Chương 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phủ Quy Nhơn xa nghìn dặm.
Qua Hải Vân quan cao vút đến tầng mây, muốn đến đó phải qua nơi này.
Một bãi cát trắng rộng mênh mông, xa đến chân trời. Bầu trời ở nơi đây, cứ ngỡ như nghìn con chim phượng hoàng, đang thi nhau đổ lửa.
Thằng bé đứng yên lặng, nhìn bãi cát trắng, chẳng có mấy người vượt qua bãi cát vào lúc này. Ở gần bãi cát, có một tấm bảng ghi những lời khuyến cáo, cùng giờ khắc nên đi qua bãi cát.
Thằng bé đưa miệng lẩm nhẩm đọc, rồi nghĩ:
_ Như thế phải chờ đến khi trời dịu mát mới đi qua, hoặc phải lập thành đoàn , có nước, lương thực đầy đủ, mới qua nơi đây.
Thằng bé đưa mắt nhìn quanh. Nhưng nào thấy một ai? Thằng bé cười bảo:
_ Mới ra ngõ đã gặp khó khăn. Nếu không đi qua nơi đây, bằng hữu Phạm Văn sẽ cười cho thúi ruột.
Thằng bé trù trừ chưa quyết. Từ trong bãi cát trắng rộng mênh mông, từng cái chấm nhỏ li ti, đang lớn dần, lớn dần.
Thằng bé cười bảo:
_ Thì ra một đoàn người đã vượt qua bãi cát. Thế mà cứ ngỡ là bọn ruồi nhặng đang bay trước mặt.
Quả thật là một đoàn người ngựa đã vượt qua bãi cát. Một đoàn người ngựa, đeo kiếm, đeo đao, lại có cả hàng hóa.
Đi đầu là một người đàn ông trung niên, đang cưỡi con ngựa trắng, lưng đeo kiếm.
Người đàn ông trung niên đưa mắt nhìn đoàn người rồi nói:
_ Chúng ta đã đi qua Ái Tử sa, hãy ngừng ngựa nghĩ ngơi.
Bọn người này, cũng không cần chờ đợi người đàn ông trung niên nói hết lời, liền lao vào bóng cây, rồi nằm lăn xuống bãi cỏ xanh mơn mởn, phanh cả áo mà thở.
Người đàn ông trung niên lắc lắc đầu.
_ Thật là một bọn, Ái Tử sa làm cho quên cả mạng. Chỉ cần phục ở nơi đây vài tay đao, tay kiếm, sẽ lấy mạng của các ngươi?
Người đàn ông trung niên tuy nghĩ như thế? Nhưng nơi đây là lãnh địa của tay đao ở Hồ Xá lâm,bằng hữu của Gia Định kiếm khách. Gia Định kiếm khách chính là người đàn ông trung niên.
Gia Định kiếm khách là tổng tiêu đầu của Hoàng Long tiêu cục. Chuyên bảo tiêu hàng hóa cho khách từ phương nam đến phương bắc, hay ngược lại, khắp mọi miền đất Việt.
Ở nơi đây là lãnh địa của tay đao ở Hồ Xá lâm, họ Trần tên Định. Một người ở phường hắc đạo, nhưng lại nghĩa khí, rộng rãi vô cùng.
Làm nghề bảo tiêu đi khắp chốn nam bắc, qua núi gặp đại vương, qua sông gặp thủ lĩnh, phải có lễ gọi là xin đường. Nhưng qua Hồ Xá lâm, chẳng phải có lễ như ở nơi khác, lại là chỗ nghỉ ngơi lấy sức của các vị tiêu sư Hoàng Long tiêu cục, trước lúc tiếp tục lên đường.
Cũng là lãnh địa của tay đao Trần Định ở Hồ Xá lâm, nên bọn tiêu sư mới nằm lăn ra bãi cỏ như thế.
Gia Định kiếm khách ngồi trên lưng ngựa, đưa mắt nhìn quanh. Giờ đang là chính ngọ. Trời đang sắc xuân, nhưng ở gần Ái Tử sa, người ta cứ cảm tưởng, như đang ở gần cái lò lửa nóng bỏng.
Các vị tiêu sư nằm lăn ra bãi cỏ xanh mơn mởn, để nghỉ ngơi lấy sức, sau một buổi sáng, vượt qua bãi cát trắng rộng mênh mông, có tên gọi là Ái Tử sa.
Lúc này Gia Định kiếm khách mới để ý, đến việc thằng bé, vai khoác cái tay nãi, đang đứng nhìn Ái Tử sa. Thằng bé nhấp nha, nhấp nhổm, như muốn đặt chân lên bãi cát trắng rộng mênh mông.
Gia Định kiếm khách mới nghĩ:
_ Thằng bé này cũng to gan, lớn mật nhỉ? Chính ngọ lại muốn vượt qua Ái Tử sa, quả thật là chẳng biết trời cao, đất dày gì cả?
Gia Định kiếm khách lúc này mới hỏi:
_ Vị tiểu huynh đệ này, định vượt qua Ái Tử sa, vào lúc chính ngọ hay sao?
Thằng bé nghe Gia Định kiếm khách hỏi như thế mới gật đầu.
Gia Định kiếm khách lại hỏi:
_ Vị tiểu huynh đệ không nhìn thấy, ở nơi tấm bảng kia có ghi gì sao?
Thằng bé chỉ nói:
_ Đã nhìn thấy, nhưng không vì thế, mà run chân, chẳng dám bước vào.
Câu trả lời của thằng bé làm cho Gia Định kiếm khách phải cau mày. Gia Định kiếm khách tiếp tục hỏi:
_ Vị tiểu huynh đệ có việc gì gấp hay sao, phải vượt qua Ái Tử sa vào lúc này?
Thằng bé vẫn nhìn vào bãi cát trắng rộng mênh mông, với bầu trời xanh ngắt, lúc trời nắng như đổ lửa.
Thằng bé trả lời câu hỏi của Gia Định kiếm khách.
_ Cũng không quá gấp, chỉ đến phủ Quy Nhơn mà thôi.
Gia Định kiếm khách nghe thằng bé nói, mình đi đến phủ Quy Nhơn thì vô cùng ngạc nhiên.
_ Vị tiểu huynh đệ này đến phủ Quy Nhơn sao?
Thằng bé không trả lời câu hỏi của Gia Định kiếm khách, chỉ lặng lẻ gật đầu.
Gia Định kiếm khách mới nói tiếp:
_ Vị tiểu huynh đệ, có biết rằng phủ Quy Nhơn, cách xa đây nghìn dặm, phải đi qua Hải Vân quan bên chót vót trời mây, bên vực sâu thăm thẳm hay không? Lại phải qua phá Tam Giang đầy cơn sóng giữ, trên đường đi lại gặp bao nhiêu phường hắc đạo.
Thằng bé gật đầu rồi nói:
_ Cũng không phải vì thế mà chẳng dám đi. Đã bước ra khỏi nhà, chông gai nào chẳng phải vượt qua. Một chút Ái Tử sa cỏn con, nào cản được bước chân ta. Còn hiếm nguy, gian khổ ở nơi nào chẳng có?
Gia Định kiếm khách nghe thằng bé thế, liền cười bảo:
_ Ta thích vị tiểu huynh đệ này rồi đó.
Gia Định kiếm khách lại hỏi:
_ Vị tiểu huynh đệ, có thể cho ta biết, vị tiểu huynh đệ đến phủ Quy Nhơn, để làm gì không? Một nơi cách xa đây nghìn dặm?
Thằng bé lúc này, mới đưa mắt nhìn Gia Định kiếm khách, rồi trả lời:
_ Chẳng dám giấu gì thúc thúc, Nguyễn Đức này, đi đến phủ Quy Nhơn, để nương nhờ cô cô, làm việc vặt, kiếm sống qua ngày.
Gia Định kiếm khách nhìn thằng bé rồi tự nhủ:
_ Vượt xa hàng ngàn dặm, để làm việc vặt thôi ư? Như thế thì thật uổng phí, cuộc sống của một trang nam tử.
Thằng bé lắc đầu.
_ Trên cha đau ốm triền miên, dưới còn em thơ, một mình mẹ gánh vác, không còn cách gì hơn?
Gia Định kiếm khách gật đầu nói:
_ Thì ra là vậy
Gia Định mới hỏi:
_ Vị tiểu huynh đệ, đi đâu cũng làm việc, cốt để kiếm ngân lượng. Chi bằng theo ta, vùng vẫy khắp nam bắc, cho thỏa chí tang bồng?
Thằng bé nghe Gia Định kiếm khách nói như thế, chỉ yên lặng mà không nói gì.
Gia Định kiếm khách thấy thế mới nói:
_ Trai nam tử một lời như đinh đóng cột, có nói có, không nói không, sao chẳng quyết như vị cô nương nhà lành vậy?
Thằng bé buồn bã nói:
_ Cha đã biên thư cho cô cô, nói rằng ra xuân này, Nguyễn Đức sẽ vào phủ Quy Nhơn, nương nhờ cô cô. Nay lại theo thúc thúc đường đột như thế, há chẳng làm cho mọi người không có tin tức, lại lo lắng sao?
Gia Định kiếm khách nghe thế thì cười lớn:
_ Việc đó thì có khó gì chứ? Chỉ cần tiểu huynh đệ đã quyết, ta tất sắp đặt chu toàn.
Thằng bé vẫn đứng yên lặng nhìn Gia Định kiếm khách, lại nhìn bãi Ái Tử sa.
Gia Định như hiểu ý thằng bé liền gọi:
_ Hoàng tiêu sư!
Một vị tiêu sư họ Hoàng đang nằm nghỉ dưới tán cây sum suê, nghe gọi liền bật dậy, chay đến trước mặt Gia Định kiếm khách, chắp tay mà nói:
_ Tổng tiêu đầu có gì sai bảo.
Gia Định kiếm khách, tổng tiêu đầu Hoàng Long tiêu cục, lúc này lấy trong người ra một đỉnh bạc, đưa cho Hoàng tiêu sư rồi nói:
_ Hoàng tiêu sư hãy tìm đến gia đình họ Nguyễn, bên cạnh dòng sông Hàn Giang, đưa ngân lượng và nói rằng vị tiểu huynh đệ này, không đến phủ Quy Nhơn nữa. Vị tiểu huynh đệ, đã theo Hoành Long tiêu cục, làm nghề bảo tiêu. Còn Hoàng tiêu sư, biết phải tìm chúng ta, ở nơi đâu rồi đó.
Hoàng tiêu sư nghe thế, liền cầm lấy ngân lượng, nhảy lên ngựa, định ra roi.
Nguyễn Đức lúc này mới gọi giật lại.
_ Hoàng tiêu sư, hãy ngừng lại một chút.
Gia Định kiếm khách nghe thằng bé, gọi Hoàng tiêu sư, liền hỏi:
_ Tiểu huynh đệ, có gì muốn nói hay sao?
Dưới bóng cây xanh mát mẻ bên cạnh Ái Tử sa, một bọn bảo tiêu đang nghĩ chân.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.

                       Hết chương 3

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro