1. Cơn mưa chiều nơi mái tranh nhỏ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trên con đường làng hẹp và dài như vô tận, từng hạt mưa nặng trĩu cứ thả mình theo chiều gió, nương lại trên những nhánh cây, ngọn cỏ ven đường. Cơn giông chiều nay đến sớm, làm bà con ở làng Tô Sơn không kịp vãn chợ chiều, vội vàng thu dọn đồ đạc để tránh cơn giông.

Bà cháu con Út Mót cũng như thế. Mấy nia rau, thúng khoai của hai bà cháu vì không tránh kịp cơn mưa mà ướt hết. Con Út đứng trong gian nhà nhỏ, lấy ống tay quệt đi mấy giọt nước đang chảy đến khóe mi, cười tươi roi rói nhìn ngoại nó. "Nay mưa quá ha ngoại? Chắc lát nữa giông nó kéo."

Bà ngoại nó nay già rồi, nhưng còn minh mẫn. Bà nhìn nó cười lên mấy tiếng rồi ngồi xuống rót chén trà ngoại. "Ừa, nay mưa lớn đó bây. Bây coi bầy gà lấy bội úp lại chưa, kẻo nó dính mưa rồi bệnh thì khổ!"

Con Út nó đang lui cui xếp lại mấy rổ khoai, mấy bó rau trong góc. Bầy gà ở sân sau nheo nhóc thấy thương luôn. Con Út xếp xong thì vội chạy ra, dỡ cái bội gà lên cho tụi nó chui vào. Èo ôi, cả mẹ lẫn con ướt chèm nhem. "Nè nè, mẹ con bây chui vô đây", con Út nó từ từ lôi cái bội gà vào gần bếp củi đang nhen nhóm lửa hồng. Bầy gà được sưởi ấm, chẳng mấy chốc lại nhạo nhào hết cả lên.

Con Út nó mồ côi cha từ bé, nghe đâu là má nó không bầu mà chửa nên nó cũng chẳng biết ba nó là ai. Má nó sau khi sinh nó không lâu thì cũng qua đời vì bạo bệnh nên nó sống với bà ngoại. Người đời dị nghị nhà nó nhiều lắm, từ cái thời má nó mang bầu nó lận. Người ta dị nghị nó vì tới cái tuổi này rồi mà vẫn chưa có chồng.

Ngoại ngồi trên cái phản tre cũ kĩ, trầm ngâm nhìn đứa cháu gái tội nghiệp đang làm cơm dưới bếp, thở dài khôn nguôi.

Con Út ở dưới bếp thổi xong nồi cơm thì đứng lên lấy cái nón lá, nói với ngoại: "Ngoại, con ra chạy ra ruộn đặt lờ cái nha. Mưa vầy dễ kiếm cá lắm luôn!", rồi chạy ù ra đồng luôn vậy hà.

.

Ngoài đồng trống gió lùa đợt lạnh buốt, suýt làm bay cả cái ngón lá tả tơi của nó. Con Út nhiều lúc muốn hỏi ông trời sao số nó khổ thế, có cách nào để cho nó bớt khổ không. Nhưng nó biết, muốn đời nó bớt khổ, muốn ngoại nó bớt lo thì nó phải đi lấy chồng. Nên thôi, nó thà để bản thân chịu khổ, nhưng bù lại được ở với ngoại, vậy là nó mãn nguyện rồi.

Nó lội xuống bờ ruộng, cần thận đặt cái lờ cá xuống dém kĩ càng lại rồi lại đi đặt ở chỗ khác. Con đường đê lắm le bùn đất cứ làm nó ngã mãi thôi. Và rồi một trong lần ngã đó, nó vô tình ngã vào một thư sinh đang đi hướng ngược lại.

Con Út hoảng loạn ôm cái nón lá chạy ù về nhà, trong lòng không khỏi lo sợ khi nghĩ đến một ngày nào đó, chàng thư sinh kia đến tìm nó ăn vạ thì chết mất. Nhà nó như này, tiền đâu mà đền cho người ta? Chưa kể đến mớ sưu thuế lại sắp đến hạn nộp kia nữa.

Nó ngước lên, đôi mắt đã đỏ ửng tự bao giờ. Nhưng nó không khóc. Con Út lặng lẽ nuốt nước mắt vào trong rồi đứng lên, tiếp tục lo bữa cơm trưa. Vẫn mấy món cũ, rau luộc chấm dưa cà đơn sơ mà ấm cúng. Con Út để phần cơm cho ngoại, còn nó phần nó thì có mấy củ khoai luộc từ sớm, nhấm nháp chắc cũng qua bữa trưa.

Con Út đang ngồi trên phản xới cơm cho bà ngoại thì từ ngoài cửa, tiếng giai đinh rầm rầm la hét: "Bà cháu con Mót đâu? Định khi nào mới nộp sưu thuế? Bà chàu mày nợ nhà ông địa chủ bao lâu rồi mà còn chưa chịu trả?"

Tên giai đinh ấy là Ba Mèo, lần nào đến đây hắn cũng quát tháo, nạt nộ thậm chí là đánh cả bà cháu nó. Con Út nó ức lắm, nhưng phận nó là dân đen thấp cổ bé họng, nào dám cãi đâu. "Ông cho bà cháu con xin khất lại mấy bữa, đợi bán xong bầy gà rồi con đem lên nộp cho ông được không ạ? Giờ bà cháu con chỉ còn mấy đồng bạc lẻ cầm cự qua bữa nay, ông cho cháu xin khất..."

"Mày đừng có mà năn nỉ ỉ ôi, nợ thì phải trả, mày đòi khất mãi, vậy ai khất cho địa chủ của tụi tao đây? Hả?", tên Ba Mèo vừa quát vừa đánh lên người con Út, lằn đỏ nổi lên khắp cơ thể nó.

Đánh cũng đã đánh, chửi cũng đã chửi, đám giai đinh do tên Ba Mèo đứng đầu đành cho bà cháu nó khất lại mấy hôm, chứ còn đánh nữa thì chỉ có chết người, mà tiền sưu thuế thì chẳng biết đâu mà đưa cho địa chủ. "Giờ tao về, vài ngày nữa tao lại đến. Tới lúc đó mà còn không có tiền nộp thuế, thì tao bắt con Út ra đình chịu phạt."

Con Út vội vàng dập đầu cảm tạ gã, vừa lau nước mắt vừa đỡ ngoại nó lên. Nhìn nó cứ thút thít mãi, ngoại nó đau lòng lắm, nhưng biết làm thế nào bây giờ?

"Bà cháu con Út có nhà không? Chồi ôi tìm bà cháu bây mãi!", cái giọng lanh lảnh đó đích thị là bà mối của cái làng Tô Sơn này, bà Bảy Mai. Bà bảy đon đả bước vào trong nhà, dù trong lòng phiền phức nhưng nghĩ đến món hời mà bà ta thu được, bà Bảy đành nhịn xuống. "Cái vụ tao nói bây đó Út, bây nghĩ chưa?"

Bà ngoại nó nghe bà Bảy hỏi thế, thì đâm ra lo lắng nhưng nó chẳng buồn chớp mắt đáp: "Nghĩ là nghĩ gì ạ? Con chả nghĩ gì hết, con nói rồi, con..."

"Nhưng gả vào đấy sẽ giúp mày yên bề gia thất, còn có tiền chữa bệnh cho ngoại mày, còn có tiền để đóng tiền thuế nữa, hời quá rồi mày còn đòi gì nữa", bà Bảy phe phẩy cái quạt bằng lụa đào, liếc mắt nhìn ngoại nó. Bà Bảy biết tỏng tòng tong cái lo lắng của ngoại nó nên cứ thế mà nói huỵch tẹt ra hết cả. Sau đó thì tất nhiên rồi, bà ngoại huơ huơ ý bảo nó ra nhà sau, để ngoại nói chuyện với bà Bảy.

Nó ngồi sau bếp, nghịch nghịc đám gà con mà nước mắt chảy dài. Chuyện cưới sinh này phải để thuận theo tự nhiên chứ? Ép buộc thì chẳng bao giờ có kết quả tốt cả. Nó hay nghe người ta kể, chị nào làng trên bị chồng đánh, cô nào xóm dưới bị hắt hủi, đó là kết quả của cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu.

Tiếng bà Bảy Mai vãng vãng đi dần dần, sau đó là mất hẳn. Nó chạy lên trên nhà, nghẹn ngào hỏi: "Ngoại, ngoại gả con thiệt hả ngoại?"

"Ừa tao tính rồi, nghe bà Bảy nói cậu Hai nhà ông Hội đồng Mẫn sắp đến tuổi lấy vợ, bây gả vào đấy, ít ra tao cũng an tâm", ngoại nó nói một hơi rồi ngã lưng xuống phản, ho liên tục mấy cái, chén cơm đang ăn dở dang cũng chẳng muốn ăn tiếp nữa. Nó im lặng dọn mâm cơm xuống bếp, rồi ngồi luôn ở dưới đó, thơ thẩn nhìn ra xa xa, nước mắt lại một lần nữa chầm chậm lăn trên đôi má đào.

Ngoại nó cũng đâu muốn đẩy nó đi đâu. Nhưng ngoại không muốn nó có một cuộc đời như má nó hay như ngoại. Ngoại không muốn nó phải chịu khổ mà. Ngoại cũng già rồi, lại ốm yếu bệnh tật, chẳng biết còn ở bên nó được bao lâu nữa. Ngoại vốn là sợ nó đau lòng.

Còn con Út, nó không muốn gả đi, phần vì nó sợ đời nó bạc bẽo như thế, phần vì nó không muốn sống xa ngoại. Ngoại thương yêu nó, nuôi nấng nó, bảo bọc nó mặc kệ lời ra tiếng vào. Giờ bảo nó đi lấy chồng, tâm can nào mà nó yêu thương người ta được chứ?

Con Út tựa đầu vào cửa, khóc không thành tiếng mà nào biết đằng phía xa xa kia, có một đôi mắt chất chứa nhiều điều khó nói nhìn nó.

Mái tranh nghèo dột mưa chỗ nào cũng ướt ấy, cất giấu hai tâm sự chẳng ai biết cả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro