kiếp thứ hai: [tay phải chào Tổ quốc]

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi, Triệu Tiểu Đường, vốn là con nhà binh lính.

À không, cũng chẳng phải gia đình có truyền thống đánh đấm lâu đời đâu, chẳng may tôi sinh ra thời loạn lạc, nên đành xách súng mà ra chiến trường.

Tôi năm nay tròn mười tám tuổi, thân nữ nhân nhưng tôi không mặn mà với chuyện phấn son cho lắm, mặt tôi dính đầy khói lửa trận mạc. Bạn thân thuở nhỏ của tôi, Trần Đạm, cô ta mặc bộ sườn xám xẻ tà, tay cầm quạt đong đưa qua lại đón tiếp tôi khi tiểu đội của tôi về lại quê hương. Tôi bảo cô ta chán ngắt. Cô ta nổi đoá mắng tôi thân nữ tử chỉ có độc bộ áo giáp, tay cầm súng thì hay ho gì. Ừ, tôi không hay ho hơn bọn con gái kia là mấy nhỉ?

Tôi không thích nữ nhân đâu, đừng tưởng bở.

Nữ nhân nào tôi cũng không thích, trừ Ngu Thư Hân. Ai biểu cô ta là nữ nhân.

Ngu Thư Hân là chị gái bán rượu gần doanh trại chúng tôi đang đóng. Chị ta sinh trước tôi hai năm, nhưng tính tình trẻ con đỏng đảnh, thích làm nũng. Hên là Ngu Thư Hân, chứ là bánh bèo nào khác nhào vào lòng tôi như vậy, tôi đã cho ăn mấy quả đấm rồi.

Tôi chẳng gọi Thư Hân là tỷ tỷ bao giờ.

-Ngu Thư Hân!-Tôi í ới gọi chị ta khi vừa được trở về doanh trại.

Xem kìa, nàng lại dẩu môi rồi. Lại dỗi hờn vu vơ.

-Em gọi thẳng tên chị như thế mà xem được à?

-Được mà, cái gì chẳng được! Tôi có quà cho chị này!

Tôi móc trong túi áo ra vài củ khoai lang. Tôi nhịn ăn sáng giờ để chừa phần cho Thư Hân. Thư Hân thích mê món khoai nướng. Không tin sao? Nhìn gương mặt chết thèm kia của chị ta thì biết.

-Eo ôi, khoai ở đâu ngon thế?

-Tôi đào ngoài ruộng đó. Cho chị.

-Hôm nay không thích, tự đi mà ăn.

-Không ăn khoai thì ăn kẹo đồng!-Tôi điên tiết, khoe cho Thư Hân xem vài viên đạn trong áo, tay lăm lăm khẩu súng lục. Chị ấy lại cười hề hề giải hoà với tôi ngay.

Ngu Thư Hân là đồ đại ngốc.

Chị ta trách móc giận dỗi tôi, đó là chuyện như cơm bữa vào mấy năm trước. Còn bây giờ, Thư Hân không thể nói được nữa.

Nhà chị ta đối diện doanh trại bọn tôi. Bên ngoài doanh nhìn không khác gì một khu vườn um tùm bị bỏ hoang cả, chỉ huy ra lệnh cho chúng tôi nguỵ trang khu vườn kĩ lưỡng phòng trường hợp quân địch nằm vùng, bắt sống thì không còn đường về với mẹ.

Không hiểu sao có vài con chó săn của giặc đánh hơi được mùi người lạ, chúng thi nhau sủa inh ỏi. Chúng tôi lẩn trốn trong lùm cây, trên tay nắm chặt lựu đạn, sẵn sàng sống mái với giặc một phen.

May mắn là kẻ thù không tìm ra chúng tôi, nhưng xui rủi cho gia đình Thư Hân. Chúng bắt cả nhà chị ấy đi lấy lời khai. Đương nhiên Thư Hân không hé môi câu nào. Lính giặc nổi đoá, bắn chết cha mẹ chị ấy, còn chị ấy bị ép uống thuốc câm.

Ừ, thuốc câm, tôi hy vọng chị ấy chỉ câm tạm thời. Tôi vẫn còn muốn nghe giọng nói của chị suốt cả quãng đời sau này mà, Tiểu Hân Hân.

Không sao, chúng tôi vẫn còn có thể thư từ qua lại.

Các anh em trong tiểu đội biết ý nên sắp phòng ngủ cho tôi đối diện cửa sổ nhà nàng.

Nhà nàng có giàn hoa thiên lí. Hay thật, tôi chúa ghét loài hoa này.

Sau vụ việc năm đó, Thư Hân mất đi một phần khả năng giao tiếp, chị ấy như trở thành con người khác, hay khóc hơn và trầm lặng hẳn đi.

Tôi thương Thư Hân, tôi thương cả giàn hoa thiên lí mà tạo hoá trớ trêu ban cho nhà nàng. Tôi khi không trở thành dân chăm hoa thiên lí chính hiệu, đổi lại chị ta sẽ đồng ý cùng tôi ra bờ suối chơi.

Chơi cái gì? Ngồi vẩn vơ vậy thôi, thỉnh thoảng lại câu cá.

Tôi để ý Thư Hân dạo này hay ngượng ngùng khi đi ngang qua doanh trại bọn tôi. Tôi hỏi các anh em trong tiểu đội, bọn họ cười, bảo có thể cô ấy thích ai trong đội chúng tôi rồi.

Thích ai, ai hở Thư Hân?

Đỗ Tịnh, hay là Lý Hàm?

Hay là Triệu Tiểu Đường?

Tôi vì chuyện đó mà mất ăn mất ngủ, quên cả chăm bón hoa giúp Thư Hân. Chị ta lại giở thói cũ, bàn tay nhỏ nắm lại thành đấm, thùn thụt vào người tôi tỏ vẻ giận lắm.

Tôi hỏi Thư Hân thích ai à? Chị ta không thèm trả lời, hai má bỗng trở nên đỏ hồng.

Một đêm, tôi đang ngủ say như chết, cửa sổ nhà Thư Hân vẫn sáng đèn.

Một chiếc máy bay giấy đáp trên mặt tôi. Tôi giật nảy mình, tưởng quân giặc tập kích bất ngờ, vội mở tờ giấy ra xem chị hàng xóm lại bày trò tinh nghịch gì nữa.

Mảnh giấy viết: "chị thích em" nguệch ngoạc bằng than đen.

Tôi mừng như điên, thiếu điều đi khoe với cả tiểu đội. Không, phải giữ liêm sỉ, Triệu công binh ạ.

Và thế là năm tôi tròn mười tám, chị ta bước qua tuổi hai mươi, chúng tôi cùng nhau nếm trải mùi vị của tình đầu.

Tôi thương Thư Hân, nhưng tôi không dám thề non hẹn biển với chị ấy như bao cặp đôi khác, vì tôi khác họ, tôi còn nghĩa vụ với đất nước trên vai.

Tháng sau, Tổng tư lệnh phát công hàm yêu cầu tiểu đội chúng tôi lên đường ra trận. Đây là trận đánh cuối, dự báo là ác liệt nhất, khả năng sống sót của các chiến sỹ có thể bằng không. Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, binh lính bọn tôi là thế. Nhưng còn Thư Hân, chị ấy sẽ ra sao? Lỡ tôi về với đất mẹ, Thư Hân sẽ như thế nào đây?

Chị ấy biết tin dữ này từ lâu rồi. Khỏi cần nói, khóc như mưa tuôn, tôi ngồi dỗ cả buổi trời. Tôi không thể chết. Tôi còn Thư Hân, còn mẹ đang chờ tôi ở quê nhà. Tôi hứa với chị ta sẽ gửi thư về hậu phương đầy đủ, không lăng nhăng và còn gì nữa nhỉ?

"Không được quên chị, phải trở về toàn vẹn." Ừ ừ, tôi nhớ rồi, xem kìa, một chiếc máy bay giấy lại đáp lên mặt tiền đẹp đẽ của tôi, nhắc nhở tôi kìa.

Chị ấy soạn đồ cho tôi ra chiến trường cẩn thận vô cùng, bỏ thêm một bức kí hoạ vẽ tôi và chị ấy, do hoạ sĩ Ngu Thư Hân chắp bút, thêm một quyển sổ tay để biên thư cho chị, và một chiếc khăn tay thêu hình đoá hải đường nhỏ soi mình xuống dòng nước, nơi có chú cá đang bơi lội tung tăng.

Thư Hân à, chiến tranh kết thúc, chúng ta về quê, nuôi cá và trồng thêm rau, tiện thể trồng cho tôi thêm vài đứa nhóc nhé? Ngôi nhà nho nhỏ và con trẻ, tuyệt vời quá phải không Thư Hân?

-Sỹ quan Triệu Tiểu Đường!

-Có!

-Sau khi thắng trận này, đồng chí muốn làm gì?

-Em sẽ kết hôn, em mong lấy vợ lắm rồi!

Cả tiểu đội phá lên cười. Tôi ngây ngô gãi gãi đầu, ngoảnh mặt nhìn chị hàng xóm ở bên hiên nhà. Chị ta lại đỏ mặt nữa rồi.

"Ta yêu nàng, ta nguyện ra sa trường
Ta yêu nàng, tay trái cầm tay nàng, ngực áo đính huân chương."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro