrằng phần nhiều chỉ đàn bà Nga mới có một tình yêu như thế.

Đám tang rấtđông ngườiđiđưa. Kolyađi mãi títđàng sau, nó sợngười nhà Anfisa. Tôiđãđịnhđến bên nó, nhưng nó chạy vộiđi, ngoặt vào một ngõ hẻm và mất hút.

Tâm hồn tôi bị đảo lộn hoàn toàn và tôi không thểnào viết thêm lấy một dòng. Buộc lòng, tôi phải rời ngoại ô vào thịtrấn, nói chođúng hơn là đến ga, tới ngôi nhà mờtối và thấp của bác sĩ đường sắt - bà Marya Dmitrievna Satzkaya.

Trước ngày Anfisa chết ít lâu, tôi có lầnđi ngang vườn hoa thịtrấn. Bên cạnh rạp chiếu bóng mùa hè có chừng bốn chụcđứa trẻngồi lê trên mặt đất. Chắc là chúng đang chờ đợi gì và liến láu như một bầy chim sẻ.

Một ngườiđàn ông tóc bạc, từrạp chiếu bóng bước ra, chìa vé cho lũtrẻ và chúng chạy ùa vào rạp, vừa chạy vừa chen lấn, chửi bới nhau.

Căn cứvào bộmặt còn trẻ, ngườiđàn ông tóc bạc nọtuổi không quá bốn mươi. Ông ta hồn hậu nheo mắt nhìn tôi, lấy tay vẫy tôi, rồi bỏ đi.

Tôiđịnh bụng hỏi bọn trẻxem con người kỳdị đó là ai. Tôi vào rạp, ngồi một tiếng rưỡiđồng hồ đểxem một cuốn phim cũ"Những Con Quỷ Đỏ", nghe lũtrẻhuýt sáo, giậm chân, thởhổn hển, kêu íới vì thích thú và vì sợ hãi.

Tan rạp, tôi ra cùng lũtrẻ, hỏi chúng xem con người tóc bạc kia là ai và

vì sao ông ta lại mua vé cho chúng.

Lập tức một cuộc mít tinh của lũtrẻlắmđiềuđược tổchức xung quanh tôi và rồi ít nhiều tôi đã được biết về con người ấy.

Thì ra ngườiđàn ông tóc bạc là anh của nữbác sĩ đường sắt Marya Satzkaya. Ông này có bệnh, ông ta bị"loạn trí". Chính phủtrợcấp cho ông rất hậu. Còn vì sao ông tađược trợcấp thì không ai biết. Mỗi tháng một lần, cứvào ngày này, khi người ta mang tiền trợcấpđến cho ông, thì ông gọi tuốt bọn trẻ con ở khu vực ga lại và dẫn chúng đi xem phim.

Lũtrẻbao giờcũng biết chính xác khi nào ôngđược lĩnh trợcấp. Ngày hômđó, từsáng sớm chúngđã chen chúc nhau quanh nhà ông, ngồiở cái vườn nhỏ trước ga và làm ra bộ hoàn toàn vô tình tới đó.

Đó là tất cảnhững gì tôi tìm hiểuđượcởlũtrẻ. Tất nhiên, trừnhững chi tiết vụn vặt không liên quanđến cái mà tôi cần biết. Thí dụnhưlũtrẻ ở xóm thợYanskaia cũng lân la xánđến với Satzky, nhưng bịbọn trẻ ở khu nhà ga chống lại kịch liệt.

Bà chủnhà tôi nằm liệt giường sau cái chết của Anfisa, luôn miệng than thởvì bệnh tim. Một hôm Marya Satzkaiađến thăm bệnh và tôi làm quen với bà.Đó là một phụnữvóc cao, tính tình cương nghị,đeo kính trắng. Tuyđãđứng tuổi, bà vẫn giữ được dáng dấp một nữsinh viên đại học.

Qua bà, tôiđược biết anh bà là một nhàđịa chất, ông bị đau thần kinh vàđúng là ông cóđược hưởng tiền trợcấpđặc biệt vìđã có công cống hiến nhiều tác phẩm khoa học nổi tiếngởtrong nước cũng như ởchâu Âu.

- Ông chẳng nênởngoại ô này làm gì - bà Marya nói với tôi bằng giọng của thầy thuốc, không quen bịphảnđối - Mùa thuđến nơi rồi, mưa nhiều,ở đây rồi ngập ngụa, bẩn lắm. Lại cònảmđạm nữa, làm việc sao nổi. Ông cứsang bên tôi.Ởnhà tôi chỉcó cụbà thân sinh ra tôi, ông anh tôi và tôi. Nhàởgần ga, lại những năm buồng. Anh tôi là một người lịch thiệp, anh ấy không làm phiền ông đâu.

Tôi bằng lòng sangởnhà bà. Thếlà tôiđược làm quen với nhàđịa chất Vasili Dmitrievich Satzky - một trong những nhân vật tương lai của cuốn truyện dài Kara-Bugaz.

Ngôi nhà này quảyên tĩnh, có thểnói là buồn ngủnữa. Bà Marya suốt ngàyởtrong phòng khám, hoặcđi thăm bệnh nhân, bà lão thân sinh ngồi chơi bài một mình, còn nhàđịa chất thì họa hoằn lắm mới ra khỏi phòng. Từsáng ôngđọc hết các loại báo, không sót dòng nào và hình như đang hối hảviết lách cái gìđó chođến tận khuya. Trong một ngày ông viết hết vèo một quyển vởhọc sinh loại dày. Thỉnh thoảngởcái nhà ga hiu quạnh này mới vẳng lại tiếng còi của chiếcđầu tàuđộc nhấtđang dồn toa.

Thời gianđầu, Satzky còn lạtôi, sau ông quen dần và bắtđầu nói chuyện với tôi. Trong những câu chuyệnấy tôi hiểuđượcđặc tính bệnh của ông. Sáng ngày ra, khi Satzky chưa mệt thì ông là một người khỏe mạnh hoàn toàn và là người tiếp chuyện thú vị. Ông hiểu biết nhiều. Nhưng chỉhơi mệt một chút là ông bắtđầu nói năng lảm nhảm. Nội dung căn bản của những câu nói lảm nhảmđó là một ýđiên rồ, nhưng nó lại phát triển rất lô-gích.

Bà Marya cho tôi xem những quyển vởcủa Satzky trongđó ông viết chi chít những từrời rạc. Câu kệkhông có.Đại khái những ghi chépđó như thếnày: "Những bộlạc ThổNhĩKỳ, nướcĐức, những Gogensonlern, sự hủy diệt nền văn minh", "Lipny, sự giảo hoạt, đạo đức giả, dối trá".

Đó là những từchọn theo một vần chữcái nàođó. Nhưngđôi khi trong

đó cũng có thể tìm ra những lời kín đáo chỉ vào một ý.

Trong lúc tôi làm việc, Satxki không bao giờlàm phiền, thậm chíở buồng bên cạnh ông cũng đi rón rén.

Bệnh sửcủa ôngđãđược tôi tảlại trong "Kara-Bugaz". Trong thời gian đoànđịa chất của ông hoạtđộngởmiền Trung Á, ông bịrơi vào tay bọn basmach[1]. Ngày nào chúng cũng mang ông và những tù binh khác ra bắn. Nhưng Satzky gặp may. Khi chúng bắn những người số5 theo thứ tựthì ông số3, khi chúng bắn người số2 thì ông lạiđứngđầu hàng.

Ông còn sống, nhưng phátđiên. Người em gái khó khăn lắm mới tìm

được ông ở Krasnovodsk, ở đó ông sống trong một toa đen rách nát.

Ngày nào ông cũng tới bưuđiện Lipny và gửi một thưbảođảm cho Hội đồngỦy viên Nhân dân. Theo yêu cầu của bà Marya, người phụtrách bưuđiện không gửi những bức thư ấyđi Moskva màđưa lại cho bàđể bà đốt đi.

Tôi muốn biết Satzkyđã viết gì trong những báo cáođó. Ít lâu sau tôiđã

được biết những điều ấy.

Có lần ông vào phòng tôi, khi tôi cònđang nằmđọc sách.Đôi giày của tôi đặt bên cạnh giường, mũi hướng ra giữa phòng.

- Ông chớcó bao giờ đặt giày nhưthế, - Satzky cáu kỉnh nói. -Đặt như thế rất nguy hiểm.

- Tại sao?

- Tôi sẽ cho ông biết ngay bây giờ.

Ông bước ra và một phút sau đã mang lại cho tôi một tờ giấy.

- Ôngđọcđi! - Satzky - Khiđọc xong, ông gõ vào tường. Tôi sẽqua phòng ông và nếu có điều gì ông chưa hiểu, tôi sẽ giải thích cho ông rõ.

Ông bước ra và tôi bắt đầu đọc:

"Gửi Hội đồng Ủy viên Nhân dân.

Tôiđã nhiều lần báo trướcđểHộiđồngủy viên nhân dân biết mối hiểm họa có cơ làm cho nước ta bị huỷ diệt.

Ai cũng biết rằng trong nhữngđịa tầng có chứa một năng lượng vật chất rất lớn (cũng giống nhưtrong thanđá, dầu hỏa,đá phiến). Con người đã học cách giải phóng nguồn năng lượng đó và sử dụng nó.

Nhưng ít người biết rằng chính trong nhữngđịa tầng còn dồn nén một năng lượng tinh thần của những thờiđại mà trong những thờiđạiđó những lớp đất ấy đã hình thành.

Thịtrấn Lipny nằm trên những tầngđá vôi kỷDevon mạnh nhấtởchâu Âu. Trong kỷDevon trên tráiđất chỉmới nảy sinh một ý thức mờtối và độc ác, không có một chút dấu hiệu nhân tính. Khối óc u mê của loài thuỷ giáp xác lúc đó chiếm ưu thế.

Năng lượng tinh thần còn phôi thaiấy tập trung cả ởtrong những con ammonit thân mềm. Những tầngđá vôi kỷDevon chứađầy những con ammonit đã hóa thạch.

Mỗi một con ammonit là một khối óc nhỏcủa thời kỳnọvà nó chứa

trong lòng nó một năng lượng tinh thần dữ tợn lớn lao.

Qua nhiều thếkỷ, may mắn thay, người ta vẫn chưa họcđược cách giải phóng năng lượng tinh thần của nhữngđịa tầng kia. Tôi nói: "may mắn thay" là vì nếu tađưa năng lượngấy ra khỏi trạng thái tĩnh của nó, thì nó có thểgiết chết cảnền văn minh nhân loại. Khi nhiễm phải chấtđộc của nó sẽcon người biến thành con thú tàn bạo, chỉcòn biết nghe theo những bản năng thấp hèn và mù quáng. Màđiềuđó có nghĩa là sựhủy diệt của nền văn hóa.

Nhưng, nhưtôiđã nhiều lần báođộngđểHộiđồngủy viên nhân dân biết, bọn phát xítđã tìm ra cách giải phóng năng lượng tinh thần kỷ Devon ra và làm cho những con ammonit sống lại.

Chính vì những tầng Devon trù phú nhất nằm ngay dưới thịtrấn Lipny của chúng ta, cho nên không phảiởmột nơi nào khác, mà chính tạiđây bọn phát xítđịnh thảnăng lượngấy ra. Nếu nhưchúng thực hiệnđược điềuđó thì không thểnào ngăn ngừa nổi cái chết trước hết vềmặt tinh thần rồi đến thể xác của toàn thể loài người.

Kếhoạch giải thoát năng lượng tinh thần kỷDevonởtrong vùng Lipny đãđược bọn phát xít nghiên cứu rất tỉmỉ. Nhưng cũng nhưmọi kế hoạch phức tạp nhất, nó cũng dễbịphá vỡ. Chỉcần không tính trước một chi tiết vụn vặt, thế là kế hoạch tan tành.

Vì thế, bên cạnh sựcần thiết phải tức tốc dùng những binhđoàn lớn bao vây Lipny, phải hết sức nghiêm khắc ra lệnh cho nhân dân tỉnh này từ bỏnhững thói quen (bởi vì kếhoạch của bọn phát xít chính là dựa trên nếp sốngđã quen thuộc của dân chúng Lipny) và tạo ra những thói quen ngược vớiđiều mà bọn phát xít trôngđợi. Tôi xin dẫn ra một thí dụlàm sáng tỏ điều này. Tất cảcông dân thịtrấn Lipny khiđi ngủ đều đặt giày của họbên cạnh giường, mũi trởra ngoài. Từnay vềsau cần phải làm ngược lại -đặt mũi giày quay vào tường. Chính chi tiếtđó có thểlà cái mà kếhoạch của bọn phát-xítđã không tínhđến và vì cái mà thực chất là nhỏ nhặt ấy, kế hoạch của chúng sẽ bị vỡ.

Cần phải nói thêm rằng sựthẩm lậu tựnhiên (nói chođúng, không đáng kể) của bệnh tinh thần truyền nhiễm có xuất xứtừnhững tầng DevonởLipnyđã dẫnđến chỗphong hóa của dân chúng thịtrấn này thô lỗhơn nhiều so với những thịtrấn khác cùng cỡ. Có ba thịtrấn nằm trên những lớpđá vôi Devon là: Kromy, Lipny và Elettz. Chảthếmàđã

có câu tục ngữtừxưa "Quân trộm cắp nhàởKromy,đẹp vì trộm cắp là thành Lipny, cha đẻ quân trộm cắp là thành Elettz".

Giánđiệp của chính phủphát xít tại thịtrấn Lipny là tên chủhiệu thuốc

ở địa phương".

Giờthì tôiđã hiểu tại sao Satzkyđã quay mũi giày của tôi vào tường. Thêm vàođó, tôi còn cảm thấy khiếp sợ. Tôiđã hiểu hết tính chất bấp bệnh của sựyên tĩnh trong giađình Satzky. Sựbùng nổcó thểxảy ra bất cứ lúc nào.

Sau mới biết những vụbùng nổcũng chẳng hiếm hoi gì, nhưng mẹ Satzky và bà Marya đã khéo che giấu, không cho người ngoài biết.

Tối hôm sau, khi chúng tôiđang ngồi uống trà và nói chuyện bình thường vềliệu pháp vi lượngđồng căn thì Satzky vớlấy vò sữa và bình thản trút sữa vàoống khóiấm samovar. Bà cụthân sinh ông hét lên. Bà Marya nghiêm khắc nhìn ông và nói:

- Anh làm cái trò gì vậy?

Satzky cười với vẻbiết lỗi, giải thích rằng chính cái hànhđộng man rợ đối với sữa vàấm samovar chắc chắn làđiều mà bọn phát xít chưa tính đến trong kếhoạch của chúng, vì thếtất nó sẽphá vỡkếhoạchđó và cứu vớt toàn thể nhân loại.

- Đi vào phòng!

Vẫn bằng một giọng nghiêm khắc, bà Marya nói với ông và bàđứng dậy, giận dữ mở toang cửa sổ cho khói sữa cháy bay ra khỏi phòng.

Satzky cúi đầu, ngoan ngoãn đi về phòng mình.

Nhưng trong những "giờtỉnh táo" Satzky lại rất thích nói chuyện và nói rất nhiều. Lúcđó tôi mới biết ông làm việc lâu nămởmiền Trung Á và là một trong những người đầu tiên khảo sát vịnh Kara-Bugaz.

Ôngđãđi xem hết bờ đông của vịnh. Thời gianđó công việc của ông được coi là cực kỳnguy hiểm. Ông miêu tảnhững bờbiểnđó, ghi vào bảnđồvà tìm ra trong những ngọn núi khô cằn gần vịnh một vùng có than đá.

Satzky cho tôi xem rất nhiềuảnh. Trông nhữngảnhđó mà rợn người.

Chỉcó người làm công tácđịa chất mới có thểchụpảnh những ngọn núi bịcày lên bởi một mạng lưới nhữngđường rãnh cổquái và giống hệt bộ óc ngườiđểtrần, hoặcảnh những tầngđất lởhùng vĩ- cái cao nguyên hung dữUst-Urt. Nó cất mình lên nhưmột bức tườngđen thẳngđứng trên sa mạc.

NhờSatzky mà lầnđầu tiên tôiđược biết vềKara-Bugaz, cái vịnhđáng sợvà bíẩn của biển Kaspy, vềnhững trữlượng mirabilit không bao giờ cạn trong biển này, về khả năng tiêu diệt sa mạc.

Satzky căm thù sa mạc sâu sắc, không một chút thương hại. Chỉcó con người mới có thểcăm thùđến nhưvậy. Ông gọi sa mạc là cái nhọt bọc, là cái mụn sâu quảng, là khối u ácđang gặm dần mặtđất, là sựtànđộc không tài nào hiểu nổi của thiên nhiên.

Ông nói:

- Sa mạc chỉbiết giết hại mà thôi.Đó là thần chết. Nhân loại cần phải hiểu điều đó. Tất nhiên, nếu như nhân loại chưa mất trí.

Thật lạ lùng khi nghe những lời lẽ như vậy ở miệng một người điên.

- Phải trói gô nó lại, cái sa mạcấy, không cho nó thở,đánh liên tục, không thương tiếc,đánh cho kỳchết.Đánh không mệt mỏi, chừng nào nó tắt thởmới thôi. Và trên xác nó, một thiênđường nhiệtđớiẩmướt sẽ mọc lên.

Ôngđánh thức lòng căm thù sa mạcđã thiếp ngủtrong tôi, cái dưâm thời niên thiếu của tôi.

Satzky nói:

- Nếu người ta chịu bỏra chỉmột nửa sốtiền và sinh lực vẫn dùngđược đem dùng vào việc chém giết lẫn nhau cho công cuộc tiêu diệt sa mạc thì sa mạc từlâuđã chẳng còn. Người ta vẫn cứ đổvào chiến tranh tất cảcủa cải của nhân dân và hàng triệu sinh mệnh. Cảkhoa học. Cảvăn hóa. Cả đến thơca người ta cũng biết cách biến nó thành kẻcộng sựvới việc giết người hàng loạt.

- Vasya! - Từtrong phòng mình bà Marya nói to - Anh cứyên tâm. Không bao giờ còn có chiến tranh nữa đâu. Không bao giờ!

- Không bao giờ ư? Nói bậy! - bất thình lình Satzky trảlời bà. - Không cần lâu lai gìđâu, chỉnộiđêm nay thôi những con ammonit hóa thạch sẽsống lại. Các người có biết chúngở đâu không?Ởngay bên cạnh cối xay gió của nhà Adam. Ta cùng đi với nhau xem có đúng không.

Cơn mê sảng bắtđầu. Bà Marya dẫn ông ra, cho ông uống thuốc ngủvà

đặt ông vào giường.

Tôi chỉmuốn viết cho chóng xong cuốn tiểu thuyếtđểbắtđầu viết một cuốn mới vềviệc tiêu diệt sa mạc. Cái ý sáng tác còn chưa rõ của cuốn Kara-Bugaz đã xuất hiện như thế.

Tôi rời thịtrấn Lipny vào cuối thu. Trước khi rađi tôi quay lại từbiệt những người chủ trọ cũ.

Bà lão vẫn chưa dậyđược. Ông lão không có nhà. Polina tiễn tôi tới thị trấn.

Trờiđã tối. Băng rạn vỡtrong những vết bánh xe. Những vườn câyđã rụng gần hết lá, nhưngđâyđó, trên những cành táo vẫn còn lại những chiếc lá khô màu hồng. Trên nền trờiđông giá lạnh nhữngđám mây cuối cùng được ánh hoàng hôn lạnh lẽo chiếu sáng cũng đã tắt.

Polinađi bên tôi và tin cậy vịn vào tay tôi. Cửchỉ đó làm cho tôi có cảm giác cô là một cô bé con con và niềm trìu mến của tôi với cô - người con gái cô độc và nhút nhát - tràn ngập tâm hồn tôi.

Từtrong rạp chiếu phim thịtrấn vẳng ra tiếng nhạc câm nén. Nhà nhà đã lênđèn. Sương nhẹnhưhơi samovar lơlửng trên những khu vườn. Đằng sau những cành trần trụi đã lấp lánh những vì sao.

Một nỗi bồi hồi khó hiểu làm lòng tôi se lại và tôi nghĩrằng vìđấtđai tươiđẹp này, hay hơn nữa, vì chỉriêng một thiếu nữnhưPolina thôi, cũngđủ đểta phải kêu gọi con ngườiđấu tranh cho một cuộc sống vui tươi và có ý nghĩa. Tất cảnhững gìđè nén con người, làm cho con người buồn khổ, những gì làm nhỏra dù chỉmột giọt nước mắt, cũng phải nhổ đến tận rễ. Cảsa mạc, cảchiến tranh, cảbất công, cảsựdối trá và cảsự miệt thị tâm hồn người.

Polinađi với tôiđến tận những ngôi nhàđầu tiên của thịtrấn.Ở đó tôi từ biệt cô.

Polina nhìn xuống, đưa tay gỡ bím tóc, và bất thần cô nói với tôi:

- Giờ tôi sẽ đọc thật nhiều, ông ạ!

Cô ngước mắt lên, bối rối nhìn tôi,đoạn chìa tay cho tôi bắt, rồi rảo bước về nhà.

Tôi trở về Moskva trên một toa ghế cứng chật ních.

Banđêm tôi rađầu toa hút thuốc. Tôi hạkính cửa xuống và thòđầu ra ngoài.

Tàu hỏa phóng nhanh trên conđường sắt xuyên qua những khu rừng rụng lá. Hầu nhưkhông trông rõ rừng. Nhưng có thể đoán ra rừngở bên ta nhờtiếngđộng, cái tiếng vang vội vã xuất hiện trong rừng rậm giội lại tiếng bánh xeầmầm chuyểnđộng. Trên tuyết, không khí dường như bị tê cóng, tụ thành hạt, phả vào mặt người mùi lá ủng.

Bên trên rừng, bầu trời thu lúc nửađêm nhưbốc khói bởi những vì sao sáng chói cũng phóng nhanh, không chịu thua con tàu. Những cây cầu kêuầmầm ngắn ngủi. Mặc dầu tàu chạy nhanh ta vẫn có thểnhìn thấy bên dưới cầu ánh sao phản chiếu vụt hiện ra rồi vụt biếnđi trên mặt nước tối đen, không ra là nước đầm lầy, mà cũng chẳng ra nước sông.

Con tàu phóng ào ào, rầm rĩtrong hơi nước, trong khói. Những ngọn nến cháy nốt mẩu cuối cùng, tỏa sáng trong những chiếcđèn lồng run rẩy. Bên ngoài cửa sổ, những tia lửađỏthẫm bay theođườngđi của con tàu. Đầu máy hân hoan la hét, say sưa vì tốc độ vùn vụt của chính nó.

Tôi tin rằng con tàuđang phóng nhanhđưa tôiđến với hạnh phúc. Ý sáng tác cuốn sách mớiđã tràn ngập óc tôi. Tôi tin rằng tôi sẽviếtđược cuốn sách ấy.

Tôi thòđầu ra ngoài cửa sổ, hát lên những lời không mạch lạc về đêm tối, vềchuyện trên thếgiới này không có nơi nào thân yêuđối với tôi hơn là nước Nga. Gió, giống nhưnhững bím tóc thiếu nữxổtung, thơm mát mơn man trên mặt tôi. Tôi muốn hôn những bím tócấy, làn gióấy, mảnhđất lạnh lâuđờiấy. Nhưng tôi không làm thế được, mà chỉhát lung tung nhưmột ngườiđiên và ngạc nhiên trước cáiđẹp của bầu trời phương đông mới rạng lên một chút sác xanh yếu ớt và dịu dàng.

Tôi ngạc nhiên trước vẻkiều diễm của bầu trờiấy, trước ánh hào quang

yếuớt và trong trẻo của nó, chođến khi hiểu ra rằng một buổi bình minh mới đang ló dạng.

Tất cảnhững gì tôi nhìn thấy bên ngoài cửa sổ, tất cảnhững niềm vui hỗnđộnđang lồng lộn trong ngực tôi, không hiểu bằng cách nàođã hợp lại với nhau thành một quyết định: viết, viết và viết!

Nhưng viết cái gì kia chứ? Trong khoảnh khắc ngắn ngủiấy, tôi chẳng hềbận tâmđến chuyện rồiđây những ý nghĩcủa tôi vềvẻkiều diễm củađấtđai, cũng nhưý muốn thiết tha bảo vệnó, cho nó khỏi bịkiệt quệ, khỏi trởnên cằn cỗi, sẽxoay quanh cái gì, sẽgắn vớiđềtài nào như sắt với nam châm.Đối với tôi giờ đây tất cảnhững cáiđóđều bất thành vấn đề.

Ít lâu sau, những ý nghĩ đó hòa vào nhau thành ý sáng tác cuốn Kara- Bugaz. Chúng có thểchuyển thành ý sáng tác một cuốn khác; nhưng bất kểlà thếnào cuốn sáchđó nhất thiết phải bao hàmđầyđủnội dung chính và những tình cảmđã choán lấy tôi lúcđó. Rõ ràng là ý sáng tác bao giờ cũng từ trong tim mà ra.

Từ đó trở đi bắtđầu một giaiđoạn mới, giaiđoạn mà người ta gọi là thời kỳ"thai nghén" ý sáng tác, nói chođúng hơn, thời kỳtích lũy chất liệu thực sự cho sáng tác.

nghiên cứu bản đồ địa lý

Tại Moskva tôi kiếmđược một bảnđồchi tiết biển Kaspy và lang thang rất lâu (dĩnhiên là trong tưởng tượng) trên những bờ đông khô cạn của nó.

Từkhi còn nhỏtôiđã mê những bảnđồ địa lý. Tôi có thểngồi mấy giờ liền với những tấm bản đồ như đọc một cuốn sách hay.

Tôi nghiên cứu dòng chảy những con sông chưa từng biết, những bờ biển kỳcục, luồn vào vùng rừng taiga, nơi những trạm vô danh chuyên thu mua da lông thú của những ngườiđi sănđượcđánh dấu bằng những vòng tròn tí xíu, hoặc nhắcđi nhắc lại những tênđất kêu như những vần thơ: Quảcầu Yugor, quầnđảo Hebridres, Guadarrama và Inverness, Onega và Cordillera

Dần dần tất cảnhững vùngđấtđó sống dậy trong trí tưởng tượng tôi, rõ ràngđến nỗi tưởng chừng tôi có thểviếtđược những cuốn nhật ký

hành trình bịa đặt qua các lục địa và các xứ sở khác nhau.

Đến cha tôi là người vốn cóđầu óc lãng mạn cũng không bằng lòng cái thói say mê bản đồ thái quá của tôi.

Người nói rằng cái đó sẽ mang lại cho tôi nhiều thất vọng.

- Nếu rồiđâyđời con khấm khá - cha tôi nói - và con có khảnăng làm những chuyến viễn du thì rồi con cũng sẽchỉgặt hái cho mìnhđộc những buồn phiền mà thôi. Con sẽthấy nhữngđiều khác hẳn cái mà con tưởng tượng. Thí dụ, con sẽthấy Mehico là một nước bụi bặm và nghèo khổ, còn bầu trời xích đạo thì xám xịt và đáng ngán.

Tôi không tin cha tôi. Tôi không thểnào tưởng tượng rằng bầu trời xích đạo có một lúc nàođó lại có màu xám xịt. Theo tôi nó sẫmđến nỗi tuyết trên núi Kilimanjaro cũng nhuốm màu xanh chàm của nó.

Dù sao mặc lòng tôi cũng vẫn không bỏcái thú của tôi. Sau này, khiđã trưởng thành, tôi mới thấy cha tôi đã nói không đúng cho lắm.

Chẳng hạn, khiđến Krym lầnđầu (trướcđó tôiđã nghiên cứu cảchiều ngang lẫn chiều dọc của nó trên bảnđồ), tất nhiên tôi thấy nó khác hẳn điều tôi đã hình dung ra trước kia.

Nhưng chính cái hình dungđã có trước kia của tôi vềvùngđất nàyđã làm cho tôi nhìn thấy nó sâu sắc hơn là tôi chỉtới Krym mà chưa biết chút gì về nó.

Cứmỗi bướcđi tôi lại gặp cái mà trí tưởng tượng của tôi chưa hềnghĩ đến và những nét mới đó của Krym đặc biệt làm tôi nhớ rất lâu.

Tôi cho rằngđiều khẳngđịnhđóđúng cảvới cácđịa phương và những con người.

Chẳng hạn, mỗi người hình dung Gogol theo cách của họ. Nhưng nếu nhưta gặp Gogol trong cuộcđời thì ta sẽnhận ra rất nhiều nét không giống nhưcách ta hình dung vềông. Nhưng chính những nétđó sẽhằn sâu và sống động trong trí nhớ của ta.

Nhưng nếu ta không có cái hình dung từtrướcấy thì có thểchúng ta sẽ không nhận rađược nhiều nétởông vàđối với ta, Gogol sẽlà một người hết sức bình thường.

Chúng tađã quen hình dung Gogol là một người sầu não,đa nghi và phớtđời. Chính vì thếmà chúng ta nhận ra ngay những gì khác hẳn với cái mà ta hình dung vềông:đôi mắt sáng lấp lánh, tính hoạt bát, thậm chí hơi lăng xăng, cái miệng hay cười, cáchăn vận duyên dáng và giọng nói nặng thổ âm Ukraina.

Tôi không biết làm thếnàođểdiễnđạtđược những ý nghĩ ấy cho thật thuyết phục, nhưng tôi cho rằng đúng nó là như thế đấy.

Thói quen lang thang trên các bảnđồvà hình dung ra những vùng khác nhau trong tưởng tượng giúp tôi thấyđược chúng một cáchđúngđắn trong thực tế.

Ở đó bao giờcũng còn lưu lại một cái gì nhưlà dấu vết mờnhạt của trí tưởng tượng của anh, một màu sắc bổsung, một ánh lấp lánh thêm vào, một màn sương mỏng nàođó, là cái không cho phép anh nhìn những miền đất ấy bằng cặp mắt ngán ngẩm.

ThếlàởMoskva tôiđã lang thang trên những bờKaspy sầu tưvàđồng thờiđọc rất nhiều sách, nhiều báo cáo khoa học và tất cảnhững bài thơ vềsa mạc. Nghĩa là hầu hết những gì tôi có thểtìm thấy trong thưviện Lênin.

Tôiđọc Przhevansky và Anuchin, Sven Gedin và Vamberi, Mac-Gaham và Grum-Grzhimailo, nhật ký của Taras SepchenkoởMangyshlak, lịch sửKhiva và Bukhara, những báo cáo của trung úy Butakov, những công trình của nhà thám hiểu Karelin, tài liệu thăm dòđịa chất và thi caẢ- rập.

Một thếgiới huy hoàng của trí tò mò và lòng ham hiểu biết của con người mở ra trước mắt tôi.

Đã đến lúc phải đi Kaspy, tới Kara-Bugaz, nhưng tôi lại chẳng có tiền.

Tôi tới một nhà xuất bản vàđềnghịông giámđốc - một ngườiđàn ông tóc bạc vàđáng ngán - ký với tôi một hợpđồng cho cuốn sách vềvịnh Kara-Bugaz. Ông giám đốc uể oải nghe tôi rồi nói:

- Ôngđãđánh mất hết hay là trong ông không có lấy một mảy may ý niệm nào vềthực tếxô-viết, mà dámđềnghịvới nhà xuất bản in một cuốn sách như thế?

- Tại sao lại như vậy chứ?

- Trong cái vịnh của ôngấy, người tađang khai thác muối Glauberđấy, ôngạ. Chẳng có lẽông thật sự định viết một cuốn tiểu thuyết vềthuốc xổ? Hay là ôngđịnh giễu tôi? Ông nghĩsao... ông tưởng bọn ngốc làm nghề xuất bản sẽ bỏ ra dù chỉ một xu keng cho cái dự định rồ dại ấy ư?

Tôi phải vất vả lắm mới kiếm được tiền ở một nơi khác.

Tôiđáp tàuđi Saratov, rồi từ đó xuôi sông Volga tới Astrakhan.Đến đấy thì tôi bịkẹt, phải nằm lại. Sốtiền ítỏi của tôiđã hết vàđểcó tiềnđi tiếp,ởAstrakhan tôi phải viết mấy bút ký cho tạp chí "Ba Mươi Ngày" và một tờ nhật báo của của thành phố.

Đểcó chất liệu viết những bài bút kýđó tôiđi vào thảo nguyên Astrakhan và tới sông Emba. Những chuyếnđiđóđã giúp tôi viết cuốn sách về Kara-Bugaz.

Tôiđi bằngđường biển Kaspy dọc theo những bờrậm rịt những dải rộng lau sậyđểtới Emba. Con tàu cũkỹchạy guồng mang một cái tên lạ: "Heliotrop". Giống nhưmọi tàu thủy cũ, trên tàu có rất nhiềuđồng đỏ. Tay vịn,địa bàn,ống nhòm, mọi thứmáy móc, cả đến bậc cửa cao của các ca-bin,đều bằngđồng. Tàu "Heliotrop" trông nhưmộtấm samovar bụng phệ đượcđánh bằng gạch nonđến bóng loáng,đang bốc khói và bập bềnh trên những đợt sóng thấp của một biển cạn.

Những con hải báo nằm ngửa trong nướcấm nhưngườiđi tắm biển. Thỉnh thoảng chúng lười biếng ve vẩy những cái chân bơi béo mập.

Trên những bến nổi của vạn chài, những cô gái răng trắng mặc quần áo xanh thủy thủhuýt sáo và tươi cười nhìn theo tàu "Heliotrop", má cô nào cô ấy đầy vẩy cá.

Nhữngđám mây trắng và những dải cát trắng soi mình trong làn nước phẳng lì bóng loáng, lắm lúc không phân biệt nổiđâu là trời mây,đâu là đảo nữa.

Khói nhẹvà mỏng từchấtđốt bằng phân gia súcđóng bánh lượn lờtrên thịtrấn Guriev. Tôiđi Emba trên chuyến tàu chạy bằngđộng cơvừa mới bắt đầu hoạt động, qua một thảo nguyên khô cằn.

Ởthịtrấn Dossor bên sông Emba, những tháp dầu thởphì phò giữa

những hồnước hồng tươi phảng phất mùi nước dưa. Cửa sổcác nhà đều không có kính. Người ta thay kính bằng những tấm lưới thép mau mắt. Mặt ngoài những lưới thépấy bịcôn trùng bám dàyđặc làm cho trong nhà tối thui.

ỞEmba, tôi vùiđầu vào nghiên cứu công việc sản xuất dầu hỏa, vào những câu chuyện về"những vòm muối mỏ", việc thăm dò trên sa mạc, vềdầu hỏa nặng và dầu hỏa nhẹ, về đầm nước mặn có dầu nổi tiếng MarakaiboởVenezuela, nơi những kỹsưtỉnh Emba thường tới thực tập.

Ngay trước mắt tôi một kỹsưbịnhệnđộc cắn. Ngày hôm sau ông ta chết.

Miền Trung Áđặc biệt oi bức.Đêmđêm sao sáng qua màn bụi cát. Những bà lão kazak mặc quần rộng và ngắn bằng vải thô có những hình sặc sỡ đi lại trong các phố. Trên màu vải hồng in rối rắm hình hoa mao lương đen và những lá xanh.

Sau mỗi chuyếnđi tôi lại lần vềAstrakhan, vềngôi nhà gỗnhỏcủa một nhà báo địa phương. Ông ta lôi tôi về ở với ông và tôi đã quen ở đấy.

Ngôi nhà gỗnhỏnằm trên bờcon sôngđào Varvatziev, trong một khu vườn nhỏ. Trong vườn hoa kim liên mọc thành đống.

Tôi viết những bài bút ký trong cái phongđình bé xíu, vừađủchođúng một người. Tôi ngủ luôn ở đó.

Bà vợcủa nhà báo, một thiếu phụtrẻ ốm yếu nhưng niềm nở, suốt ngày khóc thầm trong bếp, vừa khóc vừa xếpđi xếp lại những chiếc áo trẻ con. Cách đây hai tháng bà mất đứa con trai mới sinh.

TừAstrakhan tôiđi Makhachkala, Baku và Krasnovodsk. Mọi chuyện sau đó tôi đã tả trong Kara-Bugaz.

Tôi trởvềMoskva, nhưng vài ngày sauđã lại phảiđiđến miền Bắc Ural, tới Berezniki và Solikamsk, với tư cách phóng viên.

Rời cái nóng không thểtưởng tượng nổi của châu Á, tôi lại rơi vào xứsở của những rừng vân sam tăm tối, nhữngđầm lầy, những ngọn núi rêu phong và mùa đông đến sớm.

Ở đó tôi bắtđầu viết Kara-Bugaz trong một khách sạn tại Solikamsk. Khách sạnđặt trong một tòa nhà trước kia là nhà dòng. Gian phòng tôi ởxây cuốn, lạnh buốt. Ngoài tôi ra còn có ba kỹsưhóa: một ngườiđàn ông và hai ngườiđàn bà. Họsống như ởngoài mặt trận. Ba kỹsưlàm việc ở mỏ kali Solikamsk.

Trong khách sạn sặc mùi trầm, mùi bánh mì và mùi da thuộc, mùi của thếkỷXVIỊ Đêmđêm, những người gác mặc áo choàng lôngđiểm giờ bằng cách gõ vào những tấm gang. Trong ánh tuyết mờnổi bật lên những ngôi nhà thờ trát thạch cao, từ thời "triều Stroganov".

Ở đây không có gì nhắc tôi nghĩ đến châu Á và vì thế, không hiểu sao, tôi viết thấy dễ hơn.

Đấy là câu chuyện ngắn ngủi,được kểvắn tắt, vềcuốn Kara-Bugaz. Không thểnào kểhếtđược, cho dù chỉ đơn giản kê ra tuốt tuột những cuộc gặp gỡ, những buổi trò chuyện và những việc xảy ra dọc đường.

Tất nhiên, các bạn cũng thấy rằng chỉcó một phần - mà là phần nhỏ- chất liệu mà tôiđã thu lượmđược dùng trong tác phẩm. Phần lớn còn nằm ngoài lề cuốn truyện.

Nhưng cũng chẳng nên tiếc rẻlàm gì. Những chất liệu chưa dùngđến ấy bất cứlúc nào cũng có thểsống lại trên những trang của một cuốn khác.

°

° °

Tôi viết Kara-Bugaz và không nghĩtới việc xếp sắp chất liệu sao cho chỉnh. Tôi xếp nó theo trình tựchất liệuđược gom góp lại mỗi lúc một nhiều trong chuyến đi trên những vùng duyên hải Kaspy.

Sau khi Kara-Bugaz rađời, các nhà phê bình tìm thấy trong truyện dài ấy "bốcục theo hình xoáyốc' và rất khoái phát hiệnđó. Nhưng trong việc này cả óc tôi, cả tim tôi đều không cố tình làm ra như thế.

Khi viết Kara-Bugaz, chủyếu tôi nghĩrằng nhiều cái trongđời sống của chúng ta vốn trànđầy âm hưởng trữtình và hùng tráng, và ta có thể biểu hiện nó một cáchđẹpđẽvà chính xác. Dù chođó là cuốn truyện dài vềmuối Glauber hay vềcông trình xây dựng nhà máy giấyởvùng

rừng phương Bắc.

Tất cảnhững cáiđó có thểtácđộng mạnh mẽvào tâm hồn nhiều người, nhưng với mộtđiều kiện nhất thiết phải có, không có khôngđược, là: người viết những truyệnấy phải hướng tới sựthật, tin tưởng vào sức mạnh của trí tuệ, vào quyền lựcđáng tin cậy của trái tim và phải yêu mến đất đai.

Mớiđây tôi cóđọc thơcủa Antokonsky và bắt gặp trongđó haiđoạn rất hay, có sức truyềnđạt trạng thái say mê cuộc sống của trái tim người. Trái tim đó không thể không nghe mà phải nghe thấy:

Cả tiếng vĩ cầm rên rỉ xa xa

Cảm trước thấy mùa xuân đang tới Cả tiếng vọng tơ đàn, rơi rơi

Những giọt nước gieo trong yên lặng. Khúc nhạc ấy đất trời - ta tặng.

Đất trời ta, bao thế kỷ rồi

Vẫn vĩnh cửu, vẫn hằng trong sáng Vẫn mãi mãi làm vui cho người...

Chú thích:

[1]Nhữngđơn vịdu kíchđịa phương chống lại nhà cầm quyền xô-viêt trong thời gian sau Cách mạng Tháng Mười.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro