Phật tại tâm:Chìa khóa mở vào cửa Phật

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

             "Ngày xưa, ti mt vương quc ncó mt nhà vua vgià mi bt đu đi tìm chân lý.

Ông cho triu tp tt ccác tăng sĩ trong nước, và ra lnh cho htìm kiếm tt cnhng

sách v, kinh đin ging dy vcon đường gii thoát, đmang trvcung đin. Sau vài

năm tri, các tăng sĩ đã thu thp được mt kho sách ln gm hàng vn cun viết bng đ

thtiếng, tiếng Pali, tiếng Phn, tiếng Trung Hoa, tiếng Nht Bn, và ngay ctiếng Vit

Nam... Nhà vua không thnào đc được tt cnhng cun sách đó, nên hlnh cho

nhng vcao tăng đã thu hiu đo lý la chn cho ông mt vài cun sách quan trng,

khdĩ giúp cho ông tiến mau trên con đường đo hnh. Vài năm sau, các vtăng dâng

lên cho ông mt skinh căn bn do chính Đc Pht ging dy, cùng vi mt vài bkinh

Ði Tha, mà htin rng là nòng ct ca đo Pht. Hi ôi, lúc by ginhà vua đã già yếu

lm ri, ông không còn đsc cm lên mt cun sách. Ông chcòn li mt yêu cu: Đúc

kết li nhng tinh hoa ca đo Pht thành mt câu hay mt chthôi, đmay ra ông được

cu đsang bên kia bgiác. Sau khi hi ý khn trương bàn bc, các vcao tăng cùng

nhau viết ra mt ch, và dâng lên cho nhà vua đang hp hi. Nhà vua thu thào đc:

'TÂM', và tt thvi mt ncười mãn nguyn..."

           Thật ra, đây là một câu chuyện cổ quen thuộc mà tôi đã mạn phép tráo đổi chữ cuối

cùng bằng chữ TÂM. Sự tráo đổi này dĩ nhiên có một hậu ý. Ý nghĩa đó là, dù học Phật

trong bao nhiêu sách vở, tụng bao nhiêu kinh điển đi chăng nữa, cũng không thể nào thấu

hiểu được đạo Phật, nếu không thấy rõ được là: "Pht ti tâm".

         Ðối với tôi, "Pht ti tâm" là một câu ngắn gọn chứa đựng được tinh hoa cốt tủy của đạo

Phật, cần phải suy ngẫm lâu ngày (hay ôm ấp trong lòng như một công án Thiền) cho tới

khi thông hiểu được rồi, thì bỗng thấy mọi việc đều sáng tỏ, cũng như mặt trời giữa ban

ngày.

             Nhưng hiểu được như vậy cũng đừng vội cho rằng mình đã ngộ đạo. Chưa đâu, đó mới

chỉ là sự hé mở một cánh cửa đưa vào thế giới mênh mông của đạo pháp. Hiểu được "Pht

ti tâm" là một chuyện, thành tựu được "tâm là Pht" lại là chuyện khác, còn phải tu luyện

cái tâm rất lâu đời, mà chưa chắc cuối cùng đã đạt được.

                Tâm là tt c, tt cti tâm, tt cttâm mà ra

         Trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada), thuộc vào Tam Tạng kinh điển Pali, một quyển

kinh phổ biến, sáng sủa, giản dị, được coi là phản ánh trung thành nhất của những lời Đức

Phật dạy, câu đầu đã nhấn mạnh ngay vào vai trò chính yếu của tâm: "Tâm dn đu tt c;

tâm là ch; tâm to tác tt c"...(Dh. 1)

Kinh Lăng Già (Lankavatara), thuộc vào kinh điển Ðại Thừa, cũng có câu: "Dĩ tâm vi

tông, dĩ vô môn vi pháp môn" (Lấy tâm làm chủ, lấy cửa không làm cửa Pháp).

Nhưng tâm là gì? Câu hỏi đó cũng không khác gì một câu hỏi trung tâm của triết học,

một câu hỏi đã ám ảnh bao nhiêu thế hệ con người: "Ta là ai?"

Tâm chính là mình, chứ không đâu xa lạ. Là cái "ta" tạm thời, cái ta bao gồm và phát

sinh ra thân, khẩu, ý. Tâm tạo tác ra tất cả, cái nhân cũng như cái quả. Mỗi người do cái

tâm tự tạo nên cái nghiệp (karma), nên phải chịu trách nhiệm tất cả những gì mình đã làm.

Kinh Pháp Cú cũng có câu:

"Chcó tmình gây nên điu xu, tmình làm nhơ uế mình,

Tmình hy bđiu xu, tmình làm mình thanh tnh.

Thanh tnh hay nhơ uế đu tùy thuc mình,

Không ai làm ai thanh tnh được." (Dh. 165)

             Tâm bao gồm tất cả, ngay cả "Khổ, Tập, Diệt, Ðạo" cũng là ở tâm. Vì nếu không có tâm,

thì làm gì có "Khổ" (dukkha) – hòn đá, mặt trăng đâu có khổ – làm gì có "Tập", tức là tham

sân si dấy lên chính trong tâm con người, chứ không nơi nào khác. Và dĩ nhiên nếu không

có "Khổ", thì đâu có cần tới "Diệt" mà cũng không cần tới "Ðạo" làm chi nữa.

Tông phái Duy thức (Vijnanavada) của Ðại Thừa còn đi xa hơn nữa, với quan niệm rằng

tất cả mọi hiện tượng trên thế gian này là do tâm thức con người mà ra (gồm có bảy thức và

A lại da thức). Nhưng khác với thái độ thụ động của các triết lý duy tâm Tây phương, Duy

thức chủ trương một thái độ tích cực bằng cách tu luyện tâm thức bằng Yoga, bằng thiền

định (do đó còn được gọi là Yogacara), để đi tới giác ngộ.

               Pht ti tâm, tâm tc Pht

           Mục đích đầu tiên của người tu theo đạo Phật, dù là tăng sĩ hay cư sĩ (là hai lối sống, chứ

không phải là hai con đường), là làm chủ được cái tâm của mình.

Bằng cách tôn trọng giới luật (sila), trong thân khẩu ý, mỗi người cố gắng giữ cho cái

tâm thanh tịnh, không bị dao động, giằng co, để có thể định (samadhi) được cái tâm của

mình cho an nhiên, tĩnh lặng. Ðịnh được cái tâm của mình là một giai đoạn quyết định,

một giai đoạn quan trọng đến nỗi chính Đức Phật cũng phải công nhận rằng "niệm" là con

đường duy nhất (ekayano maggo) đưa tới giải thoát. Ngài đã trình bày một cách cặn kẽ

phương pháp quán niệm trong kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana sutta) là một trong những

quyển kinh được phổ biến nhất trong Phật giáo Nguyên thủy. Chữ "niệm" gồm có chữ "kim"

ở trên và chữ "tâm" ở dưới, như vậy niệm bao hàm ý nghĩa "chú tâm tới hiện tại".

Trì giới, định tâm đã là những điều khó khăn không phải một sớm một chiều đạt được,

nhưng kết quả sẽ đi đôi với cố gắng của mỗi người, tức là sẽ mang lại sự thanh thản, an vui

trong tâm hồn. Diệt trừ được những tâm lý tiêu cực như si mê, nóng giận, loạn động, nghi

ngờ, phát triển được những tâm lý tích cực như từ bi hỷ xả, luôn luôn giữ được sự sáng suốt,

và làm chủ được cái tâm của mình, đã là những thành quả đáng kể trên con đường đạo

hạnh.

               Nhưng mục đích của đạo Phật còn cao xa hơn nữa. Mục đích của đạo Phật là đạt được

giác ngộ, bằng trí tuệ Bát Nhã (pañña), tức là làm hiển lộ cái Phật tánh sẵn có nơi mình, cái

nhân mầm Như Lai (tathagatha–garbha) chỉ đợi chờ một ngày kia vươn lên trong mỗi

người. Ðó là một thông điệp mang đầy hi vọng và tinh thần bình đẳng, mà cách đây hơn

2.500 năm Đức Phật Thích Ca, một con người siêu việt, đã trao lại cho nhân loại: "Ta là

Pht đã thành, các ngươi là Pht sthành".

                   Như vậy, tất cả những ai đi tìm Phật ở ngoài mình cũng chỉ như người đi tìm "lông rùa,

sừng thỏ". Trong những câu chuyện Thiền có rất nhiều chuyện về tìm tâm, kiếm Phật:

"Ngài Huệ Khả, sau khi tự cắt tay, đứng trên tuyết cầu xin Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma an cho cái

tâm của mình. Tổ trả lời:

Ðưa cái tâm ra đây ta an cho.

– Con không biết cái tâm đâu.

– Vy thì ta đã an tâm cho ngươi ri!

            Nghe câu đó, ngài Huệ Khả hốt nhiên chứng ngộ."

"Khi sư Huệ Hải tới tham vấn Mã Tổ Ðạo Nhất, Mã Tổ hỏi:

– Ngươi ti đây tìm gì?

– Ti cu Pht Pháp.

– Kho báu nhà mình, chng đoái hoài, bnhà chy đi tìm cái gì?

– Kho báu nào?

– Kho báu nhà ngươi, đy đtt ckhông thiếu thn, tdo sdng, vic gì phi tìm

bên ngoài.

Nghe vậy, ngài Huệ Hải cũng hốt nhiên nhận được bản tánh của mình."

Khi nhận diện được cái bản tánh của mình, thì mới tin rằng "Tâm tc là Pht" "bn

tánh ca mình đy đtt c, xưa nay vn thanh tnh", nhưng vì bị vẩn đục bởi những tham

sân si, ô nhiễm bởi những ý tưởng vọng niệm, cho nên như mặt trời bị áng mây che lấp

không làm sao sáng tỏ được. Một khi giác ngộ, không còn cái nhị nguyên chánh tà, tốt xấu,

trong đục, v.v., và ngay cả cái ta cũng không còn. Tâm không còn, Phật cũng không còn.

Thực tại, Không (shunyata), hay Chân Như (tathata), được nhận chân bằng trực giác, vượt

qua khỏi mọi ngôn từ, biểu tượng. Ðó cũng là sự thành tựu của sự hòa nhập con người với

bản thể vũ trụ. Bằng cái tâm mình, con người đại giác vượt khỏi cái vỏ hữu hạn của mình để

hòa mình trong cái vô hạn.

              Không tìm Pht đâu ngoài mình

          Nhận định như vậy, người tu theo đạo Phật một cách đúng đắn luôn luôn phải trở về với

cái tâm sâu thẳm của mình, để không bị những cảm xúc, những vọng niệm, những tưởng

tượng mông lung lôi kéo đi xa sang thế giới bên ngoài.

Nhưng thường tình ít ai có can đảm đi sâu vào nội tâm của mình, và tự đối diện với

mình, trong yên lặng cô đơn. Ít người tin tưởng vào sức mạnh của chính mình, vào khả

năng tự lực, tuy rằng Đức Phật trước khi tịch diệt đã căn dặn các đệ tử của ngài: "Các con

hãy là hòn đo cho chính mình! Ðng đi tìm mt nơi trú n bên ngoài nào! Hãy ly

Chánh Pháp làm hòn đo, ly Chân lý làm nơi trú n. Ðng ly nơi trú n nào khác"

(Kinh Ðại Niết Bàn, Maha–Paranibbana Sutta).

              Người ta thường cần dựa vào tha lực, vào những sức mạnh bên ngoài. Ðầu tiên là những

vị thầy, là những người dẫn dắt, chỉ bảo mình, để không bị sai đường lạc lối. Dĩ nhiên vai

trò của các vị thầy rất quan trọng, dù là guru, thiền sư hay roshi, họ là những người đã đi

trước, đã được các thế hệ trước chỉ đường và tiếp tục chỉ đường cho những thế hệ sau.

Những quan hệ thầy trò có thể rất sâu đậm, và có thể trở thành quyết định cho sự chứng

ngộ của người học trò.

Nhưng đó chỉ là những quan hệ thầy trò, không hơn không kém. Thầy trò chỉ là địa vị

của người đi trước và đi sau, tuyệt nhiên không phải là ranh giới của sự giác ngộ. Giác ngộ

hay không chỉ có một mình mình biết. Trong kinh Pháp Cú có câu: "Các người phi t

mình cgng, chư Pht chlà nhng bc thy chđường" (Dh. 276). Ngay cả chư Phật

cũng chỉ là những bậc thầy chỉ đường, điều đó tỏ rõ tinh thần bình đẳng và tự lực của đạo

Phật. Hơn nữa, vị thầy giỏi là người biết tùy duyên thích nghi sự chỉ dậy với căn cơ, trình độ

của người học trò, và đồng thời để người học trò tự do tự phát triển lấy, và tự tìm ra con

đường của mình.

              Ðiểm nương tựa thứ hai mà người ta thường dựa vào là kinh điển, sách vở. Kinh điển,

sách vở là nơi mà người ta mong tìm được chánh Pháp, nghe được những lời dạy của chư

Phật, chư Tăng trong quá khứ. Nhưng kinh điển mênh mông như rừng như biển, số kinh

được chép đi chép lại, trước tác, dịch thuật, thêm bớt trong quá trình phát triển của đạo

Phật, đã trở thành quá bề bộn, rậm rạp, cho nên người học Phật khó lòng nào tự mình xoay

sở trong rừng biển đó. Hơn nữa, chính Đức Phật đã cảnh giác các đệ tử của mình: "Nhng

điu ta dy đây chlà ngón tay chmt trăng, đng cho ngón tay là mt trăng". Do đó,

phải coi kinh điển, sách vở như những phương tiện không hơn không kém, và cố gắng vận

dụng trí tuệ mình để phân biệt điều hay điều dở, điều còn có giá trị, điều đã lỗi thời, điều

tinh hoa cốt tủy, điều phù phiếm vô dụng. Và luôn luôn nhớ rằng điều quan trọng trong đạo

Phật không phải là học, mà là hành. Rằng trí không phải là tuệ, tuy rằng hai cái có liên

quan với nhau. Trí là sự hiểu biết bằng lý trí, lý luận, ngôn từ, biểu tượng, trong khi đó tuệ

(pañña) là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn, bằng trực giác, vượt qua khỏi biểu tượng, ngôn

từ. Và tuệ không thể nào có được nếu không có định, tức là quay lại nhìn thẳng vào cái tâm

của mình. Tất cả rồi cũng quay trở về tâm...

                Ngoài ra, người ta cũng thường hay tìm sự hỗ trợ của các tha lực như các sức mạnh

huyền bí, siêu nhiên (hay được người ta coi là huyền bí, siêu nhiên), và kêu gọi những sức

mạnh đó giúp đỡ mình. Ðó là tất cả những nghi lễ, cúng vái, cầu xin, kinh kệ hướng về các

vị Phật, Bồ Tát, thần linh, như là những thực thể bên ngoài, có quyền hành trên vận mạng

của mình. Thật ra, người hiểu đúng đắn đạo Phật sẽ không bao giờ quan niệm như vậy:

Theo luật nhân quả, không ai ngoài mình có thể cứu vớt được mình, chỉ có mình mới cứu

vớt được mình, mới giải thoát được mình. Và khi cầu xin, dù không phải cho riêng mình

mà là cho gia đình mình, dù không phải được thêm tiền bạc, danh vọng mà là thêm công

quả, phước đức, người ta vẫn không tránh khỏi tăng thêm cái chấp ngã của mình. Mà còn

chấp ngã thì làm sao mong được giải thoát?

          Xét cho cùng, khi một người tu Phật thành khẩn lễ lạy trước bàn thờ Phật, thắp hương,

tụng kinh theo hồi chuông tiếng mõ, thì thật ra người đó thành khẩn lễ lạy những vị Phật,

Bồ Tát trong chính mình. Khi niệm danh hiệu Đức Phật Thích Ca, thì mình tưởng nhớ tới

vị thầy đã chỉ dẫn cho nhân loại con đường giác ngộ, đồng thời hướng vào trong chiều sâu

tâm thức để kêu gọi cái Phật tánh trong mình. Khi niệm danh hiệu đức Bồ Tát Quán Thế

Âm, thì mình khơi dậy lòng từ bi trong mình, và phát hạnh nguyện lắng nghe những đau

khổ của thế gian như ngài. Cũng như lời của một nhà sư Trung Hoa nói với John Blofeld:

"Các vBTát có thc cũng như bu tri và trái đt, và hcó mt sc mnh vô biên cu

vt chúng sinh. Nhưng scó mt ca hchính là trong tâm thc ca chúng ta, là nơi

cha đng cbu tri và trái đt."

               Thật ra, Phật không ở trong những bức tượng, những viên xá lợi, Phật không nghe thấy

những lời cầu xin, không nhìn thấy những lễ lạy, không cần đến những cây nhang, cây hoa

cắm trên bàn thờ. Bởi vì Phật chính ở trong tâm ta. Thiên đàng hay địa ngục, luân hồi hay

Niết Bàn, cõi Ta Bà hay thế giới Tây Phương Cực Lạc cũng là ở tại tâm.

Nói như vậy không có nghĩa là ta phải bác bỏ mọi nghi lễ, tụng niệm, hay coi thường sự

thành khẩn. Lòng tin (saddha), sự thành khẩn trong đạo Phật là những sức mạnh vô cùng

mãnh liệt, có khả năng giúp đỡ rất nhiều cho người Phật tử, nhất là trong những giờ phút

khó khăn. Nhưng lòng tin trong đạo Phật không phải là đức tin không bờ bến, đức tin

không điều kiện của những tôn giáo thần khải. Ðó là sự tin tưởng nơi những người đi trước,

nơi những vị thầy dẫn dắt cho mình, cho tới khi chính mình thực nghiệm được con đường

chỉ dẫn. Dần dần sự tin tưởng tạm thời đó sẽ được thay thế bằng sự tin tưởng vững chắc

mang lại bởi kinh nghiệm bản thân.

             Như vậy, người tu Phật phải hiểu rằng mỗi khi mình lễ lạy, tụng niệm, là mình hướng về

những sức mạnh tâm linh bên trong mình, chứ không phải là hướng về những quyền lực

huyền bí trên trời dưới biển bên ngoài. Và nếu sức mạnh mình cầu khẩn tưởng là bên ngoài

nhưng kỳ thật là sức mạnh bên trong, thì tự lực và tha lực trong thực tế liệu còn có khác gì

nhau?

               Mt con đường, nhiu phương tin

          Giáo lý của Đức Phật có nhiều phương pháp tu luyện tâm linh, thích hợp với những nhu

cầu, tâm tính và căn cơ của mỗi người.

          Nhưng cuối cùng tất cả đều hướng về một trung tâm điểm là "niệm" (chú tâm), mà Đức

Phật gọi là "con đường duy nht" (ekayano maggo). Người ta có thể nhìn con đường đó

như là "trái tim ca giáo pháp", đập ở giữa tất cả những mạch máu trong cơ thể của đạo

pháp. Trong "Bát chánh đạo", chánh niệm giữ một địa vị vô cùng quan trọng. Nhờ chánh

niệm, con người mới làm chủ được cái tâm của mình, giữ cho cái tâm an tịnh và chống được

phiền não, khổ đau.

              Trong Kinh Niệm Xứ (Satipatthana–sutta), Đức Phật đã trình bầy một cách rõ ràng

phương pháp quán niệm theo 4 nhóm chủ đề là Thân, Thọ, Tâm và Pháp. Ðó là căn bản của

thiền định, là phương pháp ngắn gọn, trực tiếp nhất để đi tới giải thoát. Sau này Thiền Ðại

Thừa cũng không khác gì trong bản chất, được thâu gọn trong câu kệ xuất hiện sau ngài

Huệ Năng: "Giáo ngoi bit truyn, Bt lp văn t, Trc chnhân tâm, Kiến tánh thành

Pht" (Dạy ngoài truyền riêng, Không dựa văn tự, Chỉ thẳng vào tâm, Thấy tánh thành

Phật).

           Nhưng nếu con đường là một, thì cũng có nhiều phương tiện chở đi, như những cỗ xe

hay những chiếc bè (yana) khác nhau. Vì con người có nhiều tâm tính, căn cơ khác nhau,

cho nên mới xuất hiện nhiều phương tiện khác nhau, tuy cùng đi trên một con đường.

Trong suốt hành trình phát triển của đạo Phật, nhiều trường phái (vada) đã xuất hiện, và đã

pha trộn ít nhiều với nền văn hóa bản xứ, cho nên đạo Phật đã trở thành phong phú và đa

dạng, trong hình thức cũng như trong nội dung. Người ta có cảm tưởng có rất nhiều khác

biệt giữa đạo Phật Nguyên thủy, Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông, Mật Tông, Nhật Liên Tông,

v.v.. Ðến nỗi có khi tự hỏi còn có gì chung giữa khung cảnh bình dị, yên lặng của một thiền

đường Nhật Bản và khung cảnh mầu mè, náo nhiệt của một ngôi chùa Tây Tạng?

Câu trả lời có thể rất là giản dị, nếu lấy cái tâm làm trung tâm điểm. Ai nấy đều đi tìm

Phật, tìm giác ngộ trong cái tâm của mình. Còn tất cả những hình thức chỉ là phương tiện,

những phương tiện thiện xảo (upaya–kausalya) giúp con người định tâm giữa những xao

động, cám dỗ, nghi vấn xuất hiện trên con đường tu tập. Những phương tiện đó là: cảnh trí,

y phục, chuông mõ, chiêng trống, ấn quyết (mudra), thần chú (mantra), đồ hình

(mandala), tụng kinh, niệm Phật, lần tràng hạt, v.v.. Tất cả những phương tiện đó có khả

năng ảnh hưởng rất mạnh trên tâm lý con người, và có thể giúp đỡ rất nhiều trong sự tu

tập. Ngay cả trong Thiền tông cũng có khi dùng phương tiện, chẳng hạn như công án

(koan), hay tác động mạnh gây nên đốn ngộ trong phái Lâm Tế (Rinzai), hoặc là kinh kệ

trong phái Tào Ðộng (Soto), tuy rằng thiền sư Dogen phái Soto chủ trương "chcn ngi"

(shi–kantaza) là đủ.

            Chọn lựa một phương tiện này hay một phương tiện khác là tùy tâm tính, căn cơ của

mỗi người. Không có trường phái nào hay hơn, hay cao hơn trường phái khác. Chỉ có thích

hợp hay không với mỗi người, thế thôi.

Nhìn như vậy, người ta không còn lý do nào nữa để chỉ trích nhau giữa các tông phái

Phật giáo: Nguyên thủy, Ðại thừa, Kim Cương thừa, Thiền, Tịnh Ðộ, Mật tông, v.v.. Cái tâm

là cái hòa đồng tất cả, là nơi gặp gỡ của tất cả những ai, ở mọi chân trời và thời đại, đã có

can đảm đi tìm giác ngộ, Chân Lý hay Tuyệt Ðối, trong chiều sâu thẳm của tâm linh.

Ðể kết luận, nếu chúng ta thấy đạo Phật có phần nào phức tạp, rườm rà và khó hiểu, thì

nên đem ra soi sáng bởi câu "Pht ti tâm", thì mọi sự sẽ trở nên sáng sủa và giản dị.

              Giản dị cũng như hai câu sau này của Kinh Pháp Cú:

Không làm các điu ác,

Thành tu nhng vic lành,

Gitâm ý thanh tnh,

y li chư Pht dy. (Dh 183)

Không Ðnh nào không Tu,

Không Tunào không Ðnh,

Ai cùng lúc Ðnh Tu,

Người y gn Niết Bàn. (Dh 372)

                                 Tháng 1/1999

                    (Viết đtưởng nhti Thy Thích Thin Châu, pháp danh Tâm Tht)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro