2. Cơ Khải Tĩnh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quốc Tử Giám là hệ thống trường học lớn nhất Văn Lang, bao gồm cả sơ cấp - trung cấp - và cao cấp, đào tạo mọi lĩnh vực. Học sinh xuất sắc, giáo sư đầu ngành, là niềm tự hào của nền giáo dục Văn Lang.

Về giáo dục, Quốc Tử Giám khác hoàn toàn với các trường học khác trong vương quốc. Nếu các trường học kia chủ trương giáo dục đồng nhất, tập trung vào tài nguyên và văn hóa quốc gia, chú trọng học sinh và giáo sư bản địa. Thì Quốc Tử Giám mở cửa cho tất cả sinh viên và giáo sư ngoại quốc, miễn là họ có chân tài, thực học.

Đó vừa là điểm mạnh vì thu hút nhân tài. Nhưng cũng là điểm yếu nếu quản lý lỏng lẻo, sẽ dẫn đến tình trạng Quốc Tử Giám trở thành nơi bồi dưỡng nhân tài cho những quốc gia khác.

Đó cũng là lý do vì sao sĩ phu Văn Lang rất nhiều người phản đối chủ trương mở cửa thái quá này của Quốc Tử Giám.

Nhưng người đứng đầu trường bây giờ, thầy giáo đại tài Chu Văn An, dường như không để những lời can gián đó vào tai. Khi Hùng Vương Lý Anh Hoàng trực tiếp hỏi Chu Văn An rằng, ngươi mở cửa trường học như thế, nếu giữ lại được nhân tài cho Văn Lang thì tốt, nhưng nếu như những người đó quay về làm giàu cho vương quốc của họ, thì không phải là lỗ vốn sao?

Chu Văn An đã khẳng khái mà đáp rằng: "Tâu bệ hạ, thứ nhất, với mức học phí quá cao dành cho người ngoại quốc, Quốc Tử Giám và bệ hạ sẽ không bao giờ lỗ vốn. Thứ hai, con người có tổ có tông, nhân tài quay trở về cống hiến cho vương quốc là chuyện thường tình. Nhưng Quốc Tử Giám luôn có điều lệ, sinh viên tốt nghiệp phải phục vụ trong biên chế Văn Lang năm năm trước khi về nước họ. Điều này chúng ta hưởng lợi rất nhiều."

Ngưng một lúc, thầy giáo Chu tâu: "Bệ hạ. Vi thần hiểu hàm ý của người. Nhưng bệ hạ hãy yên lòng, nếu có bạo loạn, tu học sinh của Quốc Tử Giám sẽ không bao giờ chĩa mũi dùi vào đất nước đã đào tạo họ. Bài học mà Quốc Tử Giám luôn dạy học sinh nằm lòng, đó là: một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy. Có thể số ít tu học sinh sẽ làm phản. Nhưng phần đông luôn luôn nhớ ơn giáo dục của Quốc Tử Giám".

"Muôn tâu bệ hạ. Trong tình thế chưa xảy ra chiến tranh vũ lực, việc duy trì và mở rộng văn hóa, tư tưởng là cơ hội nâng tầm ảnh hưởng của Văn Lang hiện nay. Mong bệ hạ hãy minh xét."

Hùng Vương Lý Anh Hoàng nghe câu trả lời cực kỳ mãn ý. Từ đó Ngài bỏ ngoài tai tất cả những ý kiến không lưu du học sinh ngoại quốc của những người phản đối.

Thậm chí, Ngài còn mở thêm bao nhiêu suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó của các nước khác. Nếu trước kia chỉ có vương tôn, quý tộc nước ngoài học tại Quốc Tử Giám, thì hiện nay du học sinh con nhà bình thường chiếm hơn quá nửa.

Trong số du học sinh đó, có Cơ Khải Tĩnh người vương quốc Vạn Đảo.

*****

Ba tháng trước Lý Ngọc Hoa tan học nhưng không thấy công công Văn Thanh Viễn đến nơi đón. Đang định bụng sẽ dỗi hắn một lúc lâu, làm cho hắn phải cầu xin tha thứ mới hài lòng.

Sau đó cô đi dạo một vòng quanh trường, thì thấy tên tiểu công công đang thì thà thì thụt với một tên nam nhân khác. Cô định núp lùm nghe trộm, thì chỉ nghe thấy người nam nhân kia nói: "Không biết giờ cô ấy trông như thế nào? Có dễ thương như xưa nữa không?".

Đang tự hỏi trong đầu "cô ấy" là ai, thì nàng vấp phải cục đá, ngã chổng vó làm hai người kia sửng sốt quay lại. Nhìn thấy bộ dạng của nàng thảm thương như vậy mà không tên nào lại đỡ, còn nhìn nàng bằng ánh mắt ngây ngốc khó hiểu.

Văn Thanh Viễn mau chóng phục hồi ánh mắt khó hiểu kia, chạy tới đỡ nàng, lấy tay phủi đi hàng lớp bụi phủ trên xiêm y nàng, giọng trách móc:

- Tiểu công chúa lần sau đi đứng phải cẩn thận chứ. Người bị xước mất miếng da nào là tiểu Viễn tử ta ăn không ngon ngủ không yên cả đêm mất thôi.

Nói rồi hắn giả bộ nước mắt ngắn dài làm Lý Ngọc Hoa phì cười.

Rất nhanh, ánh mắt nàng dừng trên người Cơ Khải Tĩnh. "Thanh Viễn, anh chàng ca ca đang nói chuyện cùng là ai mà đẹp trai vậy?".

Văn Thanh Viên cười khổ, nói nhỏ: "Hắn ta đi lạc, mới chạy đến hỏi đường ta. Công chúa thích thì ta qua hỏi hắn tên gì cho người".

Đó là lần đầu tiên Lý Ngọc Hoa gặp Cơ Khải Tĩnh. Nàng liền sinh hảo cảm ngay lập tức.

Lý Ngọc Hoa luôn có cảm giác quen thuộc với Cơ công tử, nhưng cô nghĩ mãi mà không nhớ ra đã từng gặp hắn ở đâu.

Sau này cô không quan tâm tới điều đó nữa.

Cô mặc nhiên nghĩ có hảo cảm với Cơ Khải Tĩnh.

Và ngang nhiên dùng hết hành động của mình đi bày tỏ với người này.

*****

"Trúc Lâm viên" là vườn trúc đẹp nhất Quốc Tử Giám, là ngắm cảnh, học tập cũng là nơi tập luyện thể thao của nhiều môn sinh trong trường. Có thể coi "Trúc Lâm viên" là tổ hợp giải trí - học tập đa năng cũng được.

Sân thi đấu cầu lông lúc này đang chật người, các môn sinh và một số giáo sư trẻ đang cùng hồi hộp nhìn vào từng đường cầu của hai kỳ phùng địch thủ trên sân.

Hai người đó là Cơ Khải Tĩnh người vương quốc Vạn Đảo. Và Vương Bảo Bích là người công quốc Đại Minh.

Vạn Đảo và Đại Minh là hai cường quốc bộ môn này nên tất cả mọi người đều hào hứng, bàn tán sôi nổi xem ai là người chiến thắng.

Công chúa và Văn công công vất vả lắm mới chen lên được hàng đầu để nhìn Cơ Khải Tĩnh cho rõ hơn.

Lý Ngọc Hoa không biết gì về thể thao, còn chẳng quan tâm ai thắng ai thua, chỉ chăm chăm nhìn vào Cơ Khải Tĩnh.

Séc đấu cuối cùng kết thúc, Lý Ngọc Hoa nhanh chân chạy ngay vào sàn thi đấu, hai tay đưa cho Cơ Khải Tĩnh bình nước mát và một chiếc khăn tay, tiện thể khoe: "Khải Tĩnh, chiếc khăn này là ta tặng ngươi. Thấy có đẹp không?".

Cơ Khải Tĩnh nhìn cô cười nhẹ, nhưng không đáp. Lại thấy Văn Thanh Viễn bên cạnh, làm lễ chào:

- Văn công công, ngươi đến rồi.

Lý Ngọc Hoa làm bộ tức giận:

- Cơ Khải Tĩnh, tại sao ngươi không chào ta, lại chào tiểu Viễn tử chứ!

"Công chúa người hôm nay đến tìm ta có chuyện gì?" - Cơ Khải Tĩnh không lạnh không nóng hỏi, mắt vẫn nhìn Văn Thanh Viễn.

"Ta có chuyện quan trọng cần nói với ngươi. Tìm chỗ nào nhé?" - Lý Ngọc Hoa đề nghị.

"Được, tuân lệnh công chúa."

"Ngươi thật là..." Lý công chúa làm bộ trách yêu.

Sau đó, dưới sự sắp xếp của công công đại tài Văn Thanh Viễn, nửa canh giờ sau họ đã có mặt ở gian phòng đẹp nhất "Bích Thúy tiểu quán". Nói là "tiểu quán", nhưng thực chất đây là nhà hàng lớn thứ ba kinh đô Phong Châu, nằm ở phía ngoại ô, không gian hữu tình, đích thực là nơi tuyệt tác bàn chuyện hò hẹn, gió trăng.

Bên ngoài là rặng núi mập mờ, nhấp nhô như ẩn như hiện dưới vầng trăng sáng chiếu ánh vàng trải dài trên một vùng bát ngát.

Tiếng nước suối chảy róc rách liên tục, tưởng như không có điểm dừng.

Cảnh vật tĩnh mà không tĩnh, động mà không động.

Trăng sáng.

Mùi thơm của hoa sen bừng khắp không gian.

Vò rượu Nhất Điểm Hồng được ủ suốt ba mươi năm thơm nức đặt trên chiếc bàn gỗ nhỏ.

Cảnh đẹp và tình quá. Tên công công này thật khéo chọn nơi hò hẹn.

Hai người ngồi đối diện với nhau.

Ánh mắt công chúa say đắm.

Mà mắt người kia lạnh lùng.

Văn Thanh Viễn ngồi ngoài canh cho họ nói chuyện, cũng không rõ tư vị trong lòng hắn là gì.

*****

Cơ Khải Tĩnh đây *tung bông* *lộp bộp*

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro