Chap 73: Cái gì mới là chân lý?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày 22 tháng 2 năm 2020. Trung Quốc. 9 giờ sáng (giờ Trung Quốc).

Vương Ngãi Chi và Lưu Bá Trạch làm livestream giảng đạo, như thường ngày. Giờ đây họ đã tự tiết lộ mình là bậc triệu phú tự thân trẻ tuổi, ở một đẳng cấp cực cao mà trong đó các đại gia trẻ tuổi với tài sản đồ sộ trong các tiểu thuyết ngôn tình Trung Hoa có đi ra ngoài đời cũng chẳng đáng xách dép cho họ.

Và ngay hôm nay, họ làm một bài livestream giảng đạo về tính tương đối của sự vật sự việc trong cuộc sống hằng ngày.

"Nhà văn Jonhan Wolfgang von Goethe đã từng nói: 'Không có gì tầm thường trên thế giới. Tất cả đều phụ thuộc vào góc nhìn'. Cuộc sống này như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận nó. Thay đổi góc nhìn sẽ giúp bạn thấy được nhiều cơ hội mới mà trước đó bạn không làm sao thấy được. 'Góc nhìn' là một hình ảnh ẩn dụ mà ý muốn nói đến là suy nghĩ riêng biệt trong mỗi con người. Ta nghe mọi chuyện, nhìn thấy mọi chuyện, làm mọi chuyện bằng mọi suy nghĩ của mình. Trước khi làm việc gì cũng đều phải suy nghĩ và đưa ra quyết định rồi thực hiện và kiên trì với quyết định ấy. Chính vì vậy, khi ta làm việc gì cũng phải dùng suy nghĩ và nhận định của bản thân, bằng góc nhìn của chính mình. Mỗi người khác nhau đều có góc nhìn khác nhau, không ai có thể có góc nhìn giống nhau. Ví dụ một người nhìn từ phía trước của chiếc xe ô tô thì không thể giống với một người nhìn từ phía sau xe. Đó gọi là góc nhìn khác. Nhưng góc nhìn cũng rất quan trọng vì tuỳ vào mỗi góc nhìn mà cảm xúc con người khác nhau. Và góc nhìn khác cũng tuỳ thuộc vào tâm trạng con người. Như là khi xem một người làm xiếc người lạc quan sẽ cảm thấy nó thật thú vị nhưng người hay sợ sệt lại cảm thấy nó nguy hiểm. Vì thế mới nói rằng mỗi người đều có góc nhìn của mình. Nhìn sai hay đúng là do tâm trạng và góc nhìn của họ, chúng ta không nên trách móc hay chê cười." Vương Ngãi Chi mở màn.

"Cô bạn nói chuẩn đấy." Lưu Bá Trạch đáp.

Vương Ngãi Chi liền kể câu chuyện của người phú ông và ngư dân. Câu chuyện dưới đây như sau:

Ngày nọ, có một ngư dân nằm trên bãi biển câu cá, với chiếc cần cắm trên bãi cát và sợi dây câu bồng bềnh theo những đợt sóng xanh biếc lấp lánh. Ông tận hưởng cái ấm áp cảnh chiều tà và niềm vui khi bắt được một con cá. Cùng lúc đó, một thương nhân đi dọc theo bờ biển để giải tỏa những căng thẳng sau ngày làm việc mệt mỏi. Thấy người câu cá đang ngồi trên bãi biễn, ông quyết định tìm hiểu lí do tại sao người này lạị ngồi câu cá thay vì làm việc chăm chỉ hơn để kếm sống cho gia đình và bản thân.

"Ông sẽ không bắt được nhiều cá bằng cách này đâu, ông nên làm việc chứ đừng nằm dài trên bãi biển như thế này."- Vị thương gia nói

Người câu cá nhìn lên, mỉm cười nói: "Vậy tôi sẽ được những gì?"

"Ông có thể kiếm cái lưới lớn hơn và sẽ bắt được nhiều cá hơn đấy."- vị thương gia trả lời

Người ngư dân vẫn mỉm cười: "Sau đó tôi sẽ được những gì?"

– Ông sẽ kiếm được nhiều tiền, ông có thể mua một con thuyền và tất nhiên sau đó sẽ bắt được nhiều cá hơn bây giờ.

– Rồi tôi sẽ được thêm những gì?

Người thương gia có chút khó chịu với những câu hỏi ấy: "Ông có thể mua một chiếc thuyền lớn hơn và thuê người làm việc cho ông."

"Thế rồi sao nữa?"- Người ngư dân thản nhiên lặp lại

Người doanh nhân đã thực sự tức giận: "Ông không hiểu à? Ông có thể có một đội tàu đánh cá đi khắp thế giới, ông chỉ cần thuê người làm việc cho mình"

Ngư dân lại hỏi: " Vậy cuối cùng tôi sẽ được cái gì?"

Người thương gia bấy giờ đùng đùng nổi giận, hét vào mặt ngư dân.

" Ông không hiểu à là ông sẽ trở nên giàu có và không phải làm việc nữa. Ông có thể dành hết phần đời còn lại của mình để ngồi đây ngắm hoàng hôn.. Ông sẽ không cần phải lo lắng gì về cuộc sống nữa.

– Người ngư dân cười, vô tư gật đầu: " Vậy anh nghĩ tôi đang làm gì ngay lúc này?"

Sau đó ông ngước nhìn hoàng hôn với chiếc cần câu và làn nước xanh biếc, chẳng thèm bận tâm gì nữa.

"Đó chỉ là một bản thôi đấy." Vương Ngãi Chi nói với Lưu Bá Trạch.

"Đây, tôi có một dị bản nữa đấy. Ngày xưa, có một người phú ông đi dạo gặp một ngư dân nằm ngủ cạnh cái lưới của mình. Phú ông rất bối rối và hỏi anh ta: 'Tại sao anh không dậy đánh cá mà ngủ thế này?' Ngư dân bảo: 'Câu cá là công việc tôi làm mỗi ngày. Tôi không quan trọng hôm nay mình đánh cá sớm hay muộn.' Phú ông liền nói: 'Nếu anh chịu khó quăng lưới sớm hơn bình thường, anh sẽ thu hoạch được nhiều hơn và anh sẽ thực sự giàu có. Đến khi đó, anh có thể nằm trên bãi biển và đắm mình dưới ánh mặt trời.' Người ngư dân cười nhạo phú ông và nói: 'Ngày nào tôi cũng đắm mình dưới ánh mặt trời, tại sao tôi phải vội vàng?' Người đàn ông giàu nói với anh ta một cách nghiêm túc: 'Làm việc chăm chỉ để kiếm tiền là có quyền lựa chọn một cuộc sống tốt hơn, để tắm nắng mỗi ngày chứ không phải phơi mặt trên bãi biển suốt đời.'  Quả đúng như vậy. Số phận có thể không công bằng, nhưng chúng ta không thể không làm việc chăm chỉ. Hầu hết chúng ta sinh ra trong những gia đình bình thường, nhưng tận hưởng cuộc sống như thế nào mới là cuộc sống của chúng ta. Nhà văn Lý Tư Viên từng nói: Ý nghĩa của nỗ lực phấn đấu không phải là chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền, chúng ta có bao nhiêu quyền, mà là khi chúng ta đối mặt với cuộc sống, chúng ta không phải sống một cuộc sống buồn tẻ và ảm đạm. Chúng ta không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng chúng ta có thể chọn cho mình cách sống. Có hai sự lựa chọn: nỗ lực hoặc không có nỗ lực thì bạn có cuộc sống khác nhau." Lưu Bá Trạch tranh luận.

Vương Ngãi Chi thưa: "Ối trời ơi, nhờ anh mà tôi hiểu ra một lần nữa rồi. Đó chính là suy luận khi chỉ dựa trên một chiều theo ý nghĩ của ông nhà giàu thôi."

 Lưu Bá Trạch: "Thế cô nghĩ sao về câu chuyện cô vừa kể?"

Vương Ngãi Chi nói: "Truyện gốc nó còn sâu xa hơn nhiều. Chúng ta nên biết đủ và tri túc trong cuộc sống và hiểu rằng chúng ta không cần phải thêm cái gì nữa để mà hạnh phúc. Người xưa nói rằng có cơm ăn và áo mặc, chúng ta hãy biết tự vừa lòng. Biết đủ trong đời đơn thuần nghĩa là chúng ta luôn biết ơn và tôn trọng những gì mà ta đang có. Không nhất thiết là phải có một tài sản kết sù hay một tài khoản ngân hàng thật khủng thì chúng ta mới có thể hạnh phúc. Có gia đình, bạn bè, con cái, và có sức khỏe tốt là đủ để thấy chúng ta đã được ưu ái trong đời rồi. Kẻ thù thường cho ta thấy những gì ta không có và xúi giục chúng ta phải có những thứ ấy. Hắn thường dùng sự ganh tỵ và tật đố để khiến chúng ta quên đi những thứ mình có và cố tầm cầu thêm những thứ khác. Khi sự ganh tỵ và tật đố đã bắt rễ trong tâm, không gì có thể lấy đầy cái vực thẩm tham cầu ấy. Chúng ta sẽ chẳng bảo giờ thấy đủ đâu vì thế nào cũng có ai đó có nhiều hơn ta. Đó là lý do vì sao mà chúng ta phải nhận ra tự hạnh phúc tự tại không liên can đến quá nhiều sở hữu, mà thực ra nó lại liên quan đến trạng thái của tâm hồn."

Lưu Bá Trạch: "Cô nói nghe vô lý mà cũng khá thuyết phục."

Vương Ngãi Chi: "Anh ơi, anh cũng nào khác chi tôi."

Lưu Bá Trạch: "Hai chúng ta có hai luồng ý kiến khá trái nhau. Hãy để tôi mạn phép kể chuyện vui cho cô nghe nhé." 

Vương Ngãi Chi: "Tôi đang nghe đây."

Lưu Bá Trạch: "Một ngày, một vị giáo sư lên thuyền ngồi ngắm cảnh. Đang ngồi thuyền, vị giáo sư hỏi người ngư dân chèo thuyền cho ông ta: Anh biết gì về sinh vật không?, người ngư dân trả lời không biết, vị giáo sư liền nói: Như vậy anh đã mất đi 1/4 cuộc đời rồi. Được một lúc, vị giáo sư lại hỏi: Anh biết gì về triết học không?, người ngư dân lại trả lời không biết. Giáo sư lại nói: Vậy Anh lại mất đi 1/4 cuộc đời nữa rồi. Lại qua một lúc nữa, vị giáo sư lại hỏi: Anh biết gì về khoa học không?, người ngư dân vẫn trả lời không biết. Đúng lúc này, trời nỗi gó lớn, làm cuộn lên những con sống khổng lồ, người ngư dân vội hỏi vị giáo sư: Ngài biết bơi không?, vị giáo sư trả lời không biết, ngư dân nghe vậy liền nói: Vậy thì cuộc đời ông chấm dứt rồi. Cảm ngộ chân lý: Không nhất thiết cái gì cũng cần phải biết, phải giỏi, đôi khi chỉ cần bạn thành thạo một kỹ năng bạn sẽ không phải lo lắng gì cả."

Vương Ngãi Chi: "Ngư dân và giáo sư, hai người có hai ý kiến khác nhau, cũng áp đặt quan điểm của mình lên đối phương. Tôi cũng thừa nhận rằng mỗi người mỗi khác nhau, có những khi giỏi mặt này mà kém mặt kia. Người nào mà tài sắc vẹn toàn thì chí ít cũng chỉ là 90% đổ lại thôi và khoảng 10% kia thì cũng lỗi lầm sai trật hết. Tình yêu giữa hai linh hồn bất kể họ mang giới tính gì không phải là một bên 100% và một bên 0%, nhưng là hai bên đều 50% cộng lại thành 100% mặc dù có những trường hợp chênh lệch."

Lưu Bá Trạch lặng yên.

Vương Ngãi Chi kể tiếp: "Có ý kiến cho rằng là tiêu chuẩn về hạnh phúc của mỗi con người khác nhau dẫn đến việc thái độ phản hồi của họ với nó cũng khác nhau. Với vị doanh nhân thì hăng hái chăm chỉ kiếm tiền để không phải lo nghĩ gì về tiền bạc, có thể vui vẻ sống sung túc. Còn đối với ông lão đánh cá kia thì khác, với ông, không phải mất thời gian cho việc kiếm tiền chỉ đơn giản là câu được vài con cá rồi trở về nhà ngồi bên gia đình nhỏ của mình đã là quá hạnh phúc rồi."

Lưu Bá Trạch liền nói ngay: "Hai con hổ, một con bị nhốt trong lồng, một con ở ngoài hoang dã. Cả hai con hổ đều cho rằng hoàn cảnh sống của mình không tốt, cả hai đều ngưỡng mộ đối phương. Chúng quyết định hoán đổi thân phận, lúc đầu thì vô cùng vui vẻ. Nhưng ít lâu sau, cả hai con đều chết: một con chết vì đói, một con chết vì buồn phiền. Đôi khi, con người thường nhắm mắt làm ngơ với hạnh phúc của mình, luôn nhìn vào hạnh phúc của người khác. Thật ra, những gì bạn có chính là thứ mà người khác đang ngưỡng mộ."

Vương Ngãi Chi tranh luận nhưng giọng dịu hơn: "Thôi được rồi, vấn đề của chúng ta coi như đã rõ."

Lưu Bá Trạch: "Sao?"

Vương Ngãi Chi: "Triết lý người doanh nhân là kiếm tiền, kiếm tiền, kiếm thật nhiều tiền mới được nghỉ ngơi, được ra bãi biển hay đi câu cá, nhưng lúc được nghỉ ngơi thì đã già rồi, chắc gì được hưởng. Đây là tâm tham sân, si quá nhiều và tự mình làm khổ mình. Những người nhiều tiền chưa chắc đã sướng vì họ có nhiều lỗi lo: Lo bị đối tác nuốt thị phần của mình nếu mình dừng lại, lo trả các khoản nợ gồm: vay ngân hàng, đối tác, trả công, lo vì doanh số không tăng, lo rằng khi mình nghỉ không ai làm thay được, và nghĩ rằng mình kiếm rồi kiếm mãi biết bao nhiêu cho đủ. Có những người khi kiếm nhiều tiền quay lại gia đình thì vợ theo người khác, con thì hư hỏng, cái giá thật là quá đắt đỏ. Triết lý của ông lão đánh cá tham ít nên kiểm soát được cái tâm tham sân si, vun đắp được cho hạnh phúc gia đình, kiếm đủ sống và ngày nào cũng như thiên đường. Triết lý của ta khi nghe câu chuyện này là gì và ta học được gì? Ta vẫn phải làm việc chăm chỉ, vì các cụ dạy 'tay làm hàm nhai', có làm mới có ăn, mới có tiền trang trải cuộc sống, nhưng ta nên biết làm vừa đủ, đừng quá tham, phải biết bố trí thời gian để nghỉ ngơi, để quan tâm gia đình, người thân. Còn thế nào là vừa đủ thì tùy mọi người hoặc như ông lão đánh cá hoặc như vị doanh nhân hoặc ở giữa... Biết bỏ bớt thì nhẹ tâm, biết cho đi thì sẽ được nhận. Hạnh phúc ta cứ nghĩ đơn giản là nó chỉ có 1 lít, ta san sẻ cho công việc kiếm tiền quá nhiều thì cho vợ con sẽ ít đi đơn giản vậy thôi. Và một điều nữa, con người cũng có thời vận, vận xấu, hạn xấu thì ảnh hưởng sức khỏe và công việc cũng như tài sản. Người có 1000 tỷ khi đã mất của thì cái mất cũng giống như người có 100 tỷ, người có 1 tỷ và người có 100 triệu, mất rất nhanh và độ tiếc của cũng không hề kém nhau."

Lưu Bá Trạch: "Vì thế cái quan trọng là ở góc nhìn mỗi người. Chúng ta vẫn nên giữ lập trường của mình về một việc nhưng đừng cực đoan quá mức đến nỗi hẹp hòi nông cạn."

Vương Ngãi Chi: "Nước đi hay đấy."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro