05. Chương 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

...

Hai chị em tôi quay trở lại chỗ mà bố mẹ tôi đang nhặt củi.

- Hai đứa quay lại rồi à. Hai đứa hái nấm thế nào? - Bố tôi hỏi.

- Dạ, hai chị em con hái được nhiều nấm lắm!

- Đâu để mẹ xem. - Mẹ tôi nói, vừa nói vừa lấy cái gùi nấm trên lưng tôi xuống, cùng lúc bố tôi lấy gùi nấm trên lưng thằng Sơn xuống để lựa.

- Sơn ơi sao con lựa hái nấm toàn nấm không ăn được thế này? - Bố tôi vừa nói vừa lấy ra bốn cây nấm trong đống nấm mà Sơn hái, nhìn sơ qua có vẻ giống nấm ăn được, nhưng nhìn kỹ thì nấm đó là nấm độc.

- Ông đừng có nói nó như thế chứ! Nó hái được như thế này là đã tốt lắm rồi.

"Mười hai tuổi như nó đã biết hái nấm, lựa nấm thành thạo như nó là ổn rồi! Cả gùi nấm to thế mà chỉ sót mấy cây không ăn được. So với những đứa cùng tuổi nó chưa chắc có nhiều đứa hái được như thế!". Tôi càng suy nghĩ càng thấy đúng, càng thấy hai chị em tôi thật giỏi. Với cái tâm hồn suy nghĩ vẩn vơ như thế của tôi, có lẽ mũi tôi đã dài chạm tới mây xanh luôn rồi.

Sau khi lựa nấm xong thì bố mẹ tôi cũng kiếm dây rừng, bó lại bó củi rồi móc lên đòn gánh, vác lên vai; còn hai chị em tôi thì đeo gùi nấm lên lưng, rồi cùng nhau đi về nhà.

Khi chúng tôi ra về, trời tây đã bắt đầu chuyển sang sắc vàng cam, báo hiệu cho một ngày nữa sắp khép lại. Những đám mây cứ nương theo luồng gió Đông Bắc  thổi về phía Tây Nam, đón lấy ánh nắng chiều tà để nhuộm mình thành những đám mây ngũ sắc, để rồi hòa hợp cùng mặt đất, tạo nên một bức tranh rực rỡ cuối chân trời. Dọc theo con đường về thôn, có hai tiếng hát non nớt cất lên :

Em đi giữa biển vàng

Nghe mênh mang trên đồng lúa hát

Hương lúa chín thoang thoảng bay

Làm lung lay hàng cột điện

Làm xáo động cả hàng cây...

Khung cảnh yên bình vào xế chiều hòa trộn với tiếng hát của hai chị em tôi văng vẳng vào không trung, tạo nên một khung cảnh yên bình khó tả.

Những cánh đồng lúa đầu thu rung động nhè nhẹ theo gió thổi, những cánh cò trắng sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi cũng đã bay về tổ, đậu trắng trên những cành tre mọc ven bờ suối, tiếng hát non nớt của trẻ con, tiếng nói cười vui vẻ của những người trên đồng bắt đầu về nhà cùng nhau bắt chuyện, nói chuyện với nhau và trêu chọc nhau bằng lời nói...

Đó thật sự là khung cảnh đẹp đẽ không thể diễn tả bằng lời.

...

Tối thứ năm (ý mình là buổi tối thứ năm tuần đấy).

Cả nhà tôi cùng nhau ngồi ăn cơm một cách vui vẻ sau một ngày làm việc mệt mỏi trên đồng.

- Chiều ngày mai hai đứa vào vườn cùng bố mẹ hái quả đấy nhé!

Hai chị em tôi miệng đã nhét đầy cơm, vừa nhai vừa đáp:

- ...âng ạ!(vâng ạ!)

- Hai cái đứa này, nuốt hết đi rồi hãy đáp! - Mẹ tôi nhắc nhở.

Tôi và Sơn nuốt hết đống cơm trong mồm mình xuống, rồi tôi với nó cùng đáp lại:

- Vâng ạ!

Rồi tôi nói với mẹ :

- Mẹ ơi, sáng chủ nhật mẹ đi cùng với con xuống thành phố nhá!

Mẹ tôi nghe cũng hiểu ý tôi muốn nói là gì, nên mẹ tôi hỏi lại :

- Con định ký hợp đồng với công ty Thanh Kiệt hay Hà Linh?

- Dạ là Thanh Kiệt ạ!

Mẹ tôi thở phào :

- Mấy lần trước mẹ bảo con ký với Thanh Kiệt mà con không ký, toàn ký với Hà Linh, rồi bảo tin tưởng người ta. Haizz. Toàn lũ gian thương.

- Vâng.

Thật ra tôi ký hợp đồng với Thanh Kiệt cũng là vì điều này. Vào khoảng thời gian trước, tôi có ba lần kí hợp đồng bản quyền in tiểu thuyết với Hà Linh. Tuy rằng lợi tức thu về từ hợp đồng không ít nhưng họ luôn có những quyết định nhằm tăng lợi nhuận nhưng không thông báo cho tôi biết về chuyện đó. Ban đầu bởi vì lợi tức thu về từ bản quyền tác phẩm khá ổn nên tôi mới chọn ký hợp đồng với Hà Linh nhưng họ nếu không tôn trọng tác giả như vậy thì tôi cũng chẳng cần họ nữa. Bởi vì dẫu sao cũng chẳng thiếu các công ty sách muốn ký hợp đồng với tôi mà họ có thái độ hợp tác tốt hơn cái công ty đó.

Tôi lại cắm đầu vào ăn cơm.

...

Nhìn lại hai đứa con của mình, bà Hoa lại thấy đau lòng. Bởi vì bọn trẻ trưởng thành quá sớm.

Đối với bọn trẻ ở vùng này, trưởng thành sớm cũng chả có gì lạ.Bởi vì nếu bọn nó không trưởng thành sớm hơn thì gia đình nhà bọn trẻ sẽ chẳng có gì ăn chứ đừng nói đến được đi học. Nếu so sánh giữa gia đình nhà bà với những gia đình khác ở đây, tuy nhà bà chả có cái gì nhiều nhưng cũng được họ coi là khá giả chỉ vì nhà bà có chút của ăn của để, đủ nuôi các con trưởng thành, tính ra các con của bà cũng chẳng cần phải lo nghĩ về việc bữa no bữa đói. Nhưng bà càng không nghĩ các con của mình lại trưởng thành và thông minh, giỏi giang đến thế. Bọn nó đứa nào cũng giỏi việc nhà, đồng áng, trong học tập ở trường đứa nào cũng học rất giỏi, chăm, bận rộn vì lớp nhiều nhưng lúc nào đi thi cũng toàn đạt giải nhất.

Nhưng bà còn không ngờ hai đứa con của mình còn rất giỏi kiếm tiền.

Vào hè lớp năm, bà có mua cho Mây cái điện thoại cảm ứng làm quà thưởng cho con bé. Ban đầu con bé không nhận, bà ép mãi nó mới lấy. Nhưng mấy tháng sau, cũng trong bữa cơm tối như tối hôm nay, bà nghe con bé bảo :

- Mẹ ơi, mẹ cho con xin ý kiến đi! Con nên ký hợp đồng với công ty nào được. Công ty nào mời con ký kết cũng đều là công ty nổi tiếng hết á!

Bà hỏi lại con gái :

- Hợp đồng nào cơ?

Thế là Mây kể hết cho bà một lượt những gì mà Mây làm với cái điện thoại đấy. Ban đầu cô bé chẳng biết nên làm gì với cái điện thoại đấy nhưng sau đó cô dùng nó học thêm các kiến thức mới ( mà toàn các kiến thức vượt cấp không), sau rồi lúc thư giãn thì con bé đọc tiểu thuyết là nhiều.

Nhưng cũng trong lúc đấy Mây đã nảy ra ý tưởng kiếm tiền bằng cách viết tiểu thuyết mạng và không ngờ cô bé này lại giỏi và may mắn đến vậy. Hiện lúc đó cô đã có một lượng fan nhất định, vả lại cô bé càng viết, sự đam mê với viết tiểu thuyết càng nâng lên, nhưng nó khiến bà có chút lo lắng. Bà thật sự không mong con bé quá hết mình vào việc kiếm tiền theo cách này, bởi cô bé vẫn còn đang trong tuổi ăn học. Dù biết sau đó thật sự là vì đam mê, nhưng bà không khỏi hoài nghi.

Bà hỏi Mây rằng tại sao con lại muốn kiếm tiền, con bé nói :

- Con không muốn thấy bố mẹ vất vả kiếm tiền cho con nhiều như thế đâu, con còn muốn giúp bố mẹ kiếm tiền nữa.

Ông bà im lặng một lúc. Con bé nhận thức và trưởng thành sớm là tốt, nhưng vẫn không khỏi khiến bọn họ lo lắng ít nhiều.

- Con biết lo như vậy là tốt rồi. Nhưng đừng gắng quá nhé!

Hai người đã nói với con gái họ như vậy.

Và hiện tại...

Cái laptop kia là tiền của con bé mua, tiền đi học cũng là tiền của con bé làm ra mà đóng. Hầu như quần áo, giày dép của con bé bây giờ hai ông bà không cần chi ra một xu. Tiền mạng hàng tháng ông bà cũng không cần trả cho dù một cắc.

Ai cũng bảo ông bà có phước ba đời mới sinh ra được hai đứa con như thế này. Nhưng chỉ có ông Lương và bà Hoa mới hiểu được khi mình có hai đứa con quá thông minh và giỏi giang thì nó sẽ như thế nào.

Có đôi lúc ông bà sầu não vì có lúc hai đứa con của bà nói chuyện với nhau mà ông bà nghe xong chẳng hiểu một chữ gì hết, vì tất cả đều đã vượt quá tầm hiểu biết của họ.

Họ cũng dần nhận ra, mình đã không thể theo kịp bước chân của con mình nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro