Chương 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chiều hôm đó, tôi gửi ảnh qua cho Phong. Bức tượng của nữ quý tộc nhà Lý này trong vô cùng lạ so với những bức tượng mà tôi đã từng thấy ở phòng trưng bày trong công ty. Mỗi một bức tượng đều có một khuôn mặt trong vô cùng nghiêm trang và sang trọng, riêng bức tượng này mặt của nữ nhân này cười hớn hở như xuân về vậy đó.

Thì tình hình của bức tượng đã được đưa về Thành Thăng Long vào lúc trưa, tạm nó được đặt trong phòng kín. Tôi cũng không biết là mọi người đã tìm thấy nó ở đâu nữa. Nhắn hỏi Phong thì anh ta cũng chỉ nói là vô tình thấy nó dưới lớp đất gần sông Hồng vào tuần trước vì để phân tích chất liệu gốm cũng như niên đại của bức tượng nên bây giờ mới gửi cho tôi.

Dưới sông Hồng à? hình như đợt trước tôi đi chơi quanh đó có thấy cái tượng nào đâu nhỉ? Hay do mấy nay gặp những chuyện tâm linh nhiều quá nên là đầu óc bị mờ hồ đi vài phần. Sông Hồng nhiều cái bí ẩn thật mà.

Tôi tiếp tục đọc Đại Việt Sử Ký đang đọc dở dang, từng trang sử vàng được tôi đọc qua thật kỹ. Đang đọc thì con Lèm dụi vào chân tôi rồi nhảy lên bàn nhìn tôi đọc sách. Không biết điều gì khiến nó khó chịu, nó giơ móng lên cào vào sách. Tôi hoảng quá chưa kịp nắm giữ măng cụt của nó lại, thì đã bị nó cào cho chảy máu. Máu chảy xuống nhỏ vài giọt xuống trang sách.

Bỗng dưng phòng của tôi đón một cơn gió mạnh, gió mạnh vào phòng thổi tung tài liệu của tôi. Ngoài trời nổi sấm chớp, những cơn sét đánh vang cả bầu trời Hà Nội. Mọi thứ dần trở nên rối loạn, rồi quyển sách Đại Việt Sử Ký bay lên ánh sáng từ nó tỏa ra làm mù hết những gì trong phòng, căn phòng phủ một màu trắng. Tay tôi chỉ kịp ôm lấy con Lèm để nó không bị thương.

✮✮✮✮✮✮✮✮✮

✮✮✮✮✮✮✮✮✮

Tôi mở mắt ra, đầu tôi giờ cảm giác như bị búa đập vào đầu vậy, ngồi dậy tay tôi sờ xung quanh nền gạch nhưng có gì đó cảm giác vô cùng xa lạ. Tôi ngẩng người ra, nhìn cảnh vật xung quanh. Nhìn quanh thì thấy giống Thành Thăng Long nhưng có vẻ mới hơn so với trước kia thì phải ?, có khi nào người ta đã dọn dẹp không nhỉ ?..Cơ mà sao tôi đang ở nhà lại có thể ra đây được. Đứng dậy, tôi đi lang thang trong Hoàng Thành, ai có thể bắt cóc tôi và đem tôi ra đây.

Đang đi thì tôi nghe tiếng như ai đó đang đi tới, theo phản xạ tôi núp vào một chỗ ít người để ý. Khi tiếng bước chân đến gần rồi đi qua tôi, có hai người mặc đồ như lính canh ở thời xưa tay cầm giáo, đầu đội mũ trong vô cùng ngầu.Tôi ngẫm nghĩ nay "Hoàng Thành có chương trình cosplay à?" mọi thứ cứ ngỡ như đồ thật mà tôi hay coi trong mấy trang tài liệu.

Tôi không suy nghĩ nhiều lắm, chắc nay có chương trình thật nên tôi cũng bớt đề phòng đi, tôi nhanh chóng đi khỏi nơi đó. Vừa đi vừa nghĩ, làm sao bản thân tôi lại ở đây, không thể nào là bắt cóc được, cổng nhà tôi đã tới ba lớp bảo mật chỉ những người thân mới biết được mà thôi, loại trừ đi khả năng này, tôi lại ngẫm có lẽ bản thân mình bị mộng du nên mới ra được đây. Nhưng trong hồ sơ bệnh án của tôi làm gì có nhắc tôi mắc triệu chứng bị mộng du, khả năng này lại không thể xảy ra.

Đang đi tôi không để ý xung quanh nữa cho đến khi có hai cây giáo ngăn lại tôi mới ngẩng đầu lên, bị cây giáo chặn lại giữa chừng làm tôi quên hết đống suy nghĩ của mình.

"Cô là ai? dân không thể vô Cấm Thành !" - Giọng nói của một người thanh niên cầm giáo bên phải cất lên.

Tôi ngước sang bên phải rồi lại trái gương mặt hai tên này vô cùng nghiêm nghị, biết đây không phải trò đùa. Lúc này tôi mới nói:

"Xin lỗi nhưng tại sao không được, chẳng phải ngày nào người dân cũng ra vô sao?" - Giọng tôi thắc mắc hỏi.

Lúc nên tên bên phải nói:

"Cô nếu thế khác gì cái chợ à ? Xin cô đi ra khỏi Cấm Thành nếu không muốn gây chuyện lớn"

Giờ tôi mới để ý thay vì dùng từ 'Thành Thăng Long' họ lại nói 'Cấm Thành', tôi cũng không muốn dây dưa nhiều thêm nên đi ra xa. Lúc tôi vừa quay đầu đi thì còn nghe việc họ bàn tán về cách ăn mặc của tôi vô cùng lạ, lạ chỗ nào nhỉ? chẳng phải ai cũng ăn mặc như thế này sao? Tôi nghĩ chắc họ đang diễn cho tròn vai nên không nói gì thêm.

Càng đi tôi càng lú vì không hề có một cái bản hướng dẫn chỉ đường nào ở đây cả, cảm giác như bản thân tôi đã bị lạc. Nhưng may sao đi ra thì đã nghe được tiếng ồn ào như chợ liền tăng tốc chạy ra. Đúng như tôi nghĩ, khu chợ tấp ấp, có người bán kẻ mua, mọi thứ sẽ vô cùng bình thường cho đến khi tôi chú ý đến đồ của họ mặc,khác lạ vô cùng, có người mặc áo tứ thân (1), đầu đội nón ba tầm (2), đi chân đất, có người thì cởi trần chỉ mặc mỗi quần, khấm khá hơn thì mặc đồ đẹp như nhà giàu. Còn có mấy người đàn bà ngồi trên cái chõng trước nhà, ngồi đó nhai trầu vừa nhai vừa bàn tán.

Lúc này tôi ngỡ ngàng như thể bản thân là một người nước ngoài vườn đến đất nước của mình vậy. Ngỡ như chỉ cần có một cơn gió nhẹ thổi qua cũng làm chân tôi không thể đứng vững được nữa mà té xuống đất, tay tôi hơi run run. Tôi nghĩ mình cần đưa ra một giả thuyết nữa , giả thuyết này đúng với như lời của Vy nói lúc sáng. Rằng tôi có số để có thể xuyên không.

Tôi đi lại một quán nước gần đó để hỏi:

"Xin hỏi năm nay là năm của vị vua nào vậy ?" Tôi đi lại gần bàn của mấy ông lão ngồi đánh cờ.

"Chương Thánh Gia Khánh năm thứ 3" - Ông lão bên trái vuốt chòm râu bạc phơ của mình, giọng nói hơi khàn khàn đáp lại câu hỏi của tôi.

Tôi cúi đầu cảm ơn rồi rời xa chỗ đó càng tốt. Chương Thánh Gia Khánh chắc là niên hiệu, năm này là năm thứ 3. Tôi cố lục lại trí nhớ của bản thân về những vị vua trong lịch sử Việt Nam, trí nhớ của tôi không phải là một trí nhớ siêu đẳng đặc biệt về mấy niên hiệu tôi lại còn mù mịt hơn bao giờ hết.

Nghĩ đi nghĩ mãi tôi cũng chẳng biết được, lúc này tôi mới lo sợ vì nếu không rõ đây là năm nào thì rất có thể mạng sẽ không giữ được, sợ nhất là cuối triều đại nếu mà xuyên không về thời đó thì mạng khó giữ. Lúc này, tôi mới nhớ đến Nguyên Phi Ỷ Lan là một người sống ở đầu thời Lý, tôi mới dám thở phào nhẹ nhõm một chút, nhưng rồi tôi lại nhớ đến một điều nữa. Đầu thời Lý có cuộc chiến tranh với nhà Tống từ năm 1075-1077, mợ kiếp, dù tôi có đọc lại rất nhiều trang sử thì tôi chỉ nhớ đến những vị có công với đất nước và những cuộc chiến hay khởi nghĩa mà thôi.

Tôi thầm trách bản thân vì ngu muội mà chẳng nhớ được gì. Giờ tôi có thể làm gì đây, tôi phải làm gì bây giờ, hay tôi nên trốn vào rừng mà ở đến khi nào bản thân không trụ được thì sẽ được quay về? Không được tôi không muốn chết ở đây mà chẳng có người thân đâu. Suy đi nghĩ lại thì tôi quyết định sẽ vào rừng để có thể sống yên thật nơi chốn rừng sâu.

✮✮✮✮✮✮✮✮✮

✮✮✮✮✮✮✮✮✮

Sau khi trét hết đóng bùn đất lên mặt để có thể nhìn giống một người dân thường nhất có thể, tôi bắt đầu chuyến hành trình của bản thân. Bước đầu tiên tôi sẽ mò mọi góc trong thành để tìm được đường ra, dù có phải lặn lội hết nơi này sang nơi khác tôi cũng sẽ làm vì mục đích thoát ra khỏi thành.

Đó chỉ là lời nói còn thực hành được hay không thì tôi không biết, đi được tới bước này thì hay bước đó vậy. Tôi đang đi thì bỗng bụng tôi reo lên như đói, có lẽ trưa đến chiều tôi vẫn chưa ăn gì. Không ngờ bản thân cũng có một ngày phải đi xin ăn như người nghèo khổ như vậy. Tôi khóc thầm trong lòng vài đoạn.

Trời đất có thương thì ít nhất cũng cho con xuyên vô mấy nhà giàu giàu chứ, kiểu này chắc bữa được bữa nhịn quá. Nhưng lúc tôi lại bỗng nảy ra được một ý tưởng, khi nhìn vào những người đang đẩy mấy cái xe để đem ra khỏi thành, tôi nhân lúc không ai phát hiện lại đẩy một cái xe để đi ra khỏi thành. Cũng may cho tôi là tài hóa trang của tôi đủ ổn để có thể đi ra ngoài mà không bị phát hiện. Đi ra khỏi cửa thành tôi như giải được áp lực, đẩy xe hàng lên một cái xe to hơn, rồi tôi để cái xe ở một gốc cây khi mấy người kia không để ý đến. Tôi xách chân lên chạy nhanh ra khỏi đó, băng qua thật nhanh giữa những cái cây to lớn. Bóng tôi biết mất khỏi nơi đó, kế hoạch cũng đã thành công, nhưng bây giờ làm sao để sinh tồn trong rừng lại là một chuyện.

*Chú thích

(1): Áo tứ thân (Chữ Nôm: 襖四身) là một trang phục của phụ nữ Miền Bắc Việt Nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống.

(2): Nón Ba tầm[1] là vật dụng thời trang hoặc che nắng mưa của nữ giới miền Bắc Việt Nam. Vào thế kỷ XX, ba tầm ít được sử dụng hơn và thường chỉ xuất hiện trong các lễ hội.

Trên là tranh minh họa về áo Tứ Thân và nón Ba Tầm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro