Q3 - C10: Vịt vọng tiếng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dương Hùng Tâm móc ra chùm chìa khóa rồi dẫn tôi sang nhà kho khác. Nơi đây bày rải rác các tấm điêu khắc gỗ đã mục cùng bảng hiệu. Tôi liếc mắt phát hiện có bức tượng quỷ tể được dựng nơi góc tường.
"Thấy nó không?"
"Cái để trong góc tường đó nặng lắm không khiêng ra nổi, cậu vào xem thử đi! À, đúng rồi! Cẩn thận đừng có đụng vào đầu nó, mắc công rớt ra lại phải dán dính lên."
Tôi bước vào xem, bức tượng này y hệt như những gì mà Tiểu Đường đã miêu tả... Có thể nhìn thấy vết nứt bị đứt đoạn trên cổ tượng đá, đầu nó đội mũ vuông, mặt mũi vẫn còn dính đầy những dấu chấm đỏ. Kỹ thuật chế tác phức tạp hơn nhiều so với các tượng đá thông thường.

Bảo sao Tiểu Đường lại nói như vậy!

Bàn tay phải của nó đã bị hỏng, chỉ còn sót lại một ngón tay nên không thể suy ra hình dáng vốn có là như thế nào. Tôi cảm thấy những chấm đỏ đó rất giống với mực chu sa cổ.

"Ờ, anh Dương..." Tôi quay qua hỏi: "Anh có từng nghiên cứu về nó chưa?"

Ông ta gật đầu: "Đương nhiên là có rồi! Lúc mấy bức tượng được chở về từ động Âm dương, chúng tôi còn mở một cuộc họp để thảo luận riêng về nó."
"Cậu xem này." Ông ta chỉ vào bức tượng: "Loại tạo hình gương mặt dài như thế này cộng thêm lớp chu sa đỏ trông rất giống như người đang đeo mặt nạ. Phần lớn mọi người, bao gồm cả tôi đều cho rằng việc này hẳn là có liên quan đến văn hóa hí kịch."
"Nhưng một số khác lại tin rằng, lớp chu sa đỏ trên mặt bức tượng có liên quan đến Đạo giáo."
"Đạo giáo hả?
"Tượng đạo sĩ ở miếu Tể Tể..." Tôi nghĩ thầm: "Chẳng lẽ nó lại có liên quan?"
Thấy tôi đang suy nghĩ, ông ta cười nói: "Cậu cũng biết đấy, Quỷ Tể Lĩnh ở huyện chúng tôi vốn luôn là đề tài tranh cãi cực lớn, lời đồn đãi gì cũng có, không ai thuyết phục được ai. Nhưng đồng thời, đây cũng đã trở thành động lực khiến chúng tôi phấn đấu nghiên cứu. Cậu cũng thử phát biểu vài lời, nêu chút ý kiến xem sao!"
Thật ra thì tôi cũng chỉ là kẻ mắt mờ tai điếc, vốn có biết gì đâu, đành phải nhanh tay ăn cắp thành quả nghiên cứu mấy chục năm của ông già họ Điền, dẫn dắt chủ đề mon men tới hồ nước xung quanh Quỷ Tể Lĩnh.
Tôi nói mình vất vả nghiên cứu bao năm, rốt cuộc đã phá giải được bí ẩn của hồ nước bị mọi người bỏ bê xa lánh, thời gian nào mặt nước sủi bọt...
Nghe lập luận của tôi, Dương Hùng Tâm sờ cằm suy nghĩ, cuối cùng mới mở miệng nói: "Hèn gì, thì ra là như vậy... Hay nha!"
"Thôi thế này đi! Nể tình cậu đường xa lặn lội từ Bắc Kinh đến đây, tôi cho cậu xem đồ tốt."
Ông ta nhìn ra cửa, nhỏ giọng thì thầm: "Thứ này được phát hiện trên Quỷ Tể Lĩnh, nhưng từ lúc phát hiện đến nay vẫn chưa có mấy người thấy được. Sở trưởng cũng không nguyện ý tiết lộ ra bên ngoài để mọi người tới nghiên cứu đâu."
Dương Hùng Tâm dời ngăn tủ nơi góc tường, để lộ ra một khối bia đá không hoàn chỉnh cao hơn nửa mét. Trên tấm bia đá phủ đầy tro bụi, đoán chừng đã lâu không có ai đụng đến.
Chất liệu của tấm bia đá chắc làm từ đá vôi. Bề mặt lồi lõm gồ ghề, tính ăn mòn nghiêm trọng. Ông ta thổi bụi rồi vẫy tay với tôi.
Tuy chữ viết đã bị mài mòn nghiêm trọng nhưng vẫn mơ hồ nhìn ra đường nét. Mở đầu tấm bia là dòng chữ được chạm khắc bằng dao...
"Năm Càn Long Đại Thanh thứ 55, tuế mạt giáp dần (1790), tháng đầu thu lập."
Xuống phía dưới, rậm rạp chi chít đều là tên người.
"Trần Liên Hồ, Trần Mãn, Trần Lục Lượng, Trần Truyền Trung, Trần Bỉnh, Trần Hi Thổ..."
Tất cả đều mang họ Trần!
Tôi trượt ngón tay xuống, phát hiện bên dưới tấm bia đã dần trở nên mơ hồ, không nhìn được rõ...
Thật lòng khi nhìn thấy tấm bia này, tôi có chút khiếp sợ! Nhiều người họ Trần như vậy, nếu như được khai quật ở Quỷ Tể Lĩnh thì đã đủ để chứng minh... đến tận cuối đời Càn Long, vẫn có người ở huyện Đạo tới đó cúng bái.
Nhưng... Tại sao tất cả đều là họ Trần?
Tôi hỏi Dương Hùng Tâm, ông ta trả lời: "Chúng tôi cũng chưa hiểu rõ lắm. Sau khi phát hiện, chúng tôi đã cho tiến hành điều tra, kết quả xác thực ở thôn Điền Quảng Động có mười mấy hộ gia đình mang họ Trần. Đám người đó đều cho rằng mình là con cháu của Thuấn Vũ, thậm chí còn giữ trong tay một bản gia phả thời kỳ dân quốc. Nhưng tôi cho rằng đây là cách lý giải quá thiếu căn cứ, không đáng tin cậy. Dù sao, đám bọn họ cũng chẳng biết cái tên nào trên tấm bia, thậm chí là còn chưa từng được nghe nhắc đến."
"Tôi có thể chụp vài tấm được không?" Tôi chỉ vào tấm bia hỏi.
Ông ta lập tức lắc đầu: "Xin lỗi, chỗ chúng tôi có quy định, chỉ có thể ở đây xem, không thể đem ra ngoài, cũng không được chụp ảnh."
Đã nói rõ ràng vậy rồi, tôi cũng chỉ có thể ngậm ngùi thu hồi điện thoại.
Đối diện cục văn vật là tiệm cơm, Dương Hùng Tâm nói buổi trưa hôm nay rảnh nên muốn ra ngoài để thay đổi không khí. Thật ra thì tôi đã ăn rồi, nhưng vẫn cố chấp đi theo.
Chúng tôi gọi món, không uống thêm rượu. Dương Hùng Tâm giành trả tiền nhưng cuối cùng vẫn là tôi trả. Tôi cười nói chờ lần sau đến lượt anh mời, chúng ta coi như kết giao làm bạn.
Lúc ngồi trên xe lắc lư trở về thôn, nhìn đồng ruộng bao la bên ngoài cửa sổ, tôi bất chợt có cảm giác di chỉ văn hóa cúng tế ở Quỷ Tể Lĩnh chắc chắn phải ẩn giấu một bí mật vô cùng kinh thiên động địa!
Có khả năng là vì niên đại quá xa xăm, hoặc là vì lý do gì đó, cuối cùng bí mật đã bị biến mất trong dòng chảy lịch sử, trở thành câu đố ngàn năm không người giải đáp...
Ban đầu, tôi vẫn còn mâu thuẫn đối với nơi này. Nhưng đến chiều ngồi trên xe khách, nhìn ngắm phong cảnh ruộng đồng bên ngoài, tâm lý của tôi đã có sự biến đổi.
Huyện Đạo ngày trước được gọi là châu Đạo, là địa điểm chung sống hỗn tạp của các dân tộc thiểu số cùng người Hán. Nơi đây có thành cổ ngàn năm, cơ hội phát tài sẽ rất nhiều. Nếu bỏ lỡ, tôi có cảm giác dù mình mất cả đời cũng không thể rõ ràng minh bạch được.
Hơn 2h đêm, trong khi tôi đang say ngủ, cai đầu đột nhiên gọi điện thoại tới.
"Vân Phong, bọn chú sắp về đến nhà rồi, mau mở cửa đi."
Không ngờ ông lại trở về vào lúc này, tôi lập tức thức dậy mặc quần áo. Thấy chân Tiểu Huyên thò ra ngoài, tôi còn giúp cô ấy đắp chăn.
Đợi ngoài cửa trong chốc lát, tôi trông thấy có ánh đèn xe xuất hiện từ đằng xa. Tắt máy, cả đám người mệt mỏi phong trần bước xuống xe. Cai đầu mở cốp ra nói: "Khiêng đồ vào đi, nhẹ tay thôi, coi chừng đánh thức xung quanh."
Trong cốp và ghế sau xe chất đầy những thùng giấy được dán kín bằng băng keo vàng. Có một hộp vuông đắp vải đen, tôi không biết trong đó đựng thứ gì nhưng nhìn chất liệu lộ ra trên đỉnh thì thầm đoán nó là lồng sắt.
"Coi chừng, để chú." Tiết sư thúc giành trước đem lồng sắt xuống xe.
Sau khi dọn hết đồ đạc vào nhà, cai đầu hỏi: "Ngủ hết rồi à?"
Tôi đáp phải, có cần đánh thức bọn họ dậy không?
"Không cần, cứ để bọn nó ngủ tiếp. Chú cũng phải nghỉ ngơi đây, đường xá xa xôi quá! Vì mượn cái thứ này mà mặt mũi cũng muốn mất hết luôn rồi!" Ông chỉ vào lồng sắt trùm vải đen.
"Thứ gì vậy?"

"Cái này à? Là đồ tốt đấy!" Tiết sư thúc vén mành lên cho tôi xem.

Bên trong lồng đang nhốt 1 con vịt sống... rất giống như vịt ăn thịt, nhưng con này lại màu nâu.

"Sư... sư thúc, mấy người mua à? Định ngày mai ăn món vịt nướng sao?"

Cai đầu phá ra cười: "Vân Phong à, cái này ăn không nổi đâu. Đây là con vịt vọng tiếng, chú phải nhờ quan hệ mới mượn được của phía nam phái đó, chuyên dùng để lần mò trong các hang nước. Một năm không huấn luyện ra được mấy con, lỡ như làm mất còn phải bồi thường đến 10 vạn khối lận!"

"Cái quái gì? Đền đến 10 vạn khối?"

"Vịt vọng à?"

Tôi từng nghe nói có vịt xông khói hương trà (vịt hun khói Tứ Xuyên), vịt quay Bắc Kinh, vịt nấu bia, vịt hấp chiên giòn... chứ làm gì có vịt vọng tiếng?

Cai đầu chỉ vào con vịt được nhốt trong lồng, giải thích nói: "Đây không phải loại vịt vàng dùng để nướng thịt. Loại đó chỉ có thể nhịn thở được 3 phút thôi, thời gian lâu hơn sẽ bị chết đuối."

"Đây là loại vịt nước, có thể nhịn thở hơn 6 giờ đồng hồ. Chúng ta nắm dây thừng còn nó mò đường ở dưới nước. Nó cũng có thể dựa vào tiếng kêu để cảnh giác với nguy hiểm."

"Vân Phong, cháu có biết xẻng Lạc Dương chúng ta hay dùng là do ai phát minh ra không?"

Tôi đáp mình biết, là một người tên Lý Áp Tử quê ở Lạc Dương phát minh.

Cai đầu nói Lý Áp Tử vốn là người của nam phái, chính ông ta đã huấn luyện ra loại vịt này, cho nên mới có biệt hiệu gọi là Lý Áp Tử. Sau này, Lý Áp Tử lấy vợ sinh con, sinh sống định cư ở Lạc Dương, từ thổ nhưỡng phương Bắc mà phát minh ra xẻng Lạc Dương.

Tôi ngồi xổm xuống nhìn lồng sắt. Con vịt có vẻ như vẫn chưa quen với hoàn cảnh xung quanh nên cứ rúc đầu vào trong cánh không nhúc nhích.

Tôi thọc chiếc đũa vào lồng. Nó lập tức vẫy cánh, kêu to "Cạp, cạp, cạp!"

Cai đầu mượn được con vịt này từ trong tay một người nào đó ở nam phái, nghe nói chỉ riêng tiền đặt cọc đã lên đến 10 vạn.

Buổi sáng hôm sau...

Bởi vì tối qua ngủ muộn nên tôi thức dậy tương đối trễ. Cai đầu cùng Tiết sư thúc cũng mệt mỏi,  nên mãi tới giờ này vẫn chưa dậy.

Tôi há miệng ngáp, cầm ly và bàn chải đánh răng chuẩn bị ra ngoài múc nước súc miệng, kết quả lại nhìn thấy lồng sắt trên bàn đang mở cửa.

"Con vịt đâu? Con vịt vọng tiếng mà cai đầu đã mượn đâu?"

"Sao lại không thấy nữa?"

"Biến mất tiêu rồi?"

"Dậy rồi à Vân Phong? Trưa nay chúng ta không ăn cơm, để tôi trổ tài cho cậu xem..."

Sáng sớm, Ngư ca đeo tạp dề từ trong bếp bước ra. Tôi thấy trên tay anh ta là một cái chậu to...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro