Chương 64

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thùy hỏi với giọng nôn nao:

- Chừng nào thì ông được sinh ra? Nãy giờ cháu chờ hoài mà không nghe ông nói tới lúc ông chào đời gì cả!

Ông Quang Học bật cười khà khà:

- Vậy hả? Nãy giờ cháu muốn biết tui sinh ra vào lúc nào hả? Thì sau đó khoảng ba năm...

Năm 1653.

Đời vua Tự Đức.

Thôn An Lạc.

Khi nắng trưa chưa tròn bóng, bà con khắp thôn đã có mặt đông đủ tại nhà cậu Tuyền. Họ tới tham dự buổi lễ mợ Tuyền cưới thiếp cho cậu Tuyền.

Chuyện "đàn ông năm thê bảy thiếp" là chuyện không lạ với phong tục lập quán của người dân.Nhưng với cậu Tuyền thì khác. Dòng dõi Tây Sơn vốn rất nghiêm khắc chuyện "trai năm bảy vợ, gái ba bốn chồng". Nhất là với các gia đình quý tộc, không hề xảy ra chuyện lộn xộn đó. Người đàn ông chỉ được phép có vợ khác sau khi người vợ chính thức đã qua đời. Nếu người vợ chính thức vẫn còn sống thì đừng nói tới chuyện thê thiếp làm gì...

Trong trường hợp cậu Tuyền, ngẫm lại xem, kể từ thời tiên đế trở về sau, sao mà hiếm con trai trong dòng họ quá! Tiên đế có hai con trai, nhưng người con trai út thì vắn số rồi. Còn người con trai trưởng chỉ có mỗi mình cậu Tuyên mà thôi. Nếu trời lại không cho mợ Tuyền sinh con trai thì coi như dòng dõi Tây Sơn tuyệt tự!

Vi lý do trên, mợ Tuyền mời cả thôn tới ăn bữa cơm trưa để mà xin phép được cưới thiếp cho cậu Tuyền. Mợ biểu người làm quay nguyên con heo nặng hơn một tạ để đãi cơm. Ngoài heo ra, mợ còn sai người chài từ dưới ao lên cả thúng cá lớn, con nào con nãy to bằng bắp chân người lớn. Món cá bọc lá sen nướng là đặc sản của thôn An Lạc. Không vùng nào có món cá nướng ngon bằng vùng này.

Người thôn An Lạc hể hả cho phép cậu Tuyền cưới thiếp. Nàng thiếp tuổi trạc hăm bốn, hăm lăm. Dáng người nàng ta tròn trịa và đẫy đà. Chà, ai cũng khen mợ Tuyên khéo lựa, vì dáng người như vậy dễ sinh con trai nối dõi lắm.

Một năm rưỡi sau, lời tiên đoán của bàn dânthiên hạ coi vậy mà đúng. Nàng thiếp hạ sinh cho cậu Tuyền một đưa con trai kháu khỉnh. Cậu Tuyền rất hài lòng mà đặt tên cho đứa trẻ là Nguyễn Quang Học.

- A! Đứa bé trai đó chính là ông?

Vị khách quý mỉm cười, gật đầu:

- Phải, chính là tui. Bây giờ thì tui chào đời rồi đó. Cháu toại nguyện chưa?

Bốn bạn trẻ cùng cười khúc khích và Thùy trả lời:

- Dạ, cháu hài lòng rồi ạ. Như vậy mợ Tuyền không phải là mẹ ruột của ông?

- Không. Nhưng mợ Tuyền cưng tui hơn cưng con ruột là hai người chị gái cùng cha khác mẹ của tui. Mẹ ruột tui coi vóc dáng mập mạp nhưng sức khỏe yếu lắm. Sau đó, mẹ ruột tui tiếp tục sinh thêm năm người con gái khác. Thấy vậy, mợ Tuyền bồng tui về nhà mợ nuôi tui luôn, để mẹ ruột tui rảnh tay chăm sóc các cô con gái.

Mẹ Sông Hương cất tiếng hỏi:

- Khi biết mình mang dòng dõi đế vương, ôn có tiếc nuối không? Ôn có muốn...

Ông Quang Học cắt ngang câu hỏi dở dang của mẹ Sông Hương:

- Không, tui không hề tiếc nuối và không hề mong muôn bất cứ điều gì hết. Tui là con người an phận. Tui thích sống cuộc đời nông dân nhàn nhã. Các chị gái và các em gái đã đi lấy chồng, nhưng tui vẫn chia bớt đất cho họ làm ăn. Một mình tui ăn gì hết mà phải giành giật ruộng nương với chị em ruột thịt của mình? Một mình tui ăn gì hết mà tui phải giành giật cả giang sơn này?

Không chỉ ưa thích công việc ruộng nương, cậu Học còn mê văn chương thơ phú. Việc đọc sách đối với cậu cũng cần thiết như cơm và nước lã. Sau buổi cày, cậu Học dẫn đôi trâu đực vô chuồng, rồi cậu xách thùng nước giếng ra tắm nơi bờ ao. Mợ Tuyền không bằng lòng khi thấy cậu đứng tắm giữa trời lồng lộng. Mợ trách:

- Nhà có bốn năm buồng tắm kín gió, sao con không tắm trong đó? Tắm ngoài này lỡ nhiễm gió lạnh thì sao?

Cậu Học hồn nhiên giải thích:

- Có hơi người, lũ cá mau lớn lắm mợ ơi! Mợ có thấy từ hồi con tắm ngoài này, cha con câu lên toàn là những con cá nặng vài ký không hà. Nó ăn "đất" của con mà nó lớn đó.

Mợ Tuyền đuối lý nhưng rồi đành nói thẳng:

- Con lớn rồi, là một chàng thanh niên trai tráng rồi, lũ con gái bắt đầu để ý tới con. Môi khi con tắm tụi nó kéo nhau tới hàng tre bên kia bờ ao mà nhìn.

Cậu Học bật cười ha ha:

- Trời, mợ lo xa quá! Con chẳng thích đứa con gái nào hết. Con chỉ thích đọc sách vả ngâm thơ thôi.

Cậu Học đã nói thiệt. Mỗi tối, cơm nước xong xuôi, cậu kêu người thắp đèn lên cho sáng và ngồi ngân nga đọc sách tới khuya. Tiếng thơm đồn xa? nhiều người cùng sở thích tìm tới nhà cậu và xin kết bạn thơ với cậu. Thấy vậy, cậu Tuyên cho người cất riêng một gian nhà ở ngoài vườn hoa để cậu Học được tự do ngâm thơ đọc sách với bạn bẻ.

Một hôm, mợ Tuyền nói với cậu con trai chồng:

- Tuổi con đã ngoài đôi mươi rồi, mà cha con yếu bịnh tật luôn. Con liệu bề lấy vợ, sinh một đứa con trai cho cha con mãn nguyện.

Cậu Học không nói không rằng, giây lát sau, cậu mới nhỏ nhẹ mà thưa với mợ:

- Con không coi chuyện sinh con trai hay sinh con gái là quan trọng. Và con cũng chưa nghĩ tới chuyện yên bề gia thất. Cha con có bảy người con gái, và cũng đã có cháu ngoại. Nếu cha con lo lắng đầy đủ cho những người còn lại thì con còn vui hơn cha con lo cho một mình con.

Cậu Học đứt khoát không chịu lấy vợ. Từ sáng tới chiều, cậu cắm mặt xuống đồng. Tối đến, cậu cắm mặt xuống cuốn sách. Sống như vậy, chẳng trách gì năm cậu ba mươi tuổi vẫn chẳng có người đàn bà nào nâng khăn sửa túi cho cậu!

Cảm thấy đây là chuyện tế nhị của vị khách quý, bà mẹ Sông Hương lắng lặng bước ra ngoài. Cha sông Hương cũng không muốn khơi sâu thêm, nhưng bốn bạn trẻ lại thấy đó là chủ đề thú vị nhất của buổi tối. Thế là họ nhao nhao lên:

- Bao nhiêu tuổi ông mới lấy vợ?

- Hiện giờ ông có được bao nhiêu người con rồi? Ông có con trai nối dõi để cha ông hài lòng không?

- Người con lớn nhất của ông năm nay bao nhiêu tuổi?

Ông Quang Học cười khà khà trước sự nhiệt tình của đám trẻ nhỏ. Rồi ông thôi cười, mặt nghiêm lại và hơi buồn buồn, ông nhìn thẳng vào bốn bạn trẻ và nói:

- Bốn cháu có bốn câu hỏi khác nhau, nhưng tui có thể trả lời chung thành một câu cũng rất gọn. Cho tới bây giờ, tui vẫn chưa lấy vợ. Bởi vậy, cha tui buồn rầu mà sinh bịnh. Cha tui qua đời cách đây gần mười năm. Trước khi ông mất, tui cũng có ý định lấy đại một cô vợ cho cha tui hài lòng. Nhưng chuyện chưa thành thi ông đã ra đi. Chay ma xong xuôi, tui cũng hết muốn lấy vợ luôn. Cha Sông Hương kinh ngạc:

- Anh vẫn một thân một mình à?

Ông Quang Học gãi cổ rồi gãi cánh tay:

- Một thân thì có nhưng một mình thì không. Nhà rộng mênh mông, các chị em gái của tui, muốn về ở thì cứ về. Tui có đủ chỗ dành cho tất cả mọi người. Mợ Tuyền cũng tán thành quyết định của tui. Mợ sợ cảnh đèn khuya vắng vẻ lắm. Từ hồi mấy đứa cháu ngoại về sống chung, mợ cảm thấy thanh thản hơn.

Cha Sông Hương nghiêng đầu:

- Mợ Tuyền vẫn còn sống chớ?

Ông Quang Học lắc đầu:

- Mợ mất cách đây năm năm. Ai cũng nói mợ sống tới từng tuổi đó là thọ lắm rồi. Lúc mất, mợ khoảng bảy lăm tuổi.

Cha Sông Hương cảm thán một câu:

- Vậy là dòng dõi tiên đế sẽ chẳng còn ai.

Ông Quang Học cười buồn:

- Để làm gì? Đó là ý muốn của tui mà. Sẽ không còn con cháu của vua Quang Trung nữa. Sẽ không còn những tham vọng quyền binh. Sẽ không còn đau máu để tranh giành ngôi báu. Vua nhà Nguyễn tốt. Chỉ có người Pháp là không tốt mà thôi. Cuộc đời tui sống qua biết bao triều vua, từ vua Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, tới vua Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái... Mọi binh biến trong nước đều do bọn thực dân Pháp giựt dây. Tui biết hết, nhưng đành nhắm mắt bịt tai, coi như mình vừa mù lại vừa điếc. Không nghe gì. Không thấy gì.

Cha Sông Hương đệm vào:

- Anh không màng chuyện chính sự? - Không.

- Bởi vậy anh không quan tâm tới việc tui đi tìm anh?

Ông Quang Học vỗ tay lên đùi:

À, chuyện đó thì tui có biết.

Năm 1902. Đời vua Thảnh Thái.

Thôn An Lạc.

Mặt trời lên tới giữa đỉnh đầu, cậu Học ngôi dựa lưng vào gốc tre, mắt lim dim thưởng thức tiếng sáo diều của lũ mục đồng thả trâu ăn trên đồng cỏ. Buổi trưa thanh tỉnh quá. Nếu có thiên đường thiệt sự, thì đây chính là thiên đường mà cậu Học đang tận thưởng. Gió thổi hiu hiu như ru cậu vào giấc ngủ. Tiếng ong rủ rỉ, tiếng ruồi nhặng vo ve. Những âm thanh nghe quen mà thật lạ, cứ như từ một thế giới nào vọng tới...

Thình lình, giọng Sáu Ghẻ vút lên lanh lảnh làm cậu Học giựt mình:

- Cậu Học ơi! Cậu Học ơi!

Cậu Học mở choàng mắt, thẳng lưng ngồi dậy nhìn Sáu Ghẻ đang thục mạng chạy tới. Hắn là một người làm trong nhà, phụ giúp mấy người em gái cậu Học tưới rau và bó rau, mỗi buổi sáng mang ra chợ bán. Hắn tên Sáu. Hồi nhỏ, hắn bị ghẻ lở khắp người nên cả thôn ai cũng gọi hắn là Sáu Ghẻ, và nó chết thành cái tên của hắn luôn cho tới bây giờ.

- Câu Học ơi! Cậu Học ơi!

- Chuyện gì vậy?

Sáu Ghẻ thở hông hộc:

- Con cháu của ông Phạm phó tướng nào đó tìm cậu!

Cậu Học đứng lên:

- Ông Phạm phó tướng nào? Đi tìm tao để làm gì ?

Sáu Ghẻ vuốt ngực:

- Cậu chờ tui thở đàng hoàng cái đã, rồi tui nói tiếp... Ngoài chợ người ta bàn tán về một người đàn ông, tuổi trạc tuổi cậu, tự xưng là cháu chắt cụ Phạm phó tướng, người hầu cận của thiếu vương Quang Toản. Phạm phó tướng bị giết sau thiếu vương mấy ngày. Trước khi bị giết, Phạm phó tướng trao lại thanh kiêm Bảo Long cho người con trai trưởng, bắt thề là phải đi tìm dòng dõi thiếu vương mà phò tá.

Cậu Học ngồi phịch trở xuống:

- Tao có gì mà họ phải phò tá? Trong lúc tao cày ruộng, họ cắp kiếm đứng canh chim sẻ, chim quạ hả? Ngoài chợ người ta còn nói gi nữa?

Sáu Ghẻ gãi đầu:

- Dạ họ nói dòng dõi thiếu vương không còn ai hết.

Cậu Học nheo mắt nhìn trời bâng quơ rồi thở dài :

- Họ nói phải, dòng dõi Tây Sơn chẳng còn ai nữa đâu.

Sáu Ghẻ líu ríu khuyên can:

- Thôi mà. Cậu đi gặp người ta đi Biết đâu họ phò tá cậu để giúp cậu lấy lại ngai vàng?Biết đâu cậu sẽ làm vua?

Cậu Học lượn một tảng đất, dang tay ném mạnh về phía trước :

- Tao đã nói không ngai vàng ngai viếc gì hết! Không vua chúa gì cả! Dòng dõi Tây Sơn chấm dứt rồi! Thôi đi đi.

Sáu Ghẻ buồn bã quay trở vô trong nhà. Cậu Học nhìn theo hắn một lát rồi cậu ngồi lại tư thế lúc đầu, dựa lưng vào gốc tre mà lim dim...

Cha Sông Hương cũng vỗ đùi đánh bép:

- Đúng rồi. Vậy là tui tìm đúng chỗ rồi, phải không? Nhưng người ngoài chợ ai cũng nói dòng dõi vua Quang Toản không còn nữa. Một người thì tui có thể không tin. Nhưng một trăm người thì tui đành phải tin thôi. Tui thất vọng vô cùng, bụng thầm nghĩ mình đã đi chuyến này thật là công cốc. Ông Quang Học quay sang, chân tình hỏi cha Sông Hương:

- Nhưng rồi tại sao anh lại gởi sứ giả tới tìm tui lần nữa?

Sông Hương nhìn thẳng vào mặt vị khách quý bằng đôi mắt trong veo:

- Thưa ôn, con cũng không hiểu như rứa? Năm ngoái, thầy con đi về, bịnh một trận mấy tháng trời mới khỏi. Con tưởng thầy con bỏ cuộc luôn rồi chớ.

Cha Sông Hương giải thích:

- Năm ngoái, tui hoàn toàn tuyệt vọng, lại thêm mắc sương mắc gió, tui phải nằm liệt giường hết hai tháng. Mới rồi, tui nhứt quyết thử một cú chót. Lần ni không được nữa thì thôi. Tui gom góp tiền bạc đưa cho một người thân tín, nhờ anh ta trở ra Bình Định một lần nữa. Anh ta sẽ nhắn với bất cứ người mô anh ta gặp, rằng nếu ai biết con cháu vua Quang Trung, vua Quang Toản ở mô, xin liên hệ ông Trầm ở Sông Bé... Ông Trầm xin hậu tạ xứng đáng. Tui hy vọng sẽ có người đáp lại tin nhắn ni.

Ông Quang Học gật đầu:

- Tin nhắn đó đã tới tai tui nhằm lúc tui đang ở chợ mua sắm ít đồ lặt vặt. Tui bèn mời anh sứ giả đó về nhà, nghỉ ngơi ít bữa để tui suy nghĩ. Sau đó tui quyết định đi theo anh sứ giả lên đây chơi. Trước là thăm dòng dõi của Phạm phó tướng, sau là tỏ lòng cảm ơn gia đình anh đã hết lòng với... gia đình tui.

Rồi vị khách quý đứng lên, chắp tay một cách trịnh trọng:

- Xin đa tạ.

Cha Sông Hương cũng đứng lên, chắp tay đáp lễ.

Ông mời vị khách quý ngồi xuống và nói với Sông Hương:

- Ni con, xuống bếp coi có bánh trái chi ngọt ngọt đem lên đãi khách đi con. Sông Hương hơi ngần ngừ vì cô biết trong bếp chẳng còn bánh trái gì "ngọt ngọt" hết nhưng Thùy đã lanh miệng "dạ" thiệt to và kéo tay Sông Hương đi ra khỏi phòng.

-----
Đăng phần này mà mình nhớ lại tháng ngày mình tìm mua lại bộ truyện này dã man. Dạo đó lâu lâu là mình vào các nhóm bán truyện trên fb đăng tin tìm mua. Sau đó thì mình bận ôn thi rồi cũng quên luôn vụ tìm truyện, lúc hay tin có người bán truyện mình nhắn tin hỏi thì người ta cũng bán cho người khác lâu rồi. Thế là mình lại đăng tin tìm tiếp và may là mình đã tìm được, quay qua quay lại từ lúc đăng truyện bây lên Wattpad tới giờ cũng 6-7 năm rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro