Chương 25

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thôi Tiếp tuy thấy mình còn bao nhiêu dự định phải làm nhưng mỗi sáng sớm đều đúng giờ ngồi vào bàn học, đầu tiên phải tạo được thói quen dùng Nhan thể luyện nửa buổi "Tứ thư chương cú".

Hồi trước lúc phỏng sao thánh chỉ Phụng Nghiễn có nói chữ của cậu đã đẹp hơn xưa rất nhiều, chuyện này cũng không có gì khó hiểu cả, ngay từ ban đầu cậu cũng đã không vội phỏng theo chữ nguyên chủ mà dựa vào việc chép sách, một bên thì luyện chữ, một bên thì học thuộc nội dung.

Sách lưu trong ổ cứng của cậu là bản bình giảng, gồm nguyên văn, chú thích bình luận rất là hỗn tạp nên cậu không thể đọc trọn câu lưu loát được.. Lúc mình chép sách có thể sao thành một bản nguyên văn, một bản chú thích riêng: Khi viết nguyên văn thì ngẫm lại chú giải, khi viết chú giải lại học thuộc lại nguyên văn, hai lần đối chiếu học thì sẽ nhớ càng kĩ càng lâu hơn chút.

Học đến "Luận ngữ", "Mạnh tử" cậu còn lập thêm cả sơ đồ cây tư duy, dùng tiêu đề các chương làm cành lớn, cành con chia ra làm các ý nhỏ, ngọn cây chép vào nguyên văn và chú giải, trên giấy chỉ viết vài dòng lưu ý còn toàn bộ thì sắp xếp trong đầu.

Chẳng qua sơ đồ như này không nên cho người khác xem, sau khi cậu viết xong lại vê thành cục ném vào chậu nước cho chữ tan đi, sau đó đổ cả nước cả giấy xuống bồn hoa sau cửa sổ.

Kế Kế toán lại đến nịnh nọt, khi đang giúp nhà họ vẩy nước quét sân thì thấy đống giấy kia, hoảng sợ khấn Văn Xương Đế Quân* vài câu rồi gọi Thôi Nguyên đi lấy chậu hóa vàng để đốt giấy, Thôi Nguyên không chỉ mang chậu than ra mà còn lấy cả que cời than dúi vào tay cậu ta, vừa lên phòng thấy Thôi Tiếp là cằn nhằn luôn miệng quở trách: "Có ai lại đem giấy viết chữ quẳng xuống đất như ngài không hả? Chữ nghĩa là lời của bậc thánh hiền, phải biết kính trọng chứ, nếu ngài không muốn giữ thì cứ cẩn thận đốt đi, tại sao lại nỡ giày xéo..."

Thôi Tiếp nhìn thấy chậu than là mắt sáng rực lên cười toe với ông: "Nguyên thúc ông nghĩ chu đáo quá, chỉ tại ta đột nhiên quên còn có chậu than."

Thôi Nguyên thở dài: "Thiếu gia lại chê tôi già còn cằn nhằn đúng không. Đây là Kế kế toán dọn dẹp thấy giấy lộn vứt tứ tung mới nhờ tôi bê chậu đến chứ trước giờ cậu có ném giấy khi nào đâu, tôi mới không để ý đến việc này. Từ nay về sau ngài phải kính trọng giấy viết chữ đó, cẩn thận Văn Xương Đế Quân lại trách tội xuống."

"Ta biết ta biết chỉ là tiện tay chút thôi mà, ta thề sau này sẽ chỉ đốt không dám vứt nữa." Thái độ nhận sai của cậu thực thành khẩn, cũng cầm luôn giấy nháp trên bàn ném vào chậu than. Ngọn lửa đỏ hồng liếm lên mặt giấy, mạt lửa đốt đi từng chút từng chút một, tro giấy cũng nhảy múa theo, cuối cùng tro bụi màu xám rơi xuống đáy chậu, rất nhanh hóa chung màu với than củi đã cháy hết.

Thôi Nguyên lấy que cời than lật qua lật lại, từ trong bao giấy lấy ra mấy vốc hạt rẻ sống nói: "Tí nữa nếu không cần dùng thì người cứ để ở đó cho nó đốt thêm một lát nhé, hạt dẻ ủ càng lâu ăn càng bùi ngon."

Đương nhiên là cậu gật liên tục rồi.

Bên ngoài Thôi Nguyên còn có nhiều công chuyện, cời xong than là lại vội xắn tay áo đi luôn, Thôi Tiếp cầm que gắp than kều kều mấy que củi lại đùn toàn hộ hạt dẻ xuống đáy chậu, sau đó lau sạch bụi bám trên que cời rồi mới đặt xuống. Cậu dùng que gỗ kiếm được vẽ loắng ngoắng bên thành chậu mấy hình hạt dẻ đang nở bung.

Chỉ là tiện tay vẽ chơi thôi, cậu dùng một lúc cũng hết hứng vứt que lại trở về bàn học tiếp tục vẽ sơ đồ, học Tứ Thư. Học mệt Tứ thư thì chuyển qua âm đối, sơ đồ vẽ xong thì ném tới chậu than đốt thành tro.

Bên trong chậu than nửa bập bùng lay lắt, hạt dẻ đùn trong tro cũng rất nhanh dậy mùi, nước bốc hơi làm hạt rẻ nở bung vỏ lộ ra thịt vàng được nướng khô mềm bên trong, thổi bớt bụi tách ra thưởng thức quả thực là giống dẻ vừa thơm vừa ngọt.

Không lâu sau Phụng Nghiễn lại vào thay trà, Thôi Tiếp bảo nhóc ta tự lấy que cời hạt dẻ mà ăn.

Phụng Nghiễn cũng không ăn mảnh một mình, cậu ta còn bóc khéo một đĩa hạt vàng ruộm đặt lên bàn cho cậu. Lúc trước Thôi Tiếp cũng ăn không ít nên còn chưa đụng tới, cứ để ở góc bàn cho nguội bớt. Lúc chép sách tình cờ lật ra một trang giấy vẽ dở hạt dẻ liền dùng bút lông phác thêm vài đường, vẽ ra đủ kiểu hạt dẻ, bên ngoài viền trắng, trong vỏ lại đánh màu làm nổi, khiến hình hạt rẻ sống động như thật.

Chờ tới lúc Phụng Nghiễn lại bóc xong một đĩa nữa mang tới, liếc thấy hình nhỏ trên giấy giật mình thử sờ mới biết là giả, kinh ngạc nói: "Sao người vẽ giỏi đến mức này thế ạ? Lúc trước người học vẽ hoa sen với Lục tiên sinh, tôi nhớ Lục tiên sinh còn chê ngài vẽ tục tằn, không có hồn hoa cơ mà."

Bởi vì người vẽ cái đó là nhóc Thôi Tiếp chứ không phải kẻ lớn tuổi xuyên từ hiện đại đến này .

Cậu hơi chột dạ cúi thấp đầu, mắt hấp háy nói: " Lúc ấy hôm nào Lục tiên sinh cũng bắt ta học kĩ thuật vẽ, phác họa ra sao, pha mực thế nào, lúc đặt bút có đúng lực không, ta học mệt hết cả đầu. Hạt dẻ là ta vẽ chơi chơi thôi ấy, không gò bó gì, vẽ ra là xong."

Phụng Nghiễn nhìn hạt dẻ mà than thở: "Đây quả là thiên phú chứ chả. Nếu lúc trước ở nhà ngài không theo học Lục tiên sinh mà vời được danh gia như Thạch Điền tiên sinh* làm thầy thì sớm đã thành họa gia rồi, lão gia cũng sẽ biết ngài có tài mà để ý nhiều hơn."

Chỉ cần Phụng Nghiễn không nghi gì là được.

Thôi Tiếp xuyên đến cũng lâu rồi, chuyện gia đình này cậu cũng điều tra khá rõ, Phụng Nghiễn là người hầu bên cạnh của cậu, là người biết chuyện của cậu nhiều nhất, Thôi Nguyên bận chăm lo ngoại giao chứ thực cũng không biết nhiều chuyện của cậu lắm.

Thôi Tiếp quan sát trong mắt đứa bé kia đều là sự tín nhiệm và tiếc nuối cho cậu đành yên lặng thở dài, lấy hạt dẻ dúi vào túi cậu ta, cười bảo: "Ta cũng cảm thấy ta có thiên phú chứ, tự mình vẽ còn đẹp hơn cả thầy dạy. Sau này ta vẽ cho ngươi vài bức chân dung, có khi còn vẽ giống hơn cả bản chính nhể."

Phụng Nghiễn vui vẻ phấn khởi đồng ý, cậu ta nâng vốc hạt dẻ ra ngoài tính làm điểm tâm cho Thôi Tiếp .

Đến buổi chiều hôm đó, bên nhà sách mang đến toàn bộ khế ước đã được đóng triện quan, Thôi Tiếp cất hết vào hộp trang sức, tự than thở sau ngày mình cũng là ông chủ người khác rồi.

Lý chính đang ngồi ở phòng khách nhà cậu uống trà, khen ngợi rằng: "Tôi đến cổng huyện, vừa mới báo chuyện của cậu chủ nhà họ Thôi là quan sai đứng cổng đã đưa tôi vào không cần chờ xếp hàng, phòng sổ sách cũng không hỏi gì đã ấn dấu luôn! Người trong huyện đều bảo cậu là nghĩa sĩ đã được bệ hạ phong thưởng nên nhất định sẽ không làm chuyện phạm pháp, mấy người làm công kia quả là tốt số mới được ở trong nhà chủ có đức có tài."

Thôi Tiếp nghe thấy thế trong lòng có chút xao động hỏi lại: "Nếu nhà tôi có hai người hầu muốn cho họ trở lại thành dân thường thì làm thế nào ạ?"

Lý chính lại bảo: "Chuyện ấy dễ thôi, người làm chủ chỉ cần viết một giấy xóa nô tịch cho họ rồi đến huyện nha đóng dấu, đăng kí lại hộ khẩu cho họ là ổn thỏa thôi. Nhưng mà nếu họ trở thành dân thường thì sẽ phải làm lao dịch đấy, tháng mười gần đến là phải ra sửa đê, còn thợ thủ công lại phải lên kinh xây dựng... Ế, không đúng, tôi tưởng thợ trong nhà công tử đều là dân lành mà, chẳng lẽ ngài muốn bỏ nô tịch cho hai người hầu kia hả?"

Thôi Tiếp có ý muốn xóa nô cho hai cha con Thôi Nguyên nhưng lại nghĩ đến chuyện nhà Minh dân thường từ mười sáu đến sáu mươi đều phải đi lao dịch nên còn chút đắn đo, lắc đầu nói: "Tôi chỉ hỏi cho biết thôi ạ."

Lý chính cũng không quá để ý, ông uống hết hai ly trà đặc sản thơm mùi hoa hạnh, lại ăn thêm mấy miếng bánh nhân thịt là hài lòng đi về.

Lúc ông rời đi trời cũng không còn sớm nữa, Thôi Tiếp áng chừng lớp học của Lâm tiên sinh cũng sắp tan lên nhờ vú Trương chọn từ những món mà quan viên Thông Châu tặng trước kia lấy loại giấy đẹp, bút tốt, một hộp trà thượng hạng và cả giỏ kiwi lần trước được Huyện lệnh thưởng cho đi đến nhà Lâm tiên sinh tặng quà.

Thôi Nguyên ở ngoài cửa thấy vậy kinh ngạc hỏi: "Sao thiếu gia không chọn ngày đẹp đến từ sáng sớm làm lễ nhập học ấy ạ? Chờ đến mười lăm tháng tám cả lớp được nghỉ thì mua hẳn sáu lễ, vừa làm lễ nhập học rồi vừa tặng cả tiền biếu thì có phải hơn không?"

Thôi Tiếp cười nói: "Làm lễ bái sư thì đương nhiên phải chọn ngày đẹp rồi, chẳng là hôm nay ta có chuyện muốn nhờ Lâm tiên sinh giúp. Hiệu sách nhà ta đang muốn in sách mới còn gì, Lâm tiên sinh lại quen biết thư sinh khắp vùng, nếu muốn bàn bạc thơ phú học thức thì chả ngài ấy còn ai nữa, thế nên ta định nhờ ngài ấy giúp viết ra một quyển sách."

Biện pháp Kế chưởng quầy nghĩ ra đều là đi đạo văn nhà người ta cả, thế mà mua bán bản khắc cũng tận ba, bốn đồng bạc một tấm lận, công vận chuyển lại tốn thêm một mớ tiền nữa. Mà bản sách đó thị trường cũng bão hòa rồi, bọn họ có tốn công khắc ra thì người cần mua đã mua hết, người cần chép cũng chép xong. Chẳng thà nhờ người khác viết nội dung mới, vốn bỏ ra so với việc đi Kiến Dương xa xôi mua bản khắc thì ngang ngửa, nếu thế thì cần gì mất công đạo văn người ta rồi cho thêm câu "bản nghiên cứu số một" để hút hàng?

Thôi Nguyên tuy trong lòng biết nếu nhờ viết thì Lâm tiên sinh cũng không phải là người viết thạo nhất, nhưng nếu nhờ mà thêm chữ "Tìm", thì ông ấy không những là người đứng đầu, mà cả huyện cả tổng này chắc chắn chỉ có mình ông làm được.

Thôi Tiếp tự đi thay quần áo mới, ăn mặc chỉnh tề rồi dẫn theo Phụng Nghiễn đến nhà trọ của Lâm tiên sinh đang thuê. Lớp đã tan từ lâu, giờ chỉ còn mấy học trò nhỏ tuổi nghịch ngợm bị phạt ở lại chép bài. Lâm tiên sinh lúc ấy đang ngồi đọc sách ở sảnh lớn, ông thấy cậu xách lễ vật đi vào thì vội vàng đứng dậy ra đón, hỏi: "Hôm nay con sắp xếp xong việc rồi à? Tính nhập học luôn ư?"

Cậu đưa quà lễ lên trước sau đó vái dài nói: "Nhà con vẫn đang sửa sang chưa hết việc, ồn ào nhiều chuyện nên con chưa chú tâm vào đọc sách được, chuyện nhập học chắc phải chờ qua lễ Trung thu, con hôm nay tới cửa là có một chuyện khác muốn nhờ ngài giúp. Tìm khắp nơi không có đồ gì quý giá, đành mang một chút văn phòng tứ bảo mà ngày xưa được tặng và một giỏ hoa quả huyện tôn đại nhân ban cho mang đến làm quà, mong ngài không tức giận."

Giấy bút cậu mang đến đều là loại cao cấp, quả kiwi tuy hơi bé nhưng mà lại dính được hai chữ "Huyện tôn", dù ít dù nhiều cũng coi như đồ có giá trị.

Lâm tiên sinh đảo mắt ngắm đống quà lễ một hồi mới hài lòng nhìn lại, ông vuốt vuốt râu mép, cười nói: "Không kể đến việc ta đã coi con như đệ từ mà chỉ lấy quan hệ hàng xóm láng giềng, con có chuyện cứ nói việc gì phải xin với nhờ nữa."

Thôi Tiếp hơi cúi đầu, thành kính nói: "Đệ tử từ trước tới nay vẫn luôn ngưỡng mộ học thức của ngài, ngay lần đầu tiên gặp mặt đã muốn được tiên sinh chỉ dạy. Không biết gần đây tiên sinh có hay tin rằng người nhà đã trao quyền quản lý nhà sách Trí Vinh ở thành tây cho đệ tử. Khổ nỗi năm ngoái nước lớn tràn về, nhà sách đó đến nay vẫn chưa khai trương lại được, bây giờ cũng đang chưa biết phải in cái gì. Hôm qua trưởng quầy có đến nhờ con giúp đỡ mà con e tài học còn non kém chẳng thể nghĩ ai khác giúp được ngoài tiên sinh cả, nếu không ngài có thể tìm người viết một quyển tiểu thuyết, hoặc viết một ít mẩu chuyện ngắn để đóng thành tập cho con cũng được ạ..."

Cậu lại vái gập người, năn nỉ: "Đây là chuyện đầu tiên đệ tử tự mình làm đấy ạ, cầu xin ngài có thể giúp đỡ nếu không người nhà con sẽ thất vọng lắm."

Lâm tiên sinh lộ ra khuôn mặt rất thận trọng, ông lấy tay đỡ cậu nên, cau mày nói: "Con năm nay mới có bao nhiêu tuổi mà người nhà đã để việc lớn dường ấy cho quản lý thế?"

Thôi Tiếp than thở: "Nhà sách kia là do mẹ đẻ con mang qua làm đồ cưới, nhân lúc này con về huyện học hành, đã biết cửa hàng đang khó khăn thì sao lại không quản chuyện của cải cho mẹ cha cơ chứ ạ? Về việc viết sách, con đây không dám ngông cuồng đến thế, chỉ mong tiên sinh thương con có hiếu mà giúp con làm chủ việc này."

Lâm tiên sinh bưng cốc trà ngẩn người chốc lát, cuối cùng vẫn là đồng ý: "Thôi, ta chỉ là nể mặt mẫu thân mất sớm của con mà giúp cho lần này đấy nhé. Đọc mấy thứ tiểu thuyết dễ khiến lòng người xao động nhất, con còn phải đi đường khoa cử thì phải biết lấy sách vở thánh hiền đặt lên hàng đầu, đừng để chuyện vặt vãnh ảnh hưởng nghe chưa?"

Thôi Tiếp gật đầu liên tục: "Toàn bộ công việc đều do thợ nhà con làm ạ, con sẽ nghe lời ngài, chỉ ở nhà đóng cửa học hành thôi."

Cái chuyện phiền lòng này cậu nhờ được người ta rồi thì trong lòng cũng nhẹ nhõm mà chú tâm vào học hành được. Giờ chỉ còn việc chỉ đạo thợ cả trong nhà cách xây phòng vệ sinh sạch sẽ ở mỗi tầng kí túc—— tuy sau này vú Trương phải về kinh, thì nhỡ có vợ con người nào muốn chuyển đến sống thì cũng phải chuẩn bị một phòng riêng cho phụ nữ chứ.

Vú Trương thấy cậu sắp xếp việc nhà đâu vào đấy, người bên hiệu sách cũng đã ngoan ngoãn nghe lời, bà yên tâm thu dọn quần áo thành bao nhỏ rồi nói lời tạm biệt với ba người chủ tớ họ rồi dắt theo người nam giúp việc mà trước bà mang đến, hai người ngồi xe lừa nhanh chóng về kinh.

Thôi lão thái thái đang ngày nhớ đêm mong tin tức của cháu trai, thấy bà về là đã gọi ngay đến hỏi han. Vú Trương bèn bẩm lại mọi chuyện mắt thấy tai nghe cả quãng đường, còn khoa trương cười lớn nói: "Thiếu gia nhà chúng ta người ở quê ai gặp cũng phải khen đấy ạ, hàng xóm xung quanh đều nói ngài là nghĩa sĩ trung quân, muốn quan hệ tốt với ngài ấy. Ngài được hoàng thượng ban ân nên cả huyện tôn đại nhân cũng chăm sóc nhiều lắm. Lão gia chỉ là giận lúc này thôi chứ sau này suy nghĩ lại sẽ thấy con trai mình tốt thế nào, nhất định sẽ sai người đưa thiếu gia về nhà thôi ạ!"

Lão thái thái ngồi ở bên giường nghe chuyện mà mặt cười toe toét, đang hăng hái lại nghe thấy hai chữ "Lão gia", nụ cười trên môi cũng nhạt đi, thở dài nói: "Ta mà chờ được nó hồi tâm chuyển ý thì có mà chờ đến chết già. Ta chỉ chờ sau này cháu cả nhà ta tiền đồ mênh mông, đường đường chính chính bước vào từ cổng lớn, cả cha cả mẹ nó cũng không ép được cháu ta nữa, để ta và ông nội nó hưởng mấy thêm ngày phúc có cháu trai hầu hạ."

Hết chương 25

Hè nóng không muốn tám gì luôn. Lúc đang dịch chương này bạn bật bài "cúc hoa đài"  nghe đấy. Nói trước với mấy má chuyện này toàn có cua đồng ngang qua nhé!

1. Văn Xương Đế Quân(文昌帝君)hay Văn Xương Tinh(文昌星là vị thần được dân gian lẫn Đao Giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân.

2. Thạch Điền tiên sinh: Ông tên thật là Thẩm Chu (1427-1509) là nhà thư họa nổi tiếng ở triều Minh, ông là đại diện tiêu biểu của "Ngô môn họa phái"- phong cách hội họa thủy mặc của văn nhân đời Tống Nguyên được phục dựng và phát triển.

Bức" Lư sơn cao đồ" của Thẩm Chu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro