Q3 - C1: Xuôi về Quỷ Tể Lĩnh ở phía nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ăn Tết xong ở Du Lâm, cả đám cuối cùng vẫn đi huyện Đạo.
Tất cả đều là có nguyên nhân. Thứ nhất, tôi biết rõ tâm tư của cai đầu nên không muốn làm ông ấy thất vọng. Thứ hai, nơi đó có khả năng có mộ. Còn về nguy hiểm... Nói thật đối với nội dung trên bút ký, tôi chưa từng được nghiệm chứng độ chân thật. Dù sao, làm nghề này thì lúc nào mà chẳng có nguy hiểm!
Nghe chúng tôi muốn đi, Triệu gia Tương Tây lắc đầu nói: "Nếu vậy tôi không tham gia. Tôi sẽ trở về Cát Thủ rồi vào núi thăm con bé kia với ông già (Bác Liêu + Tiểu Mễ). Thâm sơn Hắc Miêu không có tín hiệu, mọi người cần gì thì cứ điện cho học trò A Bố của tôi."
"Có ai muốn nhắn gửi gì không?"
"Có!"
Tôi vội nói: "Triệu gia, nhờ ông chuyển lời cho Tiểu Mễ, cứ nói anh Phong chờ em ấy chữa bệnh trở về, mặc kệ là bao lâu cũng đợi."
"Đúng, đúng! Đừng quên còn có anh Đậu này nữa."
Tiểu Huyên im lặng, không có vẻ mặt gì.
.............
Lần đầu tiên đi phương nam xa như vậy, trong lòng tôi cũng thoáng có chút kích động.
Qua mùng năm là sẽ nghênh đón một đợt di dân rời quê đông đúc. Ga tàu hoả có không ít người, chúng tôi nhấc hành lí bám theo Tiết sư thúc, bước lên đoàn tàu chạy về hướng Hồ Nam, Vĩnh Châu.
Chúng tôi chỉ mang theo vài vật dụng linh tinh, còn như xẻng Lạc Dương hay Toàn Phong đều bỏ ở nhà. Tiết sư thúc nói đến đó ông sẽ tự có sắp xếp, kêu chúng tôi không cần lo lắng.
Hành trình rất dài, tôi nhớ mình phải ngồi xe lửa sơn xanh đi ba ngày một đêm hay bốn ngày một đêm gì đó. Chúng tôi nằm trên giường ngủ muốn bẹp đầu mới đến được Hồ Nam, Vĩnh Châu.
Xuống Vĩnh Châu, chúng tôi tìm khách sạn để chỉnh đốn và nghỉ ngơi. Đêm hôm đó, một người đàn ông địa phương ôm theo chiếc túi lớn đến giao đồ cho cả bọn.
Tên này cũng là kẻ trộm mộ, là bạn bè mà Tiết sư thúc đã liên hệ. Tôi nghe nói anh ta lúc đó đang buôn bán rau cải ở chợ Hoàng Nam Kinh, trong chiếc túi mà anh ta đem đến có ống nối cùng xẻng Lạc Dương.
Tiếng địa phương của Vĩnh Châu cũng rất thú vị, nói nhanh thì tôi hiểu mà nói chậm thì tôi không hiểu.
Ví dụ như ông chủ ở chỗ khách sạn chúng tôi đang trú. Ông ta ngậm điếu thuốc lá mắng vợ kiểu như: "Bà cảng não tôi điên à, não chết bà, ngày nào cũng đơ đơ không nhúc nhích, chém cái sọ bà bây giờ."
Ý chính là: "Cái bà kia, bà cứ chọc tôi nổi điên à! Phiền muốn chết! Ngủ, ngủ, ngủ... Lúc nào cũng ngủ, cmn cái gì cũng không làm."
Tên trộm mộ bán rau cải ở chợ Hoàng Nam Kinh này tên gọi Lý Thiết Thành, biết nói tiếng phổ thông, tuổi ngoài bốn mươi. Ông ta mặc áo khoác da và quần dài, tóc mái chẻ đôi, sau lưng có đầy hình xăm.
Chúng tôi nghỉ ngơi trong khách sạn một ngày rưỡi, sau đó Lý Thiết Thành lái xe việt dã tới chở cả bọn và đống đồ đạc khởi hành đến huyện Đạo.
Huyện Đạo khi xưa còn được gọi là châu Đạo, pha tạp nhiều thành phần, có thể xem đây là nơi hội tụ các dân tộc thiểu số ở Tương Nam. Bao gồm dân tộc Dao, dân tộc Choang, dân tộc Di, tộc Miêu... mười mấy loại.
Hai mươi năm trước không giống như bây giờ. Chưa qua tháng giêng, nhan nhản người dân ăn mặc trang phục dân tộc, đeo gùi tre lớn xuất hiện trên đường. Nhưng đến nay thì chắc không còn nhiều. Những đứa trẻ sinh sau năm 2000 thậm chí còn chưa được mặc trang phục dân tộc.
Lái xe xuất phát từ huyện Đạo chạy thẳng về hướng Tây Nam.
"Quao, Vân Phong, anh xem mấy cái hồ nước ở đó kìa! Cái con bự đó là trâu nước có phải không?" Tiểu Huyên kề sát cửa sổ, phấn khích nhìn cảnh sắc bên ngoài.
"Xời, tóc dài kiến thức ngắn!" Đậu Nha Tử chỉ ra ven đường, lớn tiếng nói: "Trâu ở trong nước, không phải trâu nước thì là gì?"
(Thật ra, đó không phải là trâu nước mà chỉ là lũ trâu bình thường đang uống nước thôi!)
Lý Thiết Thành đang lái xe cũng cười nói chen lời: "Tôi ít khi tới đây. Huyện Đạo này là toà thành cổ, mọi người có nhìn thấy dãy tường cổ trên huyện lúc nãy không? Là từ thời Tùy Đường dùng đến nay đấy!"

Cai đầu cất tiếng hỏi xem còn cách bao xa?

Lý Thiết Thành chưa kịp trả lời thì Tiết sư thúc đã đáp: "Chắc không xa đâu, đến thôn Điền Quảng Động tối đa cỡ hai mươi cây, đúng không anh Lý?"

"Vâng, không xa lắm."

"À, anh Lý!" Tôi thuận miệng hỏi: "Anh có tới Quỷ Tể Lĩnh gì đó chưa? Rốt cuộc nơi đó là như thế nào?"

Nhắc đến nó, Lý Thiết Thành nhíu mày đáp: "Tôi không phải dân ở đó, nhưng mà năm tám mươi mấy thì có ghé một lần. Lúc đó đang là mùa hè, tôi chỉ nhớ trong rừng cây rất âm u, trời nắng chang chang cũng chỉ vào khoảng mười mấy độ. Mấy bức tượng đá bị vỡ thân chôn dưới đất. Thôn trưởng phát hiện ra tôi nên đuổi đi, xém chút còn bị đánh."

"Lát nữa mọi người nghe tôi sắp xếp. Không còn sớm nữa, chúng ta vào thôn tìm chỗ nghỉ ngơi rồi bàn tiếp."

Chạng vạng đến hơn sáu giờ, chúng tôi mới tới được thôn Điền Quảng Động. Cả đám xách túi xuống xe, đi bộ trên đường làng nhỏ. Tôi phát hiện những ngôi nhà nơi đây đều là kiểu nhà ngói cũ đã lâu đời, rất ít gặp nhà gạch, tùy tiện cũng có thể đụng phải các khung cửa sổ cổ đại khắc hoa. Những thôn dân mà chúng tôi tình cờ chạm mặt đều có vóc dáng thấp bé, hình như là vừa dắt trâu từ ruộng trở về.

Lý Thiết Thành cản lại thôn dân đang ngậm điếu thuốc đi ngang qua, rồi dùng tiếng bản địa nói: "Anh trai đợi chút! Là như thế này, chúng tôi vừa từ nơi khác đến du lịch, có thể phiền anh giúp hỏi thăm xem nhà ai có phòng ở cũ bỏ trống, cho chúng tôi mướn vài ngày có được không?"
"Đây là chút lòng thành!" Lý Thiết Thành dúi bao thuốc lá Ngọc Khuê vào tay ông ta.
Người thôn dân phun nước miếng, sau đó nhét bao thuốc lá vào túi cười nói đáp lời.
Lý Thiết Thành gật đầu: "Ông ta bảo trong thôn này có gì hay đâu mà du lịch? Còn bảo không cần làm phiền người khác, gia đình ông ta đang có một căn nhà cũ bị bỏ trống, nhưng cần quét dọn."
Tôi nói vậy thì còn chờ gì nữa, trời đã sắp tối rồi, tự thuê ở riêng vẫn tốt hơn là chung chạ với người khác.
Tiền thuê một tháng năm mươi tệ. Ông ta vậy mà còn vui mừng, nhiệt tình chuyển qua mấy giường chăn bông...
Căn nhà ngói cũ này nằm ở phía bắc thôn, gồm có hai gian phòng. Trong phòng có hố đất lớn, trên giường đan tre. Bếp lửa nồi sắt đều ở trong sân, chỉ cần dọn dẹp sơ qua là có thể đun củi.
Nhưng khuyết điểm chính là không có điện!
Chúng tôi muốn sạc điện thì chỉ có thể sang nhà người khác. Hàng xóm cách vách là hai bà cháu, cũng xem như mang nửa tộc Dao.
Thu hết điện thoại lại, mọi người tiếp tục ở nhà còn tôi và Lý Thiết Thành thì rời đi.
Cháu gái của bà lão khoảng mười sáu, mười bảy tuổi đang theo học trên huyện. Lúc chúng tôi đẩy cửa bước vào thì cô ấy đang lượn vòng xung quanh sân khiến cả bọn giật mình. Tôi gọi cô ấy là Tiểu Đường.
Bà cụ nói tiếng phổ thông không chuẩn nhưng cô cháu gái vì đi học trên huyện nên phát âm có đỡ hơn, mặc dù vẫn mang hơi hướng vùng miền nhưng cũng có thể nghe hiểu.
Tôi nói thím ơi, chúng tôi sạc điện, sẽ trả cho bà mười đồng nhưng bà ấy lại bảo không lấy, kêu chúng tôi cứ vào phòng sạc.
Thời đó làm gì có cục sạc nhanh, mỗi lần sạc pin đều chậm như rùa bò.
Đã gần chín giờ đêm, trong viện tối om như hũ nút. Tôi ngồi trên ghế trò chuyện cùng bà cụ, đề tài đương nhiên bị tôi cố tình lái đến Quỷ Tể Lĩnh.
"Hửm? Các người muốn đi Tể Tể Lĩnh à?"
(Người trong thôn bọn họ không gọi là Quỷ Tể Lĩnh mà kêu là Tể Tể Lĩnh.)

Lý Thiết Thành cười nói không phải, chỉ là tò mò muốn hỏi thăm xem. Không biết chỗ đó cách đây bao xa?

Ánh mắt Tiểu Đường thoáng bối rối, cô lắc đầu ngoe nguẩy: "Không thể lên Tể Tể Lĩnh đâu! Cha em nói chỗ đó có đường của âm binh. Ông còn kể đám âm binh đội mũ rơm, mặc áo rách. Nếu ai đối mắt với nó sẽ bị câu hồn, cho dù cứu được về cũng trở thành người thực vật. Thôn em có hai người bị như thế rồi!"

Nhìn vẻ mặt thành thật của Tiểu Đường khi thốt ra những này, chẳng hiểu sao lòng dạ của tôi lại muốn bật cười, nhưng cuối cùng vẫn không dám. Tôi banh mặt nghiêm túc ngồi yên trên ghế.

Tiểu Đường còn nói nếu ai muốn xuyên qua Tể Tể Lĩnh thì phải tới chỗ nha bà nhờ viết dùm câu đối đỏ. (Tôi nghĩ đây là bà cốt)

Trên câu đối đỏ khai báo tên họ của mình. Đúng 12h trưa, nha bà sẽ đốt câu đối cùng tiền giấy trước cửa miếu Tể Tể, tựa như đang thông báo với bọn âm binh là sắp có người đi qua, mong bọn họ sẽ nhường đường.
Lý Thiết Thành nghe vậy thì kinh ngạc: "Tôi chưa từng nghe bạn bè ở huyện Đạo kể Quỷ Tể Lĩnh có miếu thờ, đó là chỗ nào vậy?"
Tiểu Đường vừa định há mồm đáp thì đã bị bà cụ ngăn lại, dặn cô không được nói lung tung.
Sao tôi cứ cảm thấy bà cụ hơi có chút giật mình nhỉ!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro