Chương 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Giấy được phát minh vào cuối triều đại Tây Hán và được cải tiến bởi hoạn quan nhà Đông Hán *Thái Luân

*Cai Lun (50-121) là một thái giám Trung Quốc, được xem là người sáng chế ra giấy.

Lịch sử của thế giới này đã rẽ sang hướng khác khi Hoàng đế Lưu Hồng của triều đại Đông Hán công khai áp dụng chính sách buôn quan bán tước, còn ông thì ăn chơi hưởng lạc, dẫn đến cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng nổ ra dưới thời trị vì của mình. Lương Châu và các nơi khác nhanh chóng rơi vào tình thế hỗn loạn. Lưu Hồng ở thế giới này không biết đã nghe theo lời khuyên của ai, tự mình cầm quân ra trận, kết quả là chết trong quân đội.

Bởi vì toàn bộ tướng lĩnh kiên định bảo vệ hoàng thất nhà Hán đều bị Lưu Hồng mang đi, nên khi tin Lưu Hồng qua đời truyền đến, kinh thành liền như rắn mất đầu. Một nhóm loạn thần tặc tử nhân cơ hội này tiến vào hoàng cung, tàn sát gia tộc Lưu thị trong cung và kinh thành, rồi tự xưng là hoàng đế.

Tất nhiên, nhóm loạn thần tặc tử này nhanh chóng bị người khác lật đổ. Nhưng triều đình vốn đã loạn, không thể chống đỡ lại tình thế rối ren này, chẳng mấy chốc đất nước sẽ loạn lạc giống như những năm cuối nhà Tần. Như một ngọn lửa cháy lan ra đồng cỏ, Trung Nguyên trở thành chiến trường nơi các phe phái tranh giành quyền lực.

Chính tại thời điểm này, phụ thân của hoàng đế đã nổi dậy, sau đó ông thành công lên ngôi hoàng đế, hoàn thành sự nghiệp thống nhất và thành lập nên triều Dục

Hiện tại có lẽ là thời kì đầu của Tam quốc trong lịch sử, điểm khác biệt là thiên hạ đã hoàn toàn thống nhất trước kỳ hạn, kinh tế xã tắc vẫn chưa bị thiệt hại nặng nề do các cuộc chiến tranh diễn ra thường xuyên giữa ba nước. Dù cho hoàng đế hiện tại chỉ mới lên ngôi được 5 năm nhưng đất nước đã có dấu hiệu phục hồi.

Bất kể lịch sử có quanh co thế nào, giấy vẫn giống như trong thế giới trước khi Tô Nghị xuyên không, và ở thời đại này, nó đã thay thế những tấm thẻ tre để trở thành công cụ viết được sử dụng rộng rãi nhất.

Nội thị nhanh chóng mang giấy, bút và nghiên mực lên. Chữ viết vào thời điểm này tương tự như chữ viết thời nhà Hán, lấy thể chữ lệ làm văn tự chính thức. Tô Nghị trước khi xuyên không đã "chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống", hơn nữa cậu cũng có có trí nhớ của thân thể này, tuy chữ viết không được tốt lắm nhưng vẫn tinh tế gọn gàng, lúc viết ra cũng không sợ bị mất mặt.

Tô Nghị vẽ lên giấy một sơ đồ bát quái không tính là đẹp, sau khi vẽ xong, cậu đặt bút xuống nói: “Xin bệ hạ hãy suy nghĩ một chữ trong lòng, sau đó nói cho bần đạo biết từ này nằm ở ¹quẻ nào trên hình.”

Hoàng đế suy nghĩ một chút rồi nói: “²Càn, đoài, chấn.”

(1) quẻ là mấy hình gạch gạch màu đen bên dưới á.

(2) chắc là na ná kiểu này.

Tô Nghị cười nói: “Trong lòng hoàng thượng có phải nghĩ đến chữ 'Lý'?”

Hoàng đế khẽ gật đầu: “Chính xác, làm sao đạo sĩ biết được chuyện này?”

Tô Nghị ngẫm nghĩ một lát, nuốt xuống câu: Đây là một bài toán, rồi đổi lời: “Đây chỉ là Kinh Dịch.”

"Kinh Dịch?" Vị đại thần đang cầm tờ giấy vừa nãy trên tay không khỏi lộ ra vẻ kinh ngạc.

Kể từ khi Hán Vũ Đế của triều đại nhà Hán đề cao Nho giáo, «Kinh Dịch» đã được tôn làm đệ nhất kinh thư trong *Lục kinh và là cuốn sách đứng đầu vạn sách.

*Kinh Dịch vốn là một bộ sách dùng để bói toán. Đây chính là nguyên nhân cuốn sách này bị coi là ngụy khoa học, nhưng sau đó nó được phát triển và bổ sung dần. Kinh Dịch cũng được vận dụng trong rất nhiều lĩnh vực như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…

*Lục kinh: Sáu cuốn sách cổ của Trung Hoa, gồm kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch, kinh Lễ, kinh Nhạc và kinh Xuân Thu.

Dù không phải thời Ngụy, Tấn, nhưng tư tưởng *Lão Trang vẫn được phổ biến. Trong Tân Đạo giáo, Kinh Dịch cũng là một trong «Tam Huyền».

*Lão Trang: là tên gọi chung của Lão Tử và Trang Tử, nó đề cập đến trường phái tư tưởng Lão-Trang của Đạo giáo.

*Tam Huyền: tên gọi chung của các nhà huyền học thời Ngụy Tấn (220-589) đặt cho ba cuốn sách Lão Tử, Trang Tử và Chu Dịch.

Chúng đại thần vốn cho rằng đây chỉ là mấy trò diễn xiếc đầu đường, cùng lắm là sử dụng chiêu trò lăng băm, làm sao có thể cùng đệ nhất kinh thư «Kinh Dịch» có quan hệ?

Tô Nghị hơi mỉm cười, bắt đầu nói về hệ nhị phân trong «Kinh Dịch».

Âm đại diện cho 0, dương đại diện cho 1. Âm và dương tạo nên vạn vật, và tất cả các con số cũng có thể bắt nguồn từ "0" và "1". Theo tiền đề này, phép tính "bói toán" do các vị đạo sĩ thực hiện là ngôn ngữ nhị phân.

Những câu trên đều là nói bậy.

Vào thế kỷ mười tám, hệ nhị phân đã được phát hiện bởi Leibniz, một nhà triết học toán học người Đức. Sau khi Leibniz khám phá ra hệ thống nhị phân, ông phát hiện ra rằng hệ nhị phân có liên quan đến nhiều nền văn minh cổ đại, chẳng hạn như «Kinh Dịch». Do đó, Leibniz tin rằng người Trung Quốc cổ đại đã thành thạo hệ nhị phân vượt xa cả người Trung Quốc đương đại về mặt khoa học. Nỗ lực liên hệ toán học với «Kinh Dịch» cổ của Trung Quốc rõ ràng là không thực tế. Toán học nhị phân không chỉ là quá khứ, mà còn là tương lai, nó là ngôn ngữ máy tính.

Tại sao Tô Nghị lại nói những lời vô nghĩa để nâng cao một bài toán đơn giản về các dãy số lên ngang hàng với «Kinh Dịch» và triết học? Muốn hỏi tại sao hả? Bởi vì cậu nhận ra rằng tội khi quân sẽ bị lôi đi chém đầu đó, dù sao thì đây cũng là thời cổ đại.

Ít nhất cậu vẫn khá vui vẻ khi có thể vạch trần được "thủ đoạn thần kỳ" của mấy vị đạo sư chỉ bằng vài lời khua môi múa mép của mình. Nhưng nếu hoàng đế tức giận chém đầu những người kia thì đó có phải là lỗi của cậu?

Mặc dù cậu không nghĩ mình là người tốt, nhưng cũng không muốn bởi vì tranh giành địa vị mà khiến người khác tiêu đời đâu.

Tuy phương pháp này có thể dùng để vạch trần chúng đạo sĩ, nhưng nó không thể biến bọn họ trở thành lang băm.

Bói toán là bói toán và nó xuất phát từ «Kinh Dịch». Cậu chỉ đang giải thích cách tính toán chứ không có nghĩa người khác là kẻ nói dối.

Giống như viên thuốc bổ được bán ở hiệu thuốc nào đó, chỉ cần ai ăn nó liên tục trong vòng một giây thì sẽ có tác dụng vô cùng tốt. Sau này có người phát hiện và công bố viên thuốc này được bào chế từ những dược liệu thông thường. Vậy nên, nếu bây giờ bạn không thể nói cho tôi biết loại thuốc kia có tác dụng gì thì hiệu thuốc đó chính là kẻ lừa đảo.

Dĩ nhiên mấy câu trên đều là lời ngụy biện.

Dù cho Tô Nghị đã nói về huyền học mất nửa ngày, kết hợp thêm cả tính toán trong đó, nhưng hoàng đế và các đại thần vẫn cảm thấy "Âm là một dương là hai, âm dương tạo ra vạn vật, số một và hai cũng có thể đại diện cho vạn vật" là một điều không thể hiểu được. Họ thậm chí còn cảm thấy mấy tên đạo sĩ đoán được họ người khác kia quả thật là người có tài.

Đương nhiên, người lợi hại nhất vẫn là Tô Nghị.

Quá tuyệt vời, quá cao siêu, quá...... khó hiểu.

Trên thực tế, bản chất của nó chỉ đơn giản là đánh số cho các họ, sau đó chuyển đổi nó sang hệ nhị phân để có được các số khác. Mỗi khu vực hoán vị và tổ hợp đều có thể thu được một số nhị phân, nếu chuyển số đó về dạng thập phân, ta sẽ được số họ ban đầu.

Nghe có vẻ phức tạp lắm nhỉ? Nó thật sự phức tạp. Thông thường, các kỹ thuật lừa đảo như này sẽ không sử dụng con số quá phức tạp, chỉ cần cộng tổng các số trong mỗi khu vực là ta sẽ thu được số họ.

Các đạo sĩ đã làm điều tương tự để mã hóa lại các con số. Và phương pháp mã hóa này thuộc loại hình nhị phân, tuy nhiên hệ nhị phân vẫn chưa tồn tại ở thời điểm này.

Trừ khi chắc chắn rằng không ai có thể giải mã được nó, nếu không chúng đạo sĩ đã không dám khoe khoang trước mặt hoàng đế rồi.

Dù sao nếu bị phát hiện, đó sẽ là chuyện mất đầu.

Sở dĩ Tô Nghị biết được là vì, thứ nhất cậu hiểu rõ nguyên lý của trò lừa đảo này, thứ hai, Tô Nghị có năng lực tính nhẩm rất mạnh. Hơn nữa, cậu còn là tên trạch nam đam mê công nghệ nên hiểu rất rõ về hệ nhị phân. Mà tình cờ những từ hoàng đế nói trước đó lại có phạm vi tương đối nhỏ, rất dễ tính toán.

Nếu một chút bản lĩnh cũng không có thì làm sao xứng là dân kỹ thuật hả?

Lời giải thích phức tạp của Tô Nghị đã khiến Cố đại nhân, người ban đầu có nhiều thành kiến về cậu cũng bắt đầu nhìn nhận bằng ánh mắt đánh giá, vẻ mặt ông ta như muốn nói: “Tên thần côn này hình như cũng có chút năng lực gì đó.”

Sau khi thành công làm choáng váng hoàng đế và các quan đại thần, Tô Nghị bắt đầu giải thích "tích nước thành băng".

Nguyên lý tích nước thành băng vô cùng đơn giản, mặc dù việc sử dụng *tiêu thạch chế băng chỉ mới trở nên phổ biến vào cuối thời Đường, nên không ai có thể đảm bảo rằng trước đó đã có người phát hiện ra nó hay chưa, hay chỉ đơn giản là chưa được phổ biến mà thôi.

*Là dạng khoáng vật của kali nitrat (KNO3), còn được gọi là diêm tiêu (nghĩa là muối của đá tiêu). Vào khoảng cuối triều Đường, người ta khai thác rất nhiều diêm tiêu để sản xuất thuốc súng, và họ thấy rằng khi hòa tan nó vào nước, diêm tiêu sẽ hấp thụ rất nhiều nhiệt, có thể làm lạnh nước và đóng băng. Vì thế nó thường được sử dụng vào mùa hè để làm mát.

Nhưng trong miệng Tô Nghị, đây không phải là thủ đoạn hóa học đơn giản, mà là "*giả kim thuật".

*Giả kim thuật là tiền thân của nền hóa học cận đại. Giả kim thuật TQ có tên là luyện đan, được các đạo gia chia thành nội đan và ngoại đan, mục đích là luyện ra thuốc trường sinh, biến tiên, thuốc chữa bách bệnh.

Giả kim thuật hay luyện đan thuật không phải là tạo ra mọi thứ từ hư vô, tất cả đều hợp lý và tuân theo quy luật của vạn vật.

Tô Nghị cười nhẹ như mây gió, nhưng lại có mười phần phong phạm của một bậc cao nhân: “Bất kể là bói toán, luyện đan, hay tu tiên thì đều có quy luật và nguyên lý trong đó. Vạn vật trên thế gian cho dù có hiệu quả thần kỳ đến mấy, nhưng nếu phân tích kỹ, thì đó không phải là những nguyên tắc mà mọi người đều hiểu hay sao. Nếu không thì những tiểu đạo sĩ, tiểu tăng ngoài kia làm sao có thể nhập môn trong khi họ không hiểu một thứ gì cả?”

Hoàng đế gật đầu: "Đạo sĩ nói có lý. Nhưng người phàm trần thật sự có thể hiểu được đạo lý tu tiên?"

Tô Nghị mỉm cười: "Tất nhiên, chắc bệ hạ đã từng nghe nói con người có linh hồn. "

Thôi, lừa gạt tiếp vậy.

Linh hồn con người là gì? Linh hồn con người là hạt vũ trụ âm trong cấu trúc phản vật chất của không gian. Quá trình tư duy không thể hình thành trong nháy mắt, vì vậy con người không thể ghi nhớ những điều đã xảy ra khi họ một hai tuổi, đó là do linh hồn lúc đó chưa được hình thành đầy đủ. Linh hồn không phải là thứ có thể hoàn thành trong 1 bước mà nó giống như việc từng tế bào trong cơ thể con người được sinh ra một cách chậm rãi.

Không hiểu đúng không? Nếu không hiểu thì đúng rồi. Bởi vì Tô Nghị cũng không biết mình đang nói đến cái gì trong “thuyết linh hồn”, một tổng hợp của một số quan điểm huyền bí. Dù sao chỉ cần hoàng đế, hoàng hậu và các đại thần liên tục gật đầu với một chút suy ngẫm, thế là đủ rồi.

"Linh hồn của một người bình thường được hình thành từ khi sinh ra, dần dần được củng cố trong sự tổng hợp của ký ức và tan biến vào lúc chết. Nếu đặt người sắp chết lên bàn cân, trọng lượng của người sắp chết sẽ đột ngột giảm xuống vào lúc chết. Đây chính là sức nặng linh hồn." Tô Nghị nói: “Nguyên tắc tu luyện của người tu đạo là ổn định linh hồn thông qua hơi thở và các phương pháp tu luyện khác, điều này cho phép linh hồn tồn tại độc lập với thể xác, tức là phi thăng. Sau đó, linh hồn sẽ tác động ngược lại lên cơ thể, biến cơ thể trở thành một tồn tại của phản vật chất, tiếp tục quá trình tu luyện.”

Tô Nghị nói: “Những lý thuyết này khá khô khan, nếu bệ hạ không phiền, bần đạo sẽ kể cho ngài nghe một câu chuyện.”

Hoàng đế hỏi: “Câu chuyện?”

Tô Nghị cười có chút thần bí: “Đây là một câu chuyện không có thật. Bệ hạ chắc hẳn đã mệt mỏi khi nghe những lý thuyết nhàm chán trước đấy rồi đúng không? Bây giờ bần đạo sẽ kể một câu chuyện hư cấu về một người tu tiên, nó sẽ khiến cho bệ hạ thanh tỉnh lại tinh thần.”

Hoàng đế và các quan đại thần lập tức ngồi thẳng dậy.

Trước đó Tô Nghị đã cho "thanh tỉnh" một lần, nhưng cuối cùng cậu lại nói rất nhiều chuyện không có căn cứ. Bây giờ lại cho "thanh tỉnh" tiếp, có khi nào bọn họ bị làm cho khờ luôn không.

Hoàng đế thật sự rất mong chờ: “Đạo trưởng, xin hãy nói.”

Tô Nghị đáp: “Bần đạo sẽ kể câu chuyện về một vị đạo sĩ họ Thạch sống trong một thế giới nhỏ, một lòng truy tìm kiếm đạo.”

«Diệt vận đồ lục» ngoại trừ khía cạnh du hành thời gian thì nó khá chân thực. Tô nghị còn nhớ rõ nội dung trong đầu là vì trước khi xuyên không cậu đã xem đi xem lại mười một lần, ký ức đến giờ vẫn còn tươi mới.

*Diệt Vận Đồ Lục tên gốc là Thành Tiên Đồ, là tác phẩm đầu tay của Mực Thích Lặn Nước. Kể về câu chuyện của nhân vật chính Thạch Hiên, người vô tình xuyên không đến một thế giới khác và trở thành tiểu đạo sĩ, sau đó là hành trình tu tiên của nhân vật họ Thạch.

_

___________________

Cá Cá: 😭😭 quá nhiều từ phải ghi chú giải, tra gg mệt muốn chết luôn 💀

Tiếp tục lê lết kiên trì _(:3 v  )_

Mn thương tui thì cmt cho tui có động lực ra chương mới nha (´• ω •')

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro