Chương 27 - 1: Hồi ức hoa thu...

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vào buổi chiều trong không gian rộng rãi trang nhã tại phòng khách của gia đình tài phiệt danh giá, như mọi khi Thu Hoa đang luyện tập Piano. Phải, ba mẹ Thu luôn muốn cô thể hiện phong thái của một bậc thiên kim tiểu thư, kim chi ngọc diệp ngay từ khi còn rất nhỏ. Ngoài học các loại nhạc cụ, cô còn phải học ngoại ngữ và học cách đi đứng ăn nói sao cho thật trang nhã thanh lịch. Thế là không cần biết phải tiêu tốn bao nhiêu thì ba và mẹ luôn mời rất nhiều giáo viên và chuyên gia để giáo dục và uốn nắn cô.

Tuy nhiên những ngày gần đây Thu Hoa không hề được yên tĩnh để học tập chút nào.

Từ ngày Hạ Hoa có mặt trong nhà, căn nhà trở nên rối tung rối mù lên mọi thứ. Hạ không hề muốn ở yên trong ngôi nhà này chút nào, cô bé vừa làm loạn vừa phá phách làm ba mẹ cô phải điên đầu cả lên.

- Cô hai à! Đừng đập phá đồ đạc nữa!

- Cô hai à! Làm ơn mở cửa cho chúng tôi vào dọn dẹp đi mà.

Người giúp việc ở trong nhà luôn lao đao vì những trò quậy phá và sự cứng đầu của người chị gái mới đến. Hạ không bày trò cái này thì cũng phá cái khác. Tới bữa ăn cơm, khi Thu Hoa và Hạ Hoa đang được cô giáo dạy cách ăn uống sao cho thật trang nhã thanh lịch. Do ba mẹ của họ cũng muốn chị gái cô học theo cô để uốn nắn lại từ từ. Còn Hạ, không ăn đã đành lại ném đồ ăn lung tung trước mặt Thu và cô giáo.

Hạ vừa ngang ngược vừa cứng đầu, dù cô giáo có la cỡ nào thì Hạ không bao giờ để lọt lỗ tai mà muốn làm gì làm. Có lúc Hạ Hoa còn ném cả tô súp cua vào cô giáo khiến cô giáo nổi giận mà bỏ về. Nhìn hành động của chị gái, Thu Hoa khó hiểu vô cùng, nhưng cũng không dám lên tiếng hỏi.

Mọi chuyện cuối cùng cũng đến tai ba mẹ, sau đó những lúc ở nhà khi hay tin Hạ quậy thì ba lại vác roi ra đánh. Nhìn thấy ánh mắt giận dữ đầy gân máu của ba, Thu đã sợ đến co rúm người. Tuy nhiên, Hạ thì không, cô bé không chỉ cứng đầu mà còn lì đòn dù bị đánh đến tơi tả cũng không hề biết sợ là gì.

Phải, nhà họ cũng được biết ở quê ngoại, Hạ tuy là con gái nhưng lại nắm trùm bọn trẻ chăn bò trong xóm. Dù là con gái nhưng đánh nhau quậy phá cô bé luôn là người cầm đầu. Cho nên, khi trở về nhà, ba mẹ bọn họ cũng rất khó khăn trong việc dạy dỗ cô.

Rồi ngày gì cũng tới, họ phải đưa cô vào nhập học. Tuy nhiên, Hạ đâu dễ nghe lời mà đi học như vậy. Đỉnh điểm là một ngày khi cô quậy và không chịu đi học. Ngồi trên bộ ghế sofa màu đỏ mận, ông rít một hơi thuốc tẩu rồi gằn giọng hỏi.

- Mấy nay mày quậy đủ chưa? Giờ có chịu đi học hay không?

Hạ Hoa khi ấy đang được hai người cảnh vệ cao lớn giữ chặt lại. Nhưng cô vẫn không hề nao núng mà chừng mắt lại to tiếng với ba mình.

- Tôi muốn về nhà!

Nhiêu Càn hừ lạnh, ông với tay lấy cái roi mây chuẩn bị từ trước rồi lẳng lặng đi tới. Từng đường roi một lạnh lùng trút xuống người Hạ, lực đánh mạnh tới nỗi mà những tiếng "bom bóp" vang lên rất to. Bà Hương Thảo khi ấy nhìn con gái bị đánh vô cùng xót xa, bà liền lao đến can chồng mình.

- Mình ơi! Mình ơi! Đừng đánh nữa nó còn nhỏ nó quen sống với ông bà ngoại mà. Mình dạy nó từ từ nha mình.

Thu Hoa khi chứng kiến ba đánh chị mà cũng sợ hãi vô cùng, cô ngồi nép vào một góc ghế run rẩy nhắm nghiền mắt lại. Còn Nhiêu Càn sau đó liền dừng lại không đánh nữa. Ông vừa nhìn vợ rồi tới con gái lớn sau đó liền hừ mạnh ngồi vào ghế.

Khi ấy mẹ liền đi đến xem vết thương trên người Hạ Hoa.

- Con ơi con! Đừng cứng đầu nữa, nghe lời ba mẹ nha con. Đi học thôi nào con! Tới trường mới con sẽ được quen với nhiều bạn mới hơn, còn vui hơn chơi với tụi trẻ ở quê nữa đó.

Lúc này Hạ liền cắn mẹ mình một phát khiến bà la oai oái vì đau, rồi tiếp tục ăn vạ.

- Tôi không đi đâu cả! Tôi muốn về nhà!

Bà Hương Thảo ứa lệ nhìn đứa con gái này mà lòng đau như cắt, nhưng cũng không nỡ vung tay đánh cô. Tuy nhiên, khi thấy vợ mình bị như vậy, Nhiêu Càn liền lấy cái roi đi tới định tiếp tục dạy dỗ con gái mình thì bị bà ôm lấy, can lại.

- Mình à! Đủ rồi! Em xin mình!

- Tôi hết chịu nổi cái con nhỏ ngỗ ngược này rồi!

Ông ném cái roi thật mạnh rồi đi thẳng vào phòng mình.

..............................................

Do Hạ Hoa quá bất trị, nên bà Hương Thảo đã liên lạc với ông ngoại và cậu mợ ở quê để cầu cứu. Thu Hoa đứng nép ở bên vách tường, nghe mẹ mình và ông ngoại trò chuyện qua điện thoại.

'Tụi mày vừa phải thôi! Má mày mới mất không lâu, mày qua nhìn nó được vài ngày mà đòi mang nó đi. Nó quậy là phải rồi!'

Giọng nói ồm ồm của ông ngoại từ đầu dây điện thoại bên kia đầy trách móc. Thu Hoa lóng tai nghe cuộc nói chuyện của họ. Đây là lần đầu tiên cô bé biết đến ông ngoại. Trước đây Thu được nghe mẹ kể về ông ngoại rất nhiều, được biết ông vừa nghiêm khắc nhưng lại tốt bụng và chân chất.

Lúc này mẹ của cô cũng lễ phép đáp lại với ông ngoại.

- Ba à! Do ba và mấy anh chiều hư nó đấy! Ở đây nó quậy banh nhà con lên lại còn cứng đầu khó bảo. Anh Càn ném tí đánh chết nó mấy lần mà nó còn dám gông cổ lên cải ổng đó.

Tiếng ho khù khụ vang lên bên đầu dây bên kia điện thoại, rồi một giọng nam trầm ấm vang lên.

'Ba nghỉ ngơi! Để con nói chuyện với Thảo.'

Người đó là cậu năm của Hạ và Thu, anh trai của mẹ. Ông ngoại và bà ngoại có bảy người con, cậu cả, cậu hai đã mất lâu rồi. Còn cậu ba, cậu tư, cậu năm, cậu sáu trong nhà, cậu ba và cậu tư thì đang làm việc ở Hà Nội. Còn cậu sáu thì làm ở quân đội, cậu năm thì vừa thừa kế võ đường của ông cố và bà ngoại, đồng thời từng dạy võ cho sinh viên ở trường quân sự. Nói chung là nhà ngoại của hai chị em họ gốc là nhà quân nhân. Đáng nhẽ ông ngoại của Hạ và Thu là người miền Bắc, nhưng đã vào Nam từ khi còn rất trẻ và kết hôn với bà ngoại.

Bên đầu dây bên kia giọng nói trầm ấm ấy liền trở nên nghiêm nghị.

- Hạ bình thường tuy hiếu động nhưng cũng rất dễ bảo. Tụi bây chưa nói chưa rằng gì mà thình lình bắt nó lên Sài Gòn. Còn đánh nó, tụi bây nghĩ nó nghe lời không? Từ khi má mất chưa lâu, ba thì suy sụp, tụi mày muốn làm ba tức chết à?

Khi ấy mẹ của Thu liền nhỏ giọng rồi xuống nước như nài nỉ cậu.

- Nó cũng đủ tuổi rồi, vợ chồng em đón nó lên Sài Gòn chỉ là muốn tốt cho nó thôi. Anh năm, con Hạ dù sao cũng phải đi học. Anh và ba thu xếp lên Sài Gòn nói với nó giúp em nha.

Đầu dây bên kia im lặng không đáp lại câu nào. Trong khi mẹ vẫn năn nỉ hết mực với họ. Cũng nhờ vậy mà không lâu, cậu năm đã đưa ông ngoại lên Sài Gòn để thăm Hạ.

........................................

Tại phòng khách nhà của Hạ và Thu, vẫn như mọi khi Hạ không muốn học đàn mà đã quậy tưng bừng lên. Khi ấy quản gia nhà Hạ đã vào và thông báo nay Hạ được nghỉ học để ra gặp ông ngoại và cậu năm.

Hạ hớn hở chạy ra ngoài phòng khách, khi ấy Thu theo sau Hạ để nhìn mặt ông ngoại và cậu mình. Trên bộ ghế sofa, một người đàn ông cao ráo với nước da rám nắng ửng đỏ đậm chất dân dã của người dân vùng Thất Sơn - An Giang, đó là cậu năm. Cạnh cậu năm là ông ngoại, một cụ ông đã ngoài 80 tuổi, tuy nhiên nhìn ông vẫn khỏe mạnh. Dáng người hơi hầy, tóc bạc phơ được cắt tỉa gọn gàng. Tuy nhiên, một mắt ông ngoại đã bị mù có hẳn cả một vết sẹo dài. Ngoài ra, ông bị mất một cánh tay và một chiếc chân nên phải đi lại bằng chân giả và nạng.

Khi thấy ông ngoại và cậu năm, Hạ vui mừng lao ra ôm lấy ông và cậu và òa khóc.

- Ông ngoại ơi! Cậu năm ơi! Con nhớ ông ngoại, con muốn về nhà con không muốn ở đây nữa.

Lúc này Thu lon ton đi ra nép vào mẹ và ba, mẹ cô bé liền giới thiệu.

- Đây là ông ngoại con và cậu năm con, chào ông và cậu đi con.

Nhìn hai người họ, Thu có chút sợ vì dù sao ánh nhìn của họ nghiêm nghị và đầy uy dũng hơn cả ba cô bé. Huống chi là vết sẹo trên mắt của ông ngoại trông rất đáng sợ, Thu Hoa không chết khiếp mới lạ.

Ông ngoại dường như đã tường tận chuyện này nên liền khều nhẹ cậu năm. Rồi ông nhìn Thu đầy trìu mến rồi nhẹ nhàng bảo cô.

- Thu Hoa đây à! Nhìn con lớn quá, ông nhận không ra.

Thu Hoa lễ phép chào ông và cậu rồi kéo nhẹ tay áo ba nhìn ba bằng ánh mắt gần ứa lệ như muốn nói là "con sợ". Ba cô thấy vậy liền nhẹ nhàng vỗ về cô.

Còn cậu năm khi ấy liền lấy trong hành lý ra đưa cho Hạ một cây đàn bầu rồi nhẹ nhàng bảo.

- Đây là di vật của bà ngoại con! Giữ nó thật kỹ rồi ráng ở đây học hành. Không là bà ngoại buồn đó.

Nhìn kỷ vật của mẹ mình để lại, bà Hương Thảo bất giác ứa lệ. Còn Hạ khi nghe cậu mình nói như thế thì lặng người, rồi bần thần hỏi.

- Cậu và ông ngoại không đón con về sao?

Ông ngoại một tay ôm lấy Hạ rồi nhẹ nhàng dặn dò.

- Nếu con học ngoan thì Tết hay hè con sẽ được về quê nè. Đừng cãi lời ba mẹ, ráng học nha con. Nếu con không học giỏi, ông sẽ giận con và bà ngoại sẽ rất buồn khi ở trên Trời trông thấy đấy. Học giỏi để sau này làm công an bắt cướp nè.

Kể từ ngày đấy, không hiểu sao chị gái Thu tuy còn quậy phá nhưng học tập thì không hề thua kém ai. Không chỉ học giỏi, cả thể thao Hạ cũng không hề thua kém gì ai. Sức khỏe cô phi thường cùng với sức bền vững vàng cho nên các kỳ thi và hội thao như hội "Khỏe Phù Đổng" Hạ đều đạt giải cao. Tuy nhiên, nụ cười của Hạ Hoa dần dần tắt lịm đi.

Còn về Thu thì những chuỗi ngày không mấy vui vẻ của tuổi thơ Thu đồng thời đã bắt đầu.

................................................

Từ khi chị Hạ đến nhà, ba mẹ dường như vô chỉ chú ý đến chị mà bỏ mặc Thu. Đặc biệt là mẹ rất hay mang thành tích của Hạ ra khoe với ba. Thời gian trôi đi đến ngày Hạ đã học cấp hai, còn Thu thì đang học tiểu học. Và một ngày vẫn như mọi khi, bà Hương Thảo hớn hở đi đến khoe với chồng.

- Mình xem, giờ thầy toán và thầy anh văn lại đến cùng muốn Hạ Hoa thi học sinh giỏi này. Nên chọn môn nào bây giờ. À cả thầy thể dục lại chọn nó vào đội tuyển thể thao môn bơi lội và chạy bền này. Em phân vân quá không biết chọn môn nào. Thôi con mình khỏe mà chọn hết nha?

Nhiêu Càn trầm ngâm đọc báo, ông rít nhẹ tẩu thuốc rồi gằn giọng bảo vợ.

- Ừ, con bà khỏe lắm! Nó đang làm đầu gấu ở trường đấy. Bà lo tính tiền thuốc men bồi thường cho con nhà người ta luôn đi.

Bà Hương Thảo ngồi cạnh rồi nũng nịu với chồng mình.

- Anh à! Ai biểu bọn nó dám chọc con mình chi, nó đánh cho chừa. Cùng lắm bồi thường tiền thuốc men thôi. Dù sao nó đang học ở trường nhà mình mở mà, anh lo gì.

Ba nghe xong thì nổi giận ném mạnh tờ báo lên bàn rồi quá.

- Bà hay quá ha! Cũng con bà xém nữa bị đuổi học ở trường công do đánh nhau rồi. Tôi mà không cao tay thì giờ nó sao rồi bà nghĩ thử xem. Ở đó mà khỏe! Giờ vô cả khu nội trú, cả giáo viên còn phải nài nỉ van xin nó như ba má họ. Bà lo mà dạy con bà! Đừng có mà khoe!

Khi đó bà Hương Thảo bĩu môi gông cổ lên cãi chồng.

- Sao? Sao? Sao Ai biểu lũ kia kiếm chuyện với nó làm chi. Nó đánh cho là vừa! Bị có trầy mình bầm mặt thôi, nó có đánh chết đứa nào đâu.

Tuy trước mặt mẹ hay la Hạ Hoa, nhưng thật ra mẹ rất tự hào về người con gái lớn của mình. Còn ba hay la vợ không biết dạy con, nhưng trước mặt đối tác cũng hay mang thành tích của Hạ Hoa mà kiêu hãnh với họ.

Lúc này, Thu Hoa mang ra giải thưởng cuộc thi vẽ tại trường của mình khoe ba mẹ. Cô mấy lần muốn nói, nhưng cũng vì chuyện của chị gái mà ba mẹ không quan tâm đến Thu. Phải, từ khi có chị thì Thu nhìn thấy tất cả sự quan tâm và niềm tự hào của ba mẹ đều đổ vào cho chị. Hiện tại Thu như rơi vào hố sâu tuyệt vọng vậy.

Nhiêu Càn gằn giọng quát, khi thấy Thu quá ồn ào.

- Vào phòng học đàn đi! Đừng ồn ào nữa!

Tự nhiên lại bị la, con tim mong manh nhỏ bé của Thu chợt quặn thắt lại, hai hàng lệ bất giác tuôn rơi.

"Ba la mình vì chị sao?"

Bà Hương Thảo lúc này liền nổi cáu mà gằn giọng với chồng.

- Tự nhiên lại la nó! Nó làm gì mà ông la nó. Sao không la cái đứa con gái lớn khó bảo của ông đi.

Nhiêu Càn hết nói nổi với mẹ con nhà này mà đập cả tẩu thuốc lên bàn. Ông vừa cười khẩy vừa lớn tiếng nói.

- Nảy giờ bênh đã, giờ lại nói nó khó bảo. Bà xem lại bà mà dạy lại nhỏ bẻ mắc công nó bắt chước nhỏ lớn tôi không đủ tiền mà lo cho thiên hạ đâu.

Khi nghe nhắc vụ học đàn của Thu thì mẹ, cũng chợt nhớ là Hạ thích vô cùng đàn bầu, đặc biệt là cây đàn di vật của bà ngoại. Bà Hương Thảo nhìn chồng rồi khe khẽ thưa chuyện.

- Mình hay là cho nó học nhạc cụ dân ca đi, cho tài lẽ đủ luôn nghen?

Tổng giám đốc Nhiêu thật sự lúc này hết ý kiến với vợ mình. Ông đập bàn thật mạnh rồi bắt đầu nghiêm giọng dạy bảo lại vợ mình.

- Bà vừa vừa phải phải thôi! Dù con bà có là thần đồng thì nó học gì phải cho vững một môn! Còn nữa, sau này tôi cho nó học kinh tế, bà liệu mà cho nó thi học sinh giỏi tiếng Anh cho có ngoại ngữ với người ta.

- Ủa, kinh tế cũng cần phải giỏi toán vậy?

- Bà thật buồn cười! Cho nhỏ học nhiều vậy sao con nhỏ chịu nổi? Nhỏ mới học có lớp tám thôi đấy!

Thế là ba và mẹ lại tiếp tục cãi nhau, bỏ lại Thu Hoa lặng lẽ đi vào Phòng. Cảm giác bị bỏ rơi này của Thu phải chịu từ lâu rồi. Với Thu từ khi có chị cả xuất hiện, vị trí của Thu trong nhà dường như dần mờ nhạt đi.

..............................................

Cứ thế cuộc đời của Thu Hoa dường như trở nên hỗn loạn từ khi có Hạ Hoa xuất hiện. Hạ Hoa dường như là một thiên tài trong mắt ba mẹ. Còn cô chỉ là một cái bóng nhỏ vô hình trong căn nhà rộng lớn của mình mà thôi. Cái gì ba mẹ cũng lấy chị ra và bắt cô phải giỏi như chị. Nhưng chị Hạ giỏi đấy, nhưng chị ấy đâu ngoan ngoãn vâng lời như cô, sao ba mẹ vẫn cứ so sánh như vậy chứ.

Thu Hoa không cam tâm chút nào!

Cho nên mỗi khi Hạ làm điều sai trái thì Thu đều mách lại ba mẹ để họ mắng chị mình. Mỗi khi Hạ bị mắng cô cảm thấy vui làm sao. Bởi vì chỉ có như vậy cô bé mới có cảm giác mình hơn Hạ Hoa ở khía cạnh nào đó và đáng được ba mẹ tự hào.

Vào một ngày Thu Hoa đang tung tăng dạo chơi thì nghe tiếng vỡ của bình hoa. Cô bé liền vội đến xem tình hình như thế nào, thì nhìn thấy một chị giúp việc đang vội vàng lụm mảnh vỡ cùng với chị Hạ Hoa. Thừa diệp ấy Thu liền nở một nụ cười đắc ý và vội vàng đi mách ba mẹ. Vì cái bình vừa vỡ tan nát chính là đồ cổ mà ba đấu giá ở nước ngoài, vô cùng quý hiếm. Tuy nhiên điều mà cô tố cáo chính là đổ hết tội lỗi cho chị gái mình.

Khi ấy Nhiêu Càn và bà Hương Thảo đã gọi Hạ Hoa và cô giúp việc đó đến hỏi chuyện. Sau khi nghe nghe hỏi thì ngay lúc ấy Hạ liền thẳng thừng đáp với ba mẹ trước sự ngỡ ngàng của Thu và chị giúp việc.

- Là con thưa ba mẹ!

Còn tiếp...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro