Chương 8: Văn, chàng có tin ta không?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hôm nay là ngày đầu tiên nhà lão Điền đi bán bánh. Bà Yến và Châu Phán đẩy xe ra chợ. Lý Điền ở nhà xay bột. Lão dự định sẽ trồng thêm dứa thêm bưởi ở đất trống trước nhà một phần cũng vì khá rảnh rang, một phần để sau đỡ phần nào tiền mua nguyên liệu ở ngoài. Buổi bán đầu tiên khá đắt hang. Mọi người đi qua thấy bánh thơm ngon đẹp mắt bèn kéo lại mua rất đông. Châu Phán cùng bà Yến vừa làm vừa bán không nghỉ tay, chẳng mấy chốc đã hết veo số bột mang theo. Bà Yến lắc hầu bao vừa kiếm được cười hà hà :"Nhà ta có duyên làm buôn bán. Công việc vừa đỡ vất vả, hàng ngày tiền lại sẵn túi. Không uổng phí bao năm nhà ta bóp mồm bóp miệng tích cóp từng đồng."

Trưa ấy, lão Điền mừng tít mắt. Lão mua ngay một con gà to sụ đãi con trai, con gái vừa đi học về. Lão mừng đến nỗi hôm nay còn gọi cả Châu Phán thui thủi trong gốc bếp ra ăn cơm cùng. Con bé rụt rè tiến đến, ngồi cạnh Duệ Văn. Duệ Văn quay sang gật đầu với bé. Có ánh nhìn trầm ấm của cậu, Châu Phán cũng an tâm ngồi cùng nghe lão Lý ba hoa kể chuyện :"Nay kiếm 50 văn tiền, mai cố kiếm gấp đôi là 100 văn tiền, ngày mốt làm nữa là 150 văn tiền. Ba ngày mà kiếm được 3 bách tiền, bằng cả tháng làm việc ngoài đồng. Bà nó ơi, rồi nhà ta sẽ thành phú gia. Tôi sẽ xây cả căn nhà to đùng. Vợ chồng mình sẽ có 1 phòng riêng, Duệ Văn, Thanh Hinh đều sẽ có phòng riêng. Còn có rất nhiều nô bộc hầu hạ chúng ta nữa. Khà khà khà khà."

Niềm vui chẳng kéo dài được bao lâu, Duệ Văn đột nhiên ngắt lời ông :"Cha, phu tử bảo con học giỏi. Cuối năm nay có thể đủ điều kiện vào *Tông Học."

*TÔNG HỌC ở đây là tên của trường học (do tác giả nghĩ ra) cho những người học giỏi sau thi lên làm quan (chủ yếu là con quan theo học, rất ít người nghèo đỗ được)

"Thật sao con, đây là một tin thật tốt lành. Cảm tạ phật tổ." Bà Yến xúc động

"Nhưng mà...", Duệ Văn chần chừ rồi nói tiếp :"Học phí ở Tông Học sẽ rất đắt, 1 thỏi bạc 1 kỳ học."

Lão Điền nghe thấy vậy như muốn đứng tim

"Hơn nữa, còn phải lên kinh thành để thi. Kinh thành xa xôi, sẽ tốn rất nhiều lộ phí." Duệ Văn buồn bã

"Duệ Văn, mày có coi tao là cha không." Lão Điền nói giọng khắc khổ, "Trước kia, tao cho mày đi học để thoát cảnh nghèo đói như tao với mẹ mày. Nhưng giờ, mày nhìn xem, nhà ta sắp thoát cảnh ăn không no rồi. Mày sau này có thể đi bán bánh. Nếu mày còn coi tao là cha thì bỏ đi, con ạ."

"Cha ơi, cả thành chắc cũng chỉ có anh được vào Tông Học..." Thanh Hinh nhanh chóng bảo vệ

"Em đừng nói nữa" Duệ Văn chặn họng em gái

Duệ Văn rất ít khi cãi cha mẹ. Cậu cúi đầu, hai tay nắm chặt, "Vâng" nhỏ một tiếng rồi bước ra khỏi cửa. Châu Phán chạy theo. Bà Yến và Thanh Hinh cũng muốn chạy theo con trai nhưng bị Lý Điền cản lại :"Ăn cơm, nguội hết rồi, kệ nó."

Duệ Văn thẫn thờ ngồi sụp bên bờ sông, nhìn dòng nước chảy. Châu Phán theo ngay đằng sau, nhìn cậu bối rối. Một lúc cô bé cũng dũng cảm tiến lại, nhớ lại những lần Duệ Văn an ủi mình, tay cô bé đặt lên đầu Duệ Văn xoa xoa, giọng non nớt ấm áp :"Ngoan, đừng buồn mà"

Duệ Văn bó hai gối, đờ đẫn nhìn cô :"Em không hiểu đâu Kim Hòa.", rồi lại thất thần nhìn xuống dòng nước đang chảy.

"Văn, anh có tin em không?" Châu Phán hỏi, "Lộ phí đi thi, em sẽ lo cho anh. Ngày trước, mẹ em từng kể, cuộc thi quyết định vào Tông Học, người đạt số điểm cao nhất có thể giành học bổng. Sẽ được học không tốn bạc đó!"

"Điểm cao nhất sao? Làm sao anh có thể?" Duệ Văn nghi ngờ

"Điểm cao hay không là do anh quyết định." Giọng nói trẻ con quả quyết khẳng định, "Kiến thức bao la, có học bao nhiêu cũng chỉ như *Tinh vệ lấp biển. Anh càng không phải *Trạng Trình vạn điều tinh thông, nhưng một ngày anh còn quyết tâm sẽ là thêm một ngày anh còn hy vọng."

*Thần thoại Trung Hoa có nhắc đến Tinh Vệ là tên con gái của , tên là Nữ Oa (女娃), một mỹ nữ tuyệt sắc, theo thì một lần Tinh Vệ ra Đông Hải chơi chẳng may thuyền bị sóng đánh đắm mà chết đuối. Linh hồn nàng oán hận biển cả nên hóa thành một con chim xinh đẹp, ngày ngày nàng bay đến núi Tây ngậm đá mang thả xuống hòng lấp biển để trả thù. Từ đấy nhân gian gọi luôn giống chim này là Tinh Vệ, nghĩa bóng người ta dùng điển tích chim Tinh Vệ ngậm đá để lấp (精衛填海; Tinh Vệ điền hải), chỉ việc oán thù sâu xa. (theo Wikipedia)

*Nguyễn Bỉnh Khiêm (: 阮秉謙; – ), tên huý là Văn Đạt (文達), là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士), được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử (雪江夫子), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của cũng như trong . Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ () cũng như tài tiên tri các tiến triển của . Sau khi đậu khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới , ông được "Trình Tuyền hầu" rồi thăng tới "Trình Quốc công" (程國公) mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.(Theo Wikipedia)

Duệ Văn thoáng chút bất ngờ, cậu không nghĩ Kim Hòa cậu biết lại có thể nói ra một lý lẽ chắc nịch như vậy. Cô bé này ngày trước hẳn cũng là người có học thức. Vậy mà lâu nay cậu lại vô tâm chẳng biết gì. Thoáng chút xấu hổ trên gương mặt.

...........

Sau khi được Châu Phán tiếp động lực, Duệ Văn ngày một chăm chỉ hơn. Bây giờ đã là đầu tháng 9, kì thi sẽ diễn ra vào cuối tháng 12. Chỉ còn 4 tháng để Duệ Văn quyết tâm học tập.

Một ngày của Châu Phán vẫn diễn ra như cũ, sáng theo bà Yến đi bán bánh, chiều ở nhà dọn dẹp, chăm vườn cây lão Điền vừa ươm. Lão Điền trồng dứa vô tình trúng vụ thu (t8-t9), cây lên nhanh tươi tốt mơn mởn. Dứa trồng vụ đầu, vừa để lấy lá vừa để lấy quả bán thêm tiền nên được Châu Phán đặc biệt quan tâm. Kiến thức làm vườn của cô bé có vẻ nhỉnh hơn cả hai vợ chồng nhà lão Điền một chút (hai vợ chồng lão chỉ có kiến thức trồng lúa, chồng ngô, trồng khoai thôi. Trong khi Châu Phán với mẹ ở tiểu viện trồng đủ thứ cây hoa rồi cây ăn quả). Các bước quan trọng như tỉa mầm, tỉa cỏ đều được Châu Phán hướng dẫn thuần thục. Lý Điền cũng dần hết ác cảm với cô bé. Lão còn biết ơn vô cùng vì nhờ Châu Phán ngăn cản lão mới không tự tay giệt sạch vườn dứa lão ươm. Thấy lão bón nguyên vôi cho cây, cô bé một mực ngăn cản. Vì thấy bé quá cố chấp lão cũng đành nghe(vì Châu Phán dù sao cũng thành thạo các bước trước đấy nên lão nghe đó). Cô bé lại vẹo người xách xô sắt đi xin đầy một xô phân gà, phân heo, tỉ mỉ giảng giải về lý thuyết bón lót cho Lý Điền cùng vợ lão.

1 tháng nay, Duệ Văn cứ quan sát. Cậu nhìn Châu Phán dần hòa hợp với gia đình mình. Lại nhìn những kiến thức cây trồng của Phán, trong lòng đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Cô bé rụt rè nói cũng không dám nói hết câu ngày nào, giờ đây đã biến mất. Kể từ lần bên bờ sông ấy

............

Kinh thành Đậu An, Vĩnh Bình quốc. Tại phủ Binh Bộ

"Chủ sự, đã xác nhận được nhị tiểu thư chính xác còn sống, thôn Hồng Ấn, Nam Đô thành." Người áo đen vẫn cung kính chắp hai tay.

"Tốt, ngươi mau tìm ra ai là nhị tiểu thư. Tướng Quân, ta sắp tìm được huyết mạch của ngài rồi." 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro