Widow

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thực dân Pháp ví Sài Gòn của những năm xa xưa là la perle de l'Extrême-Orient, tức là Hòn Ngọc Viễn Đông. Vì Sài Gòn là một địa vị đắc lợi dành cho những cuộc chiến tranh, đứng từ Sài Gòn có thể thâu tóm được cả Đông Dương. Cũng vì thế mà Sài Gòn lại được đặt cho cái tên vô cùng kiều diễm ấy.

Những nước láng giềng xung quanh Việt Nam như Tân Gia Ba, Xiêm đều có mơ ước được như Sài Gòn, trở thành một khu đô thị sầm uất bậc nhất Đông Nam Á.

Nhưng Sài Gòn sầm uất và tưởng chừng như là một gái xinh đẹp kiêu ngạo luôn hất hàm tự hào vì mình là người con gái  đẹp. Thì con người Sài Gòn lại vô cùng dễ thương, họ không dòm ngó và đánh giá nhau. Người Sài Gòn xem nhau như anh em một nhà.

Thanh Vy hiện đang đi học ở một trường nữ sinh tại Sài Gòn. Trường Gia Long là trường nữ sinh nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn về hình thức giáo dục của trường. Nhà nào có con gái được học ở trường Gia Long là một vinh dự.

Cô may mắn được trở thành một trong những nữ sinh của trường Gia Long. Đó là cả một quá trình học tập chăm chỉ để có thể thi đậu vào trường danh giá như cô mong muốn.

Thanh Vy mặc dù là gốc người Sài Gòn nhưng nhà cô không được khá giả như những nhà khác. Mỗi trưa khi tan học cô đều đến xe nước mía của mẹ phụ bán để mẹ trở về nhà mở tiệm tạp hoá.

Cứ ngày qua ngày kể từ khi trở thành nữ sinh cấp ba, mỗi khi tan học Thanh Vy đều chạy đến hàng xe nước mía thay mẹ bán nốt tới tối.

Dạo gần đây, nhà cô lại gặp nhiều khó khăn. Bố cô bị mất việc ở một xưởng bút chì, hàng nước mía và tạp hoá lại rất ế ẩm. Kinh tế gia đình đi xuống rất nhiều khiến nhà cô khá lo lắng, điều đó làm cô cũng không vui lây.

Thanh Vy là một cô bé mới lớn, chưa từng trải qua những chuyện yêu đương gì trong đời. Cô chỉ biết rằng những người nam người nữ nắm tay sánh đôi đi bên nhau trên các con phố, họ đều là những người yêu nhau.

"Chào em, có thể bán cho tôi một ly nước mía được không?"

Một anh chàng nào đó đi đến bên xe nước mía, anh ta nở một nụ cười thật tươi với cô. Thanh Vy ngây người, đây là một anh chàng khá điển trai. Đầu đội mũ beret cổ điển, đeo cặp kính trông thư sinh đến lạ. Nụ cười của anh ta thật duyên nha! Bần thần một lát, Thanh Vy tỉnh mộng.

"Anh muốn uống loại cốt nào ạ? Cốt dừa, cốt sầu riêng hay anh uống loại thường?"

"Cốt nào cũng được, miễn là có thể thấy nụ cười của em."

Thanh Vy bật cười, anh chàng này quả thật là khéo ăn nói. Đó là cách mà anh làm quen với cô. Kể từ hôm đó, hằng ngày anh đều ghé xe nước mía của cô mua một ly. Ghiền nước mía do cô ép là một phần, phần nhiều là do anh muốn được gặp cô.

Mỗi ngày đều thế, cứ đúng giấc chiều của công nhân tan làm. Anh lại ghé đến, uống một ly nước mía rồi hàn thuyên với Thanh Vy đến tối. Khi Thanh Vy mệt mỏi thì anh cùng cô đẩy xe hàng về nhà.

Tìm hiểu nhau một thời gian dài, Thanh Vy mới biết anh là sinh viên của trường đại học Kiến Trúc. Mỗi ngày đến trường đều đi ngang hàng xe nước mía của cô.

Anh kể rằng, ban đầu anh chẳng để ý đến hàng xe nước mía làm gì. Nhưng đến một ngày anh đang cùng lũ bạn dùng bữa trưa trên chiếc ghế đá đối diện xe nước mía. Anh chợt thấy có một cô bé nữ sinh chạy từ xa đến hàng xe nước mía. Trên đầu đội chiếc nón lá cùng bộ áo dài tím nổi tiếng của trường Gia Long và đôi môi luôn nở rộ một nụ cười. Anh say mê nụ cười của cô từ đó, mỗi chiều anh đều ngồi bên hàng ghế đá để ngắm nhìn cô bé nữ sinh đó.

Kể từ ngày yêu đương với anh chàng sinh viên ấy, Thanh Vy ngày một vui vẻ hơn. Cô luôn chờ đợi mong ngóng để được gặp anh từng ngày. Cô cảm thấy rất vui vì anh không chê gia cảnh nhà cô. Vì nhà anh cũng không khá hơn là mấy, anh mồ côi. Anh luôn mang tranh của mình vẽ được đem bán nhưng cũng không được bao nhiêu. Cô hiểu và họ luôn cố gắng sống vì nhau.

Một buổi chiều nọ, anh hớn hở chạy đến xe nước mía của cô. Đưa ra trước mặt cô một cặp vé xem phim. Cô hỏi anh có ý gì, anh ngại ngùng gãi đầu.

"Anh vừa bán đi bức tranh anh vẽ Bưu điện thành phố, nay được ông chủ cửa hàng tranh ném cho hai vé ở rạp chiếu bóng. Tối nay bé có rảnh, bé đi cùng anh nhé?"

Thanh Vy ngắm nghía cặp vé xem phim thật lâu. Cô gật đầu đồng ý, đây là lần đầu tiên hai người họ có một buổi hẹn hò đúng nghĩa như những cặp đôi khác. Tình yêu của họ trôi qua nhẹ nhàng như thế, không ai cản ngăn, không ai chen ngang.

Bỗng nhiên một tuần qua chẳng thấy bóng dáng của anh đâu, Thanh Vy đợi mãi mà chẳng biết anh đang nơi nào. Bình thường cả hai năm nay mỗi ngày anh đều đến hàng xe nước mía. Nhưng sao cả tuần nay lạ quá, chẳng thấy anh đâu. Cô nghĩ chắc mấy ngày dạo đây anh có việc bận không tiện ghé sang nên thôi khi nào  anh sang gặp hỏi thăm anh sau.

Trời Sài Gòn dần về đêm, Thanh Vy mệt mỏi đẩy xe nước mía trở về. Nhìn từ xa có một bóng dáng quen thuộc đứng ở trước cửa nhà mình.

Là anh, cả một tuần không gặp bây giờ anh lại đứng trước nhà cô. Dáng vẻ anh hôm nay có chút lạ. Đứng ngồi không yên, đi đi lại lại trước nhà có chút khẩn trương. Trên tay cầm một bức tranh đã được bọc kín bởi một lớp vải.

"Anh." - Thanh Vy gọi anh, anh chợt khựng lại. Trên môi liền nở một nụ cười thật tươi như mỗi lần gặp nhau, ánh mắt cũng không còn vẻ lo lắng nữa. Cô chạy đến sà vào lòng anh, họ cùng nhau hàn huyên cả buổi tối.

Anh bảo rằng sớm mai anh phải nhập ngũ, đi chiến đấu ở chiến trường Huế - Đà Nẵng. Cô đã hiểu tại sao cả tuần nay anh không đến gặp cô, anh không dám nói cho cô biết.

Năm đó là năm 1973, anh tham gia phong trào sinh viên phản chiến. Anh bị nhà trường đuổi học và cùng những người anh em sinh viên khác bị bắt giam một tuần. Ngay sau khi được thả, anh bị chính quyền điều lệnh phải nhập ngũ.

Anh tặng cô bức tranh anh vẽ, đó là một cô nữ sinh trong bộ áo dài tím ngồi bên xe nước mía trong tiết trời Sài Gòn sang thu. Thanh Vy cảm động lắm, chưa có ai từng tặng cho cho cô một món quà ý nghĩa thế này, cô sẽ rất trân quý nó.

Thấy trời đã khuya, anh trở về để cho cô được nghỉ ngơi. Hẹn gặp cô lần cuối vào sớm mai để tạm biệt cô.

Cả đêm hôm đó Thanh Vy ngủ không được, cô trăn trở không biết sau hôm nay cô có còn được gặp anh không. Nằm suy nghĩ một lúc, cũng đã qua ngày mới.

Thanh Vy nhanh chóng làm vệ sinh, định bụng sẽ đứng chờ anh trước nhưng khi ra đến cửa, anh đã đứng tựa lưng vào tường đợi cô sẵn. Trên người anh đã khoác lên chiếc quân phục, đôi mắt thâm trầm nhìn về phía xa xăm.

Chợt đánh mắt sang nhà nhìn thấy cô, anh lại đi đến ôm cô vào lòng. Họ lại hàn huyên với nhau đến sáng.

"Anh không muốn đi nhưng lệnh cấp trên đã đưa xuống anh không thể không đi. Anh không muốn thấy cảnh đổ máu, anh không muốn theo Diệm, anh không muốn là kẻ bán nước."

Chiếc xe đưa anh đi nơi chiến trường đến, lúc này họ phải tạm biệt nhau. Anh ngập ngừng không nỡ bước lên xe, anh quay lại tặng cô một nụ hôn tạm biệt rồi dứt khoác ra đi.

Đứng nhìn chiếc xe đi khuất trong làn sương sớm, Thanh Vy rơi nước mắt. Trong lòng vẫn trăn trở với một câu hỏi chưa thể giải đáp: đến khi nào mới được gặp lại anh ấy? Sau khi anh rời đi, Thanh Vy mới biết rằng mình đã mang thai con của anh.

Mỗi ngày cô đều nhận thư từ anh, anh đều kể những chuyện vui buồn. Và cả sự thất bại của chính quyền Mỹ-Diệm trên đất Huế-Đà Nẵng. Anh được chuyển trở về đơn vị khác, canh gác Dinh độc lập ở Sài Gòn nhưng chưa một ngày nào được trở về thăm nhà.

Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Thanh Vy đang ngồi may lại chiếc áo cho đứa con trai bé nhỏ để hai mẹ con trú ẩn trong thời gian loạn lạc này. Thì cô nghe thấy những tiếng động lớn của động cơ, cô chạy ra cửa nhìn sang đường thấy những chiếc xe tăng của chính phủ miền Bắc tiến vào.

Cô sợ hãi, ôm con vào buồng ngủ. Cô không muốn con nhìn thấy những cảnh đổ máu. Mọi người chạy nháo nhào bên ngoài thông báo xe tăng đang tiến vào Dinh độc lập.

Và chợt một lâu sau đó lúc 11 giờ 30 phút trưa, mọi thứ chìm vào im lặng. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong đỉnh Dinh độc lập. Chính quyền miền Nam đầu hàng, miền Nam lúc này đã hoàn toàn được giải phóng.

Qua bao nhiêu ngày sau giải phóng, đất nước lâm vào cảnh khó khăn về kinh tế. Đó cũng là lúc Thanh Vy gặp khó khăn nhất, anh đã hy sinh ở Dinh độc lập, ngay trên nền đất Sài Gòn này. Nhưng không ai biết hiện giờ xác anh đang nơi đâu để cô có thể nhận anh về.

Thanh Vy ôm con sống trong những ngày đau khổ, đã không thể gặp lại anh mà xác anh chẳng biết đã mất tăm nơi đâu. Nhưng cô vẫn cố gắng sống, sống vì con và sống cho cả anh.

Nhiều năm về sau, cô vẫn sống như vậy. Không kết hôn với một ai, một thân một mình nuôi con khôn lớn. Trong trái tim cô không còn chỗ cho người khác nữa.

"Mẹ, con biết một bác nắm được thông tin về bố. Con mời ông ấy về gặp mẹ nhé?"

Nhận được tin nhắn từ con trai, Thanh Vy thúc giục con mau chóng tìm gặp người đó. Con trai bà đưa một người đàn ông đến, ông ta là một hàng tướng sĩ của thời giải phóng.

Ông ta vui mừng vì được gặp cô, ông bảo rằng anh ấy là một nghĩa hiệp nên rất mong gặp được gia đình anh.

Ông kể rằng, ngày đó ông là một trong những chiến binh tiến vào miền Nam đánh đuổi chính quyền Sài Gòn. Ngay khi quân chính phủ dùng xe tăng đạp đổ nát cổng Dinh độc lập. Một trận nổ súng diễn ra, chợt một trong những lính gác cửa buông súng đầu hàng và bị quân miền Bắc lạc đạn bắn chết.

Sau khi giải giáp chính quyền Sài Gòn đi, ông là đã giương cao ngọn cờ độc lập ở giữa sân Dinh độc lập. Dưới chân ông là người lính Sài Gòn đã buông súng trước quân chính phủ.

Ông chạy đến ôm anh ấy, ông nắm chặt lấy tay anh và nụ cười trên môi anh nở, ánh mắt nhìn về bầu trời trong xanh của Sài Gòn.

"Tôi buông súng không phải vì tôi hèn, tôi làm vậy vì đây là hành động cuối cùng tôi có thể làm vì Tổ quốc."

Và anh tắt thở ngay thời khắc đất nước được độc lập. Kể đến đây nước mắt ông giàn giụa trên khoé mắt. Đưa cho bà tờ giấy đã ngã vàng, trên tờ giấy nguệch ngoạc những chữ viết quen thuộc.

"Xin lỗi vì đã không thể ở bên em, anh lựa chọn bảo vệ đất nước này. Anh yêu Tổ quốc và anh yêu em."

Trong lòng Thanh Vy lúc này nhẹ hẫng, cuối cùng cô cũng biết cái chết của anh không hề vô nghĩa. Ông đại tá ấy đưa cô đến khu nghĩa trang liệt sĩ, ông bảo anh ấy đang nằm ở phần mộ ô số 14.

Thanh Vy đi đến bên mộ anh, đôi bàn tay đã nhăn nheo nổi đầy gân guốc xoa lên mặt bia mộ. Lúc này cô khóc, cô khóc vì cuối cùng cô cũng đã tìm thấy anh sau bao năm.

Trên bia mộ khắc hình ngôi sao năm cánh cùng với dòng chữ bên dưới.

"Liệt sĩ - Chưa biết tên anh nhưng chiến công anh bất diệt."

Sài Gòn, ngày 15 tháng 7 năm 2021.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro