Chương 4.3: Tàn Tích Hải Vực, Tử Sát Tầm Mê

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vịnh Nha Trang hay còn được gọi là Vịnh Bình Can, thuộc địa phận Kauthara - một tiểu quốc đồng thời cũng là một địa khu quan trọng của vương quốc Chiêm Thành. Nằm giữa dải đất duyên hải miền Trung, vịnh này được bao bọc bởi những rặng núi đá vôi và những đồi cát trắng, tạo nên một vùng địa lý đa dạng với sự kết hợp hài hòa giữa biển cả và đất liền. Nước biển ở đây trong vắt, với độ mặn và nhiệt độ thích hợp, tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của các hệ sinh thái biển, đặc biệt là các rạn san hô và cỏ biển phong phú.

Vịnh Bình Can không chỉ đóng vai trò là một cảng tự nhiên quan trọng mà còn là một trung tâm chiến lược của Chiêm Thành trong việc kiểm soát và phát triển thương mại biển Đông. Những con thuyền buồm từ khắp nơi trong khu vực Đông Nam Á thường xuyên ghé thăm, mang theo hàng hóa, văn hóa, và công nghệ từ các nền văn minh khác. Đây cũng là nơi người Chăm tiếp nhận và chuyển giao những kiến thức hàng hải, thiên văn, và nông nghiệp tiên tiến từ các thương nhân và học giả đến từ Trung Hoa, Ấn Độ, và Ả Rập.

Bên cạnh giá trị kinh tế và chiến lược, Vịnh Nha Trang còn mang ý nghĩa khảo cổ học và nhân chủng học sâu sắc. Các di chỉ khảo cổ được tìm thấy xung quanh vùng vịnh cho thấy sự tồn tại của một nền văn hóa biển phát triển mạnh mẽ, với các hiện vật cho thấy kỹ thuật chế tác đá và đồ gốm độc đáo, cùng với dấu tích của các công trình kiến trúc tôn giáo, minh chứng cho sự kết hợp giữa tín ngưỡng địa phương và các ảnh hưởng ngoại lai. Vịnh Nha Trang với vị trí chiến lược và cảnh quan thiên nhiên đa dạng, trở thành một nghiên cứu điển hình cho sự giao thoa văn hóa và sự thích nghi của con người với môi trường biển qua hàng thế kỷ.

***

Thông thường trời chiều tháng 11 có không khí se lạnh, gió mùa bắt đầu thổi nhẹ trên bờ biển Aia Trang, mang theo hơi thở mặn mòi của biển cả và hơi lạnh từ đất liền.

Tầm khoảng 3 giờ chiều, bầu trời nhuốm sắc xám u ám, những tầng mây nặng nề màu xám tro phủ kín đường chân trời, báo hiệu một cơn mưa lớn sắp ập đến. Gió đất thổi từ phía núi đồi ra biển, đối đầu với luồng gió biển ẩm ướt, tạo nên một dòng khí lạnh luân phiên chuyển động.

Nhiệt độ không khí dao động trong khoảng 26 đến 28°C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt đất và nước biển tạo ra những luồng gió đất và biển luân phiên, di chuyển với tốc độ khoảng 12 đến 15 km/h. Gió Đông Bắc mang theo hơi lạnh và độ ẩm cao, làm giảm nhiệt độ bề mặt nước biển xuống còn khoảng 24 đến 25°C.

Sóng biển bắt đầu dâng cao hơn, những đợt sóng ngầm từ xa cuộn lên, cuốn theo dải cát vàng nhạt dưới lòng biển và đẩy lớp trầm tích dày vào bờ. Sóng biển liên tục va vào bờ cát mịn với vận tốc lên tới 0,8 - 1 m/s, tạo ra những đợt sóng bọt trắng xóa phủ phê. Khi dòng chảy ven bờ của Aia Trang di chuyển theo hướng Tây Nam, các con sóng trở nên rõ rệt hơn, tạo ra một chu kỳ sóng liên tục, đan xen và hòa vào nhau, như những nhịp đập mạnh mẽ của đại dương. Độ cao của các con sóng này có thể lên đến gần một mét, tùy thuộc vào sự tương tác giữa sóng và đáy biển nông đặc trưng của khu vực duyên hải này.

Những con sóng lan truyền kết hợp này (transitional waves) chịu ảnh hưởng đồng thời của lực kéo (drag) và trọng lực, tạo nên sự phức tạp trong chuyển động của nước biển, đồng thời mang theo hàm lượng muối cao và nồng độ các ion chloride (Cl-) và natri (Na+). Những yếu tố này góp phần làm cho nước biển ở đây có độ mặn cao hơn so với mức bình thường.

Hàm lượng muối cao cùng với ánh sáng mặt trời bị khuếch tán qua lớp mây dày tạo ra một hiện tượng quang phổ độc đáo. Khi ánh sáng xanh lục và xanh lam xuyên qua nước biển, chúng bị hấp thụ và phân tán bởi các phân tử nước, phù sa lơ lửng và các vi hạt hữu cơ (particulate organic matter). Hệ số hấp thụ ánh sáng cao (khoảng 0.12 m⁻¹) của nước biển tại Aia Trang giới hạn độ sâu mà ánh sáng có thể thâm nhập xuống chỉ từ 8 đến 10 mét, tạo ra một môi trường ánh sáng yếu (low-light environment) trong tầng ưu quang (photic zone).

Trong điều kiện như vậy, chỉ có những loài thực vật thích nghi cao mới có khả năng quang hợp và sinh tồn.

Các loài tảo biển và thực vật thủy sinh ở đây đã phát triển cơ chế đặc biệt để hấp thu tối ưu những bước sóng ánh sáng yếu còn lại, duy trì quá trình quang hợp trong môi trường thiếu sáng. Chúng sử dụng các sắc tố phụ (accessory pigments) để mở rộng phạm vi hấp thụ quang phổ, tận dụng triệt để mọi nguồn ánh sáng sẵn có. Ngoài ra, sự tích lũy chất hữu cơ từ quá trình phân giải sinh học ở các tầng nước trên cũng góp phần tạo nên một nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các loài thực vật này, giúp chúng thích nghi và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện khắc nghiệt của vùng duyên hải Aia Trang.

Dưới lớp sóng, trong vùng đới sóng vỗ bờ (surf zone), địa hình dốc thoải với các dải cát mịn, đan xen cùng các mảnh vỏ sò và san hô vụn, tạo thành một lớp trầm tích đa dạng, cho thấy một sự giao thoa phức tạp của dòng chảy và địa chất nơi đây. Các hạt cát chứa nhiều mảnh vụn sinh học và vô cơ, có kích thước trung bình khoảng 0.25-0.5 mm, giúp chúng dễ bị di chuyển và tái lắng đọng theo từng đợt sóng.

Trong hệ sinh thái này, thảm cỏ biển (seagrass beds) phát triển mạnh mẽ, với các loài thực vật dưới nước như cỏ xoan (Halophila ovalis) - loài có lá hình bầu dục, dài khoảng 1-3 cm, và cỏ kim biển (Halodule pinifolia) với những lá hẹp và dài như kim, thích nghi tốt với ánh sáng yếu và hàm lượng dinh dưỡng thấp. Cỏ vích (Thalassia hemprichii) có rễ đâm sâu và lan rộng, là loài chủ đạo giúp ổn định trầm tích và cung cấp môi trường sống cho các loài động vật không xương sống. Cỏ lá dừa (Enhalus acoroides), loài có lá dài và dày như lá dừa nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hệ sinh thái biển nông (shallow marine ecosystem).

Những thảm cỏ biển này không chỉ là nơi trú ngụ của hàng loạt sinh vật biển, từ những loài động vật không xương sống nhỏ bé như giun nhiều tơ (polychaetes), cua biển (Portunidae), và các loài cá nhỏ (juvenile fish species) đang tìm kiếm nơi ẩn náu, mà còn là lá phổi xanh dưới nước, cung cấp oxy thông qua quá trình quang hợp. Những lá cỏ biển rung rinh theo nhịp sóng, chúng hấp thụ CO₂ và giải phóng O₂, duy trì sự sống trong hệ sinh thái biển.

Chúng lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời yếu ớt, những chiếc lá rung rinh theo nhịp điệu của biển cả, mang trong mình một sức sống mãnh liệt, thách thức với thời gian và sự khắc nghiệt của khí hậu. Cả không gian dường như đang chuẩn bị cho một điều gì đó lớn lao hơn, như một khoảnh khắc tĩnh lặng trước khi bão tố kéo đến.

Bầu trời lúc này được bao phủ bởi những đám mây tích dày đặc, những đám mây mang sắc xám chì nặng nề của mưa sắp đến, che khuất phần lớn ánh sáng mặt trời. Quang phổ ánh sáng đo được trong điều kiện này chủ yếu thuộc dải quang phổ xanh lam và lục, với bước sóng 450-550 nm, bị giảm thiểu đáng kể bởi lớp mây dày và hệ số hấp thụ ánh sáng cao (khoảng 0.15 m⁻¹) do các hạt phù sa và chất lơ lửng hữu cơ (suspended particulate matter) trong nước. Tầng ưu quan (photic zone) ở đây bị giới hạn, ánh sáng chỉ có thể xuyên xuống độ sâu từ 5 đến 7 mét trước khi bị hấp thụ hoàn toàn. Điều này tạo nên một vùng ánh sáng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của các loài thực vật dưới nước, đặc biệt là các thảm cỏ biển.

Trong giai đoạn này, thủy triều theo chu kỳ nhật triều (diurnal tide) đạt đỉnh cao khoảng 1.5 mét, tạo ra một biến động đáng kể trong hệ thống lưu thông nước và dòng chảy. Với vận tốc dòng chảy dao động từ 0.3 đến 0.5 m/s, sức mạnh của nó không chỉ đơn thuần vận chuyển các hạt trầm tích, mà còn góp phần tái phân phối chất dinh dưỡng giữa các vùng ven bờ và xa khơi, tạo ra sự kết nối sinh thái đa dạng. Các chu kỳ này ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận chuyển trầm tích, từ những hạt phù sa nhẹ nhàng bị cuốn đi trong dòng chảy nhẹ nhàng, đến những mảnh vụn sinh vật từ các rạn san hô và các cấu trúc địa chất khác.

(*) Vùng vịnh Nha Trang với đặc trưng hệ sinh thái và cấu trúc trầm tích đa dạng, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những biến động này. Các lớp trầm tích hiện đại, được hình thành từ sự pha trộn của các nguồn trầm tích lưu chuyển và sinh học, phản ánh sự phong phú về cả nguồn gốc và thành phần hóa học. Từ các đảo, các rạn san hô chết, và sườn bờ ngầm, một dải vật liệu trầm tích đa dạng bao gồm từ cát trung bình đến các hạt bùn cacbonat, phản ánh sự phức tạp trong lịch sử địa chất và môi trường của khu vực này. Với tám kiểu trầm tích chính được xác định, từ trầm tích cát sạn đến trầm tích bùn cát chứa sạn, mỗi lớp vật liệu đóng góp vào đặc điểm độc đáo của vùng nước này, làm nổi bật màu xanh lục đậm khi các khoáng vật như thạch anh (quartz) và tràng thạch (hay gọi là đá bồ tát) (feldspar) hòa tan dưới tác động của ánh sáng.

Hàm lượng khoáng vật nặng (heavy minerals) trong khu vực chiếm tỷ lệ nhỏ, với trung bình khoảng 2% so với khoáng vật nhẹ. Khoáng vật nặng gồm ba nhóm chính: nhóm khoáng vật chủ yếu (inmenit, hornblend, rutin, zirconi, magnetit, granat, muscovit, biotit, tourmalin, epidot), nhóm khoáng vật thứ yếu (kyanit, titanit, storolit, cassiterit), và nhóm khoáng vật ít gặp (chu sa, apatit, monazit). Sự hiện diện của những khoáng vật này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích nguồn gốc địa chất của khu vực mà còn là chỉ dấu cho sự phong phú về địa chất và sinh thái học.

***

Dưới ánh sáng dịu dàng của buổi chiều, khi mặt trời bắt đầu chuyển dạng sang màu ráng đỏ, cũng là lúc gió đang dần trở nên mạnh mẽ, làn sóng biển xô vào bờ, và những đám mây nặng trĩu báo hiệu một cơn mưa nặng nề sắp sửa ập đến.

Jorani đi dọc bờ biển một quãng không xa, cô đứng bên bờ cát ẩm ướt, cẩn thận kiểm tra cái thứ gọi là "phong vũ biểu" thô sơ mà mình biến tấu, bằng một miếng vải nhẹ buộc chặt vào đầu một cây gậy tre dài, và thân cây gậy cắm vững chắc xuống đất. Cô không cần phải nghĩ quá lâu để hình dung ra phương pháp chế tạo của người xưa, mặc dù sự hiểu biết của cô chỉ dựa trên những kiến thức mà cô đã học được từ hiện tại.

Trong khi miếng vải bay phấp phới theo từng cơn gió, Jorani đánh dấu hướng gió trên mặt đất bằng những viên đá nhỏ, để theo dõi sự chuyển động của miếng vải. Cô quan sát cẩn thận, ghi chép lại hướng gió và tốc độ bằng cách tính toán độ nghiêng của miếng vải.

Với mực nước biển, ở một góc có lỏm chỏm các mỏm đá chồng, cô đã cắm một cây gậy dài xuống nền cát, trên thân có khắc các mốc đo, và buộc các viên đá nhỏ vào thân gậy để giữ cho nó ổn định trong cát lún. Mỗi khi nước biển dâng cao hay rút xuống, những dấu khắc trên gậy sẽ giúp cô theo dõi sự thay đổi mức nước.

Ngoài ra, cô cũng làm rất nhiều thứ công cụ khác để thí nghiệm, ví dụ như chế tạo một kính thủy lực thô sơ bằng vỏ sò và dây rừng, buộc vỏ sò vào đầu một que tre dài. Khi thả vỏ sò xuống dòng nước, chỉ cần đếm số vòng dây quấn quanh que tre trong một khoảng thời gian. Bằng cách này, cô ước tính tốc độ dòng chảy của nước biển. Hoặc dụ, một bộ lọc cát thô sơ từ khung tre và vải dệt thô (như vải bông hoặc lanh), để phân loại trầm tích ven bờ, có thể lọc các hạt cát khác nhau, phân loại chúng dựa trên kích cỡ. Hay là một thí nghiệm kiểm tra độ pH của nước biển, bằng cách ngâm các mảnh giấy thô hoặc vải bông vào dung dịch chiết xuất từ thực vật như hoa dâm bụt hoặc vỏ cây bàng, sau đó để khô. Những mảnh giấy này sẽ thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với nước biển có độ pH khác nhau.

Đối với việc quan sát các dải màu thì cần có một số thứ rườm rà và công phu hơn, đó chính là cần phải tạo ra một phổ kính thô sơ để phân tán ánh sáng mặt trời thành các dải màu quang phổ. Kính này phải được đặt trong một khung gỗ chắc chắn, sử dụng gương đồng để phản chiếu ánh sáng qua lăng kính nhằm quan sát sự phân tán của ánh sáng, còn phải sử dụng thủy tinh được mài ra để làm lăng kính. Từ đó có thể ước tính cường độ ánh sáng, để nghiên cứu hàm lượng và các thành phần hóa học trong nước biển, mức độ hấp thụ của các chất hữu cơ và vô cơ. Với công cụ này cô cần phải tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức cũng như tiền bạc, cũng vì vậy hiện tại cô cũng phải rất tranh thủ để cùng lúc làm nhiều việc khác nhau.

(*) KHÔNG NÊN ÁP DỤNG, ỨNG DỤNG các chi tiết, thông số, vật dụng, công thức chế tạo,... trong truyện ra ngoài bên thực tiễn, vì nó không có tính chất THAM KHẢO, không mang tính CHUYÊN MÔN. Vui lòng không tranh cãi, vì nó có thể là một sự giả tưởng hoặc sự bù đắp thiếu hụt tính logic.

Tuy nhiên việc ôm đồm quá nhiều cũng làm cho cô khá Stress dù chúng làm cho cô cảm thấy hứng khởi vô cùng. Tức nhiên những việc này chẳng phải là dư thừa, vì chúng là các thông tin mang tính xác thực vô cùng hữu ích đối với cô, bởi lẽ cô sẽ dùng nó làm đề tài nghiên cứu sâu hơn trong những năm tới, và nó sẽ là tư liệu bảo chứng cho bài luận tốt nghiệp của cô.

Ầy, công việc nghiên cứu tiêu tốn rất nhiều năng lượng và sức lực của Jorani. Dĩ nhiên, không phải lúc nào các công cụ của cô cũng phản ánh và cho ra kết quả tương đối chính xác với các công thức mà cô áp dụng, đôi lúc chúng vô dụng đến mức vừa không như mong đợi mà lại vượt ra khỏi ngoài dự kiến. Nhất là khi chiết suất các loại thực vật khác nhau để tạo ra dung dịch có khả năng thay đổi màu sắc khi tiếp xúc với các môi trường khác nhau. Đều không chỉ đơn thuần là áp dụng kiến thức lý thuyết trên sách vở vào thực tế, mà còn phải tùy thuộc vào vận may của chính cô, bởi các lượng kiến thức mà cô đã dung nạp và nhồi nhét mỗi ngày, chúng càng ngày càng quá tải, dẫn đến có đôi khi đầu óc của cô còn có một chút mơ hồ lú lẫn.

"Chào Nai Jorani, tại sao giờ này cô vẫn còn ở đây?" - Trong lúc ngồi xổm nhặt vỏ sò, Jorani bỗng dưng nghe thấy tiếng người gọi tên mình.

Jorani thoáng giật mình, cô ngước mắt lên liền thấy bóng dáng của Kong-Kae đi từ xa đến, là phía sau tảng đá to nhất trên bãi biển. Thấy không phải người lạ, Jorani liền chấp tay mỉm cười: "Chào anh Kong-Kae, em... đi nhặt sò! Là cái này!" Cô lắc lư chiếc túi lưới nhỏ nhắn trong tay mình khoe khoang, như đang khoe khoang chiến lợi phẩm mình đã cất công dành được.

"Trời sắp giông lớn rồi, mau trở về nhà đi... Hay để tôi đưa cô về!" - Kong-Kae cười với cô, ánh mắt lóe lên sự thân thiết và nụ cười trông rất đỗi thân thiện. Sợ rằng Jorani không hiểu rõ, anh ta liền chỉ ngón tay về phía đám mây đen đang cuồn cuộn kéo đến ở nơi chân trời xa.

"Em cũng định về đây!" - Jorani gật đầu rồi liền lẽo đẽo đi theo sau Kong-Kae.

"Anh Kong-Kae ơi!" - Jorani khẽ gọi.

"Ờ, làm sao nào?" - Anh ta quay tầm mắt nhìn Jorani đang đi song song với mình.

"Hôm nay, anh có đi... thả lưới không ạ?"

"Ừm... Có!" - Kong-Kae gật đầu. Anh ta cười nhẹ, mặc dù trong giọng nói có chút lo lắng: "Vì vốn dĩ trời đẹp mà, nhưng không được bao lâu đâu... Cơn bão sắp tới có thể làm đảo lộn mọi thứ!"

"Em nghe được từ chị Krah Kaong... có nhiều chuyện kỳ lạ của biển cả... về những người trong làng. Có phải... biển này thường xuyên... xảy ra những hiện tượng lạ không?" - Jorani hỏi, mắt cô ánh lên sự tò mò.

"Dĩ nhiên có chứ! Người lớn trong làng hay kể cho bọn trẻ nghe những câu chuyện bí ẩn về biển... Họ bảo rằng biển này có những sức mạnh kỳ diệu và cũng đầy bí ẩn. Ví dụ như có một lần, một chiếc thuyền biến mất không dấu vết giữa những cơn sóng, và người ta chỉ tìm thấy một ít vỏ sò khắc chữ mà không ai hiểu được! Còn có một lần, tôi còn nghe kể rằng có một người thợ lặn đã thấy một ánh sáng kỳ lạ dưới nước. Ông ta bảo rằng đó là dấu vết của một sinh vật biển chưa bao giờ được thấy trước đây. Và còn có câu chuyện về một hòn đảo bí ẩn mà chỉ xuất hiện vào những đêm trăng tròn..." - Kong-Kae cười, ánh mắt tràn đầy sự hứng thú đối với ngữ điệu ngây ngô của Jorani. Anh Kong- Kae này đã vừa kể thật nhiều câu chuyện, vừa biểu diễn hình thể thật khoa trương, khiến Jorani cười đến khúc khích không ngớt.

Vì anh ta biết rằng Jorani không thể hiểu hết những điều mà anh ta kể, nhưng cô bé này lại là một người đặc biệt... anh còn biết chuyện của Cả sư và Jorani, nhưng thái độ của anh đối với cô vẫn bình thường như đối với một người bạn đến từ phương xa, luôn muốn niềm nở và chào đón, huống hồ anh còn biết việc Jorani muốn chế tạo trầm hương, nên anh cũng rộng rãi muốn giúp đỡ hết mình.

"Những câu chuyện như thế... thật, thật thú vị đấy ạ!" - Ánh mắt Jorani lấp lánh, biểu cảm khuôn mặt càng thêm sinh động hơn.

Khi họ đi đến một đoạn bờ biển hẹp, một nhóm binh lính xuất hiện phía trước, đang thực hiện các động tác tập dượt nghiêm túc. Bên tai Jorani tiếng reo hò như hòa vào sóng biển, cuốn theo những đợt gió mạnh mẽ, vang vọng khắp không gian.

Phía xa xa, ngoài khơi, những đoàn thuyền chiến sừng sững nổi trên mặt nước xanh biếc. Những tàu lớn, là những "toà tháp trên mặt nước" (jong) dài từ 50 - 60 mét, với nhiều boong và hàng mái chèo rẽ sóng, như những con rồng biển khổng lồ đang canh giữ vùng duyên hải. Mỗi con tàu mang theo trên mình một đoàn quân lính và hoa tiêu đông đảo, tất cả đều sẵn sàng cho mọi tình huống. Những chiếc "thuyền tam bản" (sampan panjang/ peharu panjang) nhỏ hơn, linh hoạt và nhanh nhẹn, luồn lách qua những con sóng như những mũi tên bắn ra từ nỏ, tiến hành tuần tra và do thám.

Trên bãi cát rộng trải dài đến tận chân trời, đoàn binh lính Chiêm Thành đang tập dượt. Những bước chân rầm rập, rộn ràng, như tiếng sấm nổ. Cả hai người hướng mắt dõi theo từng chuyển động của đoàn quân, lòng không khỏi rạo rực trước cảnh tượng hùng tráng trước mặt.

Trên bãi cát, đoàn lính hải quân trong bộ giáp trụ sáng loáng dưới ánh mặt trời, như những chiến binh bước ra từ huyền thoại. Áo giáp kim loại, từ giáp vảy đến giáp mỏng, tỏa sáng với vẻ uy nghiêm nhưng không kém phần linh hoạt. Mỗi bước di chuyển đều thể hiện sự khéo léo và sức mạnh. Những mũ sắt kiên cố, được chế tác từ kim loại tốt nhất, bảo vệ đầu và cổ của họ. Tấm chắn ngực, bọc kim loại, bao phủ thân mình với những lớp lá hoặc xích, bảo vệ vai và lưng khỏi những đòn tấn công hiểm hóc. Bên dưới, áo giáp tay và chân được làm từ da sơn mài mềm dẻo, cho phép họ di chuyển nhanh nhẹn mà không mất đi sự phòng vệ cần thiết.

Trong tay những binh sĩ Chiêm Thành, kiếm cong làm từ sắt hoặc thép sáng bóng phản chiếu ánh mặt trời. Những lưỡi kiếm này không chỉ sắc bén mà còn được rèn đúc để dễ dàng trong việc chém và đâm, thích hợp cho các trận cận chiến đầy khốc liệt. Giáo mác dài làm bằng gỗ và đầu kim loại, vươn thẳng lên như những cột cờ, có thể được dùng để đâm hoặc ném, tạo nên sự linh hoạt trong chiến đấu.

Nhưng nổi bật hơn cả là những chiếc cung và nỏ liên tục mà người lính Chăm thành thạo sử dụng. Những chiếc cung làm từ gỗ hoặc tre, căng tràn năng lượng, sẵn sàng bắn ra những mũi tên đầu kim loại hoặc xương, xuyên thủng không khí với tốc độ nhanh như chớp. Nỏ liên tục, được cải tiến và sử dụng trên những con thuyền lớn, có thể bắn ra nhiều mũi tên cùng một lúc, biến chúng thành những vũ khí đáng gờm chống lại tàu địch từ xa.

Jorani chăm chú nhìn các đội lính di chuyển một cách thuần thục, thực hiện các bài tập chiến thuật đầy uy lực. Tiếng hô vang "Hà!" mỗi khi họ bước tới, xoay người, nâng kiếm, chém xuống, hòa lẫn với tiếng sóng biển vỗ về, tạo nên một bản hòa tấu của sức mạnh và sự quyết tâm. Cờ hiệu tung bay phấp phới trong cơn gió biển, khiến khung cảnh càng thêm phần nghiêm trang và hùng tráng. Tiếng trống trận dồn dập, nhịp điệu mạnh mẽ khích lệ tinh thần những người lính, làm không khí nơi đây trở nên căng thẳng và đầy sự chuẩn bị nghiêm chỉnh.

Chỉ huy của nhóm người này, là một người đàn ông với vẻ mặt nghiêm nghị và uy quyền, tiến lại gần hai người. Giọng nói đanh thép đột ngột quát lên: "Dừng lại! Không được đến gần khu vực này!" - Tiếng nói vang lên đầy uy lực. - "Nơi này đang được bảo vệ, không ai được phép ra vào mà không có lệnh!"

Jorani dừng bước, nhìn Kong-Kae với ánh mắt ngạc nhiên, cô đứng nép vào phía sau Kong-Kae, cố gắng giữ khoảng cách với đám binh lính. Kong-Kae cúi đầu một cách kính cẩn trước người chỉ huy: "Xin lỗi, thưa ngài... Chúng tôi chỉ đi ngang qua, không biết rằng nơi này đang bị giới hạn!"

Người chỉ huy nhìn họ một lúc rồi hạ giọng, nhưng vẫn nghiêm nghị: "Được rồi, nhưng đừng lảng vảng ở đây. Có cướp biển hoành hành ở vùng vịnh Mon, bọn chúng không chỉ cướp của mà còn giết người không ghê tay. Bọn ta đang trong tình trạng báo động cao!"

"Thưa ngài, có một xác chết trôi dạt vào bờ, cách đây không xa!" - Khi ông ta vừa dứt lời, một người lính khác chạy tới, khuôn mặt tái nhợt, mắt đầy lo âu.

Trong lòng Kong-Kae rét run, hơi thở dồn dập, mắt không giấu được sự hoang mang: "Xác chết à? Là ai? Tại sao lại có người chết trôi vào bờ?"

"Mau dẫn đường đưa ta đến đó!" - Người chỉ huy lập tức hạ lệnh. Ông còn lập tức nghiêm mặt phân phó đối với một tốp binh lính khác: "Những người khác, tiếp tục rà soát khu vực!"

Tiếp theo ông ta quay lại nhìn Jorani và Kong-Kae: "Nếu hai người muốn giữ mạng sống, thì hãy đi khỏi nơi này ngay lập tức. Đây không phải là chuyện mà dân thường có thể can thiệp!"

Vậy mà...

Jorani và Kong-Kae theo chân đội quân, bất chấp những lời cảnh báo phải giữ khoảng cách. Họ tiến đến gần hơn, và cảnh tượng trước mắt khiến Jorani không khỏi rùng mình.

Trước mặt họ là một nhóm binh lính đang vây quanh một thi thể vừa được sóng biển đẩy vào bờ. Xác chết của một người đàn ông nằm sõng soài trên bãi cát, quần áo ướt sũng nước biển, khuôn mặt xám xịt và đôi mắt trống rỗng mở to, đầy khiếp sợ. Tóc và quần áo ông ta ướt đẫm, thân hình cứng đờ, khuôn mặt tím tái do thiếu oxy.

Người chỉ huy cúi xuống gần thi thể, dùng một que tre nhỏ nhẹ nhàng mở miệng và mắt của người chết. Ông nhăn mặt khi nhìn thấy nước biển vẫn còn đọng trong cổ họng, và trong mắt người chết có vài vết xuất huyết nhỏ, dấu hiệu của việc bị ngạt nước. Tuy nhiên, điều khiến ông chú ý hơn cả là những vết bầm tím sâu hằn trên cổ tay và cổ chân, như thể nạn nhân đã bị trói buộc trong một khoảng thời gian dài trước khi bị ném xuống biển.

"Ngỗ tác, ông mau lại đây!"

Người chỉ huy ra hiệu cho một ngỗ tác-người chuyên làm công việc khám nghiệm tử thi thời đó-bắt đầu kiểm tra kỹ hơn.

Ngỗ tác là một người đàn ông với mái tóc bạc phơ và bộ râu dài, bước đến gần thi thể với sự thận trọng. Ông ta không phải là người cảm thấy xa lạ với những cảnh tượng chết chóc, nhưng lần này, có điều gì đó làm ông chần chừ.

Ngỗ tác cúi xuống kiểm tra thi thể, bàn tay điêu luyện của ông di chuyển nhanh chóng nhưng cẩn trọng. Ông dùng que tre khẽ mở miệng nạn nhân, quan sát kỹ lưỡng bên trong: "Trong miệng vẫn còn đầy nước biển, chứng tỏ nạn nhân đã hít vào lượng nước lớn trước khi chết..." ông lên tiếng, giọng bình thản nhưng đầy chắc chắn.

"Những vết trói buộc trên cổ tay và cổ chân này rất sâu. Những vết hằn này có thể do dây thừng hoặc dây da đã thít chặt vào da thịt khi người này vùng vẫy, cố gắng thoát khỏi sự trói buộc!" - Ông ta khẽ nghiêng đầu, lắng nghe tiếng gió thổi và tiếng sóng vỗ, như thể đang suy nghĩ về những điều mắt mình đang thấy. Ông nâng cánh tay trái của nạn nhân lên, phát hiện những vết cắt sâu và dài, vết dao rạch vào xương, giọng chậm rãi nhận định: "Dựa vào các dấu vết này, có vẻ như người này đã bị tra tấn hoặc giam cầm đã lâu! Những vết thương này được gây ra khi nạn nhân còn sống..."

"Thời gian chết có lẽ khoảng từ nửa đêm đến rạng sáng, dựa vào tình trạng cứng cơ và độ phân hủy của thi thể. Người này có thể đã bị bắt cóc và tra tấn trước khi bị giết để bịt đầu mối!" - Lần này giọng nói của ông hạ thấp, như thì thầm một bí mật đáng sợ. Ông cúi xuống gần hơn, dùng ngón tay trỏ chỉ vào một vết thương nhỏ ở phía bên phải cổ nạn nhân, nơi có một vết đâm sắc lẹm: "Vết thương này gây ra bởi một cây kim rất nhỏ, có khả năng là đã được tẩm độc. Rất khó để nhận ra nó nếu không nhìn kỹ. Đó là dấu hiệu của một sát thủ chuyên nghiệp, một người biết rõ cách kết liễu một mạng sống mà không để lại quá nhiều dấu vết. Đây có thể là đòn kết liễu sau khi đã tra tấn và khai thác hết giá trị thông tin từ ông ta!"

Người chỉ huy cau mày: "Nhưng tại sao lại giết người theo cách này? Nếu chỉ là cướp bóc thì đâu cần phải hành hạ như vậy. Có vẻ như đây không chỉ đơn thuần là một vụ cướp của giết người..."

"Ngươi có nghĩ đây là vụ cướp của giết người thông thường không?"

Ngỗ tác ngừng lại, suy ngẫm trước câu hỏi. Ông cúi xuống gần hơn, sử dụng những dụng cụ đơn sơ của mình để kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Ông ta dừng lại, lấy tay vén nhẹ áo choàng của nạn nhân, để lộ ra những vết sẹo lớn chằng chịt khắp thân thể, dấu tích của một cuộc sống đầy rẫy khổ cực và hiểm nguy.

Que tre chạm vào một vết sẹo lớn ở ngực, cảm nhận được những vết cắt sần sùi, đầy những mảnh vụn da thịt đã bị đâm chém không thương tiếc. Nên ông bắt đầu lấy ra từ túi một chiếc dao nhỏ, lưỡi dao sáng loáng dưới ánh hoàng hôn. Ông cẩn thận cắt từng lớp vải ướt bám dính chặt vào da thịt của nạn nhân, để lộ những vết bầm tím và các dấu hiệu tra tấn trên cơ thể, những vết bầm tím xanh đen chạy dài trên bụng và ngực, máu loang lổ bởi một vết lở loét và da thịt của tử thi bắt đầu nhũng nhão, nhăn nheo.

Mọi thứ, khiến cho người chứng kiến không khỏi há hốc lẫn thở dài.

Ông chỉ tay vào: "Đây là dấu hiệu của việc bị đánh đập mạnh trước khi bị quẳng xuống nước. Nhưng điều đáng chú ý hơn là... Có vẻ như nạn nhân đã bị đánh đập dữ dội!" - Tông giọng trầm thấp giải thích. - "Những vết thương này không phải là do vật sắc nhọn thông thường, mà là do loại vũ khí đặc thù, có thể là một loại roi da với gai sắt!"

Khi nghe đến đây, Kong-Kae cảm thấy sống lưng mình rợn buốt khi nghe những lời đó. Anh nhìn kỹ hơn, nhận ra những vết thương này có vẻ như không chỉ để gây đau đớn vì tra tấn mà đó là một hình thức trừng phạt man rợ.

"Vậy ngươi thực sự cho rằng đây không phải là một vụ cướp bóc thông thường?" Chỉ huy cau mày, hơi thở nặng nề đè nén hỏi ngỗ tác.

Ngỗ tác gật đầu, mắt ông vẫn chăm chú quan sát thi thể: "Đúng vậy, thưa ngài. Còn điều này nữa..." - Ông ta nói, rồi nhẹ nhàng lật người nạn nhân để lộ phần lưng. Trên da lưng đầy những vết cháy xém và hình xăm đã bị mờ dần do thời gian và sự tàn phá của biển cả.

"Những vết cháy này cho thấy người này đã bị đốt bằng sắt nung. Còn những hình xăm... chúng mang ký hiệu của một nhóm bí mật, có thể là liên quan đến nội chiến hay một âm mưu chống lại triều đình!"

"Kỳ lạ, kỳ lạ..." - Ngỗ tác lại lẩm bẩm. - "Những dấu hiệu bên ngoài rõ ràng cho thấy người này mặc y phục của Thiên Triều, nhưng... mặt lại bị biến dạng đến mức không thể nhận ra. Hơn nữa, hình dạng cơ thể này trông giống như một người đến từ Nam Đảo. Kích cỡ xương, tỷ lệ cơ thể... tất cả đều không khớp với người từ Thiên Triều đến từ phương Bắc!"

Ngỗ tác đứng thẳng người dậy, ánh mắt ông sắc bén hơn khi nhìn về phía chân trời xa xăm khi đưa ra phán đoán chắc chắn của mình: "Thưa ngài, từ những dấu vết này, rõ ràng nạn nhân không phải là một người bình thường. Có thể ông ta là một gián điệp, hoặc một người mang thông tin quan trọng. Những người đã tra tấn ông ta chắc chắn muốn giữ bí mật này mãi mãi. Nhưng còn một điều nữa, thưa ngài..."

"Có lẽ, chúng ta đang đối diện với một người đã qua nhiều tay của những kẻ hành hình!" - Ông ta kết luận, mắt không rời khỏi thi thể.

"Ngươi nói vậy nghĩa là sao?" - Người chỉ huy hỏi, đôi mắt nheo lại.

"Rất có thể đây là một vụ mạo danh..." - Ngỗ tác đáp. - "Ai đó đã muốn chúng ta tin rằng người này đến từ Thiên Triều, nhưng gương mặt đã bị biến dạng và y phục này chỉ là để đánh lừa. Có thể nạn nhân thực sự là một người đến từ Nam Đảo, nhưng tại sao lại như vậy thì vẫn còn là một ẩn số!"

Người chỉ huy gật đầu, sau đó khẩn trương ra lệnh cho các binh lính tiếp tục tìm kiếm những gì còn sót lại trên bãi biển: "Chúng ta phải biết chuyện gì đang thực sự xảy ra... Ai đã làm việc này và tại sao? Hãy truy tìm mọi manh mối, từng chiếc thuyền, từng người đi biển trong vùng này, và không bỏ qua bất cứ điều gì đáng nghi ngờ!"

"Rì rào... rì rào..."

Jorani lờ mờ nghe thấy tiếng sóng vỗ, tiếng gió thổi qua hàng dừa, và đặc biệt là tiếng chỉ huy quân lính gấp rút, ra lệnh khi những thùng hàng trôi dạt vào bờ được vớt lên từng chiếc một.

Một trong những thùng hàng vừa được kéo lên từ biển khơi đã thu hút sự chú ý của những người lính. Người chỉ huy kia nhìn thấy liền ra hiệu cho lính mở nắp thùng, và bên trong là hàng loạt vải vóc, châu báu và cả những vật phẩm quý giá mà không ai có thể tưởng tượng được lại có mặt ở đây.

"Cái này đến từ đâu?" - Người chỉ huy hỏi, giọng trầm đục pha chút nghi ngờ.

"Thưa ngài, chúng tôi tìm thấy chúng trôi dạt cùng thi thể!" - Một người lính trong số họ đáp, cẩn thận lấy ra một món đồ trang sức bằng ngọc bích với hoa văn tinh xảo, rõ ràng là một món hàng từ Thiên Triều.

Jorani đứng ở đó, phía sau Kong-Kae cẩn thận quan sát và phân tích, cảm nhận được sự căng thẳng trong không khí. Tuy nhiên, cô không thể hiểu hết những gì ngỗ tác và người chỉ huy nói, nhưng ánh mắt họ, cách họ trao đổi lẫn nhau, và sự chú ý dành cho thi thể và những thùng hàng trôi dạt, tất cả đều đại diện cho một sự bí ẩn lớn đang dần được phơi bày.

Vừa lúc đó, một người lính khác chạy vội tới, thở hổn hển: "Thưa chỉ huy, chúng tôi vừa tìm thấy thêm vài người trôi dạt gần đây. Họ vẫn còn sống nhưng trong tình trạng nguy kịch, dường như đã bị đầu độc hoặc hạ độc trước khi bị ném xuống biển..."

Một người lính khác tiến lại gần, vẻ mặt căng thẳng: "Chúng tôi cũng vừa tìm thấy một số người sống sót, nhưng họ đều trong tình trạng hấp hối, không thể nói được gì ... Có cần phải đưa họ về để chăm sóc và hỏi cung không ạ?"

Người chỉ huy suy nghĩ, nhìn về phía biển cả đầy sóng gió, như thể đang đối mặt với một mối nguy cơ tiềm ẩn mà ông chưa thể giải đáp: "Hãy đưa tất cả về trại ngay lập tức, chúng ta cần phải khai thác thông tin từ họ khi họ tỉnh lại. Và không được để bất kỳ thông tin nào lọt ra ngoài. Điều này liên quan đến sự an toàn của cả khu vực Kauthara, và có lẽ là cả vương quốc!"

Nói xong người chỉ huy nhìn qua Kong-Kae và Jorani, vẻ mặt đầy cảnh báo: "Hai người phải đi ngay, nơi này quá nguy hiểm. Chúng tôi phải điều tra vụ này một cách bí mật, không để thông tin lan ra ngoài, nhất là khi đức vua sắp đến đây!"

Kong-Kae cảm thấy sự căng thẳng gia tăng, anh nhìn Jorani, ánh mắt lo lắng: "Chúng ta phải rời khỏi đây ngay. Nếu liên quan đến chiến tranh hay phản loạn, tốt nhất là đừng dính líu vào!"

Jorani gật đầu, nhưng không thể giấu nổi sự tò mò. Cô nhìn vào xác chết, cố gắng ghi nhớ từng chi tiết, một phần trong cô bắt đầu suy đoán về những gì đã xảy ra. Bên trong tâm trí cô, những mảnh ghép bí ẩn dần hiện lên, dẫn dắt cô vào một cuộc điều tra mà cô chưa từng nghĩ tới. Kong-Kae kéo nhẹ cánh tay Jorani, đưa cô đi xa khỏi hiện trường.

=======

CHÚ THÍCH: Các chi tiết và tình tiết tham khảo của chương này, sẽ được mình bổ sung nguồn ở chương sau!

Cập nhật 18/9:

[∮] Thuyền tam bản dài là một loại tàu cao tốc của Mã Lai có từ thế kỷ 19. Nó được sử dụng chủ yếu bởi "Orang Sampang", hay Orang Laut.

Tên sampan panjang bắt nguồn từ các từ tiếng Mã Lai sampan: nghĩa là thuyền, và panjang: nghĩa là dài; do đó, tên này có nghĩa là "thuyền dài".

Thuật ngữ sampan có thể bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc sam-pan hoặc san-pan, hoặc ngược lại, thuật ngữ tiếng Trung Quốc có thể bắt nguồn từ tiếng Mã Lai hoặc một ngôn ngữ Nam Đảo khác.  Nó cũng được gọi là perahu panjang , vì các từ sampan và perahu trong tiếng Mã Lai là đồng nghĩa.

(Tham khảo từ bài: SAMPAN PANJANG, KLIK DISINI UNTUK MELIHAT PENGUMUMAN SBMPTN 2023, nguồn:
https://p2k.stekom.ac.id/ensiklopedia/Sampan_panjang )

Tài liệu (có thể) tham khảo chi tiết hơn: The Orang Laut of Singapore River and the Sampan Panjang, C. A. Gibson-Hill.

(Hình minh hoạ: Thuyền dài ba cột buồm từ khoảng năm 1880, hình ảnh mô hình trong bộ sưu tập của bảo tàng Raffles.)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro