HƯỚNG XỬ TRÍ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Xác định đây có phải là đau bụng không ổn định:
⬜ Tụt huyết áp, mạch nhanh
Mạch:
Huyết áp:
⬜ Nhiễm trùng nhiễm độc
⬜ Thiếu máu nặng
⬜ Rối loạn ý thức
⬜ Suy hô hấp

2. Các bước cần làm ngay:
- Theo dõi mạch, huyết áp, SpO2, điện tim
- Đặt đường truyền tĩnh mạch, nếu có sốc phải đặt 2 đường ngoại vi cỡ lớn
- Nhịn ăn nếu có nghi ngờ chỉ định ngoại khoa
- Thử thai nếu nghi ngờ thai ngoài tử cung vỡ.
- Đặt sonde dạ dày dẫn lưu nếu bụng chướng, cần theo dõi dịch dạ dày

3. Giảm đau đầy đủ:
- Cần cho giảm đau cấp cứu nếu đau > 4/10

Cơn đau co thắt: từng cơn, giữa các cơn có thể hết hoặc âm ỉ (đau quặn gan, co thắt ruột, tắc ruột)
+ Buscopan 20 mg tiêm tĩnh mạch chậm ngày 3-6 ống
+ Nospa 40 mg tiêm tĩnh mạch chậm 1-2 ống x 3 lần/ngày.

Cơn đau kích thích thành bụng: liên tục, âm ỉ, không dứt, thường có phản ứng (viêm phúc mạc ruột thừa, chảy máu trong ổ bụng, thủng tạng rỗng)
+ Perfalgan 1 g truyền tĩnh mạch ngày 3 lần.
+ Thuốc kháng acid nếu nghi ngờ cơn đau dạ dày như gastropulgit, phospalugel.

Cơn đau lan: liên quan tới tư thế, nhịp thở (viêm phổi, áp xe cơ thắt lưng chậu, tràn mủ màng phổi)
+ Phong bế thuốc tê tại chỗ như xylocaine hoặc tiêm bắp feldene 20 mg ngày 1-2 ống.

Cơn đau phối hợp:
+ Phối hợp nhiều thuốc hoặc morphin 2 mg tiêm dưới da sau đó nhắc lại mỗi 15 phút. Không nên dùng liều cao vì có thể làm mờ triệu chứng.

Các biện pháp giảm đau phối hợp:
+ Chườm lạnh, động viên, chọn tư thế đỡ đau.

4. Luôn chú ý xác định có chỉ định ngoại khoa cấp hay không:
- Dấu hiệu cần phát hiện: co cứng thành bụng, phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc, dấu hiệu của tắc ruột, đau hố chậu phải?
4.1. Có phản ứng thành bụng
4.1.1. Bụng cứng
Viêm phúc mạc do các nguyên nhân. Đặc điểm:
- Đau bụng có phản ứng thành bụng
- Dấu Douglas (+)
- Echo bụng: có dịch bất thường ổ bụng
Thủng tạng rỗng: cơn đau đột ngột dữ dội, liên tục kiểu ngoại tạng (parietal). Tiền sử đau thượng vị hay loét dạ dày - tá tràng, bệnh sử vi
trùng thương hàn hay sốt thương hàn. Có thể kèm sốc. Gõ: mất vùng đục trước gan. Điều trị: phẫu thuật khấn
Viêm phúc mạc mật: tiền sử sỏi mật, cơn đau quặn mật, vàng da niêm sậm, sốt cao có thể kèm sốc. Điều trị: can thiệp phẫu thuật khẩn.
Tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột: đau bụng từng cơn kiểu nội tạng (visceral), bụng chướng, nôn ói, bí trung đại tiện, có thể kèm tiểu ra máu. Dấu rắn bò, bụng căng chướng, có thể kèm sốc.

Viêm ruột thừa: triệu chứng thường phụ thuộc vào thời gian tới khám. Giai đoạn sớm đôi khi chỉ đau vùng thượng vị, sốt nhẹ; Giai đoạn muộn hơn: đau khu trú hố chậu phải, ấn có phản ứng rõ.

5. Khai thác vị trí cơn đau:

5.1. Đau thượng vị: viêm dạ dày, viêm tụy, nhồi máu cơ tim, thoát vị, giun chui ống mật.
Viêm tụy cấp: thường kèm theo nôn nhiều và bụng chướng, hay gặp bệnh nhân nghiện rượu, sỏi mật tụy.
Viêm dạ dày: chán ăn, chướng bụng, buồn nôn và nôn.

5.2. Đau hạ vị: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, viêm tử cung phần phụ, thai ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung vỡ: bệnh nhân nữ ở tuổi sinh đẻ, vào viện vì đau hạ vị, ra máu âm đạo, có chậm kinh. Một số bệnh nhân vào trong tình trạng sốc giảm thể tích do mất máu.

5.3. Đau quanh rốn: viêm dạ dày ruột.

5.4. Đau hạ sườn phải: áp xe gan, giun chui ống mật, viêm túi mật cấp.
Tắc mật (sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ): đau bụng mạng sườn phải, sốt, vàng da đôi khi khám thấy túi mật to, ấn điểm túi mật đau, dấu hiệu Murphy (+).

5.5. Đau hố chậu phải: viêm ruột thừa, viêm manh tràng, sỏi niệu quản.

5.6. Đau hố chậu trái: sỏi niệu quản, viêm túi thừa

5.7. Đau 2 bên mạng sườn: sỏi niệu quản
Cơn đau quặn thận: đau dữ dội mạng sườn, lan xuống dưới hoặc xuống bìu, tiểu buốt rắt hoặc có máu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro