Phần 1-2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sóng – biểu tượng của khát vọng tình yêu với nhiều trạng thái đối lập cùng tồn tại thống nhất

Mở đầu bài thơ, thi sĩ đã quan sát và miêu tả những đặc tính đối lập của sóng:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

ông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

+ Hai câu đầu : Dữ dội và dịu êm – Ồn ào và lặng lẽ

Là những từ ngữ đối lập : Dữ dội/dịu êm , Ồn ào/lặng lẽ

Đặc tính của những con sóng biển là lúc có phong ba, bão táp, chúng vô cùng dữ dội, ồn ào. Còn lúc trời êm, biển lặng thì chúng vô cùng hiền hòa, êm dịu. Những sắc thái tình cảm đa dạng, phức tạp ấy cũng chính là những sắc thái của tình yêu của con người.(Có lúc ồn ào, lúc lại êm đềm;khi thì mãnh liệt, ngọt ngào; có lúc giận hờn, gen tuông,...). Tuy vậy, những sắc thái tình cảm ấy lại thống nhất trong một chủ thể, không hề mâu thuẩn nhau, đó là trong "tình yêu".

+ Hai câu sau:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

"Sông" không hiểu "sóng" nên buộc "sóng" phải bỏ "sông" tìm ra với "bể". "Sông" và "bể", hai không gian trái ngược nhau: một cái thì chật chội, tù túng, nhỏ hẹp một cái thì bao la, mênh mông, rộng lớn .Hình ảnh ẩn dụ: cái chật hẹp cái bao la, rộng lớn.

Phép tu từ ngữ âm được sử dụng: tác giả dùng từ "bể" chứ không phải là "biển": "bể" là một âm tiết mở, tạo cảm giác một không gian rộng lớn, mênh mông hơn. Hành trình của "sóng" từ "sông" ra "bể" là một hành trình gian nan, một hành trình thoát khỏi một cái chật hẹp để đến với một cái rộng lớn hơn. Chỉ khi đến với "bể", một cái bao la, rộng lớn hơn, "sóng" mới được tự do thỏa mình, tung tăng, vùng vẫy,. Trong tình yêu, người con gái luôn khao khát một tình yêu đúng nghĩa, một tình yêu chân chính, đích thực . Họ luôn có khát vọng vươn tới tình yêu cao đẹp, lớn lao, cao thượng ấy . Muốn vậy thì phải cần có sự đồng điệu của hai tâm hồn. Cách nói của Xuân Quỳnh là một cách nói táo bạo, mạnh mẽ đã nói lên những mong muốn, khao khát của mình, của những người phụ nữ như mình.

Trong khổ thơ đầu, tác giả đã diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau muôn đời của sóng biển. Hai đối cực ấy hoàn thiện vẻ đẹp của sóng lúc mạnh mẽ cuộn dâng, khi dịu nhẹ, êm đềm. Hai trạng thái đối lập này cùng tồn tại trong một thể thống nhất là sóng, khiến sóng luôn dạt dào, không bao giờ đứng yên. Điều đó cũng tương đồng với tâm hồn, sự bí ẩn của người phụ nữ khi yêu. Đó là những biến đổi trong sâu thẳm tâm hồn người con gái; khi dịu dàng say đắm, lúc mạnh mẽ giận hờn . Hình tượng ẩn dụ "sóng" là một sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh . Nếu trước đó, Xuân Diệu, trong bài thơ Biển đã mượn hình tượng sóng để nói về tình yêu với những khát vọng của "anh", của người con trai thì Sóng của Xuân Quỳnh lại là những khát vọng tình yêu của "em" – của người con gái với những cảm xúc tình cảm phong phú, phức tạp. Ở lớp nghĩa tả thực, hình tượng sóng được miêu tả cụ thể, sinh động với những trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Còn ở lớp nghĩa biểu tượng, sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, gợi đến sự phong phú trong tâm hồn ng con gái khi yêu – vừa say đắm vừa tỉnh táo, vừa nồng nhiệt vừa âm thầm, lúc sôi mãnh liệt, lúc lại kín đáo, sâu sắc. Hình tượng sóng lại được khắc họa tòan vẹn, linh họat qua mạch kết cấu các khổ thơ, mỗi khổ là một khám phá về sóng, và song hành với sóng là "em". Sóng và "em" có khi tách đôi soi chiếu vào nhau vẻ đẹp tương đồng, có khi đan cài quấn quýt, gợi một tình yêu nồng thắm, có khi lại hóa thân làm một, cộng hưởng vẻ đẹp trong nhau. Cấu trúc song hành này tạo thành chiều sâu nhận thức và nét độc đáo cho bài thơ. Bởi mọi tính chất của sóng đều được quy chiếu về tình yêu của ng con gái: chân thành, nồng hậu, say đắm, thủy chung, nhiều âu lo và khát vọng.

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.

Xuân Quỳnh liên tưởng độc đáo đến khát vọng tình yêu của nhân loại. Đó là khát khao chân chính của tình yêu đích thực muốn vượt khỏi không gian chật hẹp, nhỏ bé để vươn tới cái lớn lao, cao cả hơn. Phép nhân hóa "Sóng tìm ra tận bể "gợi liên tưởng sóng như có ý thức, có khát vọng tìm đến cái rộng lớn, bao la. Những đặc điểm này của sóng đã có "từ ngày xưa và ngày sau vẫn thế", cách nói khẳng định, nhấn mạnh, đây là bản chất muôn đời của sóng. Cách miêu tả những trạng thái bất thường của sóng gợi lên những khát vọng tình yêu trong tâm hồn đầy bí ẩn của người con gái, khi bồng bột, sôi nổi, khi kín đáo sâu sắc, vừa đắm say vừa tỉnh táo, vừa nồng nàn, vừa âm thầm, vừa mãnh liệt vừa ngàn lần yếu mềm. Điểm gặp gỡ đồng điệu và kì lạ giữa sóng và nhân vật trữ tình "em" cho thấy sóng chính là ẩn dụ của "em", của khát vọng tình yêu nhịều thao thức nhưng hạnh phúc vô bờ. Sóng tự ngàn năm vẫn từ sông ra bể, từ giới hạn chật hẹp tới không gian rộng lớn. Tương tự thể, trái tim người con gái khi yêu cũng tự nhận thức được những biến động khác thường của lòng mình, khao khát vượt ra giới hạn chật hẹp cô đơn của cái tôi cá nhân, tìm đến sự rộng lớn bao la của tình yêu thương giống như hành trình của sóng từ sông ra bể. Hình ảnh ẩn dụ này cũng gợi đến những khát khao, suy tư, trăn trở trong trái tim xôn xao, rạo rực tình yêu của ng con gái.

Khát vọng tình yêu gắn liền với tuổi trẻ, đó là khát vọng muôn đời của nhân loại, mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ:

"Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

+ "vẫn thế'": vẫn dữ dội, vẫn diệu êm, vẫn khao khát tìm về với biển. Con sóng ngày xưa, bây giờ và cả mai sau "vẫn thế", bản chất muôn đời của sóng cũng là bản chất muôn thuở của tình yêu.

+ Bốn câu thơ trên đã vẽ nên tình ý của Xuân Quỳnh: những con sóng, ngày xưa, ngày nay hay về sau, vẫn luôn khao khát tìm về với biển rộng. Và tình yêu cũng vậy, tình yêu ngày xưa, ngày nay hay mai sau luôn như thế, đây là một quy luật muôn đời. Con người muôn đời luôn tìm về tình yêu chân chính, đích thực, nhưng những khát vọng về tình yêu mãnh liệt nhất là ở tuổi trẻ.

2. Những trạng thái, sắc độ của tình yêu thông qua sự khám phá, suy ngẫm của "em" về sóng

Tình yêu gắn liền với suy tư, băn khoăn: tình yêu có từ khi nào? Khi tình yêu đến có một tâm lí rất tự nhiên và thường tình là ng ta luôn có nhu cầu tự tìm hiểu. Con người đã từng có những khám phá vô cùng kì diệu về tự nhiên nhưng tự hiểu về chính mình lại rất khó. Hiểu mình trong tình yêu lại càng khó hơn bởi tình yêu là một trạng thái tâm lí khác thường, đầy bí ẩn và huyền dịệu, nó có những lí lẽ riêng của con tim mà lí trí thông thường không thể lí giải được.

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

Đứng trước biển, Xuân Quỳnh đã có hai lần suy nghĩ: nghĩ về anh, em và nghĩ về "sóng biển".

+ Điệp ngữ, "em nghĩ', về "anh, em" và "sóng" biển ^ Em đã suy tư, thao thức, trằn trọc, đã đặt ra nhiều câu hỏi. "Em nghĩ" diễn tả sự thao thức suy tư của người con gái trước câu hỏi cội nguồn của sóng cũng như câu hỏi cội nguồn của tình yêu. Đó là câu hỏi của muôn đời và muôn người nhưng chưa bao giờ có lời đáp trọn vẹn. Thi sĩ Xuân Diệu, ông hoàng của thơ tình đã phải mượn cảm hứng lãng mạn để lý giải tình yêu đó sao:

"Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng hương nhè nhẹ gió hiu hiu"

Hay Hàn Mặc Tử cũng thế, nhà thơ viết rằng:

"Xin hãy làm thinh chớ nói nhiều

Để nghe dưới đáy nứơc hồ reo

Để nghe tơ liễu run trong gió

Và để nghe trời giải nghĩa yêu"

Băn khoăn: Tình yêu bắt nguồn từ đâu?

Tình yêu thật mãnh liệt, người đang yêu đôi lúc lắng động, "dừng lại", tự suy nghĩ, tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân mình, hỏi về đôi ta, hỏi về biển. Đây là một lối sống chủ động, đáng khen.

+ Tác giả hỏi "nơi nào sóng lên", được đáp lại. Rồi lại hỏi tiếp, và câu trả lời là "không biết", một cách trả lời hồn nhiên, chân thành nhưng sâu sắc, không hời hợt.

+ Những câu hỏi về những khái niệm, hiện tượng, "sóng", "gió", có thể dùng khoa học để giải thích, nhưng thật khó để giải thích khi thì chúng lúc này, khi thì chúng lúc khác.

Điều mà Xuân Quỳnh muốn nói là tình yêu cũng vậy, thật khó để giải thích một cách tận tường. Và vì thế tình yêu là một "hiện tượng" bí ẩn như thiên nhiên ,Bí ẩn , Hấp dẫn, quyến rũ . Nhưng ta lại sung sướng, hạnh phúc về tình yêu, có lẽ vì điều đó. Và cũng bởi tình yêu là một tình cảm đẹp rất thật nhưng khó nói nên lời, cảm thấy rất rõ nhưng không dễ nắm bắt. Câu hỏi "Gió bắt đầu từ đâu?" không phải không giải thích được nhưng "em cũng không biết nữa" lại là cái lắc đầu nhỏ nhẹ, dễ thương, đầy nữ tính trứơc sự bí ẩn kì dịêu của tình yêu. Xuân Quỳnh đã nắm bắt được một trạng thái tâm hồn rất chân thật, có tính chung cho mọi lứa đôi và biểu hiện nó thật duyên dáng. Tình yêu cũng như gió trời, sóng bể, cũng tự nhiên, hồn nhiên, bất ngờ và khó hiểu như thiên nhiên. Có thể nói, đây là cách phát hiện tình yêu rất nữ tính, trực cảm, kiểu Xuân Quỳnh .

Tình yêu là nỗi nhớ, nỗi nhớ là bản chất của tình yêu. Tình yêu kì diệu đầy bí ẩn, nhưng tình yêu cũng gắn với nỗi nhớ khi xa cách:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Yêu là nhớ, không nhớ thì không phải là yêu, đây là một quy luật, không thể bắt trái tim đi ngược lại quy luật này. Trong ca dao, dân ca; trong văn học Trung cổ, Đông-Tây đều thể hiện quy luật đó:

Nhớ ai ra ngẩn, vào ngơ

Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai.

Trời còn có bữa sao quên mọc

Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em

(Nguyễn Bính)

Anh nhớ bóng, anh nhớ hình nhớ ảnh

Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi!

Nhưng Xuân Quỳnh lại nói, "Con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được''' . Nhớ thế vẫn chưa đủ, nỗi nhớ quá nhiều. Ở các khổ thơ trước, tác giả viết theo quy tắc: "sóng" là "em", "em" là "sóng". Còn ở khổ thơ đặc biệt này, hai hình tượng "em" và "sóng" đi đôi với nhau . Làm cho nỗi nhớ càng thêm mãnh liệt, da diết, cồn cào; Tình yêu có trong ý thức lẫn tiềm thức. Không thể nào yên, không bao giờ nguôi như sóng biển vô hồi, vô hạn, mênh mông .

Khổ thơ trùng điệp hình ảnh những con sóng, gợi nỗi nhớ nồng nàn với nhiều cung bậc. Có khi, mặt biển lớn lao như biển cả, có lúc lại da diết, triền miên với thời gian, ngày đêm không ngủ được, lại có lúc trải rộng thiết tha với không gian phương Bắc, phương Nam và lại có lúc cũng không giấu nổi nỗi khắc khỏai như con sóng nổi trên mặt nước. Và đôi khi, nỗi nhớ cũng chìm sâu trong trăn trở, nhớ quay quất trong lòng như con sóng ngầm dưới biển sâu. Không chỉ "nhớ anh, hướng về anh, nghĩ về anh" tình yêu đã chiếm đầy con tim, khối óc, trở thành lẽ sống, trở thành khát vọng của cả cuộc đời. Hình ảnh sóng được nhân hóa mang "tình em" và "nỗi nhớ" của em thật thi vị. Từ cảm "ôi" xuất hiện giữa dòng thơ như một tiếng lòng rung rung giữa niềm nhớ nhung da diết. Nỗi nhớ được diễn tả trực tiếp qua ẩn dụ sóng đã da diết, sóng nhờ bờ đêm ngày, sóng ru, sóng vỗ, sóng vẫn thao thức với thời gian. Nỗi nhớ ấy tự nhiên,hồn nhiên, say đắm nhưng dường như vẫn chưa đủ mà còn được thể hiện trực tiếp qua nỗi nhớ của nhân vật trữ tình "em":

"Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức"

Cấu trúc thơ thay đổi, cả bài là những khổ bốn dòng, nỗi nhớ lại được diễn tả bằng khổ thơ sáu dòng, đã bộc lộ cái tôi riêng của người nữ sĩ – một nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu. Nó nồng nàn, đằm thắm hơn cả nỗi nhớ của sóng với bờ vì nó không chỉ tồn tại trong ý thức, mà dường như còn len lõi vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào trong giấc mơ "cả trong mơ còn thức".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#no0ooo