Chương 19: Tâm lạnh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Suốt mấy tháng liền, Hoàng đế chẳng màn đến tôi, có lẽ vì lần trước nhiều lời mà khiến cho Hoàng đế suy tâm chán ghét. Nghĩ thế nào thấy bản thân không sai

Mấy tháng Hoàng đế chỉ đến chổ Võ Kiều Vy, Quý phi và Hiền phi, bây giờ kẻ được ân sủng nhiều nhất là Võ Kiều Vy, ngày thường nghênh mặt đắc ý với tất cả mọi người, khiến ai nấy cũng phát ngán. Ghét thì ghét nhưng chẳng ai dám nói, Võ Kiều Vy vừa được ân sủng lại có Quý phi dựa lưng, quyền thế bá đạo chẳng ai dám bì

Hiền phi trước giờ nhận bao nhiêu ân sủng cũng chẳng bằng một phần của Võ Kiều Vy. Hiền phi có chức nhưng lại không có thực quyền. Dù nắm quyền quản sự hậu cung nhưng cũng phải nép mình dưới bóng râm của Quý phi mà sống.

Võ Kiều Vy đắc sủng Quý phi cũng thơm lây, mấy tháng trước còn ghẻ lạnh nay lại được Hoàng đế triệu gọi. Hoàng đế đã sớm quên đi tội lỗi của Quý phi, yêu quý lại như trước

Một buổi sáng như bao ngày, tẻ lạnh u buồn, tôi ngồi chảy tóc trước gương. Gương mặt rạng rỡ như hoa xuân ngày nào chỉ là đóa hoa tàn úa chẳng ai để mắt đến

Khánh Hân mang thiện sáng đến, nàng ta nhẹ nhàng đặt đồ ăn xuống khẽ gọi: "Mời Mỹ nhân dùng cơm"

Tôi ậm ừ một tiếng nhỏ, nàng ta nói tiếp: "Sáng nay trong cung báo tin Võ Quý nhân đã có thai"

Tôi chợt dừng lược, chợt bất an rồi tự trấn tĩnh, nói: "Cả hơn hai tháng bên cạnh Hoàng thượng có thai là chuyện sớm muộn"

Khánh Hân, đáp: "Đúng thế, nhưng Võ Quý nhân này chẳng khiêm tốn, vừa mới có thai chưa được bao lâu đã chẳng còn coi ai ra gì. Nêu cô ta sinh ra hoàng tử thì trong hậu cung này sẽ chẳng còn yên ổn nữa"

Tôi chột dạ, bản thân chẳng vừa mắt hai chị em Quý phi, giờ đây chị em cô ta được quan tâm

Tôi nói: "Chúng ta không động vào cô ta thì cô ta làm gì được chúng ta"

Khánh Hân điềm tĩnh, khẽ: "Trong cung này, chúng ta không động vào họ không có nghĩa họ sẽ để yên cho chúng ta, chỉ có bản thân của ta mới có thể làm cho ta yên tâm"

Tôi hỏi: "Không thể sống bình thường hòa hợp chung với nhau sao?"

Khánh Hân chau mày khẳng định: "Tất nhiên là không có điều đó", nàng ta chấp tay, khẽ: "Thứ cho nô tỳ nói thẳng"

Tôi mĩm cười gật đầu: "Ngươi cứ nói"

Khánh Hân cười đáp: "Chuyện sống hoà hợp bình thường là điều không thể, người đứng trên người khác một bậc thang, người được tắm nắng hoàng ân, người được ban biết bao nhiêu ân huệ, quyền tước. Được Hoàng thượng đoái hoài yêu thương hơn nhiều người khác thì làm sao có thể bình thường với họ được. Một khi người là trung tâm thì mọi ánh mắt sẽ đổ dồn về người, ngưỡng mộ có và tất nhiên phần lớn thù ghét. Nếu hạ được người thì họ sẽ có thêm cơ hội được sủng ái, thêm một bước đường để bước tiếp. Chưa nói đến kẻ thù trước đây, nếu họ có quyền hạn thì nhất định sẽ không buông tha cho ta, trong cung là nơi không có lòng từ bi"

Tôi buồn lòng nói: "Họ không thấy mệt mỏi sao, ganh đua với người khác thì bản thân cũng chẳng sung sướng gì"

Khánh Hân vẫn loay hoay quạt cho tôi, cương nghị: "Người phải hiểu một điều. Muốn ngồi ở vị trí mà không có người nào có thể sánh bằng thì phải chịu những dày vò, đau khổ mà không kẻ nào chịu đựng được"

Tôi giật mình, ngẫm nghĩ mấy lời Khánh Hân nói chẳng sai, kẻ trong cung lòng dạ hẹp hòi, chỉ cần một ai được lọt vào mắt Hoàng đế thì cũng sẽ lọt vào tầm ngấm kẻ địch của bọn họ. Tất cả vì vinh quang gia tộc, quyền lực, phú quý. Còn tình nghĩa, tình yêu là một thứ thật rẻ mạc, vứt ngoài đường chẳng ai thèm nhặt lấy

Mấy hôm liền trời nóng bức, cả bầu không khí tĩnh lặng như nước dưới giếng sâu

Vĩnh Hiên cung truyền đến tin, ngày mai Thái hậu sẽ cùng các cung tần đi bái Phật ở Ngự Long sơn

Cả buổi tối Khánh Hân và Hải Như phải loay hoay chuẩn bị để tham gia chuyến bái Phật.

Khánh Hân nhã ý muốn tôi lấy lòng Thái hậu để tìm chỗ dựa, nhưng tôi thấy nên để chuyện tự nhiên vẫn hơn, vả lại Thái hậu sống lâu trong cung như thếm đối diện quá nhiều lời nịnh nọt, yêm tai. Sợ không khéo lại làm bà càng khinh thường

Mặt trời còn chưa ló dạng thì đoàn xe hộ tống đã ở cửa hoàng thành. Do xuất cung có Thái hậu nên được điều rất nhiều cẩm y vệ theo tháp tùng, tính cả cung nữ, cung giám cũng hơn cả trăm người, chưa kể tâm phúc của cung tần theo hầu

Giờ Dần, tôi đã có mặt ở Vĩnh Hiên cung, đến đây để hội hợp khởi hành

Thái hậu vận trang phục màu nhạt, đầu vấn khăn cao màu vàng, tóc búi cài trâm ngọc. Phía sau là Mai Dương bưng khây trầu, vài cung nữ hầu cận mang đồ lễ dâng Phật

Thái hậu cất tiếng thì cả đám khởi hành
Tiếng xe ngựa lộc cộc nhứt tai, bánh xe nghiền dưới nền đất khô phát ra âm thanh nặng nề

Chẳng mấy chóc tôi đã đến Quan Âm tự, Quan Âm tự được xây trên Ngự Long sơn, từ Ngự Long sơn có thể nhìn thấy được Long Môn của Hoàng Thành.

Ngự Long sơn biểu tượng ở Kinh thành. Những người từ phương xa đến Kinh thành, đi từ xa nhìn thấy Ngự Long sơn là biết đã đi đúng hướng và gần đến Kinh thành

Cảnh sắc Ngự Long sơn tựa như tiên cảnh, mây phủ trùng điệp khắp chiền núi. Hàng trăm đại thụ vươn mình đón mây xanh ngắt, bao trùm núi thiêng

Ngự Long sơn đâu đâu cũng toàn bóng cây, dưới đất hoa cỏ đua nhau toả hương. Gió thì mát, hoa thì thơm quả là một nơi mỹ cảnh nhân gian. Chẳng bù trong cung oi bức lại đầy máu tanh tưởi

Tôi rảo bước dươi tán cây dương liễu mọc ở khuôn viên Quan Âm tự mà người như bay bỏng, như đã thoát ra một nơi nào đó vừa ngột ngạt, âm u

Gió mát thổi lùa qua chân tóc, đưa hương hoa tựa mật ngọt vươn vào tay áo.

Tia nắng xuyên qua tán lá dương liễu đáp xuống cuốn lá cỏ dại đang mơn mởn dưới đất. Xung quanh nhiều mùi hương đan xen lẫn nhau khiến tâm trí con người thư thỏa

Quan Âm tự vốn tĩnh lặng lại đón quốc mẫu mà trở nên náo nhiệt

Thái hậu được các tăng ni trong chùa ra đón tiếp cung kính. Thái hậu bước vào chính điện, hào quang toả ra không khác gì bức tượng Phật trên cao. Tăng ni cúi đầu tôn kính Thái hậu hệt như ngày thường dâng hương cho Thần Phật

Thái hậu cùng tăng ni trong Quan Âm tự trì kinh trưa nên cung tần phải cùng bà quỳ trì kinh cầu nguyện. Dù không nguyện cũng phải nguyện

Tụng kinh trưa cũng mất khoảng một canh giờ, đến khi kết thúc ai nấy cũng nhứt mỏi chân tay. Chẳng ai dám biểu hiện điều đó trước mặt Thái hậu, chỉ khi bà đi khuất họ mới buông lời trách móc

Tôi cùng Ngọc Cẩm đi dạo một hồi lâu
Đến giờ Mùi, thì có người đến báo là khởi hành quay về cung. Chúng tôi vội vã leo xuống tòa tháp chín tầng để ra cổng

Trên đường về tôi lại thấy tiếc nuối, chưa kịp thư thỏa được bao nhiêu thì phải vội vã bốn bức tường ngột ngạt

Trên đường về, xe của tôi bỗng nhiên bị gãy bánh giữa đường

Tôi thở dài bước xuống, thấy bánh xe đã gãy vài khung ngẫm thật xui xẻo

Thị vệ và cung giám cùng nhau đến để chửa lại bánh xe. Xe tôi bị dừng đột ngột khiến cả đoàn dừng theo.

Tôi bảo Khánh Hân đến xe Thái hậu tâu sự tình: "Bẩm với Thái hậu, nói người về trước kẻo giờ dùng thiện"

Khánh Hân nhanh chân đi truyền tin

Thái hậu lệnh đi tiếp. Người cho nhiều thị vệ ở lại giúp tôi chửa xe

Ngoài trời nắng còn gắt, tôi đứng một hồi mà đổ cả mồ hôi.

Vài cung nữ thấy thế lại nói: "Bẩm Mỹ nhân, bên kia có một cái tịnh đường, hay là người vào đấy nghỉ ngơi một lát, chờ một chút xe sửa xong nô tỳ sẽ báo cho người"

Tôi nhìn qua, cách chổ tôi đứng vài thước có một tịnh đường, tịnh đường nhìn rất cũ, ngói đã đỗ riêu đen

Tôi và Ngọc Cẩm cùng nhau vào tịnh đường để tránh nắng, sẵn tiện dùng một ít nước để giải khát

Tịnh đường có tên là Đoạn Yên đường, bên trong có một gian chính, và hai gian phụ nằm hai bên tả hữu. Các gian phòng điều cũ kỷ, vách đổ màu móc meo, cửa nẻo cũng chẳng lành lặn. Trong tịnh đường thoáng có mùi gỗ mục hăng hắc khó ngửi

Trong tịnh đường chỉ có gian chính điện là lót ngói lành lặn, còn lại các gian bên tả hữu thì được lót tranh. Tôi nhìn sơ qua thấy mái tranh điều mục nát, vách lá cũng sập xệ chẳng kém

Tôi vào gian chính, bên trong được đặc mỗi bức tượng Phật bằng đá cũng tầm một thước, dưới tượng Phật có một lưu hương và cái mỏ, sàn gian chính không có được một chiếc nệm để ngồi lạy Phật

Cả tịnh đường buổi trưa im phăn phắc, đến cả đám người như chúng tôi vào làm huyên náo mà chẳng có ai hay.

Không thấy ai, Khánh Hân liền vội đi tìm người

Một sư cô cũng đã lớn tuổi, từ sau tấm màn đi ra, bà ngơ ngác hỏi: "Các vị là?"

Khánh Hân nói: "Đây là Lâm Mỹ nhân và Đinh Tài nhân, bọn ta giữ đường xe hỏng nên vào đây tránh nóng"

Sư cô có chút căn thăng quỳ xuống, cúi chào: "Tham kiến Lâm Mỹ nhân và Đình Tài nhân"

Tôi vui vẻ nói: "Đứng lên đi, ta đi ngang đây xe vô tình bị hỏng thế liền vào đây xin nghỉ chân, chẳng biết hay tịnh đường có tiện không?"

Sư cô mĩm cười phúc hậu: "Được Mỹ nhân, Tài nhân ghé qua là phúc của tịnh đường. Chỉ sợ nơi này không đủ sạch sẽ mà tiếp đoán Mỹ nhân, Tài nhân"

Nói dứt sư cô coi xin phép đi đun trà. Bà gấp gáp lau bàn lau ghế cung kính mời tôi và Ngọc Cẩm ngồi nghỉ

Chỉ vài phút thì sư cô mang bình trà lên, mĩm cười nói: "Tịnh đường của già không có trà ngon, xin các cung tần dùng tạm trà xác"

Trà xác là loại trà làm từ cành già và lá lớn của cây trà. Loại trà này chỉ dành cho thường dân bình thường. Tôi chưa bao giờ nếm qua loại trà này, liền tò mò nếm thử.

Vị trà đắng chát, chỉ ngửi được mùi lá trà khô, không chút mùi hương nào khác. Mặc dù khó uống nhưng tôi vẫn uống cạn. Đến chỗ người khác, uống nước của họ sao tôi có thể tuỳ ý lựa chọn. Vẫn nên cảm ơn sư cô đã tiếp đãi nhiệt tình

Tôi mĩm cười nói: "Không sao, được như thế thật quý hóa"

Ngọc Cẩm cũng vui vẻ uống trà, nàng ta khẽ hỏi: "Sư cô, chẳng hay tịnh đường giờ này là giờ an tịnh hay sao mà lại vắng người thế"

Sư cô đáp: "Dạ thưa cung tần, tịnh đường ngày thường cũng chỉ lát đác vài bóng người vào thăm, có khi cũng chẳng có ai. Giờ đã trưa nên không có ai cũng là lẽ thường đối với tịnh đường ạ"

Trò chuyện với sư cô một lúc mới biết bà tên là Thị Cúc, bà đã tu hành ở tịnh đường được mười năm

Bên trong chính điện quá nóng tôi liền đi ra ngoài vườn để dạo, bên gian trái có một mảnh vườn nhỏ. Trong vườn có một cây dầu tán rất lớn bóng mát phủ khắp sân, tôi liền đi đến tán dầu đứng quẩy quạt

Thị Cúc đi theo sau hầu, bà dẫn chúng tôi sang gian trái

Tôi vòng vòng dạo quanh, thấy im ắng liền nói: "Sư cô sống ở đây một mình sao?. Ta chẳng thấy ai khác trong tịnh đường"

Thị Cúc cúi người nói: "Bẩm cung tần, không giấu gì người, già sống ở đây cùng vài người nữa"

Khánh Hân khẽ nói: "Sao cung tần đến tịnh đường họ không ra tiếp kiến"

Thị Cúc hơi lo sợ liền nói: "Dạ bẩm thứ tội cho già. Những người sinh sống ở đây với già không tiện ra yến kiến cung tần"

Tôi thắc mắc: "Tại sao?. Bọn họ ở đâu"

Thị Cúc đáp: "Họ ở sau gian này ạ. Bọn họ là cung giám đã lớn tuổi, bị đuổi ra khỏi cung, toàn người già yếu bệnh tật. Họ không dám ra yết kiến người một phần vì bọn họ đang bệnh sợ ảnh hưởng đến ngọc thể của cung tần, còn điều nữa là sức khỏe yếu đi lại khó khăn"

Tôi kinh ngạc, bây lâu nay tôi chưa hề nghĩ đến tình cảnh của cung giám sau khi về già

Đối cung nữ thì đến năm hai mươi lăm tuổi sẽ được xuất cung về nhà lấy chồng sinh con, còn những ai có tâm nguyện ở lại trong cung thì được ân chuẩn ở lại phục dịch. Còn cung giám sẽ phải phục dịch trong cung cho đến hết đời, khi họ hết sức để hầu hạ thì sẽ bị đuổi ra khỏi cung. Khi xuất cung ai may mắn có nhà thì về nhà, vận số tốt có con cháu trong họ chăm lo tuổi già. Ai không may mắn sẽ chẳng có nhà để về, cô đơn lang thang già yếu chết rữa thây ngoài đường, nhưng trên đời người may mắn lại rất ít nên hầu hết cung giám điều có chung một kết cục là chết trong quạnh quẽ, không một ai đưa tang thờ tự. Chết rồi tựa bọt biển sóng đánh tan biến như chưa hề tồn tại

Cả đời bọn họ sống hết sức đáng thương, không được đối đãi như người khác, làm hạ nhân cho người khác sai khiến. Mỗi ngày điều lấy niềm vui của chủ nhân làm niềm vui cho bản thân, tiền thưởng chủ nhân cho cũng dành để lo hậu sự cho mình

Đến già rồi không làm được việc thì hắt hủi, cấp cho vài đồng rồi đuổi đi. Kiếp người bạc bẽo

Đoạn Yên đường là nơi trú thân duy nhất của những cung giám không có người thân sau khi xuất cung, họ ở đây cùng nhau an hưởng những ngày tháng cuối đời, khi chết sẽ được an táng ở phía sau tịnh đường

Người nào khỏe hơn thì chăm sóc người yếu, ai chết thì người khỏe chôn cất, họ nương tựa lẫn nhau sống nốt cuộc đời nơi thiền am thanh tịnh. Cuộc đời của họ khiến tâm can tôi dấy động, tự nhiên mắt lại đỏ hoe thương cảm

Tôi nghe mà xót thương không thể tả, kiếp người như gió thoảng. Trách ông trời bạc đãi không cho họ có được một hình hài nguyên vẹn như những nam nhân khác

Tôi tò mò, liền bảo Thị Cúc dẫn chúng tôi đến bên chổ đấy để xem sao

Thị Cúc lo sợ nhưng bà không dám kháng lệnh mà nhanh chân chỉ dẫn đến gặp vài cung giám

Phía sau dãy nhà mục nát, căn nhà đã xiêu vẹo đến nổi chỉ cần gió mạnh cũng có lây nó đỗ ngã, vách lá, mái tranh chẳng nguyên vẹn

Phía sau là một khoảng sân lớn, trên mặt đất trải đầy cói

Tôi bèn hỏi: "Thứ này để làm gì mà nhiều như vậy"

Thị Cúc dè dặt trả lời: "Bẩm cung tần, các cung giám ở đây dùng cói để đan chiếu bán lấy tiền sinh sống đấy ạ"

Tôi bèn ngỡ ra, gật đầu im lặng

Bước vào căn phòng một chút thì trước mắt tôi là rất nhiều giường, trên giường là những cung giám đã già yếu, họ không thể đứng lên một cách dễ dàng, thần sắc ai nấy cũng buồn bã, nhìn họ lòng tôi chợt đao đáo xúc cảm kì lạ

Bên cạnh những cung giám già yếu thì cũng có vài người còn khỏe, ngày ngày họ cùng nhau phơi cói, đan chiếu.

Khi đan xong nhờ Thị Cúc mang ra chợ bán lấy tiền, họ nhận lại vài đồng lẻ để mua thuốc men và đưa cho Thị Cúc để lo đồ ăn thức uống. Thị Cúc đã chăm sóc họ từ lúc bà còn tuổi tam tuần. Họ nương tựa vào nhau mà sống, chút tình còn sót lại trên đời của họ là thứ tình cảm gắn bó này. Họ đồng cảm với nhau, cùng xót thương cho nhau, xem nhau như người nhà mà chia sẽ tâm sự

Thấy cảnh khổ của các cung giám già nương tựa ở Đoạn Yên đường trong lòng tôi không khỏi xót xa. Suốt cả quảng đường về lòng cứ canh cánh nghĩ đến họ, cùng là kiếp người sao bọn họ lại khổ đến thế

Nhớ lại chiếc giường chổng chơ, căn phòng tắm tối, mái tranh tạm bợ thì biết họ chẳng sống tịnh nhàn. Nhất là mùa mưa mái tranh đơn sơ không thể che chắn hết mấy tấm thân gầy yếu tuổi xế chiều, bao nhiêu nỗi bâng khuân cứ xâm lấn tâm trí tôi suốt cả đêm. Lại một đêm mất ngủ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro